00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20110918 - THẦY DẠY TOÀN CHÚNG - TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT

THẦY DẠY TOÀN CHÚNG - TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 18/9/2011

Thời lượng: [1:47:01]

1- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TRÍ TUỆ

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay Thầy đến Thầy gặp các con để tạo thêm cái niềm tin với đạo Phật.

Đạo Phật không phải là có một vị trời, vị Thánh nào trên trời xuống dạy chúng ta cả. Đạo Phật từ con người dạy chúng ta, các con thấy ông Phật là con người chứ không phải một vị Thánh ở cõi nào xuống đây xưng mình làm Phật đâu, là con người thật sự. Cho nên đạo Phật rất gần gũi, tu là giải thoát liền, chứ đâu phải là tu mà 5 tháng, 10 tháng, một năm, hai năm; ngồi thiền một hai ngày, một tháng, hai tháng mới làm Phật được sao? Chính đức Phật cũng đã xác định: "Đạo ta không có thời gian đến để mà thấy". Thấy cái gì các con? Nó đâu có thời gian tu. Mà mình thấy ngay được cái sự giải thoát được liền.

Giả sử như bây giờ các con nghe Thầy đến đây các con tu tập. Các con buông hết đi, gia đình ái kiết sử mình buông hết, chỉ còn một thân một mình. Đó là cái giải thoát đầu tiên mà người đời không thể tìm được. Người đời thì con cái, gia đình, ăn uống, rồi hơn thua, nhà cửa, đủ các khổ. Còn chúng ta bây giờ có nghĩ những cái điều đó không? Nếu mấy con vào đây tu các con còn nghĩ cái việc đó, tốt hơn mình đi về gia đình mình nghĩ cho nó xong đi. Chứ đừng có tu mà nghĩ chuyện đời ở đây nữa, dẹp hết những cái này đi thì ngay đó mấy con sẽ thấy được sự giải thoát của đạo Phật, chứ đâu phải là khó khăn.

"Đạo ta không có thời gian đến để mà thấy". Đạo của con người chứ đâu phải đạo của Thánh, của Thần, của Tiên đâu. Có phải là ông Phật ông từ trên cõi nào xuống đây dạy mình thì đó là một bậc Thánh. Còn ông Phật là con người mà, con người như chúng ta cũng ăn, cũng uống, cũng sống cũng bình thường sinh hoạt. Khi mà tu chưa giải thoát thì buồn vui, mà giải thoát rồi thì đâu còn buồn vui.

Bởi vì cái hiểu biết của đạo Phật là cái hiểu biết bằng tri kiến giải thoát, bằng trí tuệ. Cho nên các con nghe đạo Phật còn có một danh từ là Đạo Trí Tuệ, đạo hiểu biết, hiểu biết để giải thoát, chứ không phải hiểu biết để hơn thua người ta. Mình chỉ cần hiểu biết là giải thoát. Không cần tu gì hết ngồi chơi suốt ngày, phải không? Không có cái cô này đẹp mà quyến rũ mình được, không có cái chàng kia mà cám dỗ mình được. Như vậy rõ ràng là mình làm chủ chính mình rồi, đạo Phật là như vậy chứ đâu. Đâu phải khó khăn gì đâu.

(3:22) Các con thấy không? Cái nhà đẹp cũng không cám dỗ được mình, của cải tài sản cũng không cám dỗ được mình, buông xuống hết. Cho nên Thầy có một cái bài kệ để thấy được cái sự tu tập của đạo Phật:

"Buông xuống đi hãy buông xuống đi.

Chớ giữ làm chi có ích gì?

Thở ra chẳng lại còn chi nữa.

Vạn sự vô thường buông xuống đi. "

Các con vào đây các con buông xuống chứ đừng ngồi trong này mà nhớ mẹ, nhớ cha, rồi nhớ gia đình, nhớ con cái, việc này tôi chưa làm xong chưa được để tôi chạy tôi về lo cho con mình rồi mới lên tu, vậy không được. Ái kiết sử bứt là phải bứt ngay liền, tức khắc dứt, cái chướng ngại này trói buộc chặt lắm mà. Vợ chồng con cái đều là ái kiết sử hết mấy con, bứt ngay liền, bứt bỏ liền, cuộc đời giải thoát đâu có dễ mấy con, không bứt ái kiết sử làm sao mà giải thoát được? Đừng có để cái tình cảm thế gian nó lầy rầy, mà chúng ta phải sống bằng cái tri thức của chúng ta, bằng cái tri kiến giải thoát của chúng ta, bằng cái ý chí dũng mãnh của chúng ta để vứt bỏ tất cả những cái ràng buộc này. Như vậy mình mới thấy được sự giải thoát chứ.

Nói tu chứ Thầy thấy đâu có tu gì đâu mấy con, chỉ cần có ý chí dũng mãnh là dẹp sạch ba cái thứ này hết. Coi như đến đây tại cái duyên, cũng như mấy người nhà bếp ở đây có duyên mà gặp nấu bếp để lo cho chúng ăn cơm đó là tạo cái duyên phước, mọi người đã có duyên với mình từ trong tiền kiếp, cho nên mình lo cơm nước mình đưa cho chúng là đủ rồi. Còn mai mốt đủ duyên mình ngồi chơi chứ không có làm cái gì nữa hết, ngồi chơi rồi có người thay thế mình không lẽ bây giờ mình giành mình nấu hết nữa sao? Điên gì mà mình nấu hết, giành với họ. Sự giải thoát của đạo Phật chỗ ý chí dũng mãnh vứt bỏ hết. Mà đến đây mấy con thấy cảnh cơm nước các con thấy không lo, trưa có một bữa no rồi không lo gì hết, không có lo đói lo no, không lo cái gì tất cả hết, đó là giải thoát vậy mà còn đòi cái gì nữa đây? Hạnh phúc quá chừng rồi!

(06:02) Vô đây mấy con thấy gia đình thì còn con khóc đòi cái này cái kia, vô đây có thấy đòi cái gì đâu, đâu có đứa nào mà dám theo vô đây đâu, thì giải thoát hoàn toàn, mình chứng đắc thật. Phải không? Mấy con cứ nghĩ ngay liền, mình thấy đạo ngay liền, mình vào là thấy cuộc sống của mình giải thoát rồi. Đạo Phật như thật, chứ đâu phải ngồi thiền năm, bảy giờ; một ngày hai ngày, ngồi thấy gục. Mấy con đi theo Thiền Đông Độ qua bên Trung Quốc ở bên đó mà tu, ở đây Phật mà. Các con cứ nghe Phật 49 ngày dưới cội bồ đề, tưởng đâu Ngài khoanh chân Ngài ngồi. Ngài ngồi làm sao Ngài cứu mẹ con một cái người chết, có đứa con chết đến xin Phật cứu, nếu mà Ngài ngồi cứng ngắc thì làm sao mà Ngài nói chuyện?

49 ngày để ngồi suy nghĩ lại từng tâm niệm của mình xả, chứ đâu phải ngồi đó mà tréo chân đâu, đời đã khổ rồi còn kéo hai chân lên cho nó đau nữa. Trời đất ơi! Còn làm cho mình khổ thêm. Như vậy gọi là tu thiền à? Thiền Định gì mà khổ vậy? Đời thì trói buộc đủ thứ dây, mà giờ vô đạo thì còn trói thêm cái dây ngồi nữa. Tới giờ ngủ thì mấy con cứ đi ngủ, giờ thức mà nó buồn ngủ thì phá nó, mình làm chủ chết thôi không có ngủ. Ăn thì mình đi ăn, mà không có giờ đòi ăn không cho ăn. Mình làm chủ thân tâm là chỗ đó các con.

(8:16) Đạo Phật dạy mình đơn giản, rất đơn giản, không phải ngồi nhiều mà thành Phật. Nên mấy con nhớ kỹ những người người nhiều một hai giờ mấy con nhìn lại mấy người đó có thành Phật không? Hay chỉ là người cái tướng để khoe mình người cho nhiều thôi? Cái đó không đúng.

Cho nên mấy con nhớ lời Thầy, Thầy biết các con tu sai nhiều lắm, sách sai nhiều lắm. Tại vì Phật giáo nó bị ảnh hưởng quá nhiều cái sai. Cho nên có một nhà Phật học nói: "Thầy nói cái gì nói đúng, chứ Thầy đừng nói cái sai của người ta, người ta sai kệ người ta". Thầy mà không nói sai thiên hạ không biết đâu cứ coi cái nào cũng đúng hết. Đó là cái nguy hiểm mấy con, phải chỉ mặt cái sai. Cái đó nó xuất phát từ đâu? Thí dụ như Thiền Vô Vi của Lão Tử mà cũng khoe Phật thì mình cũng tu à? Mà cái trình độ các con chưa có tới cái chỗ đó thì mấy con đâu có biết được cái pháp Vô Vi của Lão Tử. Mà Lão Tử là một nhà hiền triết của người Trung Quốc chứ đâu phải của Việt Nam. Chúng ta theo người khác mà chúng ta không biết cho rõ cái lý lịch của người khác. Cho nên chúng ta hay bị sai cái chỗ đó mấy con.

Còn bây giờ Thầy biết mà Thầy để mấy con tu sai, mấy con là người Việt Nam ham tu theo Phật là phải tu đúng Phật. May mắn là Hòa thượng Minh Châu đã dịch cái tạng kinh Pali quá rõ ràng cụ thể. Ngài cũng đa nghi lắm. Hòa thượng Minh Châu Ngài đa nghi những tạng kinh Hán Tạng của người Trung Quốc nó không đúng của Phật giáo, cho nên Ngài cố gắng Ngài dịch ra để xác minh rằng Phật dạy như vậy là đúng, chứ đâu phải dạy như vậy.

(10:19) Thật sự người Việt Nam chúng ta có cái nền đạo đức, có tài năng chứ không phải thiếu tài năng. Hôm nay đứng trước chúng, mấy con thấy Thầy cũng là con người bằng xương bằng thịt như mấy con, mà muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Thầy làm được, không lẽ Thầy bằng xương bằng thịt Thầy làm được mà mấy con cũng làm không được sao? Phải làm được chứ không lẽ lại thua Thầy? Mình phải có ý chí chứ! Thấy Thầy vĩ đại quá, cả một thế gian này chỉ có mình Thầy. Chưa chắc Thầy không có vĩ đại đâu. Tu sẽ bằng Thầy và hơn Thầy nữa. Ý chí đó mấy con phải nuôi dưỡng nó, đừng có nghĩ người ta hơn mình, mà nghĩ ngay mình có đầy đủ ý chí, có sức dũng mãnh, mình sẽ làm chủ được sự sống chết của mình.

2- DÙNG Ý THỨC GIỮ TÂM BẤT ĐỘNG

(11:09) Trưởng lão: Thì Phật dạy quá rõ ràng: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", lấy cái ý của mình để tác ý ra chứ gì. Thầy muốn chết Thầy nói: "Thân tâm này, tịnh chỉ hơi thở, nằm xuống chết đi." Lần thứ nhất nó đâu có tịnh chỉ được mấy con, một ngàn lần một triệu lần là nó nằm nó tịnh chỉ hơi thở được mà. "Ý làm chủ ý tạo tác mà, ý dẫn đầu các pháp", các con nghe câu đó trong kinh Pháp Cú đã chỉ vậy.

Đó trong kinh Pháp Cú nói rõ ràng như vậy. Mà bây giờ trong các con người nào cũng có ý thức. "Ý làm chủ ý tạo tác ý dẫn đầu các pháp", nếu chưa làm chủ thì tác ý hoài. Cho nên Thầy dạy mấy con sự hiểu biết của mình. Thầy làm chủ được mình bằng ý thức như vậy, cho nên Thầy dạy để về mà mấy con làm chủ. Lần thứ nhất mấy con chưa làm chủ được, lần thứ hai nó thành cái lực rồi, ý thức lực của mấy con các con ra lệnh là nó làm theo liền, cho nên mấy con phải đặt niềm tin bền vững ở Phật chứ. Phật mà mấy con không tin thì mấy con còn tin ai giờ?

Cho nên mấy con phải tự tin mình tác ý một câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Chẳng sợ gì hết đau mặc đau, cơn đau lần lượt nó hết đau. Mà câu Thầy dạy, nhắc đi nhắc lại rất nhiều câu mà thuộc về tâm bệnh của Thầy, câu giải thoát của Thầy, quá tuyệt vời: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Các con thấy nó đơn giản, quá đơn giản. Trước cảnh nào đi nữa tác ý câu đó nó cũng hết, nó an ổn cho mình trong cuộc sống. Còn mình muốn chết nó tịnh chỉ hơi thở nằm xuống chết luôn, bây giờ mấy con tu chưa đủ sức thì nó chưa chết, khi mà đủ sức bảo cái nó chết liền.

(14:05) Đơn giản như vậy, ý làm chủ mà, không biết dùng ý của mình, ai cũng có của cái tài sản giàu sang hết, mà không biết sử dụng, không biết xài, quá uổng. Thật sự cái đó là của cải của mấy con đó. Mà mấy con không biết lấy ra dùng thì thành ra một con nợ đi vay nợ người này người kia. Mấy con ra lệnh được, mấy con làm chủ được thì con tu rồi con ngồi chơi chứ còn làm gì nữa. Còn mấy con chưa làm chủ được là ý thức của mình chưa đủ lực, phải tác ý nữa. Mình sống mình ngồi ở trong thất có một mình thì tác ý hoài, tác ý riết nó thành ý thức lực, có vậy thôi. May mắn là ở đây ai nhập thất là có người lo cơm nước cho mình, ngồi không tác ý để tạo thành ý thức lực mà không chịu tu thì uổng quá!

Hôm nay mấy con ngồi trước mặt Thầy nghĩ ít ra cũng phải có vài ba người rồi chứ, nghĩa là vài ba người làm chủ được mình rồi. Bảo tịnh chỉ hơi thở, bảo sao nó nghe vậy. Mấy con giờ bảo "tịnh chỉ hơi thở chết" là nó đi luôn nó uổng. Các con bảo vậy: "Cái thân này, cái trọng lượng này bắt đầu nâng lên một thước cho tao", cái lệnh của mấy con, ý thức lực của nó, cái lệnh của nó, nó nâng lên một thước, là mấy con biết mấy con đã có lực rồi. Mấy con làm thử chứ ai biểu mấy con làm thiệt, làm thiệt nó bay…​ chết sao. Nhớ làm thử thôi đừng làm thật. Rồi mấy con sẽ thấy pháp Phật nó vi diệu vô cùng.

Pháp của Phật, Phật là con người, nãy mà Thầy gieo cái niềm tin cho mấy con: Phật là con người như chúng ta chứ không phải là bậc Thánh, Thần nào ở trên cõi nào xuống đâu. Ông có vợ không? Có! Ông có con không? Có! Y như con người chúng ta chứ đâu phải là không vợ không con đâu, rõ ràng là cũng y như chúng ta không khác chút nào hết, ông còn có của cải tài sản nhiều hơn chúng ta nữa mà đành bỏ, còn chúng ta có một nhúm vậy mà không muốn bỏ, có một chút mà không dám bỏ, còn ông Phật ngai vàng, điện ngọc như vậy mà bỏ đi vô rừng ở một mình ăn khát, ăn đói chứ có phải ăn được no đâu. Dẹp hết đi mấy con, cuộc đời gặp Phật thật hạnh phúc vô cùng không còn gì ràng buộc mình được nữa.

Còn bên nữ mấy con nghĩ bên nam có Phật, bên nữ không có hả? Bà Gotami tu kinh khủng lắm đấy. Sau khi đức Phật chứng đạo dạy bà tu, bà dẫn 500 vị, mấy con ngồi trước mặt Thầy đây có đủ 500 vị không? Trời đất ơi! Chúng ta thừa sức. Có phải không? Vậy mà không lo tu.

(17:39) Đâu phải người nam tu chứng mà người nữ tu không chứng đâu, y như nhau chúng ta không có khác. Đạo Phật rất bình đẳng. Khi Ngài tu chứng rồi Ngài độ bà Gotami, không bỏ người nữ, bình đẳng như vậy, cũng là một bậc A la hán như thường. Cho nên bên nữ các con tu vẫn chứng như thường, nhưng mình đừng tu chơi chơi, tu thật sự, quyết làm thì làm cho được. Thầy nghĩ rằng: ý chí mấy con cần phải rèn luyện cho cứng, cho mạnh mới được, người nào cũng có ý chí hết nhưng mà chưa chịu rèn nó thôi chứ nếu rèn mấy con thấy nó dũng mãnh. Tới đó bây giờ có con cọp nó nằm đó bảo mấy con đi vô mấy con cũng xông vô liền hang cọp, đó là ý chí ngút ngàn, còn không dám vô là ý chí nhút nhát. Nỗ lực ráng tu mấy con, đạo Phật là đạo của chúng ta, đạo của con người, đức Phật là con người, mà con người tu chứng là chứng hết, người nào tu đúng cũng chứng hết.

Nam cũng chứng, nữ cũng chứng, bằng chứng trong lịch sử đã ghi rất rõ ràng. Cho nên nỗ lực tu đừng để kéo dài thời gian. Thời gian nó không chờ chúng ta đâu, một phút trôi qua không lấy lại được:

"Tấc bóng thời gian một tấc vàng.

Tấc vàng tìm được không gì khó.

Tấc bóng thời gian khó hỏi han".

Cố gắng lên để không mất thời gian. Như nãy giờ Thầy ngồi đây cái thời gian qua rồi, mà may Thầy nói chuyện có lợi ích, chứ mà Thầy nói chuyện tào lao thì cũng phí, ráng nỗ lực tu. Tu đúng nha chứ còn mà các con tu sai, đi ngàn dặm nó không có giải thoát được mà nó thành ma đạo, lúc đó nó trật đường.

