00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 019C (NỮ) - TRAO DỒI LÒNG YÊU THƯƠNG - NHÂN QUẢ GIẾT HẠI CHÚNG SINH - VẤN ĐẠO TÂM NHƯ ĐẤT

CK 019C (NỮ) - TRAU DỒI LÒNG YÊU THƯƠNG - NHÂN QUẢ GIẾT HẠI CHÚNG SINH - VẤN ĐẠO TÂM NHƯ ĐẤT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 11/2005

Thời lượng: [33:48]

1. TRAU DỒI LÒNG YÊU THƯƠNG

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ để trả lời cái vấn đề như trước đó, chẳng hạn mấy con, mấy con có nhiều người sạch sẽ lắm, muốn hốt lá chỗ này chỗ kia cho sạch. Mấy con cứ nghĩ trong cái mùa này là cái mùa ẩm ướt - con vật nó sinh ra trong cái nơi thấp (ẩm) nhiều lắm, mấy con! Bởi vì thấp sanh mà, loài động vật nó sanh ra nhiều, mà cái loài cỏ cây nó cũng nhiều lắm.

Khi chúng ta tu hành thì chúng ta nên lập cái hành, cái hạnh, cái đức hiếu sinh, cái lòng thương yêu sự sống, mấy con! Cỏ cây nó cũng có sự sống con, dưới những cái lá đó có những con côn trùng, có những cái con vật nhỏ nhít nó cũng sinh ra từ nơi ẩm ướt đó, mấy con! Nói chung là hiện giờ cái sự ẩm ướt thì nó cũng đang có sanh ra và đồng thời thì nó cũng có cái sanh ra cái duyên hợp của nó cũng có; như loài động vật cái duyên hợp nó cũng có để tạo sanh ra.

Cho nên vì vậy mà đối với chúng ta thì trên con đường mà chúng ta đi tới đi lui đó, theo Thầy thiết nghĩ, chúng ta không phải sang đâu! Như cô Út làm cho mấy con có con đường để cỏ không lên để chúng ta khỏi nhổ nó, khỏi thấy cái sự đau khổ của loài cây cỏ bị chúng ta nhổ nó. Đó là cái điều kiện chúng ta tránh, tránh cái sự đau đớn đó, cho nên chúng ta chỉ làm sao mà trên con đường chúng ta nhỏ, gọn để mà chúng ta đi lại đừng có giẫm đạp lên cỏ. Còn nếu mà để đất như thế này thời gian cỏ nó lên. Cỏ lên trên con đường mình đi thì có những con vật núp ở đó mình không thấy, mình sẽ đạp chết con vật, mà mình đạp trên cỏ cũng tội nó mấy con, vì nó là cái sự sống mà!

Cho nên mình muốn sống thì mình cũng muốn cho tất cả loài vật khác sống, các con cứ nhìn cái thảm cỏ xanh nó làm cho chúng ta mát mẻ, nhưng mà nhìn đám cỏ mùa nắng mấy con thấy nó bị khô cháy, chúng ta thấy nó khô cằn, khô héo!

Nếu mà chúng ta khởi cái lòng thương yêu, chúng ta xót xa biết bao nhiêu cái loài cỏ chết, mấy con! Một người tu, chúng ta luôn luôn cái tâm nó bất động, nhưng khi đứng lại nhìn một cái gì đó nó gợi lên cái lòng thương yêu sâu sắc lắm mấy con! Chứ nó không phải, nó bất động nhưng mà nó có cái lòng thương yêu, thấy rất tội, nhân quả! Chỉ sống trong một mùa, đến mùa nắng là cỏ chết hết, ai tưới nước? Đâu ai tưới nước cho nên nó bị nắng mà nó chết!

(02:24) Do cái duyên mà mưa thường xuyên thì nó sống, mà không thường xuyên thì nó chết, đó là chúng ta tu Tâm Từ, mấy con! Vì vậy mà Thầy thấy, có cô gì, cô Hạnh Từ cô cúng dường để làm con đường cho mấy con đi, vừa không lầy lội, mà cũng vừa tiện lợi.

Chúng ta không phải làm sang, đẹp đâu! Mà chúng ta tránh đi giẫm đạp lên cỏ. Và đồng thời cỏ mà (có) rác thì cái loài chúng sanh nó rất nhiều. Trên đường đi chúng ta mà có những cỏ rác thì cái đất cũng là phù hợp cho các loài chúng sanh đi trên đó nhiều lắm, nó sanh ra nhiều lắm!

Còn cái tráng xi măng nó tránh được cỏ và cái loài cỏ chúng ta tránh được giẫm đạp và tránh được cái nhổ nó nữa, nó đỡ chúng ta! Nhưng chúng ta tráng cái đường chúng ta nhỏ nhỏ thôi. Đừng tráng lớn quá! Trừ ra những cái đường lớn, còn những cái đường nhỏ chúng ta chừa hai bên có hai dãy thất, tráng vừa phải thôi, để chúng ta đi trên con đường đó cho nó sạch sẽ, nó không giẫm đạp, mà nó cũng êm. Khi mà trên con đường như vậy mình tráng như vậy, mình tránh được cái loài chúng sanh nữa đó con.

Bởi vì mình thấy nó dễ dàng, còn cái đất - nó khó thấy, khó thấy lắm! Do đó, lỡ chúng ta giẫm đạp lên, rất tội! Các con có nghe khi chúng ta đạp cái chân lên con ốc không? Nghe cái rốp! Đau nhói lòng mình, mấy con! Nhìn xuống nó bể, bể nát, con ốc nó mất cái vỏ bảo vệ nó đi, thì chắc chắn nó sẽ bị chết, mấy con, nó không thể sống được đâu! Sớm muộn rồi nó cũng bị mấy con vật khác hoặc là nó cũng chết ngay liền.

(04:05) Cho nên chúng ta cố gắng, ban đêm con ốc nó hay bò đi, nó bò chậm lắm, cho nên chúng ta đi nó bò không kịp đâu. Vì vậy mà nó cũng cố gắng nó tránh, khi mà bước chân chúng ta đi thì nó cũng cố tránh. Nhưng cái loài ốc, làm sao nó chạy nhanh được, cho nên nó rề rề, rề rề, thành ra làm sao nó tránh khỏi cái bước chân của mình. Cho nên ráng làm sao mà chúng ta đừng đạp nó, mấy con!

Thật sự ra nói thì nói chứ thật sự Thầy đi ban đêm mà Thầy đi ra Thầy chăm sóc mấy thầy ngoài đó, nhất là quý thầy thức suốt đêm mà tu. Thầy sợ, Thầy sợ nó rối loạn thần kinh và nó làm cho quý thầy mất đi sức khỏe rất nhiều, cho nên Thầy xem xét. Từ mười giờ, mười một, mười hai giờ, thức khuya thậm chí ba giờ, Thầy cũng ra thầy thăm quý thầy, coi cái sự tu tập như thế nào đó.

Thì đi ban đêm, do đó có một lần Thầy quên rọi đèn, vì thấy cái bóng đèn ở trong cái thất của thầy đó tỏa ra, Thầy cũng tiết kiệm không có rọi đèn đường của mình đi, cho nên thấy bóng đèn đó Thầy dừng lại. Nhưng không ngờ cái bóng tối nó…​ ánh sáng trong kia nó ra thì ngoài này nó bị bóng tối, cho nên Thầy đạp lên con ốc, con ốc nhỏ. Thầy nghe một cái rốp! Thầy ngồi xuống, Thầy lượm con ốc, thấy đau khổ vô cùng! Thấy thương quá! Mình vô tình quá.

Thầy căn dặn từ đây về sau, mình có đi thì mình rọi đèn trước mình đi để mình tránh. Đúng vậy ban đêm mình đi, tốn hao không bao nhiêu mà nó chết đi một con vật mình thấy xót xa lắm, mấy con! Cho nên khi đi ban đêm, mấy con cố gắng rọi đèn để tránh chúng sanh, để tránh giết sinh mạng của chúng sanh. Một người tu như chúng ta cần phải tu tập lòng từ bi, lòng thương yêu, mấy con!

Như hồi nãy, Thầy có nhắc mấy con là ông Phú Lâu Na, người ta ghét, người ta chửi mắng, người ta đánh đập, người ta giết ông mà ông còn thương. Huống hồ là con vật nó có ghét nó có chửi mắng mình đâu mà vô tình mình đạp, tội quá đi! Phải không mấy con?

Mình học được cái hạnh của ông Phú Lâu Na thì mình còn thương biết bao nhiêu người đang đau khổ, thì mình cũng thương chúng sanh biết bao nhiêu sự vô tình xảy ra, cố gắng mấy con!

Ban đêm mình cố gắng ít đi; mà nếu đi kinh hành thì cố gắng soi trước cái đường mình đi, rồi mình bước đi trên con đường sáng, để cái loài ốc, loài côn trùng nó đi ở dưới đất mình không giẫm đạp, vì ban đêm buồn ngủ lắm.

(06:30) Cho nên do như vậy đó, mình đứng tại chỗ mình tập hoặc là mình đi trên thất của mình, trước khi đi mình quét nó sạch sẽ rồi mình đi. Và cố gắng mình chịu khó, mỗi khi mình quét thì mình cũng tu tập trên thân hành của mình, và đồng thời Thầy tin rằng mấy con thực hiện lòng từ bi của mấy con thì mấy con sẽ phá được hôn trầm dễ dàng. Cái tinh thần đó nó sẽ giúp mấy con tỉnh táo. Nếu mình không tỉnh mình đi như vậy thì mình giẫm chết nó sao? Do đó mình tỉnh thì tức là mình không có giẫm chết nó, các con hiểu không?

Đó là những điều mà chúng ta nỗ lực chúng ta tu ngày hôm nay! Cho nên Thầy thường nhắc ở trong phần Thập Thiện, Tứ Vô Lượng Tâm tu Tâm Từ mấy con! Mình đi kinh hành mình câu hữu với lòng từ của mình, mấy con! Cho nên mấy con hỏi Thầy: "Nếu mà con đi con không cúi đầu xuống con thực hiện Tâm Từ thì con giẫm đạp chúng sanh sao?" Thì đúng, mấy con nói cái đó đúng! Từ đầu ra thì lúc nào chúng ta cũng phải nhìn xuống và tránh các loài chúng sanh.

Nhưng khi không có chúng sanh thì chúng ta tu Chánh Niệm Tỉnh Giác chúng ta ngó lên, để chúng ta giữ cái tâm, để không nó gom tâm đó mấy con! Nó gom tâm! Nhưng nhờ cái lòng từ của mình, mình ít có gom tâm trong bước đi của mình lắm, nhưng cái lòng từ của mình nó làm cho mình Tỉnh Thức trên từng bước đi, cho nên nó ít có ức chế.

Đó như vậy thì các con thấy rằng, cái vệ sinh, cái sạch sẽ của mấy con, nhiều khi mấy con làm nó quang đãng lắm, Thầy thấy quang đãng lắm. Nhưng mấy con làm mất cái chỗ sống của chúng sanh, mấy con! Cái đống rác nó nằm như vậy chứ chúng sanh ở đó nhiều lắm; bây giờ chúng ta dẹp sạch thì chúng sanh nó không có chỗ ở, nó mất đi cái chỗ ở.

(08:10) Cho nên mấy con ráng cố gắng nhớ lời Thầy dạy, còn cỏ rác thì nơi đâu đáng nhổ thì mình nhổ, mà những nơi đâu không đáng nhổ thì mình nên không nhổ. Như đường đi thì đáng nhổ cỏ, mấy con! Để mà cỏ rác như vậy mấy con sẽ đi trên đó. Bây giờ cỏ nó lan ra - nó còn con đường bao lớn như vầy, như hai người tránh thì mấy con sẽ giẫm đạp lên cỏ, mà giẫm đạp lên cỏ thì dưới cỏ là có chúng sanh, không thể nào mà không có chúng sanh được.

Cho nên con đường thì mình hãy nhổ, mà ngoài con đường thì thôi đừng có nhổ, tội nghiệp chúng sanh lắm! Tất cả chúng ta là những người tu, mà chúng ta quyết tâm để tìm sự giải thoát đừng nên làm đau khổ chúng sanh. Đây là những điều mà Thầy nhắc nhở mấy con!

*(Câu hỏi Tu sinh*)Kính bạch Thầy con làm như lời Thầy dạy dùng tay nhổ cỏ - đây là cô Nghiệp hỏi Thầy. Bữa trước Thầy dạy dùng cuốc dẫy cỏ, các côn trùng bị giãy, đau đớn giãy giụa vô cùng rồi chết. Dùng cuốc giãy thì nó nhanh nhưng chết nhiều côn trùng lắm, dùng tay nhổ cỏ thì các con giun không bị giãy dụa đau đớn mà chết. Thầy, ước gì có nhiều thời gian vừa nhổ cỏ vừa quán.”

Trưởng lão: Sự thật ra mấy con thấy trên con đường của mình đi, nếu mà cỏ nó mọc lan ra thì mấy con nhổ, thì mấy con vừa nhổ vừa tu. Vừa tu như thế nào mấy con biết không? “Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi, nhổ cỏ phải biết nhổ cỏ, đừng đừng nghĩ ngợi điều gì khác” thì mấy con tiếp tục nhổ cỏ. Rồi một lúc mấy con nhắc: "Tâm ly dục, ly ác pháp hết!” thì các con lại tiếp tục. Nhổ cỏ vẫn tu tập được mà nó nhẹ nhàng lắm.

(10:00) Cầm cây cuốc mấy con phải phí sức nhiều, còn mình nhổ cỏ thì tùy theo, lấy một cái cây rồi mình nại gốc cỏ, chứ đừng có nắm cái cỏ mà rị lên, mấy con sẽ phí sức lắm đó, để cái sức đó mấy con tu.

Tất cả những cái điều kiện mà Thầy nói thì mấy con phải tập, mình vội vàng gì! Mình tu mà mình không có lật đật, bữa nay mình nhổ năm ba gốc cũng được, năm ba gốc cỏ cũng được, ngày mai tiếp tục mình nhổ, mấy con!

Theo con đường mình đi, xung quanh thất mình cũng nhổ sạch sẽ, xung quanh thất thôi, còn những nơi khác thì chúng ta để cỏ lên nhìn nó xanh mát làm cho cái sức sống hành tinh của chúng ta. Thấy cái màu xanh của cây cỏ là thấy một cái sức sống của nó, thì dưới những cái xanh của cây cỏ đó biết bao nhiêu cái sự sống ở dưới, cho nên cái màu xanh nói lên cái sự sống, rồi dưới màu xanh sự sống đó biết bao nhiêu sự sống khác mấy con, trong đó có mình nữa.

(10:57) Cũng như mình ngồi dưới cái tàn cây này, trên cái màu xanh của nó, dưới đây sự sống của chúng ta, trên đó là sự sống của cây. Đó là cái nhìn của mình và cái cảm nhận, cảm thông được của mình qua sự sống. Chúng ta hoàn toàn là những người sống tập thương yêu, cho nên chúng ta nhìn sự sống mà chúng ta vui sướng, sự sống an lành mấy con, sự sống thanh thản, an lạc, vô sự.

Các con nhìn cây cỏ các con sẽ thấy sự sống an lạc, các con thấy rõ ràng, và chúng ta cũng sẽ. Chúng ta sống ác thì chúng ta không được sống như vậy - chứ chúng ta sống thiện thì được sống như vậy.

Tất cả những bài học này mấy con sẽ ghi nhớ và mấy con áp dụng vào bài học nhân quả mấy con, vào bài học nhân quả!

*(Câu hỏi Tu sinh*) “Kính bạch Thầy! Con làm như lời Thầy dạy, dùng tay nhổ cỏ vừa làm vừa quán nhân quả thảo mộc. Các động vật ở dưới các đống rác cũng nhiều như rác vậy, làm sao con tránh khỏi không sát sanh? Quả thật là khó quá khó, thưa Thầy! Trước khi lao tác, cả lúc làm con luôn tác ý: “Xin tất cả rắn, rết, ốc, cóc, mối, kiến, giun, dế, cùng tất cả các côn trùng hãy tránh đi chỗ khác để tôi làm cỏ, hốt rác vì môi trường vệ sinh có ích cho nhiều người nên tôi rất tự lượng làm việc này. Nếu các người có bị thiệt mạng thì đó cũng là nghiệp của mỗi chúng sanh, mong rằng khi chết đều được sanh làm người, được gặp Phật pháp”. Trước khi làm con tác ý như vậy, trong khi làm con cũng tác ý như vậy.”

Trưởng lão: Đúng vậy! Nếu mà con tác ý như vậy, với cái tâm con như vậy, vẫn tốt!

Vì vậy mà khi tác ý như vậy, khi nhổ cỏ hay làm chuyện gì đó thì con cố gắng con tránh, chứ không nghĩ mình tác ý rồi bây giờ mình thấy kiến, trùng rồi mình hốt hết! Thấy tất cả những cái đó, bây giờ mình đã tác ý như vậy mà mình nỡ tâm nào mà mình hốt cho nó chết sao? Cho nên khi mà mình thấy nó đông quá thì mình khều nó ra, khều nhẹ nhẹ cái đống rác đó ra, mình để cho nó đi đi, rồi mình lại hốt nó, đó là vì vệ sinh mà mình phải làm.

Và hôm nay nói đến vệ sinh thì Thầy có góp ý như thế này, bây giờ ở đây chúng ta có quý Phật tử người ta cúng dường cho mình một số bát đất, bát đất như cái nồi đất đó, mấy con! Do đó mỗi người chúng ta ở trong thất chúng ta có một cái bát đất đó để làm gì mấy con biết không? Chúng ta đốt cái bọc giấy hay hoặc miếng giấy vụn đó, mình bỏ vào cái bát đó để mình đốt, chứ mình đốt ở dưới đất rủi có côn trùng ở dưới đất, nó nóng nó chết cũng tội!

(13:49) Còn mình bỏ ở trong cái bát đó, vì cái bát đó đất mình không thể dùng được mấy con. Tại sao? Tại vì mình dùng cái đất nó ra, nó ra rồi mình ăn nó độc. Cho nên mình dùng cái bát sành người ta có tráng men đó, như cái bát mà Thầy cho mấy con đó, thì mấy con ăn không có độc, cái bát inox nó vẫn độc mấy con vì nó kim loại. Còn cái bát sành bằng đất nó nặng một chút nhưng chúng ta ăn nó sạch sẽ lắm, nó không có dơ.

Còn cái bát đất như cái nồi đất đó, nếu mà không khéo thì chúng ta sơn hay này kia, coi vậy chứ chúng ta ăn sẽ bị chất độc; do như vậy nó bị đất do chưa có được tráng men. Cho nên lấy cái bát đất đó, sẵn bây giờ có cái bát đất đó, thì chúng có mỗi thất chúng ta có cái bát đất đó, khi cầm cái tờ giấy đốt thì chúng ta bỏ vào cái bát đó, thấy không? Các con thấy nó tiện lợi lắm!

Do đó chúng ta là những người tu mà, mỗi hành động gì mà làm lợi ích cho chúng sanh, có hạnh phúc cho chúng sanh thì chúng ta làm! Thầy sẽ phát cho mỗi thất một cái bát, cái bát đất đó nó nhỏ như thế này. Chúng ta đốt - chúng ta bỏ ở trong đó, bởi vì nó có những cái bọc, những cái giấy vụn, những cái điều kiện cần vệ sinh thì chúng ta bỏ ở trong đó.

Có nhiều người họ ăn uống, cái bọc, cái này kia họ bỏ một đống ở bên cái thất của họ, trông nó dơ lắm mấy con, nó thành một cái đống rác rồi đó. Lâu lâu có nhiều người hốt hoặc này kia, thì những cái bọc nilon này nó khó tiêu lắm mấy con. Nó khó tiêu hủy lắm. Do đó chúng ta chỉ có đốt mà thôi.

Mỗi người có một cái bát như vậy đó, đốt thì Thầy thấy rất tiện lợi, đó là một hành động chúng ta tránh đi cái sự đau khổ của chúng sanh. Nhưng mà cái hành động mà nói lên như vậy cũng nói được cái lòng thương yêu của chúng ta đó mấy con, bởi vì một cái hành động đó nói lên được cái tâm, cái tính của nó, cái lòng thương yêu, cái tính thương yêu của chúng ta.

Và chúng ta là những người tu tập chúng ta tập được cái tính thiện như vậy, càng ngày nó sẽ càng phát triển mấy con, càng phát triển! Thầy sẽ trợ giúp mấy con tất cả những này để nuôi lớn được cái lòng thương yêu, cái lòng thiện của mấy con.

Thầy là một người thiện thì Thầy mong mấy con cũng là một người thiện, cũng giống như Thầy. Người ta nói: "Cha nào con nấy (chứ)" nghĩa là Thầy là Thầy của mấy con thì mấy con ít ra mấy con cũng phải giống lông giống cánh nó chứ, không lẽ không giống lông giống cánh chút nào sao.

(16:07) Cho nên mấy con tu theo Thầy là mấy con phải giống Thầy, biết thương yêu chúng sanh, Thầy thương yêu chúng sanh bao nhiêu thì mấy con cũng cố gắng mà thương yêu chúng sanh bấy nhiêu. Mỗi mỗi hành động chúng ta cố tránh chừng nào tốt chừng nấy.

Do đó những lời tác ý của con, thì nó giúp cho cái tâm của con tốt và đồng thời cái hành động của con phải làm tốt, phải làm tốt theo cái ý của mình nói ra. Chứ nếu khi - nếu không, con chỉ nói mà không làm được thì mình chỉ biết nói suông, cũng như mình nói như vậy mà mình vẫn cào hốt, vẫn đem đốt ba con kiến này hết: "Để đây nó cắn mình" thì như vậy là không phải, mấy con!

Nó vì con kiến cắn mình là vì nó tự vệ nó, nó muốn sống, nó mới cắn mình, tại vì…​ vào cái chỗ nó ở hoặc con đường nó đi, buộc lòng nó chạy nó bu cắn; chứ nó biết cái thân phận nó quá nhỏ, nhưng nó bảo vệ sự sống mà nó cắn mình. Mà mình lại bị cắn, mình lại tức giận lên mình cào, mình đạp nó còn lung hơn nữa. Có người còn: “Đem lửa ra tao đốt cho hết”. Có phải vậy không, mấy con?

2. NHÂN QUẢ GIẾT HẠI CHÚNG SANH

(17:06) Nhưng mình không ngờ cái sự tức giận của mình lại giết hại; và cái hành động mà giết hại của mấy con, giết hại loài kiến - đốt nó - thì cái hành động đó nó thành cái từ trường, cái từ trường đó là cái hạt, cái nhân của nó để sinh ra những con kiến đó, nó sẽ trả quả! Khi đó chính bản thân mấy con đốt nó thì có người khác sẽ đốt mấy con lại.

Bởi vì nhân quả mà mấy con, nhân quả trùng trùng mà! Mấy con tưởng! Mấy con sống đây mấy con không nóng chứ những cái nhân quả của mấy con nó đã sinh ra loài vật - nó phải trả những cái quả đó, chứ đâu phải!

Bởi vì con cũng là nhân quả thì những con vật sinh ra nó cũng là nhân quả, mà nhân quả từ ai? Từ cái hành động mà các con đốt loài kiến mà có những con vật đó nó chịu khổ. Các con hiểu không? Chính mình, cái nhân quả của mình sinh ra những loài vật để chịu khổ! Mình ăn thịt con vật đó thì con vật…​ từ cái ăn thịt của mình, cái hành động đó nó lại sanh ra những con vật để rồi ăn thịt với nhau, con thấy không ?

(18:05) Từ đó con vật đó để cho người khác ăn thịt trở lại, cũng bắt cột nó, nhổ lông! Do cái hành động nào? Hành động của mình ăn thịt, nhổ lông, cắt cổ con gà thì bắt đầu những cái hành động của mình nó thành con gà. Cái từ trường đó nó sanh làm những con gà, những con gà đó để người ta cũng cắt cổ, nhổ lông lại, là cũng do mình chứ ai?

Có phải người ta nhổ lông, cắt cổ mình không? Đó, nhổ lông, cắt cổ cái nhân quả của mình, chứ ai vô đó! Thì tại mình ăn thịt, tại mình nhổ lông cắt cổ thì bây giờ từ trường của mình, cái tiếng ác đó, nó phải sanh ra cái nhân đó - nó làm những con vật đó, chứ làm sao không có được!

Cho nên cũng tự mấy con mà sanh ra những loài vật đó. Bởi vì cái quy luật nhân quả là như vậy. Trước khi chưa có con gà con vịt thì cái quy luật nó hợp, nó thành con gà con vịt.

Do đó bây giờ - bởi vì cái quy luật của nhân quả nó sinh ra nó không có nhiều đâu - tự mình ăn mà nó sanh ra nhiều. Mà sanh ra nhiều không có đủ mình ăn thì bắt đầu mình mới nuôi; nuôi thì đó nó có cái duyên nó mới nở ra được, nó mới sanh ra nhiều con gà, bây giờ trại nuôi gà nó quá trời!

Do đó trời bây giờ nó quá trời là do cái từ trường ác của mình cho nên nó bị dịch cúm nó chết hàng loạt, mà hàng loạt thì con người ăn vô thì bị dịch cúm nữa, thì hoảng sợ! Con hiểu không? Mà hoảng sợ thì cứ nó diệt con người từ cái vùng này đến vùng khác, nước này đến nước khác.

Bây giờ đại dịch cúm gia cầm, nó chỉ diệt con người của mình, tại vì mình ăn, rồi bây giờ cái nhân quả nó cao lên, nó sẽ diệt ngay tới cái bản thân của mình - sanh ra những cái loài gà vịt rồi nó chịu chết, chứ đâu phải! Trước khi con người chết là gà vịt chết hàng loạt, chứ đâu phải là tự con người mình chết có cái dịch cúm đó đâu!

Cho nên từ con người mình làm ác mà, từ con người mình ăn thịt gà vịt, do đó mình phải bị cái điều đó chứ làm sao! Nhân quả không có tránh đâu khỏi!

Đó, thì như vậy rõ ràng là mình nói được thì mình sẽ phải cố gắng mình làm được! Cho nên cái cách mà chúng ta tu tập thì ở từng cái nơi: "À! Bây giờ con hốt rác thì con thấy chỗ đó có kiến. Thôi! Mình hốt chỗ khác". Mình chỉ cào động để cho cái loài kiến đó nó đi đi; rồi ngày mai ngày mốt mình thấy nó không có nữa, mình lại mình hốt. Chứ đừng có: "Ờ! Chỗ này tui làm sạch rồi thì cứ luôn luôn từ chỗ này đến chỗ này phải sạch".

Mình người tu mà! Cái chỗ này sạch mà tới cái chỗ này bị kiến, thôi mình bỏ chỗ này đi, mình không hốt chỗ này nữa, nhưng mình động cho nó đi, mình khôn mà, mình muốn làm sạch mà. Bởi vì không lẽ làm chỗ này sạch còn chỗ này không sạch thì coi không được và vì vậy nó không vệ sinh, phải không?

(20:32) Cho nên vì vậy đó mình biết ở chỗ này có cái ổ kiến, thôi mình lấy cây hay cái gì đó mình chọc nó, chọc nó chút chút hay hoặc là mình làm trống trống chỗ đó đi để cho nó không có núp nữa. Bắt đầu nó rủ nhau đi chỗ khác. Nó rủ nhau đi chỗ khác thì mình đợi bữa sau hay hai ba bữa nữa mình lại mình hốt. Còn bữa sau mình lại mình thấy nó còn làm ổ lại nữa, mình chọc nó, cho nó đi.

Chừng nào cái điều kiện mình cần thiết làm vệ sinh, chứ còn sự thật ra mình thấy cái ổ nó là cái nhà của nó; mình phá, mình phá nhà nó mai mốt bão nó phá nhà mình đó - chứ nó không tha mình đâu, phải không? Mấy con phải thấy điều đó! Cho nên trên cái sự tu tập đều là trí Tuệ, mình phải suy nghĩ. Một nhân ác thì phải trả quả ác, không thể tránh khỏi!

Đó thì những cái điều mà con làm con hỏi Thầy, nếu mà con làm mà không hỏi Thầy, con làm mà không hỏi Thầy nhiều khi mình chưa đủ trí Tuệ phán xét, mình sẽ tạo cái nhân ác mà mình phải lãnh cái quả khổ.

Nhất là hiện giờ tụi con cũng đã lớn tuổi rồi, ráng lo tu tập, tư duy suy nghĩ, khi mà ngồi mà con hốt rác như vậy, con tư duy suy nghĩ, rồi mình làm chậm chạp để cho mình tránh đi những sự chết - phước của chúng sanh. Thì điều mà làm chậm chạp tránh đi giết chúng sanh, tức là điều tu Tỉnh Thức rất tốt con, tu tỉnh thức rất tốt. Và cách thức Thầy biết! Nghĩa là mấy con ngồi không là mấy con bị hôn trầm thùy miên, chứ mấy con đi làm coi, hôn trầm thùy miên không có!

Cho nên mình vừa làm, vừa tỉnh thức tức là mình tu đó, chớ không có gì! Các con có nghe Thầy thường nói trong sách: “Tu là sống, sống là tu”, nghĩa là mình làm công việc chớ mình tu. Mình tu cái gì? Tu Tâm Từ! Rồi tu cái gì? Tu Chánh Niệm Tỉnh Giác!

Nhờ cái lòng thương yêu mà mình làm rất nhẹ nhàng, chú ý, cho nên đầu nó không có suy nghĩ tầm bậy mà nó lo suy nghĩ cái chuyện làm này để tránh chúng sanh. Đó cũng là cái tu! "Thay vì mấy con ngồi không mấy con đi tới đi lui, đi kinh hành chớ gì, thì bây giờ con làm công việc này con cũng tu trong đó". Nhưng mà người nào cũng đều làm công việc rồi tập trung nhau nói chuyện mà cứ làm. Thì thôi, chắc cũng như rồi! Cho nên cái người nào làm thì cứ làm; người nào thấy mình dừng, cho tu tập xả tâm này, tỉnh giác này thì nên tu tập!

Đó là những cái điều mà con hỏi Thầy.

3. VẤN ĐẠO TÂM NHƯ ĐẤT

(22:53) (Câu hỏi Tu sinh)Thưa Thầy khi hốt rác con nghĩ thân tâm con chắc cũng ô nhiễm, dơ bẩn như rác này vậy, con liền tác ý: “Hốt rác cũng là hốt những ô nhiễm, dơ bẩn trong thân tâm, để thân tâm được thanh tịnh”, tuy là tác ý nhưng tâm phải cương quyết dũng mãnh, diệt hết tham, sân, si. Diệt trừ tham, sân, si, mạn, nghi thì trả nợ thân tâm sẽ được thanh tịnh, cứ tác ý hoài mà không diệt trừ tham, sân, si thì làm sao tâm tham, sân, si thanh tịnh được. Cái gì do tâm tạo ra thì chính tâm cần diệt trừ cái đó mới có kết quả, cúi xin Thầy chỉ dạy cho con, suy nghĩ như vậy đúng không?”

Trưởng lão: Đúng vậy! Con tác ý con phải làm đúng như lời tác ý của con, nghĩa là con tác ý “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi! Mai mốt ai có nói gì thì nhớ tâm như cục đất, tại sao mà mày còn sân nữa, từ đây về sau mày sẽ chừa, không có được sân nữa”. Cứ nhắc như vậy thì con sẽ thấy do cái sự quyết tâm, do cái sự tu tập đúng như vậy thì tâm sẽ thanh tịnh, không còn tham, sân, si nữa.

Đó là cách thức áp dụng vào pháp, vào đời sống hàng ngày của mình, chứ nhiều khi mình tác ý suông mà mình không nổ lực mình diệt nó, thì nó cũng không hết nữa đâu. Cái tác ý là dẫn tâm vào đạo, cái tác ý là nhắc tâm mình chứ chưa phải hết, nghĩa là không phải mình nhắc là nó hết, mà nhắc là để cho mình đừng có làm đừng có sân, đừng có si, đừng có tham.

(24:39) Ví dụ như bây giờ chưa phải giờ ăn mà muốn ăn thì tức là tham ăn, nó khởi nó muốn ăn tức là dục ăn. Vì vậy cho nên con sẽ nhắc nó ngay khi sáng nó đói muốn ăn thì con nhắc nó liền, nhắc nó liền. Nhắc như thế nào, thì mình nhắc: “Tâm không có tham ăn, giờ này không phải là giờ mày ăn đâu, mày nghe tao bảo nè, như cục đất ly tham, sân, si vậy mà còn tham ăn được à ! Tao đã nhắc rồi mà không nghe, nhất định là chết bỏ, tao không ăn!”. Như vậy là con sẽ chiến thắng được ngay và nhiều lần như vậy cái bắt đầu bây giờ nó không ăn nữa, tức là nó trở thành cái nghiệp không tham ăn, đó là cách tu của con.

*(Câu hỏi Tu sinh*) “Thầy dạy chúng con tác ý tâm như đất, con thấy câu tác ý này quá khó, chúng con phải tu tập như thế nào, tác ý tâm như đất mới có kết quả, cúi xin Thầy chỉ dạy?”

Trưởng lão: Con thấy đất, con cứ nghĩ đất như thế này thì con sẽ hiểu ngay liền! Bây giờ trên đất này con đổ vàng nó có mừng không? Không! Mà đem đổ đồ bất tịnh trên đó nó có buồn không? Nó cũng không buồn. Rồi con đào hốt đi nó cũng không than, con lấy roi đánh nó, nó cũng không giận.

Đó, tất cả những cái hành động đó, con thấy nhiều lắm! Cho nên dạy tâm mình như đất để cho đối với những ác pháp, tâm bất động. Con thấy chưa? Do cái sự tu tập mà tâm như đất rất là tuyệt vời.

Con đọc lại trong Mười Giới Đức Thánh Sa di thì Đức Phật dạy La Hầu La: “Quán tâm như đất, quán tâm như nước”. Đó các con thấy chưa: “Tâm mình như nước, tâm mình như đất”, quán là tư duy suy nghĩ làm sao tâm mình như đất.

(26:31) Bây giờ tác ý: “Tâm như đất, như cục đất, ly tham, sân, si hết đi” thì đó là cái tác ý và để thực hiện cho được cái câu tác ý đó thì con phải thực hiện được cái hành động, cái hành động là như đất, đất thì như thế nào? Thì cuộc đời con sẽ nhiều khi phải gặp phải cái này hoặc cái kia, thì con sẽ sử dụng ngay - cái làm cho con có thể tham, sân, si thì con nhắc tâm mình - cố gắng nhớ nhắc cho nó thuần thục thì tâm con lần lượt nó sẽ như đất.

Nhưng mà muốn thật sự như đất thì phải triển khai cái tri kiến của con để cái sự hiểu biết đó nó như đất, nếu mà con không triển khai tri kiến, con cứ hiểu cạn cợt thì chỉ nói mà thôi, không thể như đất được.

*(Câu hỏi Tu sinh*)Con nghĩ đất quá hiền, luôn luôn để mọi người, mọi động vật, cũng như các loài thảo mộc đục, bới, đào, khoét và những gì dơ nhất đều cho xuống đất, đất vẫn im lặng bằng lòng, đất không giận hờn. Đất còn cho tất cả mọi loài chúng sanh, từ người đến trâu, bò, chó, ngựa, các loài thảo mộc, các bông thơm trái ngọt; công ơn của đất lớn lắm! Song, công ơn của Phật của Thầy còn lớn hơn rất nhiều so với đất. Những lời Phật lời Thầy dạy không gì so sánh được, con nguyện cần mẫn tu tập, gắng vượt qua những gian nan cực khổ - cực nhọc, mới có thể ly dục, ly ác pháp; mới có thể đền đáp công ơn của Phật của Thầy. Con kính Thầy về sự vừa tu tập vừa lau tác của con.”

(28:24) Trưởng lão: Nghĩa là con có cái sự tư duy đất như vậy rất là đúng! Và vì vậy mà con ráng tu tập tâm mình như đất. Những ác pháp tác động vào nó như đất: Như là những rác dơ bẩn, những sự đục phá của loài côn trùng trên đất, đất vẫn vui vẻ, vẫn im lặng như Thánh không trả lời dù là trâu, bò, chó, ngựa…​ Tất cả những loài thảo mộc, các loại bông thơm ngọt, tất cả những điều gì cũng từ trên đất.

Như vậy thì con giữ gìn tâm mình được như đất, tức là con sẽ đền đáp được ơn Phật, ơn Thầy đã dạy dỗ con, có vậy mà thôi, không có gì hết! Cho nên thường thường Thầy tu tập, Thầy thường nhắc với mấy con, Thầy ngồi tựa cửa nhìn trời mà Thầy nói: “Tâm như đất, ly dục, ly ác pháp hết”, hoặc “Tâm ly dục, ly ác pháp”.

Đó là những cái câu mà tác ý mà đến khi Thầy thành tựu, thì nó không gì hơn là biến tâm mình như đất mấy con. Và sự mà tư duy quán xét về đất con nói rất đúng, đất dung chứa tất cả ác pháp dơ bẩn, tất cả những thiện pháp đất cũng bình an, không gì mừng mà cũng không gì buồn rầu, không gì khổ đau. Do mọi vật đang trên đất, đất dung chứa tất cả với một cái sự yên vui, với cái sự bình an của mình, với cái sự luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trên đất, cả cái sự sống ở trên đất, đất sẵn sàng dung chứa và nuôi dưỡng không bỏ một cái vật nào, dù cái vật đó ác cách gì, đào xới trên đất, dẫn lỗ khoét hang đất vẫn dung chứa nuôi dưỡng, không bao giờ hờn giận, giống như một người mẹ thương con vậy.

Cho nên không có câu nào tác ý bằng câu “Tâm như đất”, vậy cho nên chúng ta hãy lấy câu ấy mà làm tiêu chuẩn nhất để cho mình triển khai cái tâm hiểu của lòng mình như là đất vậy.

*(Câu hỏi của Tu sinh*) “Ban ngày con tu tập trong lao tác, ban đêm con tu tập Tứ Chánh Cần, thực ra con cũng thấy mệt, ước gì con có sức khỏe như sư Chánh Trí thì tốt biết mấy. Con có trình Thầy tâm nguyện và ước mơ của con là vậy.”

Trưởng lão: Đây là cái lời ước nguyện của con và những cái điều thưa hỏi qua sự trực tiếp sự tu tập của con, con lao tác, con cố gắng con tu tập đúng cách và sự tư duy của con có cái sự tư duy, có cái sự hiểu biết khéo léo mà xả tâm. Đối với con thì tuổi đời nó cũng ngắn lắm. Nó không còn dài nữa đâu và ước mong mình có sức khỏe, chắc chắn là sức khỏe nó không trở về với con nữa vì nó đã đi rồi, nó không bao giờ trở lại.

(31:21) Cũng như cái tuổi đời của chúng ta nó đã đi qua rồi thì lôi trở lại không được đâu, cho nên đối với mấy con mà tuổi lớn rồi thì cố gắng mình tu tập, tu đúng pháp, tu vừa sức, không có tu quá. Cho nên cái bức thư của bác cư sĩ gửi cho Thầy, tuổi đã lớn mà xin giờ giấc tu như tu sĩ mấy con, như những người khác. Nghĩa là cũng ba tiếng đồng hồ trong một buổi, thay vì cái tuổi già như vậy tu chừng khoảng hai tiếng là tốt, thế mà bác xin Thầy tu đúng như những người khác. Nghĩa là mỗi buổi ba tiếng đồng hồ, cho nên Thầy thấy rất là tội, ráng sức già của mình mà tu như mấy con.

Như cô Nhiệm ở đây cũng vậy: “Ước gì con có sức khỏe như sư Chánh Trí thì tốt biết mấy”, con thấy không? Bây giờ làm sao, cái thời gian qua rồi làm sao mình nếu kéo sức khỏe, các tế bào trong con nó đã cằn cỗi hết rồi, nó còn chờ chết mà thôi chứ nó đâu còn làm sao mà trở về sức khỏe được.

Nhưng tâm hồn chúng ta thanh thản, giữ gìn tâm thanh thản, tâm bất động như đất, thì cái sức khỏe của con nó sẽ phục hồi lại, nó sẽ phục hồi lại. Bằng cái sự tu tập của con, bằng cái sự giữ gìn tâm bất động, tâm thanh thản thì cái sức khỏe của con nó sẽ trở lại khỏe khoắn, vững vàng, quắc thước để không khéo nó sẽ lần lượt nó suy yếu.

Như vừa rồi con thấy cô Huệ Ân không? Đứng dậy đi rất là cực khổ, rồi một ngày nào đó mấy con cũng như vậy, cũng như vậy. Trước mặt chúng ta cô Huệ Ân tám mươi mấy tuổi rồi. Bây giờ chúng ta sáu mươi mấy, bảy mươi tuổi, bảy mươi mấy, chúng ta chưa yếu đuối như cô Huệ Ân, nhưng ngày nào đó chúng ta cũng sẽ như thế mấy con.

Tuổi cô Huệ Ân cỡ bằng tuổi mấy con thì chắc cô Huệ Ân không yếu đâu, cũng còn đi đứng mạnh giỏi. Còn bây giờ cô yếu nhiều, tuổi cô tám mươi mấy rồi, cũng không bao lâu nữa là chín chục tuổi rồi, thì các con thấy mình cũng sẽ đi vào con đường đó, mấy con! Cho nên phải cố gắng, cố gắng mà tu tập.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy