CK 019D - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - NÊN TRIỂN KHAI ĐỊNH VÔ LẬU - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [53:36]
(00:00) Trưởng lão: Bây giờ Thầy sẽ trả lời trước.
Kính bạch Sư Ông, con đã thức trắng đêm, trắng hai đêm hoàn toàn tỉnh thức mà chẳng biết làm gì. Con xin sám hối vì đã tham học, thay đổi thời khóa mà không hỏi trước Thầy.
Giờ con đang kẹt mà không làm gì được ngoài tập thể dục cả đêm và nghe buổi giảng pháp hành cho cư sĩ và tu sĩ của Sư Ông. Con không biết mình sai không. Vì con làm một mình con hơi run.
Hôm đầu tiên con nghe ông say rượu cứ hát cải lương bên hàng rào. Con hơi sợ nên bật lớn tiếng giảng của Sư Ông để át. Hôm thứ hai con tăng thời khóa lên, khóa tu lên từ 10 đến 30 phút. Từ 1h30 sáng, thì thời khóa này con làm một mình, loay hoay đủ kiểu là hết.
Con nghĩ mình không ngủ, dư nhiều thời gian, ai dè thời gian đi qua mau quá mà con chẳng làm được gì ngoài thức trắng chẳng giống ai. Tâm con nó cứ hỏi con thức để làm gì không à? Con nói: ”Tập thức chơi cho vui”.
(01:32)Sư ông khuyên con như thế nào ạ? Hoặc là bình thường 4 thời thôi hay 5 thời và một thời ngồi chơi cả đêm. Thực ra con không bước ra khỏi giường mà dậm chân 30 phút tỉnh giác tới khuya tới 11h, rồi tỉnh queo ngồi ra đó. Con dẹp hết gối mền, khỏi có hội nằm, bày ghế bàn lung tung trên giường, trong mùng để không có chỗ nằm, để tỉnh thức, nhưng còn yếu quá vì không có bạn đồng hành ai nâng đỡ nên tâm con cứ hỏi thức để làm gì không à.
Chắc con ngủ lại quá, nó tỉnh queo không ngủ nhưng khi tập thể dục nó có ngáp liên tục vậy là sao hả Sư Ông? Con chuẩn bị đủ phương tiện để làm bài Định Vô Lậu, đường đi nhân quả con người và nó tỉnh, nó sướng không, nó không chịu làm bài gì cả. Cứ ngồi chơi, cầm bút lên chẳng viết được gì. Chắc nó chống lại con vì con bắt nó thức. Sư Ông ơi con phải làm sao đây? Hay con cứ 10h ngủ 2h dậy, mọi việc bình thường trở lại để làm bài. Con cần Định Vô Lậu hơn hay thức đêm hơn? Con phải làm sao đây Sư Ông? Lúc thức đêm con có tác ý trước: “Phật luôn tỉnh giác không ngủ, nói như Phật mà không giống Phật, ngủ cho ngu si”. Giờ không ngủ mà không làm bài được có phải ngu si lên không ạ? Con xin Sư Ông chỉ dạy cho con. Con rất cần lời thật. Đến lớp gặp Sư Ông thường để hỏi rõ từng li từng tí sự thực tập mà con gặp phải, để học hỏi.
(04:08) Trưởng lão: À, con tu tập như vậy đó là con đã tập sai rồi, con chưa phải lúc mà con chiến thắng như vậy. Mặt trận của con chưa có mở, mặc dù là con có thể đẩy lui được, đẩy lui được cái hôn trầm, thùy miên. Nhưng đẩy lui có nghĩa là không diệt hết. Nó không có diệt, đẩy lui được thôi.
Cho nên trong sự tu tập, theo Thầy thiết nghĩ, cứ theo lớp học rồi có sự hướng dẫn, người ta nói ờ, tới cái giờ phút này không ngủ nữa, thì lúc bấy giờ người ta trang bị cho con.
Ở đây có hai thầy, ở trong cái lớp của chúng ta, bên nam thì có hai thầy không có ngủ, thức suốt đêm, nghĩa là trưa nghỉ có một chút xíu thôi, chỉ ăn cơm rồi nghỉ 30 phút thôi, còn thức suốt đêm, không ngủ. Thì hai vị thầy đó là thầy Chơn Thành với thầy Thiện Thảo, nhưng là một cái nỗi lo và đồng thời cũng kích động với một số người.
Mấy người kia thấy hai thầy thức ngon quá, cho nên bắt đầu cũng thưa hỏi cách thức tu tập sao mà thức được. Do đó thì Thầy kiểm tra lại thì thêm hai thầy nữa cũng thức chung, bắt đầu mới tranh nhau mà thức, thức để làm con ma thức, chứ không phải là thức để thành Phật được.
Bởi vì thật sự ra thì Thầy nói như thế này cho mấy con biết, là vì mình thức mình tập, mình có phương pháp đi kinh hành, mình đẩy lui nó được đó. Nhưng thức để làm gì? Cái câu hỏi, mình thức để làm gì phải không? Các con biết rằng cái thức của mình là thức để Chánh Niệm Tỉnh Giác hoặc thức để sống thanh thản, an lạc, vô sự, phải không? Sống thanh thản, an lạc, vô sự tức là sống để tu Tứ Niệm Xứ.
(05:55) Mà đức Phật nói Nhất Dạ Hiền, một đêm thức để làm Thánh Hiền. Mà nay con đã thức mấy đêm rồi con làm Thánh Hiền được chưa? Nếu mà Thánh Hiền thì phải tâm như đất, có phải không? Tâm phải vô lậu, muốn làm Thánh Hiền thì nó phải, tâm mình nó phải như Phật mới làm Thánh Hiền được chứ.
Và muốn làm Thánh Hiền để trắc nghiệm được mình. Như ông Châu Lợi Bàn Đặc, ông thực sự ông cũng không biết mình tu chứng quả A La Hán như thế nào. Phật bảo là mình ngồi quét tâm thôi, thì ông cố gắng quét tâm. Nhưng mà ông thấy tâm mình bây giờ nó thanh thản, an lạc, vô sự, không có niệm gì hết, có phải không? Không có niệm. Nhưng mà bây giờ mình biết mình có chứng quả A La Hán hay không? Mà có đúng là Nhất Dạ Hiền chưa?
Cho nên ông bảo: “Bây giờ sẵn cái dịp này, Phật và chúng Tỳ kheo đi hết rồi, mình thì lo tu, mình không cần đi, không cần ăn”. Cho nên ông không đi, cho nên ông ở lại khu rừng, trong cái thất của ông. Ông mới ngồi dưới cái cây ông thiền định. Ông mới tư duy suy nghĩ: “Không biết mình tu bây giờ tâm mình không phóng dật, không biết mình có chứng được không? Mình chưa biết, để mình thử coi”. Ông mới nói: “Bây giờ họ đi ăn cơm hết rồi, có mình tu, còn có mình rừng rậm, để mình bảo biến ra”. Ông mới bảo: “ Ông Châu Lợi Bàn Đặc hãy hóa ra 1000 ông ngồi khắp trong cái rừng này cho tao”. Cái bắt đầu nó lần lượt ở gốc cây nào nó cũng có ông Châu Lợi Bàn Đặc ngồi hết. Nói như vậy á, mình có lệnh được rồi.
Thì không ngờ khi mà ông thấy cái hiệu quả của ông tu tập được kết quả như vậy rồi bởi vì đó là lực Dục Như Ý Túc mà mấy con. Tứ Thần Túc có hiện rồi, tức là tâm thanh tịnh rồi. Cho nên vì vậy ông biết rồi, biết rồi, như vậy là rõ ràng là mình cũng chỉ còn một đời này mà thôi, nghĩa là tâm bất động rồi, không có tu nữa.
(07:50) Khi mà nghiệm, ông thấy được kết quả ông như vậy rồi. Thì ngay đầu rừng có tiếng gọi “Ông Châu Lợi Bàn Đặc ông phải đi thọ trai”. Lúc bấy giờ đó ông mới đi thọ trai. Cho nên ông mới thọ trai. Nhưng mà cái ông gọi ông đó thì nói rằng thay lời Phật gọi ông đi thọ trai. Đầu tiên ông chủ nhà đó ông đến thì ông thấy ngồi đầy rừng ông hoảng không biết làm sao. Ông không biết cái ông nào là ông Châu Lợi Bàn Đặc.
Cho nên ông ta mới chạy về hỏi Phật, thì Phật bảo ‘Ông đến cái đầu rừng ông gọi, ông nào là Châu Lợi Bàn Đặc thì vâng lệnh Phật, ôm bát đi thọ thực”. Ông đó chỉ cần nói như vậy thôi, thì tất cả ở trong cái khu rừng đó, 1000 ông Châu Lợi Bàn Đặc đó đều mất hết, chỉ còn có một ông ôm bát đi ra thôi.
Như vậy là xong chứ gì mấy con thấy không? Phải trắc nghiệm chứ, chúng ta tu chúng ta thấy. Thì trong khi tu xong rồi Thầy cũng trắc nghiệm chứ đâu phải Thầy không trắc nghiệm mình đâu? Cho nên Thầy biết được chỗ làm chủ sinh tử của Thầy chứ. Các con hiểu điều đó không? Cho nên bây giờ đó, các con thức đêm để làm gì? Mà đức Phật nói Nhất Dạ Hiền, một đêm làm Thánh Hiền, vậy thì thức từ 7 giờ tối cho tới 7 giờ sáng rồi mình bảo, à con bảo thử coi nó có ngồi hết khu rừng này không? Mà nếu nó hết rừng á thì nó thức đêm là đúng, còn bây giờ bảo nó như vậy là nó không có làm được á thì cái thức đêm này, chuyện này trắng con mắt. Trắng con mắt là nó, tức là con đường tu mình nó thất rồi.
(09:19)Cho nên Thầy khi mà Thầy đi kiểm tra hai thầy tu tập ở đằng sau đó, thì thầy Chơn Thành thì Thầy nhắc là phải tu hai pháp thay phiên, để không khéo nó sẽ lọt vào tưởng. Cái pháp đầu tiên là lúc nào mà mình thấy còn buồn ngủ thì nên ôm pháp Thân Hành Niệm mà tập, thì nó sẽ hết buồn ngủ. Còn khi mà nó không buồn ngủ, thì nên tu Tứ Niệm Xứ, giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Và thầy Chơn Thành thì nắm vững được cái pháp Tứ Niệm Xứ và cái pháp Thân Hành Niệm.
Nhưng pháp Thân Hành Niệm vừa rồi thì thầy tu theo cái kiểu của thầy, tức là không hẳn là Thân Hành Niệm, mà thầy tu Chánh Niệm Tỉnh Giác cộng với Thân Hành Niệm, hai cái hợp nhau thầy tu. Cho nên pháp thầy không có chuyên nhất, thầy kết hợp cái pháp mà đi kinh hành rồi ngồi xuống hít thở, mấy con nhớ cái đó không? Không có tác ý phải không? Thầy kết hợp với Thân Hành Niệm và thầy chỉ tác ý vài ba câu nào đó thôi rồi để cho nó im lặng để rồi như tu Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cho nên thầy kết hợp nó lại, coi như đi kinh hành, nhưng mà nó vẫn phá được hôn trầm, nhưng mà thầy còn lâu lắm mới chứng đạo, còn lâu lắm.
(10:41) Nghĩa là một đêm mà thầy thức vẫn còn thấy buồn ngủ, nếu không đi kinh hành là nó sẽ ngủ gục liền tức khắc, nó ngủ gục liền. Cho nên nó vẫn buồn ngủ, đẩy lui nó chứ chưa thể diệt nó. Cho nên nói mấy con đừng vội mà, đừng có vội mà thức đêm, rồi nó trắng con mắt chứ nó cũng không có lợi ích gì hết. Cho nên tập tu đúng giờ giấc. Khi mà giờ giấc mình tới ngủ mà nó chưa tới ngủ mà nó buồn ngủ nhất định là không ngủ, hết giờ mới cho ngủ. Nghĩa là tập làm chủ ăn ngủ, chứ không phải tập thức trắng đêm. Các con hiểu không? Ờ có bao giờ ông Phật dạy mình thức trắng đêm bao giờ đâu.
(11:22) Nhưng ông Phật dạy mình Nhất Dạ Hiền mấy con. Một đêm đi kinh hành mà chứng đạo đó là ông A Nan mấy con. Mấy con nghe câu chuyện ông A Nan mà đi kinh hành một đêm, mà không biết ông đi cái kiểu nào một đêm chứng đạo? Đó là mình phải truy ra coi ông đi kiểu nào. Một đêm mà người ta chứng đạo. Ông A Nan Nhất Dạ Hiền là một đêm chứng đạo. Nhưng mà hỏi ông Ca Chiên Diên coi, ông đi, một đêm mà ông tu pháp gì ông chứng đạo? Nhưng mà ông A Nan thì mình biết là ông có cái lịch sử, có cái chuyện nói là ông tu tập là ông đi kinh hành. Còn ông Ca Chiên Diên cũng ở trong kinh Nhất Dạ Hiền đó, thì có Ca Chiên Diên Nhất Dạ Hiền. Vậy thì không biết ông Ca Chiên Diên ông một đêm ông thành Phật, ông chứng đạo đó, là kiểu ông ngồi Ông tu hay là Ông đi? Ở trong đó không có nói.
Cho nên bây giờ chúng ta chỉ biết ông A Nan đi kinh hành, mà đi kinh hành kiểu nào mà chứng đạo? Thì chắc chắn ông này chỉ có còn nước đi pháp Thân Hành Niệm thôi chứ không có gì nữa. Đi tam bộ nhất bái chứ không có gì hết. Thì Thân Hành Niệm là đi tam bộ nhất bái chứ gì mấy con, có phải không? Đi phải dỡ chân lên, rồi để xuống rồi từng phút, từng hành động đó có phải là tam bộ nhất bái theo bên Nho giáo sao? Cho nên vì vậy đó mà cái pháp Thân Hành Niệm, thì chắc chắn là thức đêm mà đi pháp Thân Hành Niệm là nó mới đủ thần túc. Cho nên sáng hôm sau ông mới, người ta kết tập ở trong núi, trong núi đá, ông đâu có cần mà vô hang đâu, ông chỉ đi ngang qua vách đá ông vô liền.
(12:51)Cho nên cái ông Ca Diếp ở trong, đang kết tập trong đó ông nói: “Được rồi ông A Nan lên đây đọc kinh cho chúng ghi nhớ” thì ông A Nan mới lên đọc kinh. Bởi vì ông Ca Diếp mới nói: “Người nào chứng quả A La Hán thì mới được vào kết tập, còn chưa chứng quả A La Hán dù ông có theo Phật, ông có nghe gì đi nữa ông cũng chưa xứng đáng mà có thể mà kết tập kinh”. Cho nên ông A Nan tức quá, mình đã theo ông Phật, mình là coi như người thân cận Phật nhất mà giờ kết tập những lời Phật mà không có mình thì mấy ông này muốn nói trời nói trăng gì được đây. Cho nên phải một đêm mà làm cho được, vì vậy một đêm mà nỗ lực ôm pháp Thân Hành Niệm, thì nó có đủ Như Lai lực, nó đủ 10 Như Lai lực, mà 10 Như Lai lực tức là Tứ Thần Túc.
Mấy con hiểu điều đó. Một đêm quá quyết, quá quyết liệt, mỗi lần chắc ông này cũng tu kiểu lười biếng mấy con. Theo đây Thầy nghĩ buồn ngủ thôi ông cũng đi ngủ cho khỏe, không tu nữa. Cho nên nay bởi vì tức quá, cho nên một đêm mà ráng nỗ lực mà ôm pháp Thân Hành Niệm. Cho nên ông A Nan là cái người rất thông suốt kinh sách, rất thông suốt những lời đức Phật dạy. Cho nên một đêm mà ông ráng nỗ lực vì vậy mà phải thông suốt được các pháp.
Trước sự hướng dẫn của Thầy, khi nào mà mấy con thấy được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự mà nó không đủ thần lực. Thí dụ như lúc bấy giờ con thức suốt đêm, một đêm mình quyết tâm mình không phóng dật, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là các con thử mình. Và đồng thời một đêm như vậy rồi các con ra lệnh coi cái thân mấy con ngồi xếp bằng mà bay lên trên cách một thước, thử coi nó lên nổi không? À nó lên, bảo nó mà nó nâng lên nổi đó thì cái thần lực mấy con có rồi, tức là Dục Như Ý Túc, như ý mình muốn thì bắt đầu mấy con nhập Định rồi mấy con thực hiện Tam Minh thôi. Mấy con Thiền định.
(14:32)Mà nếu chưa được thì đây là mấy con chưa thanh tịnh, tâm còn phóng dật, ít ra nó còn bị lén lén ở đây. Nghĩa là lơ mơ là nó đánh vô liền, ngủ gục liền đó. Chắc chắn là mấy con còn si chứ chưa phải hết si, nó chưa đủ lực. Mà khi mà hoàn toàn hết si rồi, nghĩa là thức suốt một đêm mà không có thấy một bóng dáng nào buồn ngủ. Còn con thì buồn ngủ, còn phải tập thể dục kia mà, thành ra đâu có được. Cho nên con thức làm gì đây? Con hỏi ngay câu nói rất đúng, cho nên đừng có thức. Giờ giấc nghiêm chỉnh trở lại, rồi chờ khi nào mà thầy cho lệnh: “Đêm nay đó, con hãy hoàn toàn chiến đấu với giặc hôn trầm của con, giặc sinh tử của con. Đêm nay mà không thành công thì kế tiếp cho tới đêm thứ hai, thứ ba, thứ tư cho đến cuối cùng thành công”. Phải không, thì sự tu tập của con như vậy nó mới có kết quả được, chứ còn không khéo là nó bị trật. Trong cái sự tu tập là như vậy.
(15:31) Trưởng lão: Chờ mấy con bây giờ là đang ở trong cái lớp này, thì học cái gì nó phải đi vào căn bản của nó, chứ không thể thiếu căn bản đó được. Từ cái sự hướng dẫn của Thầy để giúp cho mấy con đi từ cái chỗ tu tập này cho đến cái chỗ tu tập kia. Thầy triển khai cái sức tri kiến của mấy con, rồi Thầy triển khai cái sức nhiếp tâm của mấy con, từ đó Thầy dẫn dắt cho mấy con từng bước, mấy con đừng vội vã, mà mấy con hãy nên làm.
Giờ phút này các con nên làm gì? Các con nên triển khai cái tri kiến của mấy con trước, đó là Định Vô Lậu. Rồi kế đó Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con tỉnh thức. Bởi vì Thầy đã quan tâm đến cái sự hướng dẫn cho mấy con để đạt được kết quả giải thoát, chứng được cái chân lý của đạo Phật thì lúc bấy giờ thì mấy con cứ theo cái sự hướng dẫn của Thầy, đừng làm khác. Mà làm khác thì cực khổ, cực khổ Thầy nhiều, lỡ mấy con có điên khùng một cái là Thầy cũng mệt, Thầy cũng đâu phải dễ. Mà cái lớp học của Thầy nó điên hết ráo rồi đây thế mới chết chứ. Các con hiểu chưa?
Cho nên cái sự hướng dẫn của Thầy là cái trách nhiệm của Thầy rất lớn. Đào tạo mà không, đào tạo người điên không thì chết rồi, có phải không? Đào tạo là phải đào tạo ra cái người tu chứng thiệt chứ, tâm như đất chứ, có đủ thần túc chứ. Đào tạo gì mà bây giờ nó ngông ngông nghênh nghênh cũng như Bùi Giáng này thôi chết rồi. Các con hiểu không? Tình cảnh như Bùi Giáng thì coi coi con đường tu tập của Thầy bây giờ nó trở thành Thiền Đông Độ mất hết rồi. Cho nên Thầy không mong muốn cái điều đó đâu. Vì vậy mà mấy con hãy theo cái sự tu tập, đừng nghe Quý thầy họ nói vậy chớ, họ nói vậy chứ họ khích lệ mấy con thức đêm đó. Thì coi chừng mấy con chết luôn với nhau. Cho nên vì vậy mà đêm nay thì bị cúp điện. Cho nên Thầy ra Thầy nói: “Ờ bữa nay sao mấy thầy ngủ hết”, chứ sự thật bị cúp điện chứ không phải ngủ, nhưng mà cái người nào thức tu thì Thầy cũng biết.
(17:25) Ờ trong cái sự tu tập thì có những khó khăn như vậy. Cho nên những gì mấy con muốn tu tập cái gì thì nói hoặc mấy con hốt rác cũng phải nói cho Thầy, chứ không khéo mấy con hốt chết chúng sanh hết cũng tội, phải không? Mấy con nhớ kỹ mấy con hốt rác, nhổ cỏ cũng xin làm ơn nói với Thầy, Thầy dạy cách nhổ cỏ như thế nào mà chúng sanh không chết, phải không? Cái mà mấy con nhổ cỏ, Thầy nói như thế này, mấy con nhổ cỏ rồi, cỏ ở đây mấy con nhổ mà mấy con tuôn cái lòng thương yêu của mấy con, nhổ cỏ đây mấy con phải đem vô trong làm thêm. Phải không? Thì nó đâu có chết mấy con. Như vậy là mới nhổ cỏ chứ. Mấy con làm tạp vụ này, thì ít ra mấy con cũng phải đem nó lại kia mấy con trồng lại dùm Thầy.
Mà mấy con trồng thì mấy con nhớ phải tưới nước chứ bỏ cỏ khô chết rồi cũng tội, chứ mấy con đừng có nhổ cỏ rồi mấy con ném nó thành đống rác thì tội nó quá. Nó có sự sống mà mấy con. Mình là người tu mình phải thương yêu chứ, sao lại mình nhổ rồi mình quăng ném người ta hết vậy? Mấy con không thương sao? Phải không? Cho nên vì vậy mà muốn cái đường mình đi sạch thì bây giờ mình nhổ cọng cỏ đó thì mình làm ơn mình lại tới cái kia mình nhét nó ngoài kia. Chỗ này mày vô đây mày ở không có được đâu, tao đi tới đạp lui mày chết khổ. Thôi bây giờ tao chịu khó là tao nhổ mày đây, tao đem lại kia tao trồng. Đó là mình thương yêu thật mà, vậy mới nhổ cỏ chứ, nhổ cỏ như vậy à. Chứ mấy con nhổ cỏ nó thành rác hết rồi thì thôi đừng có nhổ, tội nghiệp. Phải không? Cái người tu là phải vậy đó mấy con.
(18:46) Trưởng lão: Mình đã hiểu sự sống mà. Mấy con nói sự sống của thảo mộc mấy con thấy, nó có sự sống như mình mà, vì vậy là cái nhân quả của nó giống như nhân quả của mình rồi. Cho nên mấy con mới, bây giờ mấy con mới hiểu là một cái hành động ác của chúng ta là một cái nhân chứ gì? Thì nó sẽ có cái quả khổ cho mình, mà mỗi quả mình chịu khổ nó lại có cái nhân ở trong đó nữa. Phải không? Nó mới sanh ra bao nhiêu cái người khổ nữa chứ đâu phải không.
Thì mình thấy rõ ràng nhân quả thảo mộc nó vậy, thì nhân quả con người cũng vậy thôi chứ làm sao khác được. Nếu không có thảo mộc, thì làm sao chứng minh cho nhân quả con người được? Các con hiểu không?
Nói một người sanh ra nhiều người ai tin? Nhưng mà một cái hạt nó đâu có sanh ra một trái mấy con, có phải không? Mấy con thấy rõ mà. Như vậy nó để chứng minh cho nhân quả chúng ta mới cụ thể mà nói thiên hạ mới nói không nói láo chứ không khéo họ nói mình nói láo mấy con. Phải không?
Bắt đầu Thầy cho mấy con học nhân quả rồi Thầy đã xác minh cho mấy con cái mà một con người sanh ra, một người sanh ra nhiều người, nhiều con vật mấy con mới tin Thầy, chứ còn không khéo mấy con không tin. Bởi vì căn cứ vào luật nhân quả, vào cái cụ thể mà nói. Phải không mấy con thấy chưa?
Bây giờ mấy con học và mấy con hiểu rồi. Vậy mà mình còn làm ác nữa không mấy con, mình còn chửi người ta không, mình còn nói mắc nói mỏ người ta nữa không? Mấy con hiểu. Bởi vì cái lời nói của mình ra đó là cái nhân quả làm cho người ta buồn phiền là khổ, là khổ tâm. Thì tức là cái nhân quả đó mình phải gánh và cái lời nói đó thành cái từ trường, từ trường đó sinh ra những con người khác để chịu những cái quả khổ đó. Một mình mình khổ chưa đủ sao? Mình làm cho người khác khổ thì có những người của mình sanh ra để chịu những cái khổ đó.
(20:19) Chứ ai, nhân quả sanh chứ bộ mình sanh ra? Có phải mà con tự con sanh ra? Có phải con chết rồi con sanh ra đâu, nhưng mà cái nhân quả của con sanh, phải không? Cái nhân quả của con sanh mà, cho nên nói sanh ra con người khác là nhân quả sanh, mình sanh ra cũng là do nhân quả khác của người khác, người khác làm mà sanh ra mình và bây giờ mình chịu khổ.
Vì vậy mà chỉ có con đường duy nhất của đạo Phật mới dạy chúng ta thoát khổ mà thôi. Chứ còn không khéo thì một mình mình sanh ra nhiều, nhiều nó sinh ra nhiều nữa và trùng trùng duyên sanh, trùng trùng duyên diệt. Sanh ra để rồi chết, chết rồi khổ chứ bộ sung sướng gì? Các con hiểu điều đó.
Cho nên người ta khổ tức là mình khổ. Mình nói một lời nói mà người ta khóc, mình có sự an vui không? Hay là mình an vui cho cái thân mình mà những cái hạt giống của mình nó lên cái người khác lại khóc nữa. Mình hiểu chỗ đó không? Các con hiểu.
Bởi vì nhân quả nó đã xác định rồi, không chạy khỏi được. Cho nên đừng làm ai khóc hết mấy con, mà hãy làm cho người ta vui. Cho nên thường Thầy nói, luôn luôn Thầy nói ở đây làm cho mấy con vui. Thành ra thì chắc là cái nhân quả của Thầy nó sanh ra người vui, chứ không người buồn. Có đúng không mấy con? Bởi vì luôn luôn Thầy sống vui mà, cho nên mọi người xung quanh Thầy đều vui.
(21:34) Trưởng lão: Bây giờ là các con sẽ lần lượt mà Thầy trả bài mấy con. Như vậy là chúng ta cũng sắp sửa 10 giờ đi khất thực rồi. À bây giờ thì những cái bài mấy con, Thầy có ghi ở trong bài cho mấy con đó. À bảo mấy con làm cái bài gì, hãy viết “ Làm bài nhân quả thân hành, bài viết có một giá trị áp dụng vào đời sống” tức là mấy con viết cái bài nhân quả, mấy con viết ít thôi, đừng có mà viết nhiều, viết một cái ví dụ, một cái ví dụ nào đó, thì cái ví dụ đó có cái nhân và cái quả của con người của mình. Thì nó có sự chuyển biến của nhân quả từ cái xấu ác nó chuyển thành thiện, áp dụng vào đời sống, đem một cái dữ liệu thực tế của cuộc đời xảy ra, mình đã từng, mình đã chứng kiến được cái sự kiện đó, hoặc là mình đọc trong sách báo, hoặc là mình nghe, mình đem cái đó ra, cái câu chuyện đó ra để áp dụng vào, để hướng dẫn cho người ta biết được cái nhân quả đó xảy ra mà người ta đã, câu chuyện đó đó có người thọ lãnh, tức là mình áp dụng vào đời sống liền, đem cái ví dụ, cái cuộc sống xảy ra ở trên cái sự sống của con người xảy ra cái gì?
Khi mà con viết một cái nhân quả của một cái thân hành, hoặc là của khẩu hành, ý hành, cái đó nó xảy ra, cái nhân quả phải nói cái khổ, cái nhân của nó cái quả của nó khổ như thế nào? Và đồng thời còn đem một cái ví dụ để áp dụng vào đời sống cho người ta thấy đời sống đã xảy ra cái chuyện như vậy. Các con biết không? Để thứ nhất là nhắc mình, mình sẽ tránh mình không bao giờ mình làm cái hành động đó nữa. Và thứ hai, người đọc người ta giật mình và người đó cũng tránh nữa. Tức là áp dụng vào đời sống đó mấy con.
Chứ nhiều khi mình học lý thuyết mà mình không biết áp dụng thì nó là lý thuyết suông. Còn cái này chúng ta đưa ra, nêu ra một cái ví dụ, một cái sự kiện ông A ông B đó ông làm cái điều ác đó đó, bây giờ ông, tôi đã nói về cái hành động ông, tôi nói hành động nhân quả. Bây giờ tôi áp dụng vào cái đời sống, rõ ràng là ông A ông B ông làm cái hành động đó bây giờ ông chịu ở tù, vậy vậy vậy đó. Các con nêu ra cái đó thực tế ra. Tức là áp dụng vào đời sống đó mấy con.
(23:34)Cho nên Thầy muốn gợi ý chứ không khéo mấy con nói nhân với quả, nói vậy quả nó khổ như vậy thôi rồi các con không có áp dụng vào đời sống. Tức là mấy con không đem được cái đời sống ví dụ vào, cho nên không áp dụng. Còn áp dụng như vậy nó cụ thể, nó thực tế. Làm cho người ta, làm cho chính mình, mình phải dè dặt cẩn thận, làm cho người khác nghe người ta cũng hiểu. Các con hiểu đó là có áp dụng vào đời sống. Cho nên mỗi nhân quả con người mình nói ờ bây giờ ăn trộm, ăn cắp, thì cái nhân quả đó nó sẽ đem đến người ta bắt được, đánh đập mình như thế nào. Thì mình đem ờ có hôm đó có tôi đi đường đó mà tôi gặp cái bà đó, bả đi trên xe buýt bà móc túi thì chúng bắt được, trời ơi chúng đánh gần chết, mà nó còn xách lại công an nữa chứ, thôi tôi đi ra. Đó là cái chuyện đó mình đưa cái sự thật đó áp dụng vào đời sống để nói lên cái quả thực tế, cụ thể như vậy. Đó là áp dụng vào đời sống.
Và áp dụng vào đời sống thì nó nhắc nhở như vậy, cho nên cái người mà người ta đọc rồi, cái người khác họ đọc rồi thì họ biết áp dụng vô, họ biết áp dụng vào đời sống, thấy được cái nhân quả đó nó có cái đời sống để áp dụng, đó cái khéo léo của mấy con đòi hỏi, khi đó mấy con viết chặt vào. Một tuần lễ mấy con tìm cho đủ những cái điều kiện này để mà mấy con ghi vô. Mấy con đừng có viết lung tung nhiều quá rồi mấy con không biết tìm ở đâu một câu chuyện áp dụng vào đời sống, thì như là lý thuyết suông. Các con hiểu không? Mình lý thuyết suông thì có lợi ích gì? Ở đây mình nói nhân quả thật sự để mà áp dụng vào cái đời sống. Mà mình không có như vậy, những người khác người ta có. Phải không? Người ta có người ta áp dụng vào thì người ta sẽ được giải thoát, các con hiểu điều đó.
(25:04) Cho nên trong cái vấn đề học nó phải thật, bởi vì đạo Phật là như thật, áp dụng vào đời sống mình là như thật để mình được giải thoát. Đó là cái thật của sự học hôm nay, cái lớp học của chúng ta. Chứ không phải chúng ta làm cái bài luận suông, mà đây là áp dụng vào đời sống của chúng ta bằng nhân quả, bằng cái sự hiểu biết, bằng cái sự thực tế của cuộc sống của chúng ta.
Cho nên sách của Thầy viết, hầu hết Thầy viết bằng một cái sự thật, bằng một cái sự thật. Cho nên cái sự thật nó sẽ lợi ích rất lớn, nó cụ thể, nó rõ ràng. Ai dám bảo rằng cái này Thầy nói sai? Cho nên những cái điều mà Thầy nói, thật nói là phải có những cái lời Phật dạy, có những cái cụ thể của kinh sách hẳn hòi Thầy mới dám nêu ra, chứng cứ hẳn hòi chứ không tự mình mình nói ra được. Tự mình nói ra được ai tin mình? Đó, mình áp dụng sự thật.
Còn các con nói nhân quả phải áp dụng sự thật vào cuộc đời, có những người đã xảy ra câu chuyện này, có những người đã thọ lãnh những cái quả khổ như vậy. Thì đời sống chúng ta cần chúng ta lớn tuổi rồi chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu sự việc, nhân quả của cuộc đời, của con người. Người nay không có thì người khác, người khác không có thì người khác.
Cho nên chúng ta chứng minh những cái điều đó để làm cho người ta thấy rõ nhân quả và cũng là áp dụng vào đời sống của mình và tương lai của mình mọi sự kiện xảy ra đều là có sự sáng suốt, hiểu biết rõ ràng. Cho nên nó ngăn chặn, làm chúng ta không còn bị nhân quả tác động nữa, đó là sự giải thoát.
(26:32) Trưởng lão: Nghe tập sách này của Thanh Từ con nên làm bài “ Đường đi nhân quả con người”. Con làm cái bài này rồi, làm bài này cũng khá đầy đủ rồi, cho nên con trở về làm cái bài “ Đường đi nhân quả con người”.
Tiếp tục, Hải Tâm, con tiếp tục con nói về nhân quả thân hành, con tiếp tục cái bài này con nói về nhân quả thân hành. Bởi vì nó còn cái phần mà cần thiết như Thầy đã hướng dẫn cách thức đó ra, để mà con áp dụng, con đưa vào những cái ví dụ cụ thể để áp dụng vào đời sống cho nó rõ ràng hơn nữa. Thì cái bài nhân quả thân hành nó đầy đủ hơn và nó có giá trị rất lớn về cái sự tu tập của các con.
Còn đối trị tâm hôn trầm của Tú thì gửi cho Thầy ở đây thì về đối trị tâm hôn trầm của con thì con cố gắng trong cái giờ phút mà nó bị hôn trầm thùy miên, con cố gắng mà đi kinh hành con. Đi kinh hành đi tới đi lui trên cái quãng đường mà từ cái chỗ thất của con, con đi tới cái đầu này, ở đầu này thì con đi tới đi lui. Hoặc là có người khác đi kinh hành thì con tìm cái chỗ nào thanh tịnh mà đi cũng được, nhưng mà Thầy thấy con đường mà thẳng ở trước thất con ở đó thì con nên đi cái đường đó thì rất tốt, đi tới cái đoạn đường tới cái đường lớn, rồi mới trở lại đi trên con đường đó thì cho đến khi mà nó không buồn ngủ nữa thì dừng lại, còn buồn ngủ thì nên đi. Cứ tập đi và phá thôi, phá hôn trầm, đừng có nhiếp tâm nhiều, đừng có vội vàng mà ức chế tâm mình để nhiếp tâm an trú.
(28:16)Hôm đó thì Thầy dạy mấy con tập nhiếp tâm và an trú, nhưng hôm nay thì vào cái lớp học này, lần lượt Thầy sẽ dạy cái cách thức nhiếp tâm an trú, mà bây giờ mấy con chỉ biết đi kinh hành mà thôi, chỉ biết động thân đi mà thôi. Thí dụ như đứng tại chỗ bước lên bước xuống để cho mình động thân đừng ngủ thôi. Để đúng giờ mình đi ngủ, có như vậy thôi. Giữ đúng giờ giấc đi ngủ chứ đừng có ngủ trước giờ. Ráng cố gắng khắc phục chứ không khéo nó rất khó. Bởi vì nó rũ rượi nó làm cho mình mệt mỏi, mà muốn đi nằm thì không có thức được.
Còn cái bài của Liễu Nhâm, con làm bài nhân quả con người, nói về đường đi của nó. Tức là Thầy gợi ý cho mấy con mà viết về đường đi của nó thì lấy cái thập thiện, thập ác mà viết về đường đi của nhân quả. Bởi vì trong thập thiện, thập ác thì nó có thân hành, khẩu hành, ý hành cho nên cái đường đi là gồm chung lại thập thiện, thập ác. Thì đó là đại khái vẽ ra một cái đường đi của nhân quả con người để cho người ta biết, sau đó mình mới đi sâu vào từng cái hành động của nó gọi là thân hành, nhân quả thân hành.
(29:25) Thì chúng ta sẽ đi sâu vào cái nhân, cái hành động đó nó tạo ra cái quả gì? Và cái quả đó nó mang đến kết quả, những cái sự đau khổ gì? Và đồng thời thì chúng ta nhắc đến tới trong cái quả đó nó sẽ sanh ra những cái từ trường, và từ trường đó nó sẽ sanh ra những con gì gì? Thí dụ như mình nói cái người này, giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, mà ăn con heo hoặc là ăn gà hoặc là ăn cá, thì mình nói từ cái nhân giết con vật đó cho đến khi cái quả của nó, rồi cái quả hiện tại của cái người mang cái thân ăn thịt chúng sanh đó, nó sẽ bị những cái quả gì? Rồi bắt đầu những cái quả đó nó sẽ, cái quả mà đau đớn đó nó sẽ tạo thành những cái nhân gì nữa?
Tức là cái nhân của nó, cái quả đau đớn. Thí dụ bây giờ mình ăn thịt heo đi mình bị bệnh đi, hay hoặc là mình ăn thịt gà mình bị bệnh cúm đi. Thì trong khi đó mình bị bệnh cúm đó, thì cái đau đớn của bệnh cúm nó sẽ phóng xuất ra cái từ trường, cái từ trường của cái quả đau đớn đó. Thì cái quả, trong cái quả nó có cái hạt (nhân) của nó, cái nhân của nó nó sẽ sanh đi ra làm những cái con gà mình đang ăn đó, con gà mình đang ăn đó nó sẽ sanh làm những con gà đang ăn đó, phải không? Thì do đó những cái quả đó nó sẽ tương ưng, nó sẽ với cái loài gà vịt, nó sẽ sanh ra con gà để từ cái nghiệp của mình ăn thịt gà đó mà nó bắt ra con gà khác, con gà đó để cho người khác ăn vào. Người ta cũng bắt, cắt cổ, vặt lông nó, người cũng chế nước sôi, người ta cũng nhổ lông nó, cũng làm như y như mình làm.
Đó là cách thức mà nhân quả vay trả nó trả như vậy, chứ không phải là tự bản thân con con phải thành con gà con trả quả. Từ trường của con, cái đau khổ của con nó có quả của đau khổ đó nó thành cái từ trường ác nó sanh ra những con vật đó để mà chịu cái khổ, các con hiểu điều đó. Đó là cái đường đi của nhân quả mà, trong nhân thì nó có quả, mà trong quả thì nó có cái nhân (tức là có cái hạt). Theo quy luật của nhân quả thảo mộc chúng ta đã thấy.
(31:21) Cho nên vì vậy đó để mà nhắc nhở và đồng thời chúng ta đưa ra một cái người bị dịch cúm gia cầm. Cái người nào đó họ chết bằng cách thức là đưa đến nhà thương đó là họ chết rồi chưa kịp thể cứu. Thì cái nhân quả đó họ sẽ sanh ra, cái nhân đó, cái quả đó nó không phải sanh một con người đâu, một con vật đó đâu, mà nó sanh nhiều con vật. Bây giờ chúng ta bắt con gà chúng ta ăn, chúng ta trả quả đó, chúng ta bị dịch cúm đi, phải không?
Hay hoặc là nói bây giờ chúng ta bị một cái cơn đau nào đó của cái cơ thể mà không bị dịch cúm của chúng ta sẽ sống. Nhưng mà cái cơn đau của chúng ta đó, chúng ta sẽ uống thuốc nó hết đau đi rồi cái cơn đau đó nó sẽ phóng ra cái từ trường, trong cái quả đó nó có cái hạt của nó. Cái hạt của nó nó sẽ sanh ra những con gà chứ không phải ai vô đó.
Bởi vì nói nhân quả sanh chứ đâu phải chúng ta sanh, bởi vì nói nghiệp đi luân hồi là nhân quả đi luân hồi. Cho nên chúng ta nên còn sống trơ trơ, nhưng vẫn có nhân có quả của chúng ta mà. Vì vậy mà chúng ta lại tiếp tục ăn nữa, ăn nữa. Thì do đó thì ăn nữa thì sanh nữa, nó đâu hết được. Cho nên vì vậy mà cứ ăn như vậy, mà nếu mà nó không có dịch cúm thì chúng ta thả cửa mà ăn, ăn để rồi sanh, ăn để rồi sanh. Thì như vậy là chúng ta thả cửa mà ăn, nhưng mà rồi chúng ta phải trả những cái quả đau khổ.
Nhưng mà dịch cúm có nghĩa là cái ác nó đến cuối cùng nó phải diệt. Nó diệt toàn bộ. Thì nó diệt những cái loài gà vịt thì nó phải diệt đi. Đó là cái nhân quả ác, nó đâu có để, nó đâu có duy trì. Cho nên cái quân bình của cái môi trường sống của cái hành tinh nó không có để cho loài vật nào quá nhiều mà cũng không để cho loài vật nào quá ít. Các con biết. Thí dụ như con người mà vẫn không ăn cá tôm thì người ta nghĩ rằng cá tôm ở dưới sông suối chắc nó sanh đầy ra hết chứ gì. Không đâu. Tự nó cũng hoại diệt à. Nó vừa đến cái mức nào đó.
(33:12)Tu sinh: Thưa Thầy như là Thầy bảo chúng con là làm ác thì từ trường đó sinh những người phải chịu quả ác rồi. Vậy ví dụ như mình ăn thịt chúng sinh nhiều thì sẽ đến lúc dịch cúm gia cầm quay lại hủy diệt tại mình hay gì ạ?
Trưởng lão: À tại vì mình ăn thịt
Tu sinh: Nhưng mà ví dụ con sát hại chúng sinh nhiều nhưng con không gặp cái dịch đó thì lúc con chết sẽ như thế nào?
Trưởng lão: Như con sát hại chúng sanh mà con không ăn thịt
Tu sinh: Con thì con sát hại chúng sinh nhưng mà con không gặp cái dịch đó hại con thì lúc con chết rồi thì con đầu thai như thế nào?
Trưởng lão: À con đang làm cái hành động đó là con đã sanh ra cái loài vật đó, nó không ở đây thì nó tương ưng chỗ khác, nó không có ở đây. Cái vũ trụ này nó rộng, nó rộng rãi mênh mông chứ cái nhân quả thì nó không có, nó không có mênh mông đâu, chỗ nào nó cũng phủ trùm hết. Con ở đây con giết con không bị dịch cúm gia cầm, nhưng mà chỗ khác bị dịch cúm gia cầm, nó là con người mà, cũng là như con thôi. Rồi từ cái từ trường của con nó phóng ra nó thành con gà nó bị dịch trước, nó dịch của con gà trước.
Tức là con đã chết vì cúm rồi, mà con không biết, cái từ trường con đã chịu chết vì dịch cúm gia cầm. Con còn đang sống nhăn ở đây chứ mà những nhân quả của con nó đã thành dịch cúm gia cầm chết ở chỗ nào đó. Mà con nghe ở đây là con biết rằng trong đó có con, tại vì con có làm hành động đó, con có ăn thịt gà, con có giết gà thì con đã bị dịch cúm gia cầm đó rồi. Nhưng mà tại vì con mắt nhân quả con không thấy cho nên con tưởng đó là ở đó chứ không phải là, không ngờ là con ở đây.
Cũng như ở Việt Nam mình mà không ngờ là ở bên Ấn Độ nó chết dịch cúm gia cầm rồi, các con hiểu, cái nhân quả nó đâu có phải nó ở có một nước này. Rồi ở Việt Nam mình, mình ở Tây Ninh nó không có dịch cúm gia cầm, nhưng mà ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở cái vùng nào mà người ta nuôi có dịch cúm gia cầm thì ở trong đó có con đó, chứ không phải là không có con. Bởi vì nó tương ưng mà, nó tương ưng với cái quả đó, nó chiêu cảm ở chỗ đó để nó chết. Bởi vì học mà nhân quả thường mấy con nói thôi.
(35:14)Tu sinh: Thầy cho con hỏi trong cái thân hành thì có cái giới tà dâm, nếu vậy thì cái nhân quả của nó như là sao?
Trưởng lão: À cái giới tà dâm đó là cái giới của người cư sĩ con, chứ còn về mà cái thập thiện thì cái giới dâm con. À con đọc lại cái giới thập thiện con, thân hành thì nó có ba cái nghiệp, ba cái thiện của nó là không dâm dục, chứ không phải tà dâm. Mà nói về ngũ giới, ngũ giới cho cái người cư sĩ. Bởi vì nó thập thiện là nó thuộc về trời rồi cho nên nó không dâm. Dâm là còn dục, mà dục thì nó ở về cõi dục, tức là cõi người, cõi động vật. Còn trời thì nó thoát ra, nó thoát ra khỏi dục cho nên nó cấm dâm dục luôn, nó không dâm dục. Cho nên thập thiện là không dâm dục chứ không phải tà dâm.
Tu sinh: Thầy ơi nếu cái bài làm của con nó có cái ngũ giới đó, vậy thì cái nhân quả của con nó nói sao?
Trưởng lão: À cái giới đó rồi Thầy sẽ hướng dẫn, bây giờ thân hành thì các con cứ bắt đầu nói về cái sát sanh trước. Bởi vì cái thân mình cầm dao hoặc là mình giết hại chúng sanh, các con cứ nói cái phần sát sanh con. Bởi vì nó đi từng phần, thì nói thân rồi sau đó rồi nó mới tới cái phần mà có tà dâm ở trong đó, tức là thân hành, thì sau đó thì Thầy gợi ý viết được ghê gớm lắm. Bởi vậy cho nên các con thấy mới có gái bán dâm, nếu mà không có thì sao? Vậy nhưng mà cái hành động đó nó sẽ tương ưng và nó sẽ sanh ra những điều rất là đau khổ. Để rồi lần lượt mấy con sẽ thấy, mấy con học về nhân quả, các con sẽ vén lên cái màn nhân quả, mà đứng ở trong thập thiện mà vén lên.
(36:52) Bây giờ thì mấy con mới học chút chút, mới có nhận ra được ít ít, rồi đi sâu vào thì mới thấy được cái đường đi của nhân quả ghê gớm lắm. Bởi vì nó là, nó từ đó mà sanh ra con người, rồi cũng từ đó mà diệt. Cho nên vì vậy mà học để triển khai cái tri kiến giải thoát của mình, để mình nhìn thấy được và đồng thời mình phải lo cứu mình, để không mình cứ bị luân hồi. Mà không phải luân hồi ở trong một người một kiếp, mình chết đi nó có nhiều người sanh ra, mà nhiều người sanh ra mà càng sanh ra thì nó sẽ bị hoại diệt.
Bởi vì cái môi trường sống nó chỉ dung chứa được bao nhiêu chứ không dung chứa hơn. Cho nên cứ sinh ra đi rồi mình sẽ bị diệt chết cả đống nhau hết. Mình sinh ra nhiều rồi mình đi ra ăn trộm, cướp mình cũng giết nhau chết hết. Chứ cũng không còn đâu. Nó toàn là như vậy là vì mấy con biết toàn ác pháp mà nó sanh ra nhiều, mà mình sanh ra nhiều người, mình lại đau khổ nhiều chứ không gì hết. Nếu người ta ít của cải tài sản ăn không hết, có ai giành giật của nhau làm chi? Đông quá mà nó phải giành giật. Rồi lại dùng cái thông minh của mình chế tạo những cái vật dụng tiện nghi quá, xài tốt quá cho nên vì vậy càng tham đắm thì lại càng cần phải có tiền.
Mà cần có tiền thì phải tìm mọi cách mà đi cướp giật nhau bằng nhiều cách thức. Mình thấy những cái người mà trộm cắp người ta cướp giật của ngoài đường này kia nọ từ đó mình chê chứ. Chứ có nhiều người mà người ta cướp giật bằng khéo léo, mà hàng tỷ bạc mà không ai bắt tội người ta được, cái đó mới là tội lớn đó. Đó Thầy nói thật sự có nhiều người người ta trộm cắp bằng một cách khéo léo, người ta dùng cái mưu mô trong đầu óc người ta mà cướp giật hàng tỷ bạc mà không ai bắt được họ.
Thí dụ như bây giờ một ông giám đốc, trong cái cơ xưởng của ông một ngàn người, mà ông khéo léo không ai thấy ông cướp hết. Ông chỉ cần ăn cắp công của mỗi người một giờ đồng hồ thôi, thì mấy con biết ông giàu bực nào không? Các con biết, đó là có ai nói ông ăn trộm, ăn cắp đâu? Chính ông ăn cắp công, thấy không các con hiểu điều đó. Cho nên Thầy nói thật sự ra khi mà nói nhân quả mà nói về nhân quả thân hành, nói về nghề nghiệp thì mấy con sẽ thấy, sẽ thấy lột trần hết những cái nhân quả ra thì mấy con thấy độc lắm, con người rất độc ác, chứ không phải… rồi mình mới rõ như vậy mình mới thấy độc. Khổ!
Người ta tự giết nhau bằng cái đầu óc kinh khủng, bởi vì đầu óc con người là đầu óc kinh khủng lắm mấy con, nó ác là nó kinh khủng lắm, mà nó thiện thì như chúng ta hiện giờ đang tập làm người thiện. Cho nên chúng ta phải tập thật sự tốt để không bao giờ có ác. Đó thì con cố gắng.
(39:31) Trưởng lão: Cho nên những điều mà con hỏi thì con chưa hiểu nhân quả, Thầy biết, chưa hiểu đường đi của nhân quả. May là Thầy đưa cái nhân quả của thảo mộc ra để chứng minh cho mấy con thấy một chút xíu, mà nếu mà không có nhân quả thảo mộc mà nói một người sanh ra, đang sống mà sanh ra con vật này kia thì chắc không ai tin. Và một người sanh ra nhiều người cũng không tin. Nhưng mà nhìn qua thảo mộc mấy con thấy có không? Làm sao mấy con dám nói là nhân quả thảo mộc không có được? Mà nhân quả thảo mộc là một sự sống của một loại sống trên hành tinh này. Con người cũng là một vật sống trên hành tinh này, thì nhân quả phải giống nhau chứ, sao lại khác nhau được? Phải không mấy con thấy không? Đặt câu hỏi đó, mấy con dám nói là Thầy nói sai không?
(40:13) Cho nên Thầy biết rằng nếu mà Thầy đưa nhân quả con người ra trước là mấy con chất vấn Thầy chắc Thầy không biết lối nào để mà trả lời. Nhưng mà bây giờ Thầy đưa nhân quả thảo mộc ra thì mấy con chối cãi Thầy được không? Mấy con lấy cớ nào mấy con nói không có nè? Không có sao cây trái nó vậy? Phải không? Nhân quả mà, đã nói nhân quả thì phải vậy chứ.
Cho nên cái khôn khéo của Thầy dạy đạo là cái khôn khéo như vậy, căn bản phải cho mấy con trước. Rồi từ đó mấy con, dù cái đầu óc mấy con thế nào mấy con không hỏi Thầy qua Thầy được hết. Thầy biết những gì mà Thầy nói, (Linh nói đi con). Những gì mà Thầy nói nếu mà không có sự chứng minh cụ thể thì ở đây mấy con sẽ bắt bẻ Thầy chứ đừng nói ai. Có phải không? Tại vì mấy con chưa từng hiểu biết, chưa từng nghe, chưa từng biết cái đó thì buộc lòng mấy con muốn hiểu biết mấy con phải hỏi.
Nhưng mà cái trí của mấy con làm sao hiểu? Có những cái mà Thầy nói ra cái, mấy con chưa có cái trí Tam Minh, nó còn bị trong dòng không gian và thời gian, mấy con làm sao thấu suốt qua được? Mà Thầy nói mà bây giờ mấy con là đệ tử của Thầy mấy con bán tín bán nghi chứ. Chưa xác minh làm sao tui biết được? Phải không? Tui không hiểu được. Tức là mấy con, đối với Thầy thì mấy con tin, nhưng mà cái mà chưa hiểu thì mình bán tin chứ làm sao tin? Hiểu đức Phật nói cái gì mà hiểu là mình phải hiểu rõ mình mới tin, chứ đừng có tin dù là Thầy nói như vậy.
Cho nên Thầy biết, Thầy biết cái điều đó, muốn cho mấy con tin, là phải dẫn dắt cho mấy con có cái sự sáng suốt của cái ý thức của mấy con hiểu biết nó cụ thể. Thì muốn nói thì mấy con mới tin được. Do đó như vậy mà nói về nhân quả Thầy biết nó khó chứ không phải dễ bởi vì nó là thuộc về loại duyên khởi trùng trùng và sinh diệt của nó muôn mặt của nhau chứ nó không phải có cái, như đức Phật có chia nó làm 3 cái loại, à 4 cái loại sanh: thấp sanh, rồi noãn sanh, thai sanh, hóa sanh.
(42:14)Nhưng mà đức Phật chia như vậy, nhưng mà trùng trùng duyên khởi và trùng trùng duyên sanh mấy con. Sanh đủ ngoặc hết, nó sanh đủ loại hết, nhưng mà nó không ngoài 4 cái điều kiện đức Phật nói. Đức Phật nêu 4 cái điều kiện đó là chuẩn từ cái chỗ sanh thấp sanh mà nó sanh ra muôn loài thấp sanh khác, cho nên cái chuẩn của nó thì cái sanh nào nó cũng nằm ở trong. Còn noãn sanh, thai sanh, hóa sanh thì nó muôn vàn trùng cái chuyện đó nữa. Chứ không phải đưa cái đó ra rồi thì có một cái đó thôi.
Cho nên học nhân quả thảo mộc tới đây thì mới tạm đủ để chúng ta chuyển qua nhân quả. Chứ còn nếu mà nói về cái thảo mộc mà sanh ra thì các con cũng nói nhiều về vấn đề đó, vấn đề duyên khởi trùng trùng rồi, thì đó là cách khác.
(43:03) Cho nên hôm nay thì mấy con học được như thế này cũng là tạm đủ rồi. Bây giờ thì Thầy sẽ trả bài vì gần hết giờ rồi. Con hãy làm bài đường đi nhân quả của con người, nghĩa là viết như bữa trước.
À Mỹ Châu, Mỹ Châu xin Thầy một lúc nữa về, được, con cứ hãy về. Nhưng ráng tu tập, vì thật sự ra thì nếu mà không có gia đình được bình an mà hiểu biết, thì con ở tu là tốt nhất. Bởi vì ít ra con phải cần phải rèn luyện được cái tri kiến của mình, dù sao cái tri kiến của mấy con chưa có đủ sức mà để đảm đương cho cái sự giải thoát đối với ác pháp.
Cho nên cái lớp học này nếu mà không học, thì cái sự hiểu biết của mấy con theo Thầy thiết nghĩ, nó chỉ hiểu biết chung chung chứ chưa đi sâu vào cái vấn đề của Định Vô Lậu được. Cho nên cố gắng về giải quyết được mà trở về học, chứ nếu không thì con sẽ bỏ dở một cái thời gian mà lớp học này nếu bỏ dở thì rất uổng. Cố gắng, cố gắng về mà giải quyết để cho các con nó bình yên. Nên tiếp tục làm bài đường đi nhân quả của con người.
Diệu Đức, con làm bài này, bài làm này đầy đủ ý nghĩ của nhân quả thảo mộc, cái bài này là tạm đủ của thảo mộc rồi. Bây giờ con tiếp tục làm cái bài nhân quả con người.
Quảng Trí, bài viết chính xác nhưng thiếu áp dụng vào cuộc sống, tức là con thiếu ví dụ, con hãy đem một cái ví dụ cụ thể hơn để biết áp dụng vào đời sống thực tế con người.
Con tiếp tục, Liễu Châu, con tiếp tục làm bài đường đi nhân quả của con người, nghĩa là đại khái cái đường đi của nó theo như thập ác và thập thiện.
Bài làm đầy đủ ý nghĩa của nhân quả thảo mộc, Diệu Thiện, con làm cái bài này về thảo mộc thì nó rất đầy đủ.
(44:59)Hạnh Từ, con sẽ làm bài ít, ngắn gọn, chia ra làm nhiều đoạn, nghĩa là con bị nặng đầu. Hạnh Từ thì con hay bị nhức đầu đó, con tập trung con làm bài thì bị nhức đầu, thì con chia cái bài con làm một trang, hai trang thôi. Nhưng mà một trang, hai trang đó cho nó được đầy đủ thôi. Ví dụ như đường đi nhân quả của con người, thì con nương vào thập thiện và thập ác viết ngắn gọn, ngắn gọn trên thập thiện, thập ác. Đó là đường đi nhân quả của con người. Con nên làm bài đường đi nhân quả của con người lần nữa, nhưng mà con lại viết cho nó gọn đừng để suy nghĩ nhiều mà nó nặng đầu. Đây là cái bài quyết định cho Chánh kiến của chúng ta, cái bài nhân quả là cái bài quyết định Chánh kiến cho chúng ta.
Liễu Huệ 1 hãy làm bài nhân quả con người.
Tuệ Hạnh làm lại bài này, nhớ nhân, nói nhân nói quả nói chuyển, nói chuyển đổi và nói áp dụng vào đời sống. Như Thầy nói áp dụng vào đời sống đó, nó chuyển đổi là mình làm từ cái hành động ác đó, mình hiểu biết, mình nhắc nhở mình nó sai lầm, mình không thể, mình không làm cái điều đó nữa. Đó là chuyển của nhân quả, nhân quả ác đó để nó thành cái nhân quả thiện. Và đồng thời đem vào một cái câu chuyện áp dụng vào đời sống, tức là có một cái câu chuyện xảy ra trong cái nhân quả đó.
Bài này đầy đủ nhưng kết luận chưa mạnh. Liễu Thiện, con làm bài này nó đầy đủ, nhưng mà cái kết luận con thiếu nhấn mạnh. Khi nói một hành động ác là nhân thì phải nói thọ chịu quả khổ mới chịu khổ, những điều khổ là quả. Và phải nói về sự chuyển đổi nhân quả để biết cách áp dụng vào đời sống hằng ngày. Đó là mình đem một cái ví dụ.
Này là Huệ Cảo, còn con viết cái bài nói rõ ràng, nói về sự chuyển đổi của nhân quả và biết cách áp dụng vào đời sống, tức là đem một cái ví dụ áp dụng vào cái đời sống hằng ngày của mọi người trong cái nhân quả đó, thì cái bài nó sẽ được đầy đủ hơn.
(47:17) Cái bài này nhân quả khẩu hành, cái bài này thì nó thiếu chuyển đổi nhân quả và áp dụng vào đời sống, con lại làm thêm hai phần đó nữa là được rồi. Bài làm đầy đủ, kết hợp chặt chẽ, cái bài về nhân quả, kết hợp chặt chẽ, bài này con hãy tiếp tục làm thêm, làm thêm để mà áp dụng vào cái đời sống của con người. Hãy làm lại, nói nhiều hơn về hành động ác, thiện để chuyển hóa hành động ác, thiện ra hành động thiện và áp dụng vào đời sống.
Bài viết này của Nguyên Thanh, bài viết có mạch lạc đầy đủ, hãy làm bài mới “Đường đi nhân quả của con người”. Hãy tiếp tục làm cái bài đường đi nhân quả của con người. Nhớ những gì mà Thầy dặn.
Tu sinh: Thưa Thầy, kính bạch Thầy, bài làm nhân quả con người có khác với đường đi nhân quả?
Trưởng lão: À bài làm nhân quả con người là đường đi nhân quả đó con.
Tu sinh: Chung luôn?
Trưởng lão: À chung đó, bởi vì nói bài làm là nói tổng, đó là nói tổng quát đó. Nói đường đi nhân quả tức là muốn nói về Thập Thiện đó, là đường đi nhân quả. Nhưng mà nói nhân quả con người tức là muốn nói đường đi nhân quả. À do cái sự tu tập, hồi nãy có một cái bài, con có trả cái bài cho, cái bài của Huệ Cảo con.
Tu sinh: Thầy đưa con có một bài à.
Trưởng lão: Có một bài hả con? Huệ Cảo có một bài hả con?
Tu sinh: Dạ, có hai bài
Trưởng lão: Có hai bài hả? Có cái bài mà nào đó con trả lại thầy kiểm điểm lại cho.
Tu sinh: Dạ Thầy.
Trưởng lão: À thôi con đem lên đây dùm đi Thầy coi lại cái bài. Thầy chưa có trả con hả con? Như vậy là còn sót ở đâu.
Tu sinh: Cái nào cũng là bản thân hết.
Trưởng lão: Cái nào cũng được hả? À cái nhân quả thân hành con, thì con ra nhổ cỏ thì con biết liền. Con nhổ cỏ thì con biết cái thân hành con liền à. Thì cái nhân quả ở đó đó.
Tu sinh: Thưa Thầy con đang làm, nhưng mà con chưa hiểu, Thầy dạy cho con.
Trưởng lão: Vậy hả?
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: Như vậy là cái bài con nộp rồi mà chưa có đây hả? Như vậy lộn.
Tu sinh: (nghe không rõ)
Trưởng lão: Có phải không con? Chưa tới, tại vì đi chưa tới. Rồi bây giờ hết giờ rồi, tới giờ đi khất thực rồi. Mấy con về để đi khất thực, trễ rồi. Quý thầy ăn hết rồi. Có gì không con?
Mấy con có hỏi gì nữa không? Chiều nay nghỉ à mấy con.
(49:54)Tu sinh: …thức ngủ… ngủ được một tiếng đồng hồ, nếu mà con cố gắng ngủ thì hai tiếng…nếu mà con không thích ngủ thì con ráng thức cũng được (50:12- 50:16)
Trưởng lão: À đâu có gì con, con ngủ ít thì tốt chứ sao. Tứ Niệm Xứ của con có mà. Nó không ngủ thì Tứ Niệm Xứ mà ôm.
Tu sinh: Dạ không. Ý con muốn nói là nếu mà khi mà con tập là con nằm xuống ngủ là ngủ một tiếng được nhưng mà nếu con không ngủ, con muốn làm cho nó thức luôn thì con thức được. Vậy con cần thức hay không?
Trưởng lão: À không nó, bây giờ nó muốn thức rồi thì cứ cho nó thức có không sao đâu. Đừng có tập cho nó ngủ lại nó uổng. Nó muốn thức, nhưng mà mình thức mình có công việc làm, chứ đừng có thức mà không biết tui phải làm cái gì hết. Thức là ở trong Tứ Niệm Xứ, con hiểu không? Thức có pháp chớ, thức có pháp.
Tu sinh: Dạ con tu cứ thức luôn mấy tiếng luôn á hả?
Trưởng lão: Ờ cứ nó tỉnh chừng nào thì cứ kéo dài chừng nấy.
Tu sinh: Rồi thí dụ như con ngồi lâu nó mỏi quá, con đi thân hành con đi rất là thoải mái hơn không biết được không?
Trưởng lão: Thì Tứ Niệm Xứ là tu bốn oai nghi đó. Con muốn nằm cũng được, muốn đi cũng được, muốn ngồi cũng được, tự động. Nhưng mà coi chừng, có vậy thôi cảnh giác, để tâm nó ngủ thôi mấy con, hoặc là nó nghỉ tầm bậy tầm bạ nó sanh ra những loạn tưởng, hoặc là những cái tưởng nó phóng xuất, cho nên vì vậy mà coi chừng, cái này phải cảnh giác.
Tu sinh: Dạ xin thưa Thầy, là bài tập của con cũng chưa được Thầy chấm ạ.
Trưởng lão: Chưa trả con hả? Hình như là dường như là cái cặp sách của con, hồi nãy có cái tên con ở trong đó.
Tu sinh: Nhưng mà Thầy có tên con …
Trưởng lão: Có cái bài đó thôi hả?
Tu sinh: Dạ
(51:35)Trưởng lão: Thôi để Thầy kiểm điểm lại coi. Bởi vì mấy con, thay vì mấy con góp riêng cái này nó không có lộn. Mấy con tới cái giờ này mấy con đem góp thêm, lát mấy con đưa thầy cái bài, lát cô Út đưa Thầy cái bài, trời đất ơi, trong khi Thầy bận công chuyện, Thầy để đó rồi không biết nó lộn lên chỗ nào. Góp có giờ, góp bài có giờ đi, rồi được rồi con. Nhiều khi nó quên đó con, nó lẻ tẻ.
Tu sinh: Dạ Thầy, kính bạch Thầy. Con xin trình lên Thầy, con đã bốn đêm nay nó không ngủ.
Trưởng Lão: À không ngủ, thì mấy con cứ ôm pháp Tứ Niệm Xứ mà tu tập.
Tu sinh: Cứ ôm pháp Tứ Niệm Xứ?
Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ
Tu sinh: Nhưng mà lúc xưa thì con với bạn đồng hành bạch Thầy, con thấy họ thức con cũng thức.
Trưởng lão: Cái giờ giấc của người nào người ta tu theo giờ nấy con. Còn con tu được thì con cứ thức con tu. Còn không có gì hết. Đừng có, mình đừng có chạy đua với người ta rồi mình tu sai mấy con. Giờ tới giờ ngủ thì mình ngủ, mình làm chủ ăn, ngủ của mình. Còn con giờ đó không ngủ nữa thì con cứ thức, mặc tình cho mình thức, thức mai mốt rồi mình ngủ, mà ngủ sai giờ rồi là mày chết. Con hiểu không? Cho nên ở đây con đừng có, yên tâm đi.
Cái người nào thức thì chúng ta có pháp Tứ Niệm Xứ mà chúng ta tu, ôm pháp chứ không phải là thức mà nằm đó chơi. Phải không? Cứ ôm pháp Tứ Niệm Xứ mà tu tập, để cho Nhất Dạ Hiền một đêm. Bởi vì pháp Tứ Niệm Xứ, Nhất Dạ Hiền rồi 7 ngày, 7 tháng, 7 năm, giữ được cái tâm đó mà thanh thản, an lạc, vô sự. Nó có phương pháp để thức chứ. Nhưng mà thức làm việc chứ không phải là thức mà thức ngồi chơi. Con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy đó mà cái thức của mấy con cảnh giác mà có bất kỳ một trạng thái nào xảy ra thì các con phải dùng pháp tác ý đuổi đi liền, còn không phải trình bày Thầy cấp tốc ngay liền chứ không được để lâu. Bởi vì nó nguy hiểm, phải không? Rồi bây giờ thì mấy con chuẩn bị về phải không? Đi ra ăn cơm nè, chứ không khéo bây giờ 10 giờ rồi, tới 11, 12 giờ cơm nước người ta khiêng đi hết.
HẾT BĂNG