Mà bây giờ con muốn tu như vậy vậy vậy, con tập tu vậy đúng hay sai, xin Thầy dạy cho con? Đừng có hỏi đông vầy, Thầy dạy người này người kia bắt chước liền, mỗi người có cái đặc tướng riêng của nó. Người nào muốn tu thật tu, xin phép hỏi Thầy, Thầy tùy theo đặc tướng mà Thầy dạy mấy con tu, thì lúc bây giờ mấy con thấy nó dễ dàng hơn, không còn khó khăn nữa.

(20:11) Mà tối ngày cứ xúm nhau bữa nay hỏi mai hỏi, cùng hỏi Thầy cũng không biết làm thế nào.

Có nhiều người tu cũng lâu lắm mà không có đạt được như ý mình muốn. Tu thì mình làm sao làm chủ được cái ý thức của mình, cái ý muốn của mình. Cho nên hồi nãy Thầy có ví dụ các con thấy, mình muốn thử cái ý thức lực của mình coi cái lực có hay không, thì mình ngồi xếp bằng mình bảo: "Cái thân này nó nâng lên một thước", thì tự nó nâng lên một thước, đó là ý thức lực của mình. Chưa có thì mình cố mình tu, cứ tác ý. "Ý làm chủ ý tạo tác ý dẫn đầu các pháp", tác ý cho đến ý thức lực nó có, chứ đừng có tu chơi bỏ phí thời giờ uổng lắm! Tu như vậy là tu không có thấy được cái gì hết trơn. Giờ bỏ đi về thì mắc cỡ với bà con mà ở đây tu thì cứ tu cầm chừng chơi thì cái chuyện không được đâu mấy con, phí uổng cuộc đời.

Cho nên hôm nay đi về phải nỗ lực mình tập, phải rèn luyện mình làm chủ. Mình bảo sao thân mình phải nghe theo nó làm vậy thì rõ ràng mình làm chủ được thân tâm của mình, còn nó chưa chịu nghe thì đó là một nỗi lo chứ chưa phải hạnh phúc đâu, khép chặt giới sống một mình, mình dùng câu tác ý mình tác ý, một ngày chưa được hai ngày sẽ được, hai ngày chưa được ba ngày sẽ được. Ý thức lực nó đủ lực rồi thì cái gì cũng làm được hết. Nó chưa đủ lực thì nó không làm được.

Hôm nay để gặp mấy con Thầy dạy về ý thức của mấy con, để tạo thành ý thức lực, đó là cái phương pháp cứu cánh của đạo Phật đã truyền dạy từ xưa đến giờ. Nhiều người người ta làm chủ được sự sống chết là nhờ cái ý thức lực của người ta. Nhớ kỹ mấy con, để không khéo mình phí cái thời gian tu của mình uổng lắm mấy con! Bỏ hết đời vào đạo đi tìm sự giải thoát, giải thoát đâu không thấy, công lao thức khuya dậy sớm cuối cùng chẳng được những gì, phí bỏ uổng lắm mấy con. Cần thưa hỏi thì mình thưa hỏi cho kỹ, mà chưa cần thưa hỏi mình thấy mình tu đúng không cần thưa hỏi thì nỗ lực im lặng mà tu. Đừng có động.

(23:18) Bây giờ Thầy dạy mấy con: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Nắm được pháp rồi cứ giữ tâm bất động mà tu, đi tới, tác ý tới, đi riết tới. Nhớ: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", cái câu đấy Thầy dạy cho mấy con nhớ để nhắc mình để sau khi mà nó bất động rồi thì mình tìm cách mình hộ trì nó. Mình nói chuyện tự mình nói chuyện ở trong lòng thì nó tốt, cho nên mấy con phải nỗ lực tu để giữ được tâm bất động. Mà giữ được tâm bất động không có nghĩa kiềm chế nó mấy con. Thí dụ Thầy ngồi đây Thầy nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", Thầy ngồi đây Thầy đâu có kiềm chế nó Thầy để tự nhiên nó bất động, tự nhiên nó thanh thản, Thầy chẳng làm gì hết ngồi chơi vậy thôi, như vô sự. Rồi Thầy có niệm nó khởi nó muốn làm gì hoặc là khởi niệm gì Thầy nhắc nó: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", không được .., còn trường hợp cái tâm sân thôi…​ Cứ nhắc riết như vậy còn cái tâm bất động còn bao nhiêu cái niệm đi mất hết. lúc bây giờ Thầy thành Phật mấy con.

Tu quá đơn giản dễ dàng đâu khó khăn gì mấy con. Thầy nghĩ rằng từ khi mà biết được Thầy tới bây giờ tu tập là quá lâu, hôm nay gặp Thầy tuần lễ sau thành Phật hết, người nào cũng làm Phật được hết. Tâm bất động mà, có gì đâu mà cứ để cho nó động nên tu không được, giữ tâm bất động là được hết, có phải không? Có vậy thôi.

Giờ ai còn hỏi Thầy gì nữa không? Ai muốn hỏi gì?

Thầy đã nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", ai hỏi đụng nó liền chứ không có để…​

Phật tử: Thưa hỏi tu bị tập trung trong hơi thở.

(26:05) Trưởng lão: Ngồi chơi mà cứ biết hơi thở ra vô thôi, đừng có tập trung trong hơi thở, tập trung trong hơi thở là giai đoạn tu thiền…​ còn bây giờ mình đã tu đến cái giai đoạn tâm bất động, mình biết có tâm bất động thôi mà nó im lặng nó biết hơi thở ra vô, nó quen với hơi thở. Nó yên lặng thì để nó yên lặng, nó yên rồi mình thấy tâm bất động. Mình tác ý là nó đi, nó đi rồi nó trở lại nữa thì tác ý nữa. Tác ý hoài chừng nào nó hết thôi con nhớ chỗ đó.

Phật tử: …​

Trưởng lão: Khi con tác ý trong câu hai con đừng có nhắc cái lời con viết hôm nay, mà con chỉ cần tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", khi nó khởi niệm gì đó con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi nó yên lặng một chút nó khởi nữa, tác ý nữa, thì nó thành ý thức lực. Nhờ có cái vọng tưởng, những niệm đó, mình tác ý hoài thì nó tạo thành ý thức lực. Nhớ vậy, chứ còn bây giờ con cứ dùng cái trí tuệ quán xét nhắc nhở cái này cái kia đó nó động thêm con, con tác ý ngay đó nó xả ra liền.

3- CHÁNH KIẾN – THẤU SUỐT NHÂN QUẢ

(28:03) Trưởng lão: Nói chung về cái vấn đề sát sanh, mình trực tiếp sát sanh là mình phải trả cái quả sát sanh và những con vật bị sát sanh đều là do nhân quả. Tất cả những cái nhân quả bắt đầu nó truyền nhau, mình giết nó nó sẽ trở thành người nó giết mình không thể nào mình chạy khỏi. Cho nên người tu hành người ta rất sợ nhân quả con, người ta giữ gìn nhân quả, đi người ta phải nhìn người ta tránh người ta không dám đạp con kiến, vô tình đạp nhưng mà cũng phải trả quả nữa, chứ không phải chạy khỏi đâu.

Còn có Thầy, bây giờ nữ không có ai hết về nỗ lực tu đi, chừng tuần sau Thầy gặp thành Phật hết. Phật mình đâu có khó đâu, ai chửi không giận là Phật rồi, ai nói gì mình cũng không buồn phiền là Phật có gì đâu. Phật là vậy đó. Phật không thương, không ghét ai hết. Phật có gia đình nhưng bỏ gia đình đi tu thành ra giải thoát hoàn toàn, có vậy chứ Phật không phải là vô gia đình, có gia đình. Nhân quả. Nhưng mấy con nhớ là Phật bỏ vợ bỏ con có người nuôi còn mấy con coi chừng bỏ nó đói. Không được, phải lo lắng đầy đủ rồi mới bỏ đi tu. Đó là cái nhân quả của mấy con tạo là mấy con phải trả. Còn Phật nhân quả ông tốt hơn là ông có bỏ vợ bỏ con thì vua cha nuôi có gì đâu.

(30:07) Cho nên ở đây trong cái sự tu tập của chúng ta là tu tập phải thấu suốt được nhân quả, tức là Chánh Kiến đó mấy con. Cho nên Thầy lúc nào nếu mà đủ duyên mở lớp Thầy dạy Chánh Kiến, những cái điều kiện xảy ra cái nào gọi là Chánh Kiến, cái nào gọi là tà kiến, để chúng ta phân biệt giữa chánh với tà, chúng ta không lầm lạc ở trong cái tà mà chúng ta sống trong cái Chánh Kiến, như vậy chúng ta sẽ hoàn toàn giải thoát. Nhưng mà cái duyên chưa đủ.

Học cái lớp Chánh Kiến hay lắm, bởi vì trong đạo Phật nó có cái Bát Chánh Đạo mà, tám cái lớp học triển khai đàng hoàng, mà giờ mình chưa học được lớp nào hết. Nghe nói chung chung vậy chứ còn chưa có học được lớp nào. Nhưng mấy con ước ao mỗi người ước chút cộng lại nó thành ra một cái khối to lớn, một cái nguyện vọng lớn thì nó sẽ hoàn thành sớm. Nó hoàn thành tới chừng đó mấy con học ở đây nè, thì mấy con tập trung vô lớp học có người dạy chứ có gì đâu. Học Chánh Kiến, rồi Chánh Tư Duy suy nghĩ như thế nào đúng suy nghĩ như thế nào sai? Cho nên học tám cái lớp này để giải thoát.

Đạo Phật là đạo trí tuệ mà, đạo giải thoát bằng cái sự hiểu biết mà, chứ ai bảo Thiền Định là ngồi mà giải thoát đâu, cho nên bằng cái sự hiểu biết này mà giải thoát. Khi người ta chửi mình không giận cũng bằng sự hiểu biết đó chứ đâu có dễ đâu, mà mình hiểu biết thì mình đâu có giận. Thí dụ như người ta chửi mình, thì trước đó mình chửi người ta giờ người ta chửi mình có gì đâu, thôi cứ để người ta chửi cho mình cho đã để mình trả hết cái quả, cho nên người ta chửi mình hết thì biết nhân quả trả xong có vậy chứ có gì đâu mà khó đâu. Chỉ cần mình hiểu mình không giận ai nữa hết, xả bỏ không giận nữa. Thôi bây giờ còn hỏi Thầy gì nữa không?

Ráng về tu, còn có thắc mắc gì đó, tu gì mà chưa biết, lấy tờ giấy ghi, xong rồi có dịp gặp Thầy, nhờ Thầy trả lời giùm con những cái điều mà con thưa hỏi. Nhưng mà đừng hỏi chuyện gia đình Thầy trả lời mệt Thầy. Chuyện gia đình là tại do mình tạo ra cái nhân quả, mình phải trả cho hết mới đi tu. Khi mình trả chưa hết mình bỏ đi tu không có được đâu, Thầy đuổi về.

4- THẦY SÁCH TẤN TU SINH

(33:19) Trưởng lão: Thôi bây giờ hết hỏi rồi thì Thầy về mấy con. Còn không con? Còn người nào thực hành có hỏi gì không con?

Phật tử: …​

Trưởng lão: Buông xuống con. Khi nào buông xuống hết là nó bất động. Cái gì cũng vậy con, cái bài kệ nó cô đọng lắm, buông xuống hết thì nó bất động.

Phật tử: …​

Trưởng lão: Mình cứ ngồi ở trong thất mình biết cách mình tu, khi mà nhân quả nó hiện ra những cái niệm của nó, thì mình tác ý ngay liền: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì cái niệm nó đi, mình không còn phải dùng cái tri kiến của mình để quán xét nó này kia nó làm mình mất thời gian, mình chỉ cần tác ý là nó trở về cái sự yên lặng của nó, dùng một câu không nhiều câu chừng nào mình dẹp cái niệm để đem lại cái sự bình an cho tâm của mình.

Phật tử: Kính thưa Thầy. (Thưa hỏi về đi Thân Hành Niệm).

(36:05) Trưởng lão: Thí dụ như bây giờ trong một đêm một ngày con ngủ còn 5 tiếng một ngày, mà con thấy sức con như vậy vừa nó không bị ngủ gục, không bị mê mờ, nó không bị lờ mờ thì đó là đúng rồi. Từ đó con mới tu tập với cái phương pháp đi Thân Hành Niệm, mình tỉnh rồi tăng lên, thì cái giờ ngủ của con còn có 4 giờ con bớt đi 1 giờ, vậy là con dẹp hết, tức là giờ ngủ nó không còn nữa đâu. Coi như người làm Phật là không ngủ mà. Bởi vì ngủ là cái nghiệp si, tâm si, mà nghiệp si nó nặng lắm, cho nên tu riết rồi dẹp đi nghiệp si nó không còn. Cho nên mấy con đi vào thất mà còn ngủ ngáy khò khò là còn tu lâu lắm, nghiệp si chưa có sạch. Nhưng mà nó còn tùy theo cái khả năng của mình, mà mấy con bắt buộc cái thân quá thì mấy con sẽ bị dội, đó là sai. Mình tập từ từ mình thấy sức tỉnh của mình tăng lên ở mức nào thì mình tăng lên ở mức đó nó rất tỉnh táo, rất tốt, chứ đừng ép quá.

Phật tử: Thưa hỏi về tác ý?

Trưởng lão: Theo Thầy con nên tác ý cái câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" đi. Nếu mình có cái duyên với câu đó, con tác ý cái câu đó nó dễ thành tựu cái tâm của mình. Cho nên con thấy câu gì dạy, tu cách gì mà con không thích bằng câu đó thì con có cái duyên với nó thì con tu dễ có kết quả.

Phật tử: Tác ý chứ không phải là hướng tâm không?

(39:12) Trưởng lão: Tác ý chứ không phải hướng tâm. Tại vì cái ý thức của mình, đầu tiên nó qua cái âm thanh cái ngôn ngữ của mình, để cho mình nghe mình biết mình đang tác ý câu đó, sau đó mình tác ý thầm không cần phải ra tiếng. Nó có hai phần, nhưng mình tác ý thầm chứ không có nghĩa mình không tác ý, chứ không phải là cái tâm mình hướng cái câu đó thôi, không phải, tác ý câu đó riết.

Phật tử: …​

Trưởng lão: Đó là con ép nó, Tốt hơn hết là trong cái giờ tu thì đúng cái khả năng cái giờ tu của mình con lui lại, cái giờ tu của mình, cho cái giờ tu của mình có chừng mực để trong giờ tu nó dài hơn nhưng mà cái giờ ngủ của mình nó không ngủ được.

Phật tử: …​

(42:24) Trưởng lão: Tốt hơn hết…​, những cái vọng niệm con biết nó thuộc về cái tưởng của con. Trong thân con người có 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Cái tưởng uẩn nó hoạt động nó làm cho con tu sai, cho nên con đề phòng, con phải dùng cái ý thức, ý thức của các con nó mạnh hơn. Bởi vì ý căn mà, trong 5 cái uẩn thì cái ý thức uẩn nó làm chủ ở trong đó, cho nên con lấy cái ý thức con làm chủ ngay liền: "Tất cả những cái điều này phải đi đi, ở đây tao không chấp nhận, mày là tưởng uẩn chứ không có gì đâu", nói ngay thẳng tên nó, nó sẽ đi. Mình biết đúng gốc của nó mình nói cái nó đi, còn mình không biết, mình tưởng đâu các ma tà gì đâu ở ngoài nó nhập vào mình, thành ra con dừng ngay liền cái tưởng uẩn của nó, con đuổi nó đi thì nó sẽ hết.

Phật tử: Con thưa Thầy…​ con ngồi chơi rồi thư giãn, lâu lâu con mới tác ý có được không?

Trưởng lão: Được, con ngồi chơi nhưng mà có niệm gì thì con tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự", có vậy thôi, cứ một câu một, tránh nhiều câu, cứ 100 câu, 1000 câu con hướng tâm để giữ cái tâm bất động của con không cần hiểu con chỉ bảo "bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi từ khi nó đi rồi thì cái tâm của con nó sẽ im, khi nó tới nữa thì con dùng câu đó nữa, con tu vậy hoài luôn nó trở thành cái lực thì cái kia nó không còn có nữa.

Phật tử: …​

(45:27) Trưởng lão: Trong hàng ngày sự tu tập của con chia cái thời khóa ra, trong thời khóa đó con ôm cái câu tác ý "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Con phải tác ý thức một cái câu tạo thành cái lực của ý thức của con sau này con mới làm chủ được con. Bởi vì Thầy nói lúc nào muốn chết mình bảo: "Thân này tịnh chỉ hơi thở, nằm xuống chết đi", nó nằm xuống chết, ý thức mình bảo mà. Bây giờ mình muốn rèn luyện ý thức thì cái gì bảo nó nằm xuống chết? Cho nên mấy con làm sao mấy con làm chủ được sống chết. Cho nên mình phải rèn luyện ý thức của mình. Cho nên dù nó cản trở con cách gì đi nữa con cũng phải rèn luyện cái câu đó, rèn luyện cái ý thức của con. Các con đừng có sợ, đừng có bỏ như vậy là mình mất đi cái dịp tốt.

"Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", nhiêu đó đủ rồi, rồi bắt đầu đó tâm mình nó bất động hay là không bất động kệ nó mình đâu cần. Lát mình nhắc nữa, nhắc nữa, nhắc nữa. Cho đến khi mình nhắc cứ nhắc nó bất động hoàn toàn nó không có một cái niệm gì hết, nó không có một cái chướng ngại gì ở ngoài kia làm được cái tâm mình động. Người ta chặt cây ngã rầm rầm mà con không có lưu ý tới nữa. Đó là nó bất động. Cho nên mình nắm được một pháp để mà mình giữ cái tâm của mình. Bây giờ cái pháp đó nó làm cho cái tâm mình nó còn động, tại vì nó chưa đủ cái ý thức lực của nó. Mình cứ rèn luyện riết ý thức là nó có cái lực của nó chứ gì.

(46:52) Chỉ có một câu mà ngày nào mình cũng sống với nó thì cái câu đó nó sẽ thành cái lực rất lớn. Tu có nhiều câu đâu, đâu có tu nhiều đâu, chỉ có một câu mà cuối cùng là tôi giải thoát.

Phật tử: Vừa rồi cái tưởng nó hoạt động nhiều…​

(49:31) Trưởng lão: Mình tác ý bình thường để tạo thành cái ý thức lực của con cái đó quan trọng, nhớ cái ý thức của các con, các con nỗ lực mà xả bằng ý thức lực, đó là phần cần thiết lắm. Tất cả mọi cái nó đều theo ý thức lực nên con vẫn ôm chặt cái pháp tác ý đó để giữ ý thức nó giúp con làm chủ bằng ý thức của con. Cái tưởng của con nó nặng, cho nên nó quậy con cũng nhiều lắm, có điều con đừng sợ nó, chỉ dùng cái câu tác ý đó, ý thức lực của con con sẽ phá được nó. Thầy tin là con đủ khả năng để phá nó bằng cái câu tác ý thì con sẽ hết được. Vì cái tưởng nó cũng dữ lắm con, người ta lên đồng nhập cốt đều là do tưởng không đó.

Phật tử: …​

Trưởng lão: Dùng tác ý, để giữ tâm con cho nó bất động, con nhớ cái câu đó để cho cái tưởng nó lui ra bớt nó không còn quậy phá con. Cái câu đó nó sẽ giữ thân tâm con bình an, cố gắng tu tập để đẩy lui nó.

Phật tử: …​

(51:49) Trưởng lão: Như vậy con sẽ ôm cái pháp Thân Hành Niệm, Thân hành Niệm thì con phải tác ý trước đã rồi từng hành động: "…​Cánh tay đưa ra, chân trái bước, chân phải bước…​".

Phật tử: Thế nào là chứng đắc thế nào là chứng quả?

5- THẾ NÀO LÀ CHỨNG ĐẠO CỦA ĐẠO PHẬT?

(53:45) Trưởng lão: Dạy con tu chứng quả A La Hán, phải vậy không? Thế nào là chứng đắc thế nào là chứng quả? Đắc có nghĩa là được, chữ "đắc" tiếng Hán nghĩa là "được", tức là được quả A La Hán. Chứng quả là chứng cái quả A La Hán, cho nên chữ "chứng đắc" với "chứng quả" nó chỉ có một mà thôi. Con hiểu không? Nghĩa là cái người đó người ta tu, người ta được cái quả của A La Hán, cho nên vì vậy mà người Trung Quốc họ gọi là chứng đắc. Cho nên hai cái từ nó chỉ là một mà thôi.

Quả A La Hán có nghĩa là vô lậu, không còn lậu hoặc nữa. Không còn lậu hoặc tức là người ta không sợ hãi; không còn buồn rầu; không còn lo lắng; không còn sợ hãi, thành ra đó người ta mới gọi A La Hán. Cho nên cái quả A La Hán nó cũng đơn giản chứ có gì đâu. Nó là cái danh từ của người Trung Quốc người ta tạm dịch ra theo Phật giáo, sự thật ra nó là cái quả không chứ không có gì hết. Một người tu tâm vô lậu rồi thì người ta giải thoát, còn khi mà chứng quả A La Hán là tâm vô lậu, có vậy thôi chứ không có cái gì khác hơn hết.

Phật tử: Thưa hỏi về thiền định.

(55:01) Trưởng lão: Con hỏi về Thiền định phải không? Thiền Định tức là chẳng hạn bây giờ Thầy ngồi ở đây, mà tất cả những sự việc gì ở quanh đây không làm động tâm Thầy, chứ không phải Thiền Định là ngồi tréo chân kiết già rồi cột cái tâm mình vào một nơi nào đó, đó là Thiền Định của người Trung Quốc, của Lão Tử, chứ không phải của Phật giáo. Mình phải phân biệt được của Phật giáo nó khác của Trung Quốc nó khác. Cho nên Thầy thấy là vì trước kia mình tu theo Phật giáo mà không ngờ tu là theo Lão Tử của Trung Quốc, cho nên mình lo mình ức chế cái ý thức của mình, mình cột chặt nó, để cho nó đừng có vọng tưởng…​

"Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", ý thức của mình đâu thể cho nó tê liệt đâu, phải để cho nó quán xét cái này cái nọ, cái phải cái trái để cho nó làm chủ được thân tâm nó. Chẳng hạn như bây giờ con ngồi đây mà người ta chửi con mà con không giận thì đó là thiền định, mà con tức giận là không phải. Đơn giản Phật giáo nó như vậy, Phật giáo nó là đạo của con người, ông Phật là con người chứ đâu phải một bậc Thánh hay một bậc gì đâu; còn Trung Quốc nó lại tưởng đó là bậc Thánh, những nhà hiền triết như Khổng Tử này kia. Còn Phật giáo mình là của con người, mình đi tu rồi giải thoát…​ rất là đơn giản không có khó khăn. Mình sống như Phật là giải thoát.

Phật tử: Mình tu như thế nào để chứng đạo?

(57:40) Trưởng lão: Mình tu như thế nào chứng đạo hả? Mình tu mà nghe họ chửi mình, người ta nói xấu mình người ta nói mình mà mình không giận buồn phiền thì coi như là giải thoát, đó là chứng đạo. Đạo Phật nó dễ lắm vì nó là trí tuệ mà, mình tự suy ngẫm lấy mình mình biết mình chứng đạo. Người ta chửi mình không giận, người ta nói xấu mình mình không hơn thua, mình không buồn phiền ai hết thì đó là mình chứng đạo. Còn mình còn giận hờn, còn cãi cọ hơn thiệt này kia thì mình chưa chứng đạo.

6- NGƯỜI CHỨNG ĐẠO CÓ CẦN NHẬP ĐỊNH KHÔNG?

(58:29) Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi, người chứng đạo có cần phải nhập định mới chứng đạo không?

Trưởng lão: Không con, không cần. Bởi vì cái định của đạo Phật là cái định rất bình thường mà đâu có gì đâu. Thầy nói như thế này, người ta chửi mình không động, mình không giận đó là Thiền Định. Bởi vì đạo Phật Thiền Định nó đơn giản quá đơn giản. Con thấy ông Phật 49 ngày ngồi dưới cội bồ đề đâu có nghĩa là ngồi, có phải là ức chế ý thức của Ngài không còn biết gì sao? Phật pháp không phải vậy đâu, tại chúng ta hiểu qua Thiền Đông Độ.

Ông Phật ngồi 49 ngày ông hướng dẫn người ta, an ủi người ta. Thí dụ có người mẹ có con chết, đem đến xin Phật nhờ cứu, đức Phật bảo như vầy: “Đi xin cơm, coi cả cái thành phố này coi có nhà nào không có người chết thì đưa cơm về đức Phật về cứu đứa con”. Nhưng mà sự thật không có nhà nào không có người chết. Cho nên đức Phật nói đó là các pháp vô thường, an ủi người ta, chứ không phải là ngồi giống cục đá. Như vậy rõ ràng là đơn giản tất cả mọi cái, chứ đâu phải ngồi đó mà ức chế ý thức của mình thế này thế kia. Do đó Thiền Đông Độ đưa ra dạy chúng ta bảo rằng: đức Phật ngồi vậy vậy, chúng ta tin chứ ông Phật đâu bảo vậy.

Từ khi Thầy hiểu được Phật pháp qua kinh nghiệm của Thầy làm chủ được sự sống chết. Thầy hóa ra là đạo Phật rất đơn giản, không có cái gì thần thông phép tắc trong đó hết. Đơn giản quá đơn giản.

7- ĐỦ TRI KIẾN ĐÃ CHỨNG ĐẠO ĐƯỢC CHƯA?

(01:00:17) Phật tử: Chỉ cần đủ tri kiến thì có thể gọi là chứng đạo?

Trưởng lão: Chỉ cần đủ tri kiến, bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ mà. Đủ tri kiến là giải thoát liền, không cần tu tập gì nhiều.

Thật sự ra thì nếu mà Thầy có đủ điều kiện thuận tiện, Thầy sẽ mở cái lớp Chánh Tri Kiến để mấy con học được giải thoát. Ngay khi cái trí tuệ của mấy con hiểu biết là mấy con chứng đạo rồi, chứ đâu phải con ngồi tu, khép chân ngồi một ngày, hai ngày bán già hay kiết già bằng cách thức Thiền Định của Đông Độ đâu. Mà đạo Phật là do hiểu biết các pháp như thật, chỉ cần vậy là giải thoát. Đạo giải thoát mà, đạo bằng trí tuệ mà chứ đâu phải đạo bằng thiền định như Trung Quốc đâu.

Chúng ta ở đây đến đây Thầy không dạy chúng ta gì quá lạ đâu, thành ra mình tu pháp môn của Phật chứ có tu pháp môn của Thiền Đông Độ đâu. Nhưng mà hồi trước thì ông bà của mình, thầy Tổ của mình không biết cứ ngỡ đó là của Phật nên tu theo. Nhưng mà sau này Thầy lật ngược lại cái cách tu đó nó không phải của Phật. Là của Trung Quốc, mà nói của Phật để chúng ta tu. Cho nên vì vậy chúng ta tu không được. Cho nên hôm nay mấy con cũng có cái duyên, để về mấy con tu rất là đơn giản, bằng tri kiến giải thoát của mình, Thầy nói ai chửi mình không giận đó là chứng đạo chứ có gì đâu.

(1:02:10) Quá đơn giản. Tất cả mọi vật mình đều không ham mê thì đó là giải thoát có gì đâu. Mình đã biết tất cả các pháp đều vô thường không có pháp nào là của ta thì còn có gì mà phải chấp. Cho nên cuối cùng Thầy có làm bài kệ "Buông xuống" đó các con nhớ không? Buông xuống hết thì chúng ta giải thoát chứ có gì đâu. "Ôm vào đau khổ vô cùng tận", mình ôm nó là mình đau khổ, mình buông xuống thì mình giải thoát, đâu có gì. Khi hiểu là chúng ta buông xuống, không có pháp nào là của mình. Thân này rồi cũng bỏ, chúng ta có lấy được gì đâu, tâm mình buông xuống là giải thoát. Mà bây giờ chúng ta sử dụng nó để chúng ta trong trạng thái nào mà chúng ta không tái sanh luân hồi? chứ không khéo rồi chúng ta cũng sẽ bị tái sanh luân hồi. Theo nghiệp mà tái sanh, vì tâm dục của chúng ta còn chưa hết nhưng mà chúng ta tu tập thì nó sẽ hết.

8- SÁCH TẤN TU SINH TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG

Phật tử: …​

(1:04:54) Trưởng lão: Nói đúng nhưng mà con thiếu ý chí, con phải có ý chí mạnh, quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa thì nó mới hết chứ không khéo nó cứ có hoài, con phải rèn luyện ý chí con dũng mãnh hơn, đừng ngồi nữa mà phải đi Thân Hành Niệm…​ "lần sau mày còn khởi niệm là chết với tao", rèn luyện ý chí nghị lực của mình bằng cách là đi kinh hành năm hơi thở rồi tác ý, mạnh mẽ lên.

Phật tử: …​

Trưởng lão: Nó buồn, nhất định là con phải tập chứ không có ngồi trong đó nữa, nó vừa biết cái này mà nặng về ái kiết sử, con bỏ đi, con phải cắt đứt ngay liền, chỉ một cái thanh thản, phải mạnh mẽ lên.

Phật tử: Con thưa Sư, khi con nghĩ đến bố con nhưng mà con không thấy buồn, khi nghĩ đến tình cảm gia đình thì con nghĩ mình càng phải cố gắng lên, tức là có gì mình gặp bố mình kiếp này mà kiếp sau mình không gặp nữa thì như thế phải phóng dật không? Bởi vì con nghĩ đến chuyện buồn, con chỉ cảm thấy…​ tuy nhiên mình cố gắng hơn nhiều thì con có bị phóng dật không?

(1:07:23) Trưởng lão: Không phải đâu con, đó là tri kiến để giải thoát cho con. Trong khi tu mà có những cái gì mà làm giúp cho mình vượt thoát ra khỏi cái ái kiết sử, cái tình cảm gia đình mình, cái đó gọi là tri kiến giải thoát.

Phật tử: Khi con nghĩ đến gia đình con, bạn bè, những người xung quanh con thì con nghĩ là mình phải cố gắng lên có phải là phóng dật không?

Trưởng lão: Không, đó là sách tấn mấy con. Tự con sách tấn con, cố gắng lên con, tốt không sao.

Phật tử: Nhiều khi con cũng có khởi cảm xúc về thọ ái, tức là cảm xúc lạc vui vẻ, nhưng mà con không biết là đó thuộc về như là ái kiết sử hay là tham gì đó, thì con có thể tác ý đẩy nó luôn, thì nhiều khi lúc nào nó nhiều quá không đẩy được trong trạng thái đó con có nên tác ý không?

(1:09:14) Trưởng lão: Coi như là con không tác ý mà chỉ ức chế nó?

Phật tử: Không ạ, con tác ý không ức chế, con tác ý con đẩy luôn được cái thọ hoặc tâm niệm đấy nhưng mà đôi khi con không đẩy được, thì không đẩy được thì con cứ kệ nó, thì trong nửa ngày hoặc một ngày sau nó khởi lên tri kiến gì đó thì nó dừng lại.

Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ khi mà nó nổi lên rồi, thì con phải dùng tác ý, tác ý chừng nào nó đi thôi, còn nó không đi tác ý hoài. Đánh nó phải đánh lý đòn chứ còn chờ cái niệm khác mình quên chuyện đó đi thì không được.

Phật tử: Tức là mình cứ tác ý đến bao giờ hết thì thôi?

Trưởng lão: Còn thì tác ý, chưa hết thì tác ý nữa.

Phật tử: …​

(1:10:24) Trưởng lão: Gắng tu con. Chứ mấy con cứ lải nhải ba cái sách của Thầy trong đầu là không có được.

Phật tử: Nhưng mà nhiều khi mà ở trong im lặng mình ngồi tu thấy buồn ngủ lắm.

Trưởng lão: Thì thỉnh thoảng con tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", chứ đừng có để không tác ý là không được, mình rèn luyện cái ý thức.

Phật tử: Con hay dùng câu tác ý, vì con cũng mới tu nên con ở giai đoạn ngăn ác diệt ác, con cũng không dùng luôn cái câu câu "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" mà con dùng câu "Ly tham, sân, si. Tôi ngồi tôi biết tôi ngồi", dùng cái câu ấy có được không?

Trưởng lão: Được, mới tu thì con dùng được.

(1:11:10) …​

Phật tử: …​Con bị viêm họng Thầy bảo dùng Định Niệm Hơi Thở đừng có ngồi, con tác ý con đuổi thì nó đi không còn nữa. Giờ theo phương pháp của Thầy là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì qua một thời gian thực hành Định Niệm Hơi Thở khi con bị viêm họng hoặc bị tiêu chảy thì con dùng Định Niệm Hơi Thở con đuổi thì nó hết, vì con thấy phương pháp "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" chưa đủ lực thì bây giờ Thầy cho con tạm thời sử dụng phương pháp Định Niệm Hơi Thở?

Trưởng lão: Coi chừng phương pháp Định Niệm Hơi Thở con ức chế ý thức của mình.

Phật tử: Con thấy rất là hiệu quả không bệnh, không mệt, không bị hôn trầm thùy miên. Thời gian xả ra thì con giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự

Trưởng lão: Phải tập câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Tâm bất động đó là chân lý của đạo Phật, cứ lấy câu chân lý mà tu, giữ gìn tâm mình ở trong chân lý đó mà thôi. Bây giờ con chưa đủ duyên, con về áp dụng nó.

Phật tử: Con đọc sách của Thầy có nói về "Muốn tu chứng đạo phải tu pháp môn nào? " con thấy Thầy chỉ có nói về phương pháp Thân Hành Niệm và Định Niệm Hơi Thở, không có nói qua về Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự?

Trưởng lão: Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó là tất cả những kinh nghiệm từ đức Phật tu được, chân lý của đạo Phật rồi. Có sống cũng trong đó, có chết cũng ôm chặt tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự…​

Phật tử: Dạ bạch Thầy, tạm thời bệnh thì cho phép con dùng phương pháp Định Niệm Hơi Thở, còn khỏe thì con không dùng phương pháp đó nữa, con dùng tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

(1:14:42) Phật tử: Kính thưa Thầy, con xin trình, trước đây thì con bị hôn trầm rất là nặng, nhưng mà con cố gắng con không có lo, lúc đâu hôn trầm nó vô trong giờ tu thì bắt đầu nó lặng, mới đầu con còn ngồi được lâu dài, nó tỉnh hơn. Có những lúc mất tỉnh giác nó đánh vô mà con không hay. Con muốn không cho nó vô thì con đi suốt, con đi cũng giữ tâm thanh thản thấy nó có phần an lạc, nhưng càng ngày thì cái lặng nó càng dài hơn con đi thì thôi chứ con ngồi là nó lặng?

Trưởng lão: Không đúng đâu con. Con không có lầm tưởng được.

Phật tử: Trong khi cái tâm nó lặng con đi suốt con buồn ngủ con đi suốt, con đứng lại hoặc là con ngồi như lúc đứng là nó lặng luôn. Con trình lên Thầy là con tu có bị sai cái gì không hay là có cái phương pháp nào để con đối trị phần đó?

Trưởng lão: Nói chung đức Phật đã dạy có phương pháp đàng hoàng, còn mấy con tự rút kinh nghiệm các con tu thì nó không có phương pháp. Phương pháp của Phật là Thân Hành Niệm. Khi mình bước chân mặt bước là mình tác ý lớn lên "chân mặt bước", làm cho mạnh giọng một lúc nó tỉnh bơ, chứ đừng có để cho nó lờ mờ không có được. Đừng có đặt ra pháp tu nữa con, cứ theo pháp của Phật dạy đi. Có pháp Thân Hành Niệm để phá hôn trầm thùy miên mà.

Phật tử: Kính bạch Thầy con đi Thân Hành Niệm hồi trước con đi không bị chướng ngại gì hết, mà thời gian sau này con đi, con bị hơi thở, con đi một hồi nó tức ngực, thành ra con đi kinh hành con không có đi Thân Hành Niệm được.

Trưởng lão: Như vậy là bị tưởng, tại vì tự bản thân con đã phá cái Phật pháp. Chứ bây giờ tức ngực "cho mày tức chết tao đi pháp Thân Hành Niệm cho chết luôn", con đi tác ý là nó đi mất, nó sợ.

Phật tử 2: Con xin hỏi là con tu pháp Thân Hành Niệm, có lúc con vận dụng pháp Thân Hành Niệm có lúc tỉnh, rất tỉnh nhưng mà có lúc nó làm con mệt tức là con cảm thấy vì từ trước đến nay con chỉ đi kinh hành hoặc là ngồi hoặc đứng hoặc là con suy nghĩ về một cái gì đó, thì bây giờ con có phải tu pháp Thân Hành Niệm không?

(1:18:11) Trưởng lão: Nói chung là pháp Thân Hành Niệm là cái phương pháp của Phật để phá cái tâm si, phá hôn trầm thùy miên, cho nên nó là chướng ngại của con, để con tu cái pháp này. Cho nên khi mà gặp chướng ngại trên thân này con tập pháp Thân Hành Niệm, đi cho mày chết đi, cho nó chết đi cho Thầy. Tu mà không tu thì chết đi sống làm chi. Con làm gan như vậy thì nó sẽ chạy mất. Ôm chặt pháp Thân Hành Niệm.

Phật tử 2: Nhưng mà con không buồn ngủ thì con có cần phải dùng đến pháp Thân Hành Niệm nữa không ạ?

Trưởng lão: Buồn ngủ thì thí dụ như con không buồn ngủ, có phải không? Không buồn ngủ mà cái giờ tu pháp Thân Hành Niệm thì phải tập. Tập cho nó quen, chứ đợi buồn ngủ con đi không biết chừng chân bên đây nó đá chân bên kia thì không được. Tập ngay bây giờ tới chừng nó đi càng tốt, nó phá vỡ hết.

Phật tử 2: Con tu thì có lúc con thấy con đẩy được bệnh, nhưng mà có lúc gặp chướng ngại trong thân con có lúc con đẩy được, có lúc không đẩy được thì cứ kệ nó thôi. Tức là mình cứ kệ nó hay là mình dùng ý thức của mình, con tác ý một đến ba câu mà không được con bảo thôi thân là vô thường con kệ nó đi?

Trưởng lão: Không được, tu vậy không có được. Ôm chặt pháp tác ý. Bây giờ con đang bệnh, nhức đầu hoặc là đau bất cứ chỗ nào nhớ tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho mày đau mày chết đi, tao chẳng sợ đâu". Rồi cứ tiếp tục tác ý tiếp tục tác ý, tác ý như vậy lát nó hết đau, nó không đau nữa đâu.

Phật tử 2: …​Con tác ý tầm 1 đến 3 câu mà nó không dừng này cứ kệ nó mà nó không hết thì như thế có phải là lười không ạ?

Trưởng lão: Nó lười, chứ phải tác ý cho mạnh để mà…​ Cái phần mình tác ý vừa đối trị chướng ngại, mà vừa rèn luyện cái lực của ý thức. Phải không? Con đang rèn luyện mà gặp cái chướng ngại này để rèn luyện cái ý thức thì quá hay. Tại sao không rèn luyện?

Phật tử 2: Khi con đẩy thì con thấy là nó hết đau thôi chứ những cái sưng lâu nó vẫn sưng, nó hết đau thôi. Mình có phải tác ý khi nào nó hết sưng không hay chỉ cần hết đau thôi?

Trưởng lão: Tác ý hết sưng thôi, chứ không phải sưng mặc nó. Tác ý, cứ tác ý chừng nào mà hết sưng thôi, không có sợ, "cho mày giỏi mày sưng, tao tác ý: tâm bất động, chẳng sợ mày" có vậy thôi. "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Chẳng sợ đau, cho mày sưng cho đã tao cũng không sợ". Con cứ rèn luyện ý chí của con xem. Bệnh gì nó cũng chạy hết. Thường thường mấy con có ý chí mà không chịu rèn luyện, cho nên gặp khó khăn cái mấy con thụt lùi, sợ rút lui.

Phật tử 3: Thưa hỏi sống độc cư một mình?

(1:21:57) Trưởng lão: Cái độc cư mấy quan trọng đó mấy con. Tức là mình phải sống một mình trong một cái thất trong từ một tháng rồi đến ba tháng. Từ ba tháng đến sáu tháng thấy mình sống an vui, vui vẻ chính mình sẽ chứng đạo. Còn sống độc cư nếu một tháng mà buồn quá thôi đi ra thì tu không chứng đâu. Trước một cái đặc tướng, tâm tư của mình khi mình ôm pháp độc cư như con tê ngưu một sừng. Con thấy mình trở thành con tê ngưu một sừng sống một mình thì coi như là an vui ở trong đó. Mà không an vui thì không phải con tê ngưu. Cho nên sống độc cư mấy con bắt đầu người nào Thầy cũng khép vô độc cư hết chứ không phải không đâu, coi nói vậy tới chừng nó buộc được rồi cho vô lại trong thất sống một mình, con cứ quay lại Chơn Như.

Mà lúc nào làm được rồi thì bắt đầu Thầy dạy hướng dẫn kỹ hơn đi tới. Tới giờ dạy thì mấy con sống không được như con tê ngưu thì mất công dạy. Coi vậy chứ mấy con nói nói chứ Thầy chưa có dạy đâu. Nói chung chung vậy thôi chưa có dạy. Thầy nỗ lực dạy thì con phải sống cho đúng đàng hoàng. Bây giờ các con bên nữ người nào mà được rồi thì cho sống độc cư, mỗi người một thất không được tu chung đâu thành ra nói chuyện hoài, nó hết mới cho vô tu, khép vô tu sống không nói chuyện, nó vậy đó con.

Phật tử: Thưa hỏi về tri kiến giải thoát?

Trưởng lão: Trong tri kiến giải thoát, con phải theo rèn luyện với một vị Thầy mới có đủ cái tri kiến giải thoát, con thấy không? Trong Bát Chánh Đạo có 8 lớp, Chánh Tri Kiến, Chánh Kiến đó xong đến Chánh Tư Duy, tất cả những cái lớp, phải học đàng hoàng như vậy. Chánh Tri Kiến mà giờ đây có lớp thì bắt đầu…​ tu như vậy chứ bây giờ không được. Rồi bắt đầu khi mà dạy tám lớp rồi thì chính cái lớp Chánh Niệm…​ chúng ta phải tu. Vô đó mấy con không phải rèn luyện gì nhiều nữa. Ngồi đây chơi thôi chứ không có bị dao động…​ đâu có phải ngồi khoanh chân trong thất tu như Thiền Đông Độ. Cho nên trong chúng ở đây mấy con mà ngồi khoanh chân là tu theo Đông Độ rồi, ai thích Trung Quốc thì đi theo Trung Quốc…​

(1:24:25) Hết chưa? Mấy con còn hỏi gì nữa không?

Phật tử: Hỏi về tâm bị tập trung trong hơi thở?

Trưởng lão: Khi ngồi chơi cái tâm tập trung trong hơi thở phải không? Nó cứ biết hơi thở ra, (tác ý nhắc): "Mày đi đi, chỗ này không phải chỗ mày gom tâm. Cái tâm không cần tập trung trong hơi thở", rồi bắt đầu con hướng nó nhìn cái cây kia, nhìn cái gộc cây đó, nhìn cái bàn đó, con nhìn cái ý nó chạy theo. Rồi một lát nó quay trở lại hơi thở nữa, thì con tác ý và nhìn cái này cái kia thì lần lượt nó sẽ không gom nữa, chứ không nó gom hơi thở, giờ mình phá đừng có cho nó tập trung trong hơi thở.

Mình phá vậy đi con, bắt nó chuyển từ gốc cây này qua gốc cây kia chứ không cho nó tập trung, để ngồi yên bán già, kiết già là nó tập trung, tập trung là làm mất cái ý thức của con.

Mình tu theo Phật mình cứ lao riết theo Trung Quốc hết. Còn hỏi gì không mấy con?

Phật tử: Thưa hỏi về sự tu tập dùng các pháp phá hôn trầm.

(1:29:00) Trưởng lão: Nói chung là Phật pháp nó có pháp chứ đừng có chế pháp ra mà tu. Về đây là phải biết, chứ tới chừng không biết đi thụt lui nữa.

Phật tử: Con có cái hành lang đi vòng vòng ở ngoài…​

Trưởng lão: Nói chung là Phật có cái phương pháp để dạy chúng ta tu. Chúng ta sử dụng phương pháp, nghiên cứu cho kỹ những cái phương pháp đó mà tu. Tu nó vừa lợi ích ngay trên cái pháp tu vừa có lợi ích cho sau này gặp ác pháp. Đạo Phật nó hay ở chỗ đó, hiện bây giờ đang tu ở cái pháp này đối trị với cái tâm gì của chúng ta. Nhưng mà phá cái đó rồi cái pháp này nó sẽ diễn ra trên cái phương pháp khác. Con chế ra pháp chi cho cực, không biết đâu mà tu nữa, cứ đi lang thang ở ngoài thôi.

Phật tử: Dạ, tại con bị nặng quá. Con đi lang thang ở ngoài cho nó đỡ gục, chứ nó gục quá rồi, đi kinh hành nó mệt.

Trưởng lão: Theo Thầy mệt thì con nói cho chết đi cho nó đỡ mệt, một lần hai lần nó ớn nó sợ. Bởi vì cái thân này nó sợ mình lắm, nói mà nó làm cái gì trái ý mình là: "Tao cho mày chết chứ ở đó mà nằm", con phải ý chí mạnh mẽ thì mình sẽ vượt qua những cái nghiệp, đó là những cái nghiệp tâm của mình, nó làm cho con đường của mình nó lệch đi mình tu không có được. Cho nên ngay trên con đường tu, mấy con cứ ôm chặt pháp của Phật mấy con phá thì sẽ tu đến nơi đến chốn, đừng có chế ra pháp khác. Mình chưa có đủ khả năng chế pháp tu đâu. Mình thấy nó đỡ đỡ chứ đi lâu nữa mình hết biết pháp nào. Con ôm pháp Phật mà tu sau đó mình phá được cái này thì nhờ cái kinh nghiệm thuần thục của pháp này mới chuyển qua bên đây thì thành sẽ dạy cho, cho nên cứ ôm pháp mà tu. Cho nên đức Phật nói: Nếu bị hôn trầm thùy miên mới cho mình cái pháp Thân Hành Niệm.

Phật tử: Vậy là bây giờ con vẫn tiếp tục ở trong thất?

Trưởng lão: Coi như là con tiếp tục ở trong thất tập tu, nếu bị hôn trầm, thùy miên nhiều thì con tu pháp Thân Hành Niệm cho nó nhuần nhuyễn, tác ý từng hành động, rõ ràng cho nó tỉnh táo hẳn hoi đàng hoàng, dùng pháp Phật để làm cho sức tỉnh mà, có vậy con mới giải thoát dễ dàng.

Phật tử: Dạ thì con vô thất trở lại.

Trưởng lão: Không có gì, chưa gì muốn bỏ thất.

(1:32:34) Gắng mà tu không có khó đâu. Phật pháp là đạo của con người, cần gì tập để tu cho nó cực khổ. Nghe lời Thầy đi, đạo Phật là đạo giải thoát, đạo trí tuệ, đạo tri kiến. Mấy con ngồi đây cái tri kiến của chúng ta đừng dính mắc, đừng giận hờn đừng phiền não một cái gì cũng hết thì mấy con giải thoát, chứng đạo ngay đó liền. Còn ngồi đây mà thấy dơ, "trời ơi cái sân này dơ quá đi lấy chổi quét", thôi cái chuyện…​ Phật mà đi quét sân!? Mấy con nhớ kỹ, mình tu là tu chứ không cần (quét) sân gì hết ai ở dơ ai ở sạch ở sạch. Vậy mà thói quen mình tập mấy con thấy cái dơ chịu hết nổi thôi đi quét.

Mình nhớ bây giờ mình sống thản nhiên trước mọi thứ, ai ở dơ ai ở sạch chuyện đời thì có gì đâu…​ Tại vì tất cả các pháp làm cho mình chướng ngại thì cố gắng mình tu, cố gắng tu sống mình giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nếu nó có gì đó đi nữa thì tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nói vô sự mà còn sinh chuyện, còn xách chổi đi quét, dẹp đi. Mình rầy nó một hơi là nó làm thinh, rồi mình ngồi mình chơi có sướng không, đạo Phật là đạo ngồi chơi mà.

Phật tử: …​Thầy dạy tâm thanh thản, an lạc, vô sự chứ không phải đi quét, mấy người sáng ra quét cái vườn Lâm Tỳ Ni có được không Thầy?

Trưởng lão: …​ sai pháp, lẽ ra đó thì mình tu rồi thì mình ngồi chơi tâm bất động. Vườn Lâm Tỳ Ni ai ở gần thì quét, không quét thì thôi.

Phật tử: Bạch Thầy, nếu như vậy vườn Lâm Tỳ Ni lá rụng đầy hết?

(1:35:15) Trưởng lão: Có sao đâu, hồi nào tới giờ lá cây cũng rớt đầy hết, nó càng rớt nó càng hoang dã bao nhiêu nó càng đẹp bấy nhiêu, vườn Lâm Tỳ Ni Phật sống như vậy mới đúng chứ, Phật gì mà quét dọn tối ngày. Có phải không? Đã lập thành cái vườn Lâm Tỳ Ni rồi, cái di tích của đức Phật rồi mà mấy con làm lệch di tích của đức Phật mất rồi. Sáng, trưa, chiều quét dọn sạch, người ta để lá cây rớt tự nhiên cho đẹp.

Phật tử: …​

Trưởng lão: Trời đất ơi! Tội nghiệp mấy con quá, không có công chuyện làm. Đã người ta làm người vô sự còn sanh ra chuyện làm chi cho cực vậy? Thôi từ đây về sau làm người vô sự đi. Còn vườn Lâm Tỳ Ni kệ để đó đừng quét dọn nữa, mình coi như là cái vườn Lâm Tỳ Ni là di tích vườn của đức Phật, đẹp quá, lá cây đồ rớt, coi nó quá đẹp. Bữa nào Thầy vô Thầy thăm cái vườn thử coi. Trời đất ơi quá sạch, làm sai ý Phật.

Phật tử: …​ Con cứ tác ý liên tục tâm bất động, cứ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, sau một thời gian nó hết…​ Con thưa Thầy con có tiếp tục đuổi nó tiếp không?

(1:38:30) Trưởng lão: Con cứ tiếp tục con tác ý câu tâm bất động. Con cứ tiếp tục dùng câu đó dẹp nó, cứ tiếp tục đừng có theo nó, Thầy trao cho một cái thanh gươm rồi, tụi bây ló đầu ra chém đứt đầu hết.

Phật tử: Thưa hỏi về tâm bất động.

Trưởng lão: Niềm tin của mấy con là tấp được cái tâm bất động, nó sẽ giúp con vượt qua những cái đau khổ về cái thân của mình.

Phật tử: Thưa hỏi về pháp Thân Hành Niệm phá hôn trầm.

(1:42:23) Trưởng lão: Theo Thầy thấy nếu còn buồn ngủ là do lời tác ý của mình yếu, phải tác ý mạnh, gằn giọng. Cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp phá hôn trầm. Nếu cái tác ý của mình nó nhẹ quá…​

Phật tử: …​

(1:44:00) Trưởng lão: Hôm nay mấy con gặp Thầy, Thầy trao cho một cái pháp đó là kết quả của đạo Phật, tức là cốt tủy của đạo Phật: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đó là cái chân lý của đạo Phật. Đạo Phật có bao nhiêu đó là chúng ta giải thoát. Cho nên chúng ta cố rèn luyện cái câu đó, để trở thành, chúng ta là câu đó, thì nó sẽ giải thoát. Chúng ta bây giờ, câu đó với chúng ta là hai chứ chưa phải một đâu. Cho nên mấy con nhớ rèn luyện nó hằng ngày thì mấy con giải thoát. Đó là chân lý giải thoát của đạo Phật: Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Không cần tu pháp nào khác hết chỉ một câu đó là đủ để mấy con giải thoát hoàn toàn, để mấy con sống giải thoát. Ví dụ bây giờ mấy con đang ôm cái câu "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" mà thân con nó đau nhức, nó hoại diệt, nó chết. Các con còn sống là còn ráng nhớ câu đó: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Chết thì chết tao chẳng cần”, chỉ có câu này là của ta, rút cuộc câu đó với mình đi vào Niết Bàn, giải thoát hoàn toàn không còn tái sinh luân hồi nữa.

Nhớ kỹ biến nó thành mình thì mấy con sẽ được giải thoát, tới chừng đó mấy con hoảng loạn, mấy con sợ chết, câu đó không nhớ, mấy con hoảng thì thôi rồi. Bây giờ mấy con rèn luyện để cho nó trở thành mình với nó là một. Một câu đủ rồi, mấy con cứ nỗ lực tu câu đó là giải thoát không có gì hết. Thôi tới giờ để cho Thầy về.

HẾT BĂNG.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy