00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 015 - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - CẨN THẬN TƯỞNG KHI PHÁ HÔN TRẦM - DÀN-BÀI ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - TRIỂN KHAI TRI KIẾN

CK 015 - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - CẨN THẬN TƯỞNG KHI PHÁ HÔN TRẦM - DÀN BÀI ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - TRIỂN KHAI TRI KIẾN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 16/11/2005

Thời lượng: [01:01:34]

1. PHÁ HÔN TRẦM BẰNG Ý TRÍ, NGHỊ LỰC, TƯ DUY, TRI KIẾN ĐÚNG

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay là phần thực hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, cho nên Thầy cũng trả luôn mấy bài này cho mấy con để phát. Vì lớp chia nên chắc không đủ. Bài của người nào thì trả cho người nấy. Trước khi Thầy trả bài, Thầy sẽ đọc mấy bài của huynh đệ của các con đang tu tập, có những cái khó khăn, rút tỉa qua những cái khó khăn để mình thành tựu được sự tu tập của mình, để thấy những cái khó khăn đó. Đây là một người tu hành ở trong các con gặp phải những khó khăn trong khi đó nhờ quyết tâm cho nên khắc phục được cái khó khăn đó, vượt qua chướng ngại.

Thầy xin đọc:

"Từ ngày vào Tu viện thực tập tu học đến nay ngót nửa tháng, con vẫn thấy hôn trầm thùy miên cứ đeo đuổi ráo riết, đang đi kinh hành mà con hầu như không thể chịu nổi với đôi mắt cứ muốn sập xuống, ráng rướn lên mà vẫn thấy lờ mờ như người sắp bị mù, thân không muốn bước, tinh thần rã rợi, bủn rủn. Con vội tìm ghế ngồi tự nhủ thầm Thầy đã khẩn thiết nói với các con là Thầy sẽ mở khóa tu học lần cuối này. Nếu các con không cố gắng tu tập thì Thầy sẽ nhập diệt. Nghe lời Thầy như trăng trối con cảm thấy rất lo sợ. Mặc dù con đã 65 tuổi rồi. Nói quá trễ thì cũng đúng, mà nói có thể cố gắng tìm được đường giải thoát thì cũng ngại. Tuy thế con cũng quyết tâm, nhân cơ hội cuối này để phấn đấu, nỗ lực tu tập dù chết cũng cam. Con tự nghĩ mình đã bỏ gia đình vào đây trước là mong mang ơn đức Phật, ơn đức như biển cả của Thầy tôn kính, vì đàn con dại mà Thầy không nề công cực nhọc sớm hôm dìu dắt chúng con trên bước đường giải thoát.

(02:40) Mặc dù tuổi Thầy đã cao sức đã yếu lắm rồi. Bên cạnh có cô Út phải chịu lao nhọc lo lắng, nấu nướng thức ăn cơm nước, bưng vác cho số đông người tu tập mà không than thở một lời nào. Kế đó công đàn na thí chủ giúp đỡ tiền của để cúng dường chư Tăng Ni, mà không nề mồ hôi nước mắt. Ôi nói sao cho hết công ơn bao la này, thật đáng tôn kính biết nhường nào. Thế mà mình lại ương ương lười biếng, ăn no ngủ kỹ hay sao, thật là đáng trách đáng khinh, nghĩ đến đây con tự gào thét trong tâm: hãy đứng lên và mạnh dạn đi kinh hành ngay.

Thế là con tác ý "Hãy tiếp tục tu tập, đi kinh hành tôi biết đi kinh hành, hãy đuổi con ma ngủ ra khỏi ngay".

(03:44)Thế đấy, cũng hơi lạ, con đi kinh hành một cách tỉnh táo, tới hết buổi tu tập mà không còn hôn trầm nữa. Liên tục tới hôm nay tuy có lúc hơi tái lại là con tác ý ngay "Không được lười biếng hãy bước đi kinh hành" là cái thân tỉnh lại ngay, thậm chí cả buổi nghỉ trưa con bắt buộc nó ngủ quy định 45 phút mà thôi.

Thưa Thầy tôn kính đây là lời tâm đắc chân thành mà con tha thiết mong Thầy xét duyệt và chọn lựa pháp tu theo đặc tướng của con để con tiếp thu và triển khai pháp hành thế nào cho thuận lợi. Con cúi xin Thầy chấp nhận cho con chọn thời khóa Tu viện chia làm 4 thời, mỗi thời 3 tiếng. Kính thưa Thầy con xin kính dâng lên lòng tôn kính cao quý nhất của con và ước nguyện Thầy mãi mãi hãy vững bền sức khoẻ để giúp đỡ chúng con thoát kiếp đời khổ đau này."

Đây là một thiền sinh trong Tu viện khi mà phá hôn trầm, chỉ có quyết tâm mà mình đã thắng được hôn trầm, chỉ có cái tư duy suy nghĩ đúng cái ơn nghĩa mà mình không thể nào dễ dãi với mình, cho nên thoát ra khỏi được hôn trầm, cũng là điều quyết trí hết sức. Thầy nghĩ rằng tuổi già của các con phải chọn cái pháp, cái thời gian tu chứ sức khỏe của mấy con không còn đủ khả năng để chiến đấu với giặc hôn trầm thùy miên. Nó là cái chướng ngại rất lớn ở trong đời sống tu hành của chúng ta làm chúng ta mất sự tỉnh thức, vì nó là cái vô minh lậu, nó làm cho chúng ta mê mờ, mù mịt, không có rõ, mà do chiến thắng được nó là một cái điều rất khó.

2. NẾU PHÁ HÔN TRẦM BẰNG TRIỂN KHAI TRI KIẾN ĐỊNH VÔ LẬU, HIỂU BIẾT NHÂN QUẢ THÌ KHÔNG BỊ TƯỞNG.

(05:48) Thứ nhất: Chúng ta phải đi từng bước, từng bước một. Nếu mà chúng ta vội vàng vì nỗi lo lắng cho Thầy. Ví dụ như Thầy Chơn Thành trải qua một thời gian dài thầy chiến đấu với hôn trầm thì Thầy không lo lắng lắm.

Nhưng mà Thiện Thảo tuổi trẻ bồng bột nông nổi. Cho nên nỗ lực chiến đấu với hôn trầm, trong suốt thời gian 10 ngày thì nó tỉnh. Nhưng mà cái tỉnh đó rất là lo cho Thầy chứ không phải là không lo. Bởi vì sức tỉnh đó khi chúng ta biết rằng chúng ta chưa ly dục ly pháp, mà chúng ta phá vội hôn trầm; bây giờ tỉnh nhưng mà nó tỉnh ở trong cái tưởng chứ không phải tỉnh ở trong cái ý thức của chúng ta. Cho nên cái này là nỗi lo lắng của Thầy. Vì vậy mà lúc nào Thầy cũng theo dõi một bên để xem xét coi tình trạng nó đi đến chỗ nào, để gỡ rối, chứ không phải mà mình chiến thắng như vậy là bình an.

Nếu mà đi từng lớp, đi từng lớp, ví dụ như ngay từ lớp tu học Chánh Kiến, mà làm bài vở của mấy con mà khi Thiện Thảo, Thầy đưa ra đề tài nào làm thông suốt cái đề tài đó, thì có thể đặc cách ở trên Định Vô Lậu. Thiện Thảo phải thông suốt được nhân quả của con người, thì Thiện Thảo sẽ nói đúng đắn đâu ra đó và biết cách áp dụng vào đời sống của mình từng chút thì phương pháp tu của Thiện Thảo sẽ đưa đến chứng đạo cứu cánh trong vòng chừng bảy ngày là đã xong.

Nghĩa là khi mà phá được hôn trầm mà bằng cái tri kiến giải thoát của mình với Định Vô Lậu, phá dục lậu và hữu lậu một cách tuyệt vời thì Thiện Thảo sẽ là một cái người tu rất nhanh. Nhưng vì Thầy nhìn qua bài tu về Định Vô Lậu ấy của Thiện Thảo viết thì quá kém. Cái tri kiến chưa đủ sáng suốt để nhận định được nhân quả, thì làm sao xả được dục lậu, hữu lậu; mà không xả được dục lậu, hữu lậu, thì chưa ly dục ly ác pháp, thì làm sao mà ly được cái vô minh lậu được; mà chưa ly được cái vô minh lậu mà tỉnh như vậy, tức là phải tỉnh trong tưởng. Đó là xác định được của một vị Thầy người ta hiểu biết, cho nên người ta biết được cái này là sai.

(08:15) Một cái người mà ngồi thiền như Thầy nói thế này, vì trải qua sự tu tập mà Thầy nhận xét qua kinh sách của những vị để lại Thiền Định, Thầy biết họ sai ở chỗ nào. Ví dụ như Thiền sư Ajahn Chah Thái Lan, ngài tu theo kiểu Thiền Đông Độ cho nên "Mặt hồ tĩnh lặng" của ngài viết thực sự ra ngài rớt ở trong tưởng mà ngài đâu biết. Cũng như bây giờ Thiện Thảo, đang rớt trong tưởng mà Thiện Thảo có biết không? Không biết. Cứ ngỡ tưởng là mình đã thắng được hôn trầm, đúng thắng được hôn trầm nhưng mà đổi lại trạng thái tưởng, thì thà để hôn trầm hơn là để trạng thái tưởng.

Còn Thiền sư Mahasi. Cho nên từ đó là pháp của Thiền sư Mahasi tập trung lại không đúng pháp của Phật. Thay vì Phật dạy: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" thì ở tại chỗ mũi chứ sao lại ở bụng, ở cơ bụng mình phồng xẹp. Ở đây chúng ta nói tất cả những cái này để chúng ta thấy chứ chúng ta không chê những người đó, tại vì những người đó họ chỉ hiểu qua cái hiểu của họ, họ hiểu qua cái hiểu của họ mà họ quên căn cứ vào lời của Phật dạy.

Nương vào hơi thở tu mà lại thấy bụng phình xẹp, tức là có sự tập trung, từ đó minh sát ra, tuệ minh sát ra. Thì như vậy chúng ta tuệ minh sát tức là tuệ tưởng chứ làm sao. Khi ở trong sự ức chế của chúng ta mà đi ra, thì tưởng rồi, làm sao còn cái gì nữa mà gọi là tuệ.

Còn bây giờ Thầy có dạy mấy con ức chế tâm của mình đâu, mà dạy con khai triển tri kiến của mình ra. Cái sự hiểu biết của tri kiến, Kinh Pháp Cú Phật dạy mà: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu" mà. Lấy cái ý thức của chúng ta mà dẫn vào nó vào. Chứ đâu có cái gì khác hơn. Bây giờ chúng ta dừng cái ý thức rồi, mà bây giờ chúng ta dùng cái biết của chúng ta, kế đó mà triển khai ra, thì cái đó không gọi là cái tưởng sao?

(10:02) Cho nên, những cái sai của những người sai, mà làm cho chúng ta bây giờ không có đường đi tới nữa. Cho nên bây giờ Thiện Thảo tu là một điều lo chứ không phải là điều mà Thầy đã xây dựng nên.

Còn Chơn Thành tu Thầy cũng rất sợ chứ đâu phải. Phá được hôn trầm thùy miên nhưng mà nhìn lại Thầy biết Chơn Thành viết bài học có tri kiến hẳn hoi, có thấy đường, cho nên có xả tâm được, nhưng mà chưa rốt ráo đâu. Vì vậy con đường để mà tu phá cho sạch hôn trầm thì Chơn Thành nếu lơi lỏng, tuy rằng thức suốt đêm được, nhưng mà lơi lỏng, chỉ cần nằm một chút xíu là hôn trầm đánh, hoặc ngồi sẽ bị lại liền. Nó chưa thật sạch đâu.

Cho nên vì vậy mà cái hôn trầm buồn ngủ chúng ta vẫn còn đeo đẳng, thì chúng ta phải cố gắng xả cái phần tâm của chúng ta. Tất cả những cái điều kiện, những ác pháp tác động đến, chúng ta coi như là tất cả các pháp đều vô thường, không cái gì của mình, mà phải chấp, phải lo, chỉ cần duy nhất là tâm bất động mà thôi.

Như thầy Chơn Thành hiện giờ nó có nhiều cái điều kiện, nhiều ác pháp tác động cũng làm dao động tâm chứ đâu phải không. Nhưng mà chính chỗ này lo mà xả tâm. Mà xả tâm hết thì ngay cái hôn trầm thùy miên nó sẽ cũng sẽ hết; bởi vì cái tâm mình xả hết thì cái hôn trầm thùy miên sẽ không còn có nữa, mà không cần phải cố gắng hơn nữa.

Cho nên trong sự tu tập trong khóa học tập hôm nay, mục đích của Thầy là làm sao cho mấy con tu đúng để chứng đạt được chân lý, giải thoát hoàn toàn làm chủ được sống chết, đó là mục đích của lớp học này.

Đây là một Thiền sinh có lời bộc bạch như thế này. Thầy cũng đọc để cho các con thấy rằng, những điều mà các con viết ra, nó đều có ích lợi, là vì để chúng ta hiểu chúng ta cố gắng. Như vừa rồi vì hôn trầm mà một người già yếu đến đây tu tập vẫn dùng một ý chí dũng mãnh bằng cách nhắc nhở thân tâm của mình cái ơn nghĩa quá lớn phải nỗ lực, không thể còn lười biếng được, vậy mà hôn trầm lui.

Chỉ một cái ý chí, chỉ một cái nghĩ đúng mà đã lui nó được thì các con thấy có phải là bằng cái tri kiến của chúng ta không? Chứ đâu phải là ráng cố gắng bằng cách nào khác hơn nữa, mà cái nghị lực, cái ý chí của chúng ta, và bằng sự hiểu biết cái ơn nghĩa đó mà đã thúc đẩy người đó phá được hôn trầm, trong khi tuổi lớn rồi đâu phải chuyện dễ đâu mấy con.

(12:33) Mấy con thấy cái nghị lực, cái ý chí, cái sự hiểu biết, sự cân nhắc của ý chí nó giúp chúng ta có được nghị lực rất lớn, làm cho hôn trầm thùy miên không còn tấn công mọi cách.

Sự thật ra mấy con buồn ngủ, nó đánh như vậy, nó đánh vô cái cảm nghĩ, mà của bác này đã ghi ra, nó là đúng mấy con, nó không sai đâu, muốn mở mắt lên, nó mở không có được, rướn lên như vầy, nó muốn nhắm lại. Sự thật ra hôn trầm thùy miên nó ghê gớm lắm con, cơ thể nó rã rời, như thể nó hết muốn đi, chỉ cần nằm xuống là nó thiếp vô liền. Như vậy chứ nó không phải dễ, đó một cái kinh nghiệm thật. Kinh nghiệm thật cuộc đời người tu hành mình mới thấy được cái mặt của hôn trầm thùy miên nó ghê gớm. Nó đánh mình ghê, mà chắc ai có cuộc chiến đấu với hôn trầm đều thấy. Đây là bức thư gửi đến Thầy nhưng nó cũng có một cái ý nghĩa cho nên Thầy muốn đọc để cho các con nghe, để cho biết:

(13:27)"Kính bạch Thầy tính hôm nay là 18 ngày con tham dự lớp học Bát Chánh Đạo, tâm con rất vui, vì mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày con mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình bằng tri kiến giải thoát. Đời học sinh của con đã trải qua ba trường học nhưng không có trường nào có nội quy, kỷ luật nghiêm khắc như trường này, tuy vậy nhưng con không có ý định trốn học, bỏ học. Vì những gì con đang học là đạo đức nhân bản, vì trường học của con mang đến tình người thật sự cho con, con cũng biết một ông Thầy giáo gần 80 mà đứng lớp dạy, phải soạn giáo án chấm bài vất vả lắm vì con đã từng làm cô giáo nên con đã hiểu điều này.

“Lên non mới biết non cao

Dạy học trò mới biết công lao của Thầy”

Vì thương học trò mà Thầy tận tình chỉ dạy, đã không thu học phí, mà Thầy còn chu cấp học bổng về ăn ở sách vở, giấy bút. Thầy ban tặng lời khen cho những ai học tốt, và lời sách tấn cho những ai chán nản lười biếng. Con tin rằng với sự đào tạo từng lớp căn bản của Thầy, tương lai không xa sẽ có người chứng quả A La Hán, thay Thầy chỉ dạy lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho chúng sanh.

(14:53) Con rất thương những cụ già quên đi sự phụng dưỡng của con cháu ngoài đời vào đây tu tập với tâm nguyện thiết tha, mong mình được giải thoát trong giây phút cuối cuộc đời. Con thương những thanh thiếu niên bỏ đi vui thú ngoài đời về đây tu học với tâm nguyện độ mình, độ người. Con thương tất cả mọi người cũng như thương bản thân con trước khi gặp chánh pháp phải trải qua biết bao nhiêu kiếp luân hồi đau khổ. Nhìn những người thiếu phước duyên gặp Phật pháp đang mê mờ tạo ác nghiệp rồi thọ nhận quả ác mà tâm con nhói đau. Bởi từ trường ác của con người đã tạo hành ngày, sinh ra nạn giết con người hủy diệt con người, sóng thần, động đất, thiên tai, lũ lụt hạn hán, bệnh tật, hết vùng này, đến vùng nọ, rồi tương lai con người sẽ ra sao. Con cầu mong tất cả tu sinh tham gia lớp Bát Chánh Đạo hãy dốc tâm, dốc sức tu tập cho chứng đạt chân lý không phải vì mình mà vì tất cả chúng sanh, vì những con người đang đau khổ đang khao khát nền đạo đức nhân bản - nhân quả trên hành tinh này.

Chơn Như ngày 19/11/2005. Kính bút."

Đó là một thiền sinh trong lớp tu học này đã có cảm nghĩ về lớp học của chúng ta ngày hôm nay. Những bức thư như vậy, những lời tâm tình như vậy cũng là những điều sách tấn cho chúng ta trên những bước đường tu học, Thầy mong rằng trên bước đường tu học của chúng ta, chúng ta sẽ là người có đủ phước, nỗ lực tu tập để thoát ra khỏi kiếp đau khổ của con người và cũng là một ánh đuốc sáng, một ngọn đèn sáng soi cho những người kế tiếp bước chân trên đường tu theo đạo Phật mà không sợ lầm lạc không sợ phí công, và chúng tu tập cũng xứng đáng để nền đáp công ơn của mọi người, của Thầy, của Phật.

Vậy Thầy mong các con phải cố gắng và cố gắng hơn, những điều hôm nay Thầy dạy mấy con.

3. SẮP XẾP CHỖ NGỒI

(17:05) Trưởng lão: Có người đề nghị với Thầy là: Các cụ già thì nên ngồi gần bên Thầy để được nghe lời Thầy nói. Còn những người trẻ thì ngồi phía sau. Đó là góp ý của người khác như vậy, thì theo Thầy thiết nghĩ, chắc chắn là sau này mấy con người lớn tuổi thì mấy con ngồi trước, và người nhỏ tuổi thì chúng ta nhường cho người già, mình ngồi sau thì tốt. Đó là có những ý kiến người ta góp ý như vậy là kính lão đắc thọ, kính người già. Ở đây, chúng ta luôn luôn lúc nào cũng bình đẳng để biết tôn kính với nhau trong sự tu học.

Trong vấn đề tu học thì chúng ta sắp xếp như thế nào để cho lớp học của chúng ta ổn định mà người khác ở bên ngoài người ta không có chê cái lớp học mình. Dù là những ý kiến đóng góp nhưng trong cái ý kiến đó thì người ta cũng chê mình đó, chứ không phải không chê đâu. Thế cho nên mình cố gắng, sao cho đừng để cho người khác nói một tiếng nói gì đối với mình. Như vậy hôm nay, thì ngày mai, ngày mốt lớp học chúng ta còn đang tiếp tục thì chúng ta sắp xếp lại, người già được ngồi lên trên, gần bên Thầy còn người trẻ thì ngồi xuống. Và cư sĩ thì các con sẽ ngồi theo cư sĩ, mà Tăng thì ngồi theo Tăng, nghĩa là người tu thì ngồi theo người tu cho thứ lớp. Để không người ta nhìn Tăng Ni gì lộn xộn, hoặc là cư sĩ với Tăng ngồi lộn xộn, người ta cũng cho mình cái tổ chức không khéo.

(19:09)Sự thật ra thì Thầy không có nghĩ điều đó. Thầy nghĩ rằng trong sự tu học của mình chỉ bình đẳng mà thôi, ngồi đâu cũng được, nhưng cuộc đời người khó quá, khó quá, rất là khó. Cái đôi mắt người ta chỉ biết chê trách mà thôi, nhưng Thầy thiết nghĩ, mình nỗ lực, mình tu cho đạt được giải thoát, dù ngồi trước, ngồi sau. Miễn làm sao ở trong phòng này Thầy nói mà các con nghe được đầy đủ thì điều đó là điều tốt, riêng người khác thì người ta hay bình phẩm cái này, cái khác, nhưng người ta bình phẩm cái đúng thì mình nên cố gắng mình sửa.

Còn cái sai thì mặc họ nói gì cũng được, mình không cần thiết. Ở đây có nhiều khi có những lời mà người ta nói sai, người ta phê bình cái này cái kia, mà sai thì mình không chấp nhận, nhưng mình không nói lại, mình làm thinh; còn cái đúng thì mình nghe cái đúng, mình sửa, mình làm cho đúng thì người ta không có nói mình không có biết tổ chức.

Cho nên hôm nay mấy con nhớ kỹ những lời Thầy nói, sau khi vô lớp, những người già thì các con sẽ đưa họ đến cái vị trí của họ. Bởi vì ai cũng nghĩ mình khiêm hạ, khiêm tốn mấy con, khiêm tốn, mình muốn ngồi sau để chính tỏ cái ngã của mình đã dẹp đi. Vì vậy mà cứ nhường nhịn lẫn nhau, do đó nó không được sắp xếp một cách ổn định. Vậy nên chúng ta thẳng thắn, với người lớn tuổi thì chúng ta cứ bước lên trên này ngồi trên, rồi những người tuổi trẻ thì sẽ ngồi sau những người già. Chúng ta chia hai hàng. Một bên là tu sĩ và một bên là cư sĩ như bữa nay các con chia như thế này Thầy thấy là rất là phù hợp. Bên đây là cư sĩ, bên kia là tu sĩ như vậy là quá hợp, quá tốt.

4. CÁCH LÀM BÀI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI

(21:22) Vậy thì bây giờ bài của mấy con, như là bài của bác Phước nên viết lại, cái bài này tạm đủ thì con nên viết lại bài “Đường đi của nhân quả con người”, bài của con về đường đi nhân quả của con người. Đây Thầy sẽ trả con, viết lại cái bài đó, còn thầy Chơn Thành thì tiếp tục cái bài nhân quả thân hành. Một lát sẽ có người sẽ gửi lại mấy con.

Ở đây Minh Thiền con sẽ viết bài “Đường đi nhân quả của con người”, con sẽ tiếp tục viết cái bài mới. Con hãy tiếp tục làm bài "Đường đi nhân quả của con người". Quý Thiện con sẽ làm, con cố gắng vì cái nhân quả con cố gắng, những gì mà Thầy ghi thì con cố gắng mà làm, lặp đi lặp lại nhiều để cho nó thấm nhuần, tới cái nhân quả của con người đó, nó có khó để Thầy gợi ý cho mấy con khi làm, phải làm cho nó đúng.

Phật tử: Con có làm bài nhân quả con người ạ, “Đường đi nhân quả con người”.

Trưởng lão: Vậy thì có rồi hả con? Ở đây còn bài nhân quả thảo mộc con, cho nên Thầy mới ghi ở trong cái này là…​

Phật tử: Chắc Thầy chưa chấm tới ạ.

Trưởng lão: Chắc có lẽ là chưa, con làm bài đường đi nhân quả rồi, để Thầy xem coi, Thầy sẽ khích lệ làm cái bài kế. Thầy gợi ý như thế này mấy con: khi mà mình tổng quát nói về đường đi nhân quả là mình tổng quát cái đường đi của nó thôi, tức là thân hành, khẩu hành, ý hành là đường đi của nhân quả con người nhưng mình tổng quát. Mình giới thiệu cái đường đi, bài đầu giới thiệu tức là mình làm bài, nó có đi từng phần rất rõ ràng.

Khi mà mình muốn tư duy một điều gì đó thì mình chia ra nhiều phần để mình tư duy nó sâu sắc hơn, nó đi sâu vào; chứ còn mình không có chịu phân nó ra từng phần mình quán thì coi như là mình đưa nó vào để mình suy tư thì nó cạn lắm mấy con, nó không có sâu. Cho nên mình chia ra nhiều phần.

Bắt đầu đi vào nhân quả của con người thì mình nhận ra cho được cái đường đi của nó. Mình viết về khẩu hành, thân hành, ý hành là cái đường đi nhân quả con người. Và trong thân hành, khẩu hành, ý hành thì mấy con dựa vào Thập Thiện, vì trong Thập Thiện nó có nói cái hành động của thân, của ý, của miệng của mình. Về hành động của thân nó có 3, hành động của ý nó có 3, về hành động của khẩu nó có 4 mấy con. Đó cái đường đi của nó, đó là cái đường đi của Thập Thiện. Tức là ở đời thì nó thập ác, còn trong đạo thì nó thập thiện.

(24:35) Cho nên đó là đường đi nhân quả. Kinh Thập Thiện là chỉ đường đi của nhân quả đó, chứ không có gì hết. Cho nên khi viết chúng ta giới thiệu cái đường đi của nó, làm sao cho người ta đọc, đừng có nói lòng vòng nó dài. Đừng có nói lòng vòng. Ví dụ như thân hành thì chúng ta giới thiệu về thân hành, nó có trên đường đi của thân hành có ba cái điều kiện của nó phải làm. Nếu mà sai ba điều kiện đó là nó nhằm 3 cái nhân ác của nó, khi mà nhân ác thì nó phải thọ lấy quả khổ. Khi mà nhân thiện của cái thân hành ấy, nó đem đến cái phước cho người đó, nó an lạc cho cái người đó.

Mình chỉ nhắc người thân hành nó như thế nào? Rồi cái khẩu hành nó như thế nào? Ý hành nó đi như thế nào thôi? Chứ mình không nói sâu, mình giới thiệu cho người ta cái đường đi trong đó, trong ba cái nẻo đó. Và mình nhắc ba cái điều ác và ba cái điều lành của thân, ba cái điều ác, ba cái điều lành của ý, bốn điều cái điều ác, và bốn cái điều lành của khẩu hành. Rồi mình tóm lược, mình kết luận của bài này lại. Mình nói bài này nó là đường đi mà đem đến sự an vui hạnh phúc cho con người. Mà cũng đó cũng là đường đi của nhân quả mà đem đến sự tai họa khổ đau cho con người cho nên chúng ta cần phải rèn.

Phật tử: Chúng ta làm bài theo Thập Thiện ạ.

Trưởng lão: Mình khéo léo lại một chút xíu. Do đó mình sẽ giới thiệu cái đường đi, để cho biết cái thiện cái ác ở trên cái đường đi đó tức là nhân thiện, nhân ác, hoặc là cái quả thiện, quả ác ở trên cái đường đi đó mà đức Phật vạch chúng ta là Thập Thiện, thập ác đó mấy con. Con nhớ cái căn bản đó mà vạch ra con đường đi.

Rồi sau đó chúng ta đi xoáy vào cái thân hành thì nó có đặc điểm nào. Khi mấy con làm tới, mấy con sẽ lưu ý về cái thân hành nó nhiều lắm mấy con, cái nhân và cái quả về thân hành nhiều lắm. Thậm chí như mỗi bước đi của chúng ta, cái hành động làm của chúng ta. Cái nghề nghiệp của bản thân chúng ta, cái hành động mà làm cái nghề nghiệp để nuôi sống, Chánh Nghiệp đó, thì nó là cái thân hành.

Cho nên trong thân hành đó thì mấy con phải nói nó như thế này. Nghĩa là nhân của cái hành động đó, thì nó phải có cái quả. Cái quả thì mấy con phải áp dụng vào cái thân hành. Cái quả đó nó vào bản thân của con người, nghĩa là gợi được cái nhân, nói được cái quả thì phải nói được cái sự áp dụng vào cái đời sống của con người. Ba phần của nó rõ ràng.

(27:16) Mỗi khi chúng ta nói một cái hành động. Ví dụ như lời nói của chúng ta nói ác ấy, thì cái lời nói ác đó là cái nhân mà cái quả của cái lời nói ác nó xảy ra cái gì, và nói xong cho họ biết nhân quả nó xảy ra như vậy rồi, thì áp dụng vào cái đời sống của chúng ta. Vậy thì con người chúng ta phải thực hiện cái nhân quả nào ở trong cái ngôn ngữ này. Các con biết như vậy nó rành rẽ, nó rõ ràng. Khi mà nó có cái ác pháp đến thì mình phải biết áp dụng nó như thế nào để chuyển hóa được tâm mình ngay liền. Lúc bây giờ học hiểu thông suốt, mình biết áp dụng vào đời sống của mình nữa. Bởi vì mình viết ra rồi mình có sự tư duy mấy con, cho nên khi mà đụng chuyện là nó đã hóa giải rồi, làm cho tâm rất là bình an.

Nếu mà chỉ nói về nhân quả, mình không có nói về cái áp dụng vào đời sống của mình để đem lại cái quả thiện của nó, cái quả phước của nó; thì coi như mình chỉ chiếu có một cái hành động của nhân quả đó. Mà biết bao nhiêu cái hành động, thì biết bao nhiêu cái mà để áp dụng vào đời sống.

Cho nên cái bài mà luận về nhân quả con người nhiều lắm mấy con. Viết về con người nhiều như vậy, nó mới thông suốt làm cho chúng ta có cái tri kiến, nhìn vào mọi chuyện chúng ta đều thông suốt được nhân quả.

Cho nên ở đây, Chơn Tịnh, bữa nay Chơn Tịnh không có đây, chắc Chơn Tịnh buổi chiều rồi, sư Minh Thống cũng không có đây, là lớp chiều.

Huệ Hưng có không con? À, có đây, con sẽ làm bài về đường đi nhân quả con.

Còn bài này của Thanh Quang mà Thanh Quang chắc bữa nay cũng không có, à buổi chiều "Bài làm đầy đủ ý đường đi của nhân quả. Hãy tiếp tục làm bài của thân hành", nghĩa là cái bài này của Thanh Quang.

Bài này của Nguyên Tịnh. Nguyên Tịnh có đây không con?

Đây bài của con. Theo thứ tự làm lại bài của nhân quả thảo mộc, con vào giới thiệu nhân quả rồi nói đến đặc tướng, đặc tính chuyển đổi, duyên hợp duyên tan rồi kết luận. Con có làm cái bài ấy chưa?

Phật tử: Dạ có ạ!

Trưởng lão: Có rồi hả con. Nếu con có làm bài đã theo thứ tự của nhân quả mà con làm rồi ấy, thì con sẽ là bài đường đi của nhân quả.

Phật tử: Bữa nay con làm nộp rồi ạ.

(29:45) Trưởng lão: Cũng có làm rồi nộp ở đây phải không? Vậy tốt quá rồi. Bài làm của Chơn Niệm tức là sư Duyên có đây không con? Không có. Buổi chiều, à không có.

Minh Nhân, bài làm của con có tiến bộ nhiều nên tiếp tục bài đường đi nhân quả, con làm chưa con?

Phật tử: Con đang làm.

Trưởng lão: Con cố gắng làm, Thầy gợi ý cho mấy con làm cho đúng cách, cái này là bài mới con

Phật tử: Bên kia bài mới Thầy, bài cũ đây ạ!

Trưởng lão: Cái này bài mới, cái bài này cũ phải không con? Đây rồi! Trả lại con.

Còn Pháp Châu, chắc không có, không có Pháp Châu. Pháp Châu ở trước, chắc là buổi chiều. Bài này Phước Tồn. Phước Tồn có không con? Rồi. "Bài này làm đầy đủ, hãy làm bài mới: Đường đi nhân quả của con người". Con làm chưa?

Tu sinh: Dạ con làm rồi.

Trưởng lão: Con làm rồi thì chắc có lẽ bài đó chưa chấm. Hãy còn ở trong đó. Bài này bài cũ. Bài này của Chơn Niệm. Không có ở đây, tức là sư Duyên. Bài này của Thanh Quang. Thanh Quang có không con? Không có, ở buổi chiều.

Bài này của Trí Thiện, bài của con hả con? Con tiếp tục làm bài khẩu hành, nhớ là những điều Thầy nói, khẩu hành nhiều lắm con, đối với Thập Thiện nó là 4 cái hành động của miệng. Nhưng mà bốn cái căn bản đó, nó chuyển ra nó trùng trùng đó. Bởi vì nhân quả nó trùng trùng duyên khởi đó, nó nhiều lắm. Cho nên Thập Thiện nó căn bản đó để mà nói cái gốc của nó thôi. Chứ còn sự thật nó sinh ra biết bao nhiêu cái hành động của nhân quả của nó.

Cho nên đứng vào mà trong nhân quả của Phật giáo thì coi như là chúng ta lấy Thập Thiện mà làm cái gốc. Bởi vì Thập Thiện là cái tiêu chuẩn làm trời đó. Vì vậy mà chúng ta thông suốt được cái nhân quả, mọi người mà thông suốt, sống đúng nhân quả, chúng ta là những người trời không đó. Mà sống đúng nhân quả là chúng ta là những người trời không ấy chứ không phải là những người phàm phu nữa đâu mấy con. Đó là cái tiêu chuẩn đo hơn con người.

(32:23) Còn tiêu chuẩn con người đó, nó nằm trong có 5 giới thôi, Ngũ Giới; mà còn cái tiêu chuẩn làm trời đó là Thập Thiện. Chúng ta đã thông suốt được Thập Thiện, là thông suốt đường đi của nhân quả, mà thông suốt đường đi nhân quả là chúng ta về cõi Trời hết, không có người nào mà còn ở cõi thế gian đâu. Đang sống ở thế gian chứ chúng ta đang ở Thiên Đàng hết rồi, không còn ở ngoài đời nữa. Bởi vì ở ngoài đời mấy con biết họ có biết Thập Thiện đâu.

Mà ở đây mình triển khai Thập Thiện bằng nhân quả chứ không phải nói Thập Thiện suông. Chừng nào giờ có ai hiểu Thập Thiện là nhân quả bao giờ không? Có phải không? Người ta có hiểu Thập Thiện là đường đi của nhân quả đâu, nhưng mà hôm nay Thầy triển khai đều là hoàn toàn đức Phật muốn nói cái điều đó. Chứ không phải là Thầy nói.

Nhưng mà sự thật ra người ta cô đọng quá, làm cho chúng ta không hiểu. Còn hôm nay mình triển khai đúng là thân hành, ý hành, khẩu hành. Ở đó thân khẩu ý chứ có cái gì khác hơn. Thập Thiện mấy con thấy rõ chứ gì, đó là đường đi của nhân quả, thì không phải đó là nhân quả sao. Triển khai được nhân quả để thông suốt được nhân quả, tri kiến giải thoát của nhân quả thì không phải chúng ta là những người trời? Người trời mới thông suốt được thiện pháp đó chứ người phàm phu thì luôn luôn ở trong 10 cái điều ác chứ dễ gì họ được ở trong mười điều thiện này.

Do đó con tiếp tục làm về khẩu hành, còn nếu mà con thấy về cái thân hành nó còn thiếu thì phải làm. Thực sự ra thân hành nó nhiều lắm con. Từ cái nghề nghiệp con nói ra. Ngay cái nghề mà làm tu sĩ này coi chừng nó không tốt lành gì đâu.

Tu thực sự giải thoát chứ tu mà ngồi gõ mõ tụng kinh nó không tốt gì đâu mấy con, tu mà ngồi Niệm Phật nó sai thì không lành gì đâu; không bằng người ta tu Thập Thiện đâu. Do đó mà con phải viết cho hết, cái lớp này bắt đầu nhân quả con người ấy thì con sẽ biết người nào mà làm được ấy.

Cho nên người nào không được Thầy bắt buộc ở lại hoài. Nó là tri kiến giải thoát của chúng ta rồi. Nếu mà không có thông suốt thì nó có giải thoát được không, con nói cứ lù mù, lờ mờ là cứ ở lại lớp này hoài. Thầy sẽ thu ngươi khác vô thì mấy con sẽ học cái lớp mới. Nghĩa là ở lại là phải học cái lớp mới chứ lên được sao. Cho mấy con mắc cỡ với họ chứ, rồi người ta vô người ta học người ta lên luôn, các con học chưa được các con ở lại đây nữa, chứ Thầy không bao giờ Thầy cho lên đâu.

Nghĩa là phải cố gắng phải vắt cái óc của mình ra, phải tư duy suy nghĩ để cho lên được lớp chứ còn ngồi đây hoài thì phải chịu. Bởi cái sức tư duy, tri kiến của mình không hiểu thì làm sao mình xả được tâm mình. Mười cái điều lành của Phật đâu phải chuyện dễ. Đâu phải chuyện dễ.

(34:56) Nhất là tham, sân, si mấy con biết nó là dục lậu, hữu lậu vô minh lậu rồi. Đâu có thường. Nhưng mà chưa, chúng ta cần phải hiểu để mà xả tâm chứ chưa phải là quét sạch cho hết. Nếu mà quét hết thì người ta chứng đạt A La Hán hết. Cho nên từ cõi Trời chúng ta thấy nó đã xây dựng nó, chỗ mà cái ý không tham, sân si. Nó kinh lắm chứ không phải nói cõi Trời là thường đâu. Cho nên nói Phạm Thiên, mấy con nghe nói Phạm Thiên ấy, ông phải hết ái chứ còn ái thì làm sao là Phạm Thiên.

Cho nên ở trong kinh Phật đã xác định những điều này rất rõ ràng rồi, mà nói cõi Trời đâu phải dễ, nhưng mình từ cõi Trời mà bước qua Niết Bàn nó đâu có xa đâu, nó có cái một chút xíu thôi. Có một chút mà thôi. Đó, mấy con thấy con đường tu của chúng ta nó càng ngày, nó lộ rõ, cho nên ráng con.

Phật tử: Con quán thân hành không có được?

Trưởng lão: Được con.

Phật tử: Không có lạc đề?

Trưởng lão: Không con. Con nói thân hành. Có cái gì thì Thầy giúp đỡ cho mấy con triển khai được cái tri kiến mấy con thêm, không có gì.

À Thiện Trí bữa nay chắc có ở đây không?

Phật tử: Dạ có.

Trưởng lão: À có con. Các con ráng cố gắng mấy con, tuổi sức của mấy con, điều kiện của mấy con để Thầy sắp xếp cho cái lớp, rồi Thầy nâng đỡ, giúp đỡ cho mấy con tu tập. Mấy con lớn tuổi quá rồi. Thầy thấy ngồi ở cái lớp này là cái lớp tuổi còn sức sống. Mà cho các con ngồi cái lớp này chắc hôn trầm nó đánh các con gục không có chiến đấu nổi. Vậy nên Thầy rất thương mấy con viết cái bài chiến đấu với hôn trầm.

Thầy rất là thương mấy con, Thầy sắp xếp cho lớp tuổi lớn của mấy con nằm ở chung một lớp để Thầy hướng dẫn cho mấy con. Dù cho mấy con chưa có xong, chưa có làm chủ cái sinh già bệnh chết của mấy con đi nữa, nhưng các con vẫn Niết Bàn chấm dứt tái sanh. Thầy cố gắng giúp đỡ cho mấy con trong một đời nay thôi. Nhưng mà các con phải ráng tập với cái sức của mình.

Con nên làm bài “Đường đi nhân quả con người”. Bắt đầu bây giờ là đi vào cái đề để cứu cánh của mình bằng tri kiến giải thoát, tức là đường đi nhân quả con người. Bắt đầu vào con người rồi thì mấy con biết áp dụng, trước kia Thầy nói thảo mộc là để chúng ta hiểu thôi, hiểu sơ sơ chứ chưa có áp dụng vào nhiều đâu.

(37:17) Cho nên có nhiều người cứ nói nhân quả là áp dụng vào đời sống của chúng ta thì coi chừng sai, để nó cụ thể trong nhân quả. Bài đầu là cụ thể cho nhân quả, còn cái bài kế, là bài nhân quả con người rồi đó thì đó là bắt đầu vào cái lớp học thực sự để cứu cách chúng ta rồi đấy. Cho nên người nào đậu thì lên mà người nào rớt thì ở lại. Không có được cho lên. Mấy con phải ráng, Thầy gợi ý thì ráng mà ghi chép, mà tư duy cho nó đúng cái ý của Thầy, do vì vậy cái lợi ích đó mới đem đến cho mấy con. Bây có ai còn sót, chắc có lẽ là buổi chiều rồi. Ở đây không biết mấy con đủ hay thiếu. Vậy thì Pháp Ngộ con hãy mang cái này gửi cho các bác, các thầy. Con đọc tên, còn người nào mà không có thì con đem về đây trả lại cho Thầy.

5. CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC, GIỮ GÌN OAI NGHI TẾ HẠNH TRONG ĂN UỐNG

(38:20) Phật tử: Dạ thưa Thầy, con đang ngồi ăn cơm mà nó khởi ra một ý niệm trong sự làm bài viết, Thầy xem con có nên dựa vào đó mà tiếp tục những niệm được khởi ra hay không?

(38:27)Trưởng lão: Không! Bây giờ con đang ăn cơm, nó khởi lên. Con ra ngồi ăn cơm mà nó khởi lên là con mất Chánh Niệm Tĩnh Giác rồi. Phải không? Con phải quay về ăn cơm để biết mình nhai từng chút, từng hành động của mình. Trong khi ăn cơm không nên làm việc bằng Định Vô Lậu. Mình chỉ còn tĩnh giác ở trên thân hành của mình đang ăn mà thôi. Nếu mà nó đang ăn cơm mà bắt đầu nó suy nghĩ nhớ đến bài làm của mình là còn thiếu cái này, cái kia: "Khoan đã, giờ này không phải cái giờ này là tu Định Vô Lậu mà Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, đang ăn mà bây giờ mày ngồi nghĩ cái này không được. Mày ăn không được chắc mày đói, chắc mày chết" phải không? Con la nó cho nó ớn: “Cái giờ này không phải giờ suy nghĩ. Giờ khác thì tao có thể dừng tao cho mày suy nghĩ chứ giờ này không có được suy nghĩ”.

Suy nghĩ rồi mà ngồi suy nghĩ làm sao ăn, mà vừa ăn vừa suy nghĩ, con có biết không? Không có tĩnh giác chút nào hết. Bởi vì cái ăn nhai lắng nghe từng cái nhai mình tập oai nghi tế hạnh con. Chứ lúc bấy giờ con suy nghĩ chắc chắn là con gắp thức ăn lia lịa, cho nên nó không có oai nghi tế hạnh, cho nên không có được. Do như vậy ấy nhớ khi mà ngồi ăn ấy thì phải tu ở trong Chánh Niệm của oai nghi tế hạnh cho nó nghiêm chỉnh.

Phật tử: Ngồi ăn không được còn con đang làm quét sân con có thể tư duy được không?

Trưởng lão: Được con có thể tư duy được. Bởi vì con đang quét sân, con có thể dừng lại, tư duy một giai đoạn, nhưng mà cái ăn thì không được. Không có lẽ bữa cơm con ngồi con tư duy cho tới chiều rồi bắt đầu ăn lại. Phi thời nữa, không được. Vừa ăn vừa tư duy nữa thì không tốt, mất oai nghi.

6. CHUYỂN BIẾN TRONG VIỆC KHẤT THỰC

(40:10) Phật tử: Bạch Thầy, hồi nãy cô Út có nói bây giờ việc sớt bát, thì lấy hộp để lại, còn đổ vô trong bát thức ăn đó.

Trưởng lão: À cô Út cô ấy dặn là mình đổ hết tất cả đồ ăn khô của mình thì đổ trong bát của mình, cái đồ ăn khô đó con. Còn canh thì mấy con lấy cái nắp bát của mình đổ vô trong đó để trả hộp.

Ý cô muốn nói như thế này lẽ ra thay vì Thầy phải nói với cô Châu thì họ cho thực phẩm vào cái hộp mút, rồi canh thì cho vào cái bọc, rồi bắt đầu mình đi khất thực đó thì mình chỉ xúc cơm vào cái bát của mình, hoặc là bưng cái hộp cơm. Người ta để hộp mút, về mình ăn thì mình bỏ cái bọc đó, còn ăn canh thì mình bỏ mình hỏi cần rửa cần gì hết, cho nó tiện lợi trong cái việc đi khất thực của mình. Còn bây giờ về ăn rồi rửa người đem hộp trả, người thì không trả. Cho nên buổi chiều người ta đến người ta đòi hộp thì có người thì trả đủ, trưa mình ăn rồi mình rửa mình trả đủ, có người thì không trả đủ. Nhưng mà cô Út cô ấy muốn làm gay với cái người đó.

Bây giờ mình trả họ cho họ rửa, nghĩa là tại chỗ mình trả hết. Mình chỉ mang bát cơm với đồ ăn này về thôi. Đó là cái ý cô Út, cứ bữa nào buổi chiều, cũng đến đòi hộp. Mà mấy con có người thì trả, có người thì không trả cho nên nó cứ thiếu. Cho nên vì vậy mà sao bữa nào nó cũng thiếu. Mà để lại cái hộp làm gì? Thầy cũng chưa biết. Mà người ta lấy hộp làm gì không biết, bữa nào cũng thiếu. Có bữa thiếu 4 phần hộp, hôm qua thì thiếu 8 cái, thiếu 8 khẩu phần hộp mà không có đem ra đủ. Bữa nay người ta đem đến cho mình thì người ta thấy đếm thiếu thì người ta đòi hỏi cô Út: “Sao mà quý thầy quý cô không có trả hộp?”

(42:22) Cho nên chiều hôm qua chạy tứ tung mà hỏi, coi mấy con có còn để lại trong thất chưa đem ra tới không? Nhiều người nó tội, người ta đã đem hết rồi mà cứ đến đòi hoài, mà có người giữ ở trong thất thì không biết làm sao.

Cho nên cuối cùng mà đòi như vậy thì cái giờ bị trễ rồi. Cho nên họ lén họ để chỗ nhà cô Út, chỗ vô nhà bếp ấy, tới chừng chạy tới lui đi, không biết ai bỏ đó. Những cái nó quên đi thực sự không ai tham đâu, nhưng mà lúc mình ăn cơm mình quên đem, tới chừng nghe người ta nhắc rồi đem kỳ quá, rồi chờ chờ người ta quên mình bỏ đại. Đó là điều kiện mà mình hay quên đi, làm chuyện điều sơ sót. Vậy mà muốn làm sao cho nó tiện lợi, thì người ta sớt bát mình ăn, thì mình làm sao sớt trả đồ cho họ, chứ sự thật ra mình rửa ráy này kia thì mình đỡ cái phần cho người ta rửa.

Nhưng mà cái nhà ăn cơm họ có đạo đức gì lắm đâu. Không cẩn thận thì họ bớt đồ ăn, họ lời nhiều hơn, khôn lắm. Gạo thì họ trộn hai ba thứ, rồi họ bỏ lá dứa trong cơm cho thơm để rồi họ có lời, chứ mang cơm mà họ nấu cho mình thì họ sẽ không có lời. Nhưng mà người ta đặt thì người ta đặt gạo thơm, cơm cho ngon, đồ ăn toàn là đồ ăn Thái Lan đó. Họ đặt cho mình ngon không đó, nhưng mà họ làm nó bán (nửa) Tàu bán Việt. Mấy con thấy đồ ăn của mình nó nửa Tàu, nửa Việt, chứ nó đâu có Tàu, hay Việt không đâu.

Nhưng mà người đặt, họ muốn cho chúng ta ăn đầy đủ, họ đặt ấy rất ngon, cho nên họ bỏ tiền bao nhiêu, họ không tiếc. Cho nên người bán ấy, họ muốn kiếm chác chút ít. Không lẽ cái ông thầy này tu hành này tố cáo họ sao, phải không? Không lẽ nói bữa nay ăn cơm như thế này, mình đâu có phải như người đời, cho nên mình cứ bỏ qua thôi. Vì vậy, người cúng dường ấy, người ta cũng biết cho nên người ta tìm cách để người ta coi xem cái người họ có thành thật hay không?

(44:49) Nếu họ xem mà cái người này không có thành thật thì hoặc họ không có đặt cơm ở cái tiệm đó nữa, họ đặt chỗ khác; hoặc là nếu mà họ không thành thật đi nữa thì họ sẽ quyết tâm họ sẽ cất một cái nhà để nấu ăn, họ mướn người để nấu ăn; họ làm cho đúng tiêu chuẩn họ bỏ tiền ra để làm ra giúp cho chúng ta có ăn uống cho đầy đủ để mà chúng ta có cái sức tu tập. Bởi vì họ cũng biết mình tu tập vất vả. Cho nên mấy người Phật tử này họ là những người tốt bụng lắm mấy con. Họ tu không được nhưng họ giúp sức cho mình tu được. Đó là cái tâm nguyện của họ như vậy.

Nhưng đụng một cái là nó rắc rối như đời với đạo, nó lộn xộn. Thành ra cái người đời họ muốn làm ăn cho khấm khá, còn cái người đặt, họ muốn làm cho đúng, thành ra có những sự không hay nó xảy ra. Vì vậy, những điều chúng ta rắc rối trong cuộc sống của chúng ta.

Hôm nay nó có sự thay đổi, nghĩa là từ trong nhà bếp cô Út nấu cho ăn ấy thì không có thấy gì. Phải không? Mấy con thấy, nhưng mà có sự thay đổi, nó có những sự làm cho chúng ta động. Chúng ta tiến bước chứ chúng ta không lùi lại đâu. Chúng ta tiến bước chứ chúng ta không lùi lại đâu, nghĩa là chúng ta giao hết trách nhiệm này cho người Phật tử lo đời sống của chúng ta. Nghĩa là ở chùa chúng ta không còn cái bếp.

Đó là chúng ta chuyển biến đúng như đức Phật đã dạy, trong chùa không có cái bếp. Sự chuyển biến của Tu viện chúng ta mà từ lâu, từ khi Thầy về Tu viện này, Thầy đã muốn ở trong Tu viện này không có cái nhà bếp, mà không được. Mình chưa có làm được mà đến giờ phút này có sự thay đổi mà trong chùa.

Trong Tu viện chúng ta không có nhà bếp là rất mừng. Nó gặp khó khăn nhưng mà cái khó khăn đó các con cũng hiểu biết là lần lượt mình sẽ ổn định được. Nó đi vào nề nếp nó quen đi cho ổn định. Người cung cấp cơm cho mình nó cũng quen đi, họ cũng mới cho nên họ cũng có làm nó chưa được hoàn chỉnh được, cho nên chúng ta cố gắng khắc phục với nhau thì hai bên nó thỏa thuận đúng cách.

Nó quen đi rồi, chúng ta đi vào ổn định vai trò mình khất thực cho nó ổn. Còn các nước người ta khất thực lâu rồi thì nó dễ rồi, còn mình đây nó mới mẻ quá. Mấy con thấy hôm nay mình ôm bình bát đi vòng vòng vậy là mới mẻ quá. Nó có thay đổi nhiều chứ không phải không. Đó là cách thức của chúng ta đã có diễn biến thay đổi. Diễn biến thay đổi tốt chứ không phải diễn biến thay đổi xấu.

7. CHUYỂN BIẾN TRONG TU HỌC THÀNH LỚP ĐÀO TẠO

(47:21) Các con thấy sự diễn biến nữa là lớp học của chúng ta thành lớp học đào tạo chứ không phải lớp tự tu, vô đó ngồi. Ví dụ như ngồi thiền, mấy con ngồi hàng hàng, lớp lớp. Ngồi thiền, được không được mặc kệ. Mấy con biết không, mấy con nhiếp tâm được hay không được, mặc kệ. Họ lên cũng có thưa hỏi, tôi tu vậy vậy, cũng nói ba điều, bốn chuyện thôi.

Cái này không, ở cái lớp này không có những điều đó đâu. Kiểm tra từng cái tư duy quán xét của mấy con chứ không phải nói để cho mấy con minh sát điều đó đâu, không để tự cho mấy con suy tư, mấy con làm cái điều đó đâu. Chính nhờ một vị Thầy người ta triển khai, người ta gợi ý, để các con triển khai ra cho được, để làm cho trí tuệ của các con càng lúc càng tiến bộ.

Bức thư của một tu sinh ở đây nói nghĩa là mình càng triển khai tri kiến mình mới thấy được cái sâu rộng của nó. Mà nhờ sự ngợi ý của Thầy nó mới triển khai. Nếu mà Thầy không gợi ý thì mấy con biết chỗ nào mà triển khai, cho nên nói để cho mình tự tu Định Vô Lậu thì chắc chắn mấy con quán chỉ có chút thôi, phải không? Rồi mấy con quán xiên xẹo nữa, mấy con quán bên đây lộn bên kia, quán bên kia lộn bên nọ.

Bằng chứng mấy bài mấy con viết thì mấy con thấy rõ ràng chứ, mấy con thấy cái vấn đề tư duy của mấy con. Vấn đề mà từ lâu tới giờ nói Định Vô Lậu, tu thiền quán. Sự thật thiền quán điên chứ mấy con thiền quán có đúng chỗ nào đâu. Có đúng không. Qua cái lớp học này mới xét được chỗ tu tập của mình là sai chứ, rồi bây giờ Chánh Niệm Tĩnh Giác mà Thầy dạy mấy con coi chừng mấy con lại sai nữa chứ đâu phải là không sai, bởi vì cái này sai thì cái kia cũng sai.

Từ lâu tới giờ do cái sai đó mà người ta không đạt được cứu cánh giải thoát chứ gì, mà hôm nay có diễn biến thay đổi để biến chúng ta thành lớp học đào tạo thì Thầy hướng dẫn mấy con được đào tạo chứ còn gì nữa. Dạy từng chút, từng chút, từng cái ý tưởng, từng cái hiểu biết của mấy con để mấy con xoáy sâu vào con đường giải thoát của mấy con thì không phải đó là đào tạo sao? Phải không? Vậy rõ ràng là lớp đào tạo thật sự chứ đâu phải là để cho mấy con tự tu tự chứng được sao.

Cho nên đây là sự thật chúng ta đi vào cái mới. Mà từ xưa tới giờ đạo Phật có những cái lớp học kỹ lưỡng. Nhưng mà không có những lớp đào tạo, có phải không? Chúng ta học, chúng ta hiểu thôi, chứ không có đào tạo chúng ta, không có triển khai chúng ta, do sự hiểu biết của chính chúng ta. Thầy gợi ý cho các con hiểu biết để cho các con triển khai tri kiến của mình.

(49:41) Cho nên lớp đào tạo này và Thiền sinh mà viết bức thư này Thầy thấy nhận xét đúng, là vì cái lớp đào tạo mà từ xưa tới giờ chưa có trường Phật học nào mà đào tạo kiểu này. Sự triển khai, sự thay đổi cho một chương trình học tập của Phật giáo. Ở đây không học cấp bằng, không lấy cấp bằng qua kiến thức hiểu biết của mình, mà ở đây qua cái sự giải thoát làm chủ sự sống chết của chúng ta. Người nào làm chủ được thì người đó đương nhiên có cấp bằng, có cấp bằng chứng quả A La Hán. Mà người nào không làm chủ được thì dù có hàng trăm mảnh bằng thì cũng chẳng ra gì hết.

Ở đây chỉ là bây giờ anh, chị hoặc là thầy cô mà làm chủ được sự sống chết, đó là cấp bằng, không có giấy tờ gì hết; mà không làm chủ được thì coi như là không có cấp bằng; nghĩa là mình làm chủ được sự sống chết, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống. Bệnh đau thì tác ý đuổi đi, không cần uống thuốc trị bệnh; tâm mình thì như đất, nghĩa là ai nói gì cũng vui vẻ, không buồn giận, không khổ đau; và già cả thì quắc thước không có lụm cụm, không có đi té tới té lui. Thì như vậy đó là những người cấp bằng đó. Cái đó là cái cấp bằng.

Còn nếu mà không làm được điều đó thì nó chưa phải cấp bằng của một người tu. Cho nên ở đây không phải mảnh bằng, mà hành động sống của các con mà làm được, đó là cái cấp bằng của các con. Mà lớp học này đào tạo các con được như vậy thì mấy con phải ráng thực hiện học tập và rèn luyện mình để cho mình được như vậy. Đó là chứng minh của đạo Phật. Đó cũng là ánh sáng, soi sáng cho mọi người trên thế gian này, thấy được đường đi của đạo Phật là như vậy. Cho nên mấy con ráng cố gắng.

8. TU TẬP SAI SẼ BỊ LỌT TRONG TƯỞNG, PHẢI TU TUẦN TỰ THEO THỨ LỚP

(51:28) Ráng cố gắng không có nghĩa là ráng tu điên. Mấy con thấy có nhiều người tu điên đấy chứ. Thực sự ra nếu mà Thiện Thảo không có Thầy, có thể là tu điên, có phải không? Tu mà nó thành điên thì nói tu điên, chứ không phải tu điên mà nói tu trật, vì tu điên là tu mà nó làm cho mình điên. Đó là tu trật chứ sao. Cho nên tu mà không kết quả cũng là tu trật, tu điên.

Còn tu mà đến nỗi loạn thần kinh nó để cho mình nói bậy nói bạ, thì đó là tu điên có gì đâu. Đó là cái điều mà cái người mà tu học theo Thầy thiết nghĩ thì chúng ta phải biết cái đúng cái sai, chứ không khéo nó làm nhiều quá thì nó cũng sai, thì nó cũng cực Thầy.

(52:12) Các con biết không, ban đêm Thầy xem cách thức tu như thế nào? Tu đúng hay sai, chứ nửa đêm nó la hoảng lên, nó bị làm sao, con biết chứ không đâu có đơn giản đâu, không phải dễ đâu. Như thầy Thiện Thuận các con biết không? Thầy tu điên thì thầy la hoảng lên, tức là thầy la um xùm lên, làm như là cọp rống ấy, thì buộc lòng Thầy phải chỉnh đốn lại cho nó đúng, đâu có để như vậy.

Còn bây giờ mà Thiện Thảo nếu mà Thầy không cảnh giác thì ở ngoài đó nó lại điên, mà nó chạy thì có nước chịu đầu hàng thôi chứ cách nào khác. Mặc dù có thể Thầy giải được những điều đó, nhưng mà không nên để cái điều đó xảy ra, để cái điều đó xảy ra thì tu hành sẽ mất.

Cho nên vì vậy mà cả lớp học năm đó ở đây tu thì thầy Thiện Thuận đã làm cho động chúng hết. Người ta chạy cái thất của thầy Thiện Thuận đứng thành hàng, nhưng mà Thầy xả được cho thầy Thiện Thuận bình an lại, thì người ta mới không sợ, chứ cỡ như không có Thầy mà cứ la hoài người ta rút lui, người ta không dám tu nữa.

Các con hiểu điều đó nó nguy hiểm. Nghĩa là Thầy không xả được người ta dám ngồi đó tu nữa không? "Chắc cái kiểu này tu ít bữa chắc mình tu điên, đi bệnh viện tâm thần hết ráo rồi". Phải không? Mấy con thấy điều đó là điều nguy hiểm. Cho nên vì vậy mà nó khó lắm mấy con, không phải dễ.

Mấy con tu mà trình tự theo Thầy hướng dẫn thì không sợ. Bởi vì đạo Phật nó có căn bản lắm, nó đi từ thấp đến cao, nó không phải vượt ngang. Thay vì lớp tu của mấy con, nó như Thiện Thảo thì bắt đầu vào Chánh Kiến, Chánh Tư Duy chứ gì? Thế mà ông này, ông ấy nhảy tu cái lớp Chánh Niệm mấy con. Bởi vì đẩy lui hôn trầm thùy miên rồi thì phải ở trên Tứ Niệm Xứ chứ làm sao mà tu cái gì nữa.

Hễ ông tu cái gì là bị ức chế hoặc là bởi vì tu cái gì là ông cái bị tưởng hết. Bởi vì nó lọt trong cái đó rồi, nên tu nó cao phải biết nương vào chỗ cao, cho nên Thầy buộc ông ấy giữ cái tâm thanh thản vô sự, có chướng ngại pháp đều thì phải tác ý đuổi đi liền tức khắc, để cho nó quân bình lại cái ý thức của chúng ta hoàn toàn nó không bị lọt trong tưởng.

Con biết không? Khi mà như thế này, Thiện Thảo trình bày cho Thầy, cầm cái ly này mà cái tay, tự nó bóp bẹp cái ly. Cái ly nó như thế này thì tự cái tay nó bóp bẹp, không biết cái lực tưởng nó ở đâu mà nó bóp. Nó nói sao kỳ vậy? Còn hai cái tay này nó chắp, nó dính, lấy ra không được, nó hút vào đấy.

Các con thấy nó đâu phải dễ đâu mấy con. Nó còn bình tĩnh nó còn biết chút ít đó, chứ cỡ ý thức nó mất đi, nó không biết điều gì thì nó đâu có trình bày được, lúc bấy giờ, nó tưởng là thần thông phép tắc, nó bay, nó nhảy, nó tùm lum thì làm sao.

Phật tử: Dạ thưa Thầy con thấy Thiện Thảo vẫn còn tu dữ lắm chứ không phải không Thầy.

(55:13) Trưởng lão: Thầy đã nói nó chưa hết. Con có biết không? Cho nên mà nó phá đi, nhưng điều kiện mà nó ở như cái tưởng chứ chưa phải hết đâu. Cho nên vì vậy cái lo lắng cho Thầy là sợ nó có cái gì, thì ảnh hưởng không tốt trong lớp học của mình. Còn như Thầy Chơn Thành đã trải qua thời gian, Thầy kể cho mấy con nghe từ khi ở cái đồng mả, nó sợ quá nó không dám ngủ, chứ không phải thầy cố gắng thầy đuổi cái ngủ, vì nó sợ mà nó không ngủ giờ đó, mà từ nó giảm lần đi. Có phải nó bớt lần chứ mình có ức chế nó đâu, cho nên nó không có lọt tưởng. Các con hiểu điều đó không?

Cho nên vì vậy lần lượt từ bấy tới giờ mà thức được là cả một thời gian dài. Phải không? Mấy con hiểu chỗ đó. Vậy mà trên phần mà đào tạo tri kiến giải thoát ấy thì do đó cái phần ly cái dục lậu, cái hữu lậu, nó không có phần Định Vô Lậu để mà ly nó, vẫn còn ác pháp chứ, chưa có ly hết mà. Mặc dù là phần bên đây nó có tĩnh giác được, nhưng mình vẫn còn hôn trầm, chứ nó chưa phải sạch, nhưng mà nó không bị lọt vô tưởng. Con hiểu chưa?

Còn thầy Thiện Thảo ông nhào vô, ông có vài bữa, 10 ngày ông vô rồi. Thầy nói cái này thì bị tưởng chứ không có nào trật, mà đúng vậy mấy con. Thầy để ý bởi vì qua đời tu của Thầy, 18 loại hỷ tưởng xuất hiện trong đầu của Thầy, cho nên không có mặt tưởng mà ló khỏi Thầy không biết đâu. Thầy đã biết rõ ràng từng bước đi của nó như thế nào, mà tu tập như thế nào, cho nên Thầy rất rõ. Cho nên mấy con nói ra cái trạng thái nào thì Thầy biết, Thầy đã bị hết rồi. Nếu mà không bị thì chắc có lẽ là chứng đạo, có phải không?

Phật tử: Dạ kính bạch Thầy, theo kinh nghiệm của con thì con thấy như thế này. Ví dụ như con cố gắng thức thêm một tiếng đồng hồ thôi. Ví dụ như con tu 4 tiếng mà con ráng nỗ lực tu thêm một tiếng, để thức thêm một tiếng nữa, thì con thấy như vậy là nó đã có tâm con khởi hai điều. Thứ nhất là mình bị vọng niệm, nếu mà mình không vọng niệm mà mình tu nữa, mà mình thức thì nó đi qua cái tưởng. Con thấy, con phát giác ra: ví dụ như con ngủ 4 tiếng buổi tối, giờ con ngủ 3 tiếng thôi, con tu thêm một tiếng thì ngày đó là đã phát sanh tưởng rồi, đi giống như là bay bay rồi Thầy.

Trưởng lão: Đúng vậy

Phật tử: Nếu mà con nỗ lực tiếp, tu thêm một tiếng, ngày ngủ hai tiếng là bắt đầu con bay thêm lên cao nữa. Cắt đứt luôn 4 tiếng ngủ luôn, thì con thấy tưởng con hoạt động rất là mạnh. Con thấy nó như vậy thì con ngưng lại cái phạm vi đó luôn.

Trưởng lão: Đúng vậy con, bởi những cái tưởng nó ghê lắm.

Phật tử: Bạch Thầy, tu theo sức của mình nếu mình cứ tăng từng chút, từng chút có được không?

Trưởng lão: Được, từng chút, từng chút, nhưng mình cảnh giác, mình biết tưởng rồi đó, mình cảnh giác, mình đừng để cho nó lọt mà vào thì mình sẽ thắng được. Mình dùng bằng ý thức, bằng cái nghị lực của mình, mình thắng được cái hôn trầm. Đó thì con thấy thắng được bằng ý thức, hiểu biết của mình như bức thư Thầy đọc vừa nãy của bác ấy.

Phật tử: Mình tác ý.

Vậy đó mình tác ý đó, cho cái nghị lực của mình nó vững mạnh lên, đồng thời nó làm cho cái đó nó lui đi; chứ không phải là mình cố gắng cái này bằng cái khác. Khi mình dùng cái ý thức của mình, nó xả được cái buồn ngủ đó, nó giảm được thôi, nó không bị lọt trong tưởng, vì ý thức mình tác ý mà. Thầy Chơn Thành, thầy buồn ngủ. Con có biết thầy nói thế nào không? Thầy nói: "Mày chết đến nơi rồi, mà mày còn ham ngủ, mai mốt mày chết thì mày biết". Thầy Chơn Thành nói với Thầy vậy đó, hăm dọa cái tâm mình thôi.

Con hiểu không, còn bác cư sĩ này, bác chỉ thẳng cái lớp học này: “Thầy nói cũng như là lần cuối rồi mà mày không ráng tu mai mốt lấy gì mà mày tu”. Cho nên già rồi mà, mình phải nỗ lực đó. Cách thức để huấn luyện cái tâm, để nhắc nhở tâm, để làm cho cái nghị lực mình, nhưng mà không ngờ lại nhắc cho cái nghị lực ráng đứng dậy đi cái, bắt đầu thôi khỏe, nó không còn. Các con thấy cái ý thức nó ghê gớm chưa? Phải không? Còn kia, mình ức chế mà nó lọt vô tưởng. Mình chịu đựng mình không có lực.

Phật tử: Con bạch Thầy cái ý thức như vậy, khi mình suy tư cũng là một câu tác ý hả Thầy?

Câu tác ý con, nó mạnh lắm nhưng mình không nên ức chế nó. Mình thấy được mà mình ức chế nó là nó đánh gục lại mình đó, mà nó không đánh lật lại mình được thì nó hiện tưởng. Nó cũng ghê lắm mấy con. Mình giảm bớt, mình tu từ từ, mình tiến lên.

Phật tử: Kính bạch Thầy như con tu con cố gắng nhiếp tâm cho được. Ví dụ như trình độ con chưa được 5p, mà con cố gắng nhiếp tâm cho được 5p, con nhiếp tâm con đi cho thời gian kéo như vậy, rồi hết ngày này đến ngày khác thì con cũng lọt vào tưởng.

Trưởng lão: Con cũng lọt bởi vì con ráng.

Phật tử: Con bị ức chế.

Trưởng lão: Con bị ức chế. Thành ra mình cứ tu để từ từ nó tiến lên, chứ đừng có ép buộc nó, ép buộc nó thì nó có nguy hiểm cho nên từ từ; và đồng thời các con ráng cố gắng mà các con tu thì các con xem xét cái tâm tưởng của mình coi có nhiếp phục, khắc phục được hay không. Mà có thấy nó cứ giảm dần, giảm dần, thì mình tiến tới, tiến tới. Một mặt bên đây triển khai cái tri kiến giải thoát của mình tức là Định Vô Lậu đó, cho nên nó kèm hai bên hết, để nó đụng bên nào nó cũng có pháp của mình hết; rồi nó tiến dần lên, chứ mình đừng vội lắm. Tiến dần lên đâu nó sẽ cũng nghe lời, tới đâu nó tĩnh tới đó, tới đâu nó tĩnh tới đó nó giúp cho con đường tu của mình nó nhanh.

Phật tử: Con bạch Thầy, bây giờ tới giờ kiểm tra Chánh Niệm Tĩnh Giác

Trưởng lão: Giờ kiểm tra Chánh Niệm Tĩnh Giác, bây giờ bên Tăng con đi trước đi, con đi trước. Chánh Niệm Tĩnh Giác

Tu sĩ: Dạ thưa Thầy con tu hai pháp.

Trưởng lão: Rồi con sẽ đi kinh hành hai pháp con.

Tu sĩ: Con có cần tác ý lớn lên không?

Trưởng lão: À con tác ý lớn lên cho mọi người thấy và nghe, để mình biết đó con.

Tu sĩ: Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành, đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy