00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20090100-SƯ MINH SANG VẤN ĐẠO-NHÂN QUẢ

20090100-VẤN ĐẠO-NHÂN QUẢ-SƯ MINH SANG

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 16/05/2001

Thời lượng: (01:00:20)

1. BA ĐỨC, BA HẠNH LÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU HÀNH

(Sư Minh Sang cùng với vài vị Phật tử đến Tu Viện xin gặp Thầy và nhờ Thầy hướng dẫn tu tập. Quý sư thầy và Phật tử lạy Thầy, Thầy bảo chỉ xá Thầy là được rồi. Sau đó Thầy mời mọi người ngồi xuống).

(00:14) Sư Minh Sang thưa hỏi: Kính bạch Thầy, lúc trước con có ở Tu Viện Chơn Như tại đây, và con cũng có hứa với Thầy là con tu suốt đời. Hôm đó do tâm con phóng dật quá, lúc Trưởng Lão dạy bốn người vào độc cư, thì con cũng có thực hiện, nhưng mà khi đã vào thất được ba bốn bữa thì tại thất hay nói chuyện phóng dật, rồi con mới tính đi ra xả tâm một hai ngày rồi con xin vô lại. Không ngờ khi con đi ra thì con thấy cái mũi của con nó bị nghẹt, nên con nghĩ con ở ngoài để điều trị bệnh một thời gian, cho nó thông cái lỗ mũi rồi con vô con tu, hít thở nó sẽ dễ hơn.

Trong thời gian đi ra, con có đi ra Quảng Ninh và đem theo hai quyển sách Những Lời Gốc Phật Dạy của Thầy để con ôn những cái gì con ôn lại. Rồi con có lên trên Chùa Ba Vàng, chỗ Thầy Thái Minh chơi, và xin ở lại tu tiếp. Rồi con gặp vị Thầy này xin đọc cuốn sách của Thầy, và chú nói: “Bây giờ đi tu ở đây là con đường chân lý rồi”, nên chú xin vô đây đi tu. Con cũng không biết sao, con nghĩ vào đây tu được thì tốt, và con dẫn chú từ Hà Nội vô đây. Con xin Thầy có đôi lời chỉ dạy cho chúng con.

Thầy đáp: mấy con cứ ngồi lên ghế đi con. Thôi, xá đi con.

Thầy dạy: Sự thật ra thì mấy con đi tu, tuổi mấy con mà bỏ cuộc đời đi tu, thì cái người mà tu rồi, người ta thương mấy con lắm. Vì đi tu là mình bỏ hết rồi, không còn dục lạc thế gian, mình nỗ lực để mình tu, chỉ còn con đường đi tìm cái sự giải thoát, để làm chủ sự sống chết, chấm dứt sanh tử luân hồi.

Mà nếu đi tu thì cái người tu trước người ta cảm thông được cho người tu sau lắm, mấy con mà quyết tâm tu thì Thầy sẵn sàng hướng dẫn tới nơi tới chốn, nhưng nó có nhiều cái khó lắm con! Bởi vì cái hạnh ăn đó, mình ăn ngày có một bữa thôi không có ăn nhiều. Bởi vì, giới luật của Phật là không ăn phi thời mà, rồi ngủ cũng không được phi thời, có cho mình ngủ chớ không phải không cho, nhưng không được phi thời, giờ nào ngủ thì ngủ; giờ nào thức thì thức. Nhưng mà tập sống để cho mình đừng có phóng dật, thì phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, thì phải độc cư. Mấy con hiểu không?

(02:36) Có ba cái đức, trong cái oai nghi chánh hạnh của đạo Phật, có ba cái đức đầu tiên, người quyết tâm tu thì mới sống nổi, không quyết tâm tu thì sống không nổi: Ăn - Ngủ - Độc cư, nó có ba cái thôi chứ không có nhiều. Mấy con ráng được, thì chắc chắn là Thầy sẽ dẫn dắt tới nơi tới chốn. Ráng ba cái hạnh này mà không được - giới luật mà không xong; đức hạnh mà không xong - thì làm sao mà mình tu thiền định được mấy con. Mấy con hiểu điều đó!

Cho nên, nếu mấy con quyết tâm được thì Thầy sẽ giúp đỡ mấy con tu tới nơi, tới chốn. Bởi vì cái kinh nghiệm của Thầy đã đi qua rồi,Thầy biết cách thức tu như thế nào để làm chủ sự sống chết. Cho nên Thầy dạy là không bao giờ sai, mà cũng không bao giờ Thầy dạy ngoài cái pháp của Phật. Bởi vì, bắt đầu mấy con giữ giới, thì học giới Thầy không có gồm cho đến 250 chục giới Tỳ Kheo cho nó nhiều, nhưng mà Mười Giới Sa Di là gốc đó con.

Mình xuất gia thì có mười giới Sa Di, còn cư sĩ thì có năm giới. Người cư sĩ đã thọ Tam Quy Ngũ Giới mà không giữ được thì người cư sĩ chưa thành người cư sĩ, chưa thành đệ tử của Phật đâu. Mà giữ trọn năm giới thì người cư sĩ đó mới là đệ tử Phật. Hầu hết người ta thọ Tam Quy Ngũ Giới, mấy con thấy, có nhiều người cư sĩ chưa ăn chay được, thì thử hỏi còn những cái giới khác: buôn bán làm sao không nói dối, có phải không mấy con, thế là phạm rồi chứ gì? (Thầy cười)

Nội cái đơn sơ như vậy đó con. Còn cái giới mà đừng tham lam trộm cắp, giới ly tham, cái đức ly tham của người ta, làm sao mà mấy con giữ trọn được những cái đức đó được đâu. Khó lắm, không tham cái này thì cũng tham cái kia, mà điều cái tham đó không trộm cắp của người ta thôi. Thì trong giới luật cấm như vậy đó, không tham lam trộm cắp tức là đến chùa không lấy của không cho, người ta không cho thì không lấy; mà người ta đã cho thì mình mới lấy.

(4:28) Cái tham để mà tham sân si, tham dục thì nó vẫn còn, nhưng tham xấu, lấy của không cho thì mình chấm dứt, thì các cư sĩ làm được, con hiểu không? Còn cái nói dối, thiệt là nó khó, những cư sĩ khó lắm, buôn bán thì thế nào cũng nói dối à! Thành ra, do đó nó rất khó cho người cư sĩ, nó có những cái giới khó, nhưng mà cũng có những cái giới rất dễ, nó không khó đâu.

Còn mấy con chỉ có Thập giới thôi: Mười Giới Sa Di. Bởi vì xuất gia thì có mười giới Sa di, nhưng mà Thập giới phải giữ trọn. Thầy gồm lại cho những cái giới: Thập giới Sa di thì mấy con nên cố gắng giữ ba đức, ba hạnh. Mà ba đức, ba hạnh của mấy con đó, ba đức là: Nhẫn nhục - Tuỳ thuận - Bằng lòng; ba hạnh là: Ăn - Ngủ - Độc cư, phải không? Mình biết nhẫn nhục là trước hoàn cảnh nào mình cũng nhẫn nhục được, đừng có nổi xung, đừng có tức giận, đừng có phiền não. Thấy trong cảnh động này tu không được, đó là mấy con không nhẫn nhục. Mấy con thấy chưa? Mà thấy cái cảnh này sao buồn khổ quá, thôi đi chơi một vòng, thì đó là mấy con không nhẫn nhục được mà. Do đó mấy con phải nhẫn nhục, tuỳ thuận, tùy thuận trong hoàn cảnh của mình, để mình giữ gìn những cái đức, cái hạnh cho nó trọn vẹn! Phải không?

Do đó mà mấy con mới sống trọn vẹn được độc cư, mà độc cư phải phòng hộ mắt tai. Mà khi ba đức, ba hạnh mấy con giữ trọn rồi thì người đó sẽ tu được, căn cơ người đó sẽ chứng đạo trong kiếp này. Còn cái người mà giữ không trọn ba đức ba hạnh thì căn cơ kiếp này tu chưa xong. Dù có muốn khuyên lơn với cách gì đi nữa họ tu (cũng không được), vì những cái đức hạnh đó không tròn.

Đi vào con đường của đạo Phật, mấy con thấy là: Giới, Định, Tuệ phải không? Bây giờ cứ lo vô tu định à, ngồi nhiếp tâm ức chế. Mấy con biết, cái sai của người tu thiền bây giờ là sai quá sai, là vì ức chế tâm. Bây giờ Thầy nói: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, mấy con cứ chú ý vào cái chỗ bất động con giữ tâm là bị ức chế rồi, chứ đừng nói chi là mấy con dùng hơi thở.

Còn mấy con cứ nhiếp tâm trong hơi thở, thấy thở vô thở ra để không niệm chứ gì, là nó bị ức chế mất. Người ta ngồi chơi, cách thức mà sống đúng với những cái giới luật đức hạnh rồi, bắt đầu mấy con mới ngồi chơi, mấy con thấy từng tâm niệm của nó khởi lên. Mỗi tâm niệm (khởi lên) chúng ta dùng phương pháp Như Lý Tác Ý để xả, chứ không phải dùng ức chế tâm. Bởi vì đức Phật nói: “Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện”, tức là mình ngăn và mình diệt. Mình ngồi đây là mình đã có cách thức để ngăn nó rồi đó. Tức là nó không khởi ra đâu.

Mình nhìn lại cái đầu của mình coi có cái niệm gì không, chứ mình không phải nhìn trong cái trạng thái bất động tâm thanh thản. Con hiểu không? Mà nhìn trong hơi thở thì mình cũng bị ức chế tâm, chứ không phải không ức chế. Cho nên ngồi chơi, nhưng mà nhìn trong cái đầu nó có từng niệm không. Suốt ngày, cứ hễ có niệm, thì: “Chỗ này chỉ có một niệm duy nhất là Tâm Bất Động, Tâm Vô Lậu. Tất cả các niệm ta không chấp nhận, đi ra”. Thì cái niệm đó nó sẽ đi, và cái niệm đó nó tới lui một hai lần, tư duy quán xét niệm đó chứ không phải đuổi nữa. Đuổi nữa sẽ bị ức chế.

Bởi vì mình cứ gạt ngang nó thì nó chưa có thoả mãn nó rồi, cho nên nó còn ở trong lòng của mình, cho nên nó chưa hết. Một lần mà nó đi luôn nó không có tới nữa, thì đó là nó đã thông suốt. Mà lần thứ hai cũng cái niệm này nữa, cũng cái điều kiện này nữa thì đem nó mổ xẻ ra để quán, tại sao nó như vậy? Thì khi mình quán xong, tức là mình đã xả xong trong lòng rồi. Mấy con phải hiểu điều đó, chớ nếu mấy con cứ thấy niệm nào cũng gạt ngang, “biết vọng liền buông”! Buông riết mấy con cũng bị ức chế, mấy con hiểu điều đó. Thiền tông đó!

2. PHÁP QUÁN VÔ LẬU: PHẢI CÓ TRI KIẾN GIẢI THOÁT ĐỂ XẢ TÂM, ĐÓ CHÍNH LÀ NGĂN ÁC, DIỆT ÁC

(08:09) Sư Minh Sang: Vậy mình phải có tri kiến, phải không Thầy?

Thầy trả lời: Phải có tri kiến đó, bởi vì nhờ tri kiến nên khi một niệm mình gạt ra rồi mà nó không tới nữa thì nó đã thông suốt, cái niệm đó nó xả rồi. Mà nếu còn tới nữa, thế nào nó còn tới nữa tức là nó bị ức chế, nó sẽ tăng nữa, mà nó tăng nữa thì mình mổ xẻ nó ra để mình tìm hiểu nó, mà hiểu nó rồi thì tri kiến của mình nó giải thoát thôi, thì nó không tới nữa (Thầy cười).

Phật tử hỏi: Cho con hỏi, cái này mình chỉ thông hiểu nó, chớ không phải mình theo nó ?

Thầy trả lời: Không phải theo nó con, không phải theo nó. Nghĩa là mình có phương pháp Như Lý Tác Ý con. Cho nên mình biết vọng không theo là mình không theo nó tức là mình buông ngang; còn cái này mình bắt đầu có một cái niệm, mình ngồi im lặng như vầy, mình không dùng cái phương pháp nào ức chế nó hết. Khi nó có niệm khởi trong đầu thì lúc bấy giờ đó mình bảo: “Ở đây chỉ có niệm bất động, tâm thanh thản, an lạc và vô sự, tức tâm vô lậu, không có niệm nào ta chấp nhận, đi”! Thì ngay khi đó nó dừng liền con. Nhưng mà ngồi lại một lát nó tới nữa, à như vậy là mày chưa, tri kiến mày chưa giải quyết được, cho nên tao đuổi mầy mày còn tới, vì vậy bây giờ tao mổ xẻ cái niệm này ra tao quán, gọi là quán vô lậu đó, quán cái niệm đó ra. Quán thông suốt hết rồi, tức là nhờ cái tri kiến thông suốt của mình đó, nó sẽ đi luôn.

Sư Minh Sang hỏi: Vậy là cái giai đoạn nào tu cần nhất là phải quán vô lậu, phải không Thầy?

Thầy trả lời: Phải quán vô lậu con! Tức là mấy con chưa hiểu thì người ta sẽ dạy con về nhân quả, phải không? Rồi người ta dạy về nhân duyên, Thập Nhị Nhân Duyên, mấy con phải hiểu những cái điều đó, để khi nó cấu kết nhau thành những cái niệm, nó có đủ duyên của nó mà. Do đó, cho nên chúng ta phải thật thông suốt, thông suốt như vậy để khi mà có cái niệm đến chúng ta mổ xẻ coi cái niệm này nó ở chỗ nào? Thì khi nó thông suốt rồi thì nó sẽ đi, các con hiểu chưa? Chớ không khéo mình ức chế nó. Đó là cách thức ngăn ác, diệt ác.

(09:54) Phật tử thưa hỏi: Bạch Thầy! Thắc mắc của con, bản thân con cũng như bao nhiêu người khác là khi mà đọc được quyển sách Những Lời Gốc Phật Dạy. Con thấy là nó cũng nằm trong những cái điều mà làm cho con thay đổi rất là lớn, nhất là ví dụ như Thầy nói về cái việc niệm Phật A Di Đà cũng vậy. Cái thiền đây con nghĩ lẽ ra, đúng là thực ra thì mình cứ thả lỏng nó ra một cách tự nhiên, chứ mình ép như thế cũng là ức chế. Cái tâm của mình sẽ bị ức chế. Vì vậy mà con mới tìm đến Thầy và cũng mong Thầy chỉ dạy.

Thầy trả lời: Thầy sẽ kềm mấy con chớ, sự thực ra Thầy thấy có cái khó, tại vì cái người mà chưa tu, thì người ta dạy cách thức rồi cũng lọt vào ở trong cái chỗ ức chế, vì ức chế nó dễ lắm.Tại vì mình nhìn cái hơi thở vô ra như thế này thì bị ức chế.

Cũng như bây giờ nói Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, thì mình cảm giác toàn thân của mình, mình quán sát. Rồi mình nương vào hơi thở, coi như mình dùng tưởng hơi thở, hơi thở lên tới trên đầu rồi xuống dưới chân. Kiểu này là bị tưởng tức, thì nó cũng nguy hiểm rồi. Thay vì trên thân quán thân thì phải quán bằng cách nào? Nhưng mà không ngờ cái sức của con người bây giờ quán thân chỉ ở cái mức độ đó thôi, bằng tưởng thôi, không khác. Nó đã đưa mình sai, tại vì bây giờ mình chưa biết cách, trong khi cái tâm của mình nó chưa ly dục, ly ác pháp, tức là Tứ Chánh Cần chưa xong chớ gì? Tứ Chánh Cần chưa xong mà tu Tứ Niệm Xứ, mấy con nghĩ làm sao? Có phải mình dùng quán thân mà để ức chế không? Đó là một cái sai.

Bây giờ, Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, để rồi tự nhiên cái tâm nó bất động, nó thanh thản, an lạc vô sự. Tự nó thanh thản, an lạc, vô sự thì nó sẽ quán trên thân rồi, các con hiểu không? Còn bây giờ (tâm còn) dục không à, bây giờ mình cũng quán thân, tức là thấy hơi thở chạy từ trên đầu xuống chân, thấy hơi thở từ chân lên đầu, gọi là tu quán thân!

Sư Minh Sang hỏi: Như ngài Ajahn Chah, Ngài dạy như thế là dùng tưởng phải không ?

Thầy trả lời: Dùng tưởng không con! Đó là cái tưởng, thành ra sai. Cho nên dù như thế nào thì Thầy xem xét, trước là những cái đức cái hạnh, ba cái đức hạnh đầu tiên: Ăn - Ngủ - Độc cư. Nhẫn nhục - Tùy thuận - Bằng lòng. Mấy con sống được thì bắt đầu đó rồi Thầy mới dạy tu.

Mà dạy tu, thì bắt đầu Thầy dạy mấy con: À, bắt đầu bây giờ mấy con phải ngăn ác, diệt ác như thế nào? Tác ý như thế nào, cách nào? Thầy dạy mấy con xong rồi, mấy con tu một ngày, ngày hôm sau Thầy qua Thầy kiểm tra. Chớ không để hở; hở, mấy con tu trật thì phí của mấy con mất. Thầy kiểm tra coi bây giờ mấy con tu, mấy con trình bày cho Thầy cách tu như thế nào để Thầy nghe.

Sau khi Thầy nghe rồi mà Thầy thấy nói đúng, được, thì bây giờ mấy con ngồi xả tâm cho Thầy xem. Thầy ngồi ghế kia, con ngồi xếp bằng con tu đi để Thầy theo dõi, theo dõi coi con có xả đúng không, hay con bị ức chế nữa, chứ đâu phải. Theo dõi như vậy mới dẫn dắt người ta đi tới nơi tới chốn, còn không khéo để buông lỏng một cái là mấy con sẽ bị ức chế. Nó khó như vậy đó mấy con!

3. HIỆN TƯỢNG BỊ TƯỞNG TRONG KHI TU TẬP

(12:58) Sư Minh Sang hỏi: Thời gian con đi, con rất nhờ Thầy và cô Út. Con cũng mong muốn trở về tu, tại vì con nghĩ là con không muốn đi xa Thầy, sợ vì có gì không an ổn thì lên gặp Thầy. Có gì Thầy chỉ dạy cho con xả, thì con cũng hứa xin sẽ về. Và con cũng có câu hỏi xin hỏi Thầy là làm thế nào để biết mình đã lọt vô tưởng, và thứ hai là xả tưởng như thế nào?

Thầy trả lời: À, mình biết rõ ràng là mình lọt tưởng như thế này? Nó có nhiều cái tưởng lắm, có 18 loại tưởng chớ không phải một tưởng. Chẳng hạn bây giờ con ngồi đây nè, phải không? Con ngồi vậy nè, mà con ngồi con cũng thấy mình tỉnh, mình hoàn toàn im lặng không niệm gì hết. Bởi vì cái số này Thầy đã kiểm tra cái số Tăng sinh ở trong đó rồi, quý Thầy trong đó rồi. Ngồi im lặng như vầy. Thầy cho người Giám luật họ đi, thì rõ ràng là không thấy cái người đứng trước mình, mà mình ngồi mình thấy mình tỉnh rõ ràng. Mình thấy mình đang hít thở đàng hoàng rõ ràng, nhưng mà người ta đứng trước mình (mình lại không biết).

Thường thường trong các trường hạ, trường hương đó - hồi mà Thầy còn nhỏ đi học ở trường hương - thì trong khi mình tu tập, trong cái giờ mà chưa được ngủ đó, người ta đi gác để coi mình ngủ hay thức. Người ta đi ngang cái phòng của mình, mà mình không khảy móng tay ba cái thì người gác để một cái thẻ, báo cho mình biết là mình đã ngủ, hiểu không? Cho nên vì vậy mà thầy Chơn Thành đi làm giám luật, đi gác, mà người ta đến trước mình, rồi người ta viết tờ giấy, người ta bỏ chỗ mình mà cũng không hay. Đâu có khảy móng tay cho người ta biết đâu, người ta vẫn cho mình là ngủ. Bây giờ mình nói đang thiền định, mình không biết cái gì bên ngoài chứ gì, là mình ngoan không sao? Là trật nữa rồi, các con thấy đó.

Cho nên vì vậy, khi mà người ta kiểm tra cái ăn, cái ngủ của mình hoàn toàn rồi độc cư, người ta cũng thấy mình không nói chuyện, mình sống đúng hạnh rồi, bắt đầu người ta mới đưa vô, người ta dạy cho mình tu xả tâm, tu Tứ Chánh Cần chớ. Chớ còn nếu không, ai mà dạy cho mình Tứ Chánh Cần, thì làm sao mà xả được? Nếu tu Tứ Chánh Cần mà Giới luật không nghiêm chỉnh, thì mình bị ức chế đó sao, con hiểu không? Cho nên mấy con đến Tu Viện là để thử thách mấy con đó, coi mấy con là người có quyết tâm hay không? Mà nếu không quyết tâm, thì mấy con cứ ít bữa chạy đi nói chuyện người này người kia, thì Thầy thấy không được! Rồi thấy ở trong này Cô Út rầy la, hoặc là cho ăn uống cực khổ quá này kia, tức là thiếu nhẫn nhục.

Sư Minh Sang hỏi: Vậy đó là thử thách đó hả Thầy?

Thầy trả lời: Thử thách đó! Hoàn toàn, Thầy cho vô Tu Viện là thử thách mấy con hết.

Sư Minh Sang: Vậy mà con không biết, cứ tưởng là Thầy…​.

Thầy trả lời: Đâu phải, khi nào mà Thầy thấy được rồi, Thầy mới rút ra ở gần Thầy, chứ phải đâu. Dạy tới pháp tu Tứ Chánh Cần: Ngăn ác, diệt ác là phải được ở gần Thầy, chứ không khéo, coi chừng ngăn mà nó không ngăn, mà nó lại ức chế tâm. Các con có hiểu chưa?

4. NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN TRONG SỰ TU TẬP

(15:46) Phật tử hỏi: Về vấn đề khi ngủ ấy, có cách gì để giúp không để cho mình bị ngủ quá nhiều không ạ ?

Thầy trả lời: À! Nó sẽ có pháp con, nó có pháp phá hôn trầm, người ta dạy cho mình mà. Bây giờ về cái ăn thì một ngày người ta cung cấp một bữa rồi, mình đừng có liên hệ với ai mua thêm cái gì hết, thì người ta sẽ biết. Còn có nhiều người vô ở Tu Viện, chớ lén móc nối mấy người đi chợ mua đồ ăn riêng. Cái đó tội lỗi lắm đó! (Thầy cười)

Phật tử hỏi: Dạ, theo con thì cái ăn, con nghĩ cũng không có gì khó khăn.

Thầy trả lời: Rồi Thầy biết cái ăn nó dễ rồi, bây giờ tới cái ngủ, người ta dạy cho mình cách thức đi kinh hành con. Cái pháp Thân Hành Niệm - Đức Phật đã dạy pháp Thân Hành Niệm đó, là mình phải tu tập nó kiên cố như cỗ xe. Nghĩa là cộng hết tất cả thân hành của mình: Thân hành ngoại là đi, đưa tay, rồi ngồi xuống, co chân, phải không? Rồi tới hít thở là thân hành nội. Ngoại nội tổng cộng lại hết gọi là pháp “Thân Hành Niệm”.

Mà Thân Hành Niệm đó, cái hành động đưa tay ra, rồi đưa tay vô, đưa tay chống sau lưng, rồi hạ cái mông xuống, rồi duỗi chân ra, rồi co chân lại,…​ đều đặn liên tục như vậy đó, gọi là cỗ xe kiên cố. Còn con làm một hơi cái quên, không biết cái chân này đưa trước, hay cái chân này đưa sau? Thì như vậy là chưa kiên cố, cho nên phải tập. Con hiểu không?

Phật tử hỏi: Bạch Thầy! Như thế thì so với cái thiền Minh Sát, nó có giống hay là khác nhau ạ?

Thầy trả lời: Khác nhau, Thân Hành Niệm khác, Minh Sát khác con! Coi như là khác. Bởi vì thực sự ra, khi mà dùng cái thiền Minh Sát đó, mà nếu đúng, thì người ta phải dùng trên Tứ Niệm Xứ người ta tu. Mà nếu nó không đúng thì cũng bị ức chế rồi. Thiền Minh Sát mà Thiền sư Mahasi dạy đều bị ức chế hết, Thầy xem rồi. Cho nên cái trường thiền mà gọi là “trên thân quán thân”, hoặc là “trên tâm quán tâm”, “trên thọ quán thọ” của Miến Điện đó, Thầy đã thấy rồi, tu sai rồi, trật rồi, không dẫn dắt người ta tới.

Bởi vì cái trình độ đó, nó chưa tới giai đoạn (tu Tứ Niệm Xứ). Một người cư sĩ mà đến đó người ta vẫn cho vô tu Tứ Niệm Xứ. Trời đất ơi! Tứ Niệm Xứ là các pháp mà người ta sắp sửa chứng đạo, chứ đâu phải chuyện dễ đâu! Mà vô đó, ai cũng cho vô tu hết, đâu có được.

(18:14) Nghĩa là (căn cứ vào) Giới luật, người ta coi thử coi cái hạnh, qua giới luật đức hạnh của mình mà người ta đưa cái giới nào. Nó có căn bản chớ! Ví dụ như Thầy nói: Ăn - Ngủ - Độc Cư, bây giờ người cư sĩ còn ăn ba bữa mà vô đây họ tu à? Các con hiểu không? Ngủ họ còn gục tới gục lui; ngồi thiền gục tới gục lui mà vô đây tu Tứ Niệm Xứ được à? Cái vấn đề này đâu được.

Cho nên người ta phải dạy cho mình phương pháp đi kinh hành, pháp Thân Hành Niệm để cho mình phá thật sạch hôn trầm thuỳ miên. Mà khi hôn trầm thuỳ miên không còn có nữa thì con mới tỉnh, con ngồi con tu Tứ Chánh Cần, chứ chưa hẳn là tu Tứ Niệm Xứ được đâu. Nó tỉnh mình mới tu Tứ Chánh Cần, mình mới ngăn ác, diệt ác, còn nó còn cứ gục tới gục lui thì làm sao ngăn, ngăn cái gì? Nó đâu có còn biết nữa mà ngăn, có phải không? mấy con thấy không?

Ở đây tu có căn bản đàng hoàng, chứ không phải! Thầy viết ở trong sách, là Thầy viết chung chung như vậy đó, nhưng mà tới chừng hướng dẫn, thì từ bài bản, đàng hoàng. Cũng như người ta cho con vô Tu Viện là thử thách mấy con đó, chứ chưa tu cái gì đâu. Thầy chỉ nói: Ăn - Ngủ - Độc cư, có phải không? Nhẫn nhục - Tùy thuận - Bằng lòng, có nhiêu vậy thôi.

Rồi mấy con bây giờ đó, là một người quyết tu là phải nhẫn nhục. Ai nói gì nói, mình chẳng giận hờn, chẳng phiền não gì hết, chẳng bỏ đi đâu hết, ráng trì chí. Rồi bắt đầu nhẫn nhục được, tùy thuận được, bằng lòng được rồi; hễ nhẫn nhục được, thì tùy thuận, bằng lòng được; mà nhẫn nhục không được, thì tùy thuận, bằng lòng không được. Còn Ăn - Ngủ - Độc cư: thì ngủ thì người ta có phương pháp dạy cho mình để mà phá hôn trầm, thùy miên, phải không? Còn Độc cư thì mình tự ráng đó, chứ mà còn đi nói chuyện thì ai mà kềm mình được, có phải không?

Phật tử hỏi: Về cái độc cư, là khi mà mình đang trong môi trường đang động mà vào tĩnh thì nó cũng có sự thay đổi. Bởi vì, cái tâm nó chưa tịnh thì có khi nó khởi lên những phiền não, thì mình sẽ dùng cái gì ạ?

Thầy trả lời: Mình sẽ dùng pháp Như Lý Tác Ý, mình dùng cái pháp đó, như đức Phật nói: "Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt". Cái pháp Như lý của mình, thì do đó người ta nhắc mình, có một cái niệm nào đó thì Như Lý Tác Ý ra, đuổi ra, không được để.

5. CÁCH THỨC XẢ TƯỞNG

(20:18) Sư Minh Sang thưa hỏi: Dạ, bạch Thầy, cho con xin hỏi thêm một vấn đề như Thầy Thiện Thảo tu bị lọt vô tưởng, tưởng mình chứng đạo. Vậy thì xả cái tưởng, thì xả như thế nào ạ?

Thầy trả lời: À! Xả thì coi như là không được ngồi, bây giờ ngồi thì nó lặng vô liền, nó lọt tưởng chớ gì? Nhất định từ là từ đây về sau là cấm không được ngồi! Coi như là sống bình thường. Nhất là những người bị tưởng rồi thì bắt đi ra nhà bếp, đi lao động, đi làm công việc thôi, chớ không được tu gì hết, để cho nó trở về bình thường, đừng có hiện cái tướng tưởng đó ra nữa.

Sư Minh Sang: Vậy phải có thời gian nó mới xả được phải không ạ?

Thầy trả lời: Nó có thời gian, phải 6 tháng sau đó mới hết tưởng con.

Sư Minh Sang: Ui da, khó á!

Thầy: Nghĩa là mình phải sống (như người bình thường), không được tu cái gì hết, thì đó mới là xả tưởng. Chớ còn ngồi im là bị, ngồi im cái là bị đó.

Sư Minh Sang hỏi: Bạch Thầy, có một số Phật tử hỏi về cái vấn đề tự nhiên lên đồng nhập cốt, thấy linh hiển rồi bị tưởng hành, bây giờ người ta muốn hết cái trạng thái đó, không có bị nữa, người ta muốn làm chủ cuộc đời, thì họ phải xả bằng cách nào?

(21:11) Thầy trả lời: À! Người đó phải đến với một thiện hữu tri thức để người ta trợ giúp, người ta xả cho. Bây giờ đó, trong lúc như vậy thì bắt đầu, người ta dạy cho mình cái tri kiến, để cho mình không có tin cái vong hồn, cái này kia, Mẫu, hoặc cái này kia nhập nữa. Người ta dạy cho mình hiểu biết, để cho cái niềm tin của mình nó mất đi, cái niềm tin của mình, đó là thứ nhất.

Cái thứ hai, là cái trạng thái trong thân mình, vì cái tưởng của mình nó hay hoạt động nó quen rồi, nó hay hoạt động lắm. Cho nên vì vậy, người ta dạy cho mình bằng cách là, mình phải nhiếp tâm ở trong Chánh Pháp của người ta. Người ta dạy cho mình câu tác ý, tác ý như thế nào? Vì cái trạng thái mà cái tâm mình nó bị hoạt động, mình tác ý xả cái đó ra, cứ tác ý hoài nó xả sạch. Ý thức nó mạnh lên thì tưởng nó không hoạt động được. Người ta sẽ dạy. Bây giờ mấy người mà bị lên đồng nhập cốt rồi đó thì phải vào đây gặp Thầy, chớ còn ở ngoài kia mà Thầy nói không có được.

Sư Minh Sang: Con thấy ở ngoài đó nhiều lắm Thầy ạ.

(22:07) Thầy trả lời: Mấy người đó phải vô đây, Thầy trị cái bệnh của họ mới hết. Thầy dạy cách để xả cái tưởng đó, tức là xả cái hoạt động của cái tưởng, cái này bị cái tưởng hoạt động, chớ không phải họ muốn đâu. Chừng nó hoạt động rồi thôi…​.

Sư Minh Sang: Họ giao cảm với từ trường không gian…​

Thầy trả lời: Họ giao cảm đó, tưởng nó giao cảm, rồi họ nói…​ (Thầy cười) Thành ra nguy hiểm lắm con. Bởi vì dục không à, mà mình có cái hướng đó thì thấy nguy hiểm lắm! Một cái người bình thường thì dễ, còn mình tu bậy, như Thiện Thảo đó, lọt trong tưởng là bây giờ bắt không có ngồi trong thất tu, mà xin chỗ nào yên tịnh là tưởng nó cũng hiện à, không có trật. Cho đi lao động, đi dẫy cỏ, đi trồng cây, trồng kiểng…​ suốt ngày vậy thôi, mà 6 tháng nó mới trở về bình thường, bởi vì nó không có hiện ra nữa.

Sư Minh Sang hỏi: Vậy còn phải có tác ý nữa chứ Thầy?

Thầy trả lời: Phải có tác ý con! Chớ không có tác ý nó cứ hiện, bởi vì mình lao động thì lao động, chứ mình mà ngồi nghỉ là nó vô đó, yên tịnh là nó vô đó, cho nên hễ có vô là tác ý, để cho mình lấy lại bình thường. Bởi vậy có tưởng khó lắm!

Sư Minh Sang: Bệnh con không sợ, chớ con sợ tưởng lắm.

Thầy trả lời: Vọng tưởng người ta không sợ, chớ người ta sợ tưởng (Thầy cười). Vọng tưởng nó dễ trị, còn cái kia nó khó trị lắm, bởi vì nó vô hình. Khó lắm!

Bởi vậy, Thầy nói đừng có tu điên, muốn tu là phải tìm Thầy cho đàng hoàng mà tu, thì chắc ăn, bảo đảm.

6. ĐƯỜNG LỐI TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT

(23:33) Sư Minh Sang: Có cái cô xin qua Tây Tạng để tu. Ở Việt Nam có người tu chứng mà không chịu tu, qua Tây Tạng ở chi bên đó.

Thầy trả lời: Mấy ông Tây Tạng là mấy ông Cầu vồng, bởi vì họ cứ đọc thần chú là nó hiện cái cầu vồng ra, mọi người xúm tin, thiệt là mấy người điên! Ai đi tu (cái kiểu đó), tu là nhằm giải quyết sinh tử luân hồi, chứ hiện cái thần thông làm cái gì đây? Đâu có cần cái thứ đó. Ở đây, Thầy nói thật sự, Thầy dạy thật đúng theo chương trình của Phật giáo, để chúng ta làm đúng để làm chủ cái sự sống chết của chúng ta thôi. Mục đích Đạo Phật ra đời là vậy, chứ không phải dạy chúng ta thần thông, phép tắc gì hết.

Sư Minh Sang hỏi: Thưa Thầy, quan trọng là cái niềm tin, ở chỗ con hiểu như: Người muốn tu chứng đạo A La Hán là phải có cái duyên, chớ đâu phải tự nhiên muốn chứng là chứng phải không ạ?

Thầy trả lời: À, nó có duyên, ví dụ như có duyên mấy con mới gặp Thầy; mà không có duyên tức là mấy con không gặp Thầy. Tức là mấy con đã gieo một cái duyên đời trước rồi, cho nên gieo cái duyên đó với một cái vị nào đã tu đúng pháp, chứ không phải không. Nhưng có thể nói rằng, trong cái duyên gieo đúng pháp đó, chưa có một bậc A La Hán để dạy, cho nên mấy con còn chơi vơi, bám bên nay bám bên kia, nó chưa đúng. Chớ còn nếu thật sự mà có một người đã tu chứng rồi mà mấy con đã gặp rồi, đã quyết tâm rồi, thì trong một kiếp này thôi, trong một đời này thôi, chứ không có hai ba đời. Chứng liền!

Bởi vì tâm Vô Lậu mà, chứ tôi có chứng gì đâu? Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự: “vô lậu”. Mà bây giờ muốn kéo dài được cái trạng thái này ra, thì người ta có kinh nghiệm người ta dạy mình mới kéo dài được, chớ còn không có kinh nghiệm có kéo dài được sao? Nó trong một phút, một giây, 30 phút thì còn tu. Mà 30 phút là bị ức chế rồi, nó trật rồi!

Thế mà bây giờ có một người, người ta dạy, người ta sửa cho mình 30 phút mà nó bất động, nó không có bị ức chế, mà nó tự nhiên thanh thản, an lạc và vô sự. Nó yên lặng như vậy mà tu không ức chế chỗ nào. Thì như vậy là tâm Vô Lậu chứ còn cái gì? Như vậy là chứng Đạo chứ gì?

Vậy cái tâm lúc bây giờ nó sẽ định ở đâu, nó ở chỗ nào? Người ta sẽ xác định cho mình thấy, và đồng thời người ta nói, lúc bấy giờ cái tâm mình, mình thấy rồi, thì người ta bảo bây giờ ở đó mình phải tu cái gì, mình tu pháp gì để mà đi tới bảy ngày đêm của nó.

(25:46) Phật tử hỏi: Bạch Thầy, cái quan trọng là khi mà các bậc Thầy dạy cho chúng con pháp tu, phù hợp với căn cơ của mình, trong cái vọng tưởng của mình, chỉ dạy đúng cái điểm đó, thì con nghĩ nó sẽ loại trừ được nó.

Thầy trả lời: Đúng rồi! Lẽ đương nhiên, người ta dạy theo đặc tướng của mình, cũng như bây giờ hai con chớ hai cái đặc tướng nó khác nhau. Như bây giờ, người này thì cái phương pháp đó phá hôn trầm, thùy miên vậy được, mà con thì phá không được. Do đó cái người dạy, người ta biết đặc tướng người này phải đi như vậy mới phá được, chứ đi pháp Thân Hành Niệm phá không được, người ta biết liền.

Sau khi hướng dẫn, người ta thấy cách tập, cách thực hành người ta biết người này cái đặc tướng không đúng. Chẳng hạn như bây giờ Thầy dạy con về hơi thở, mà con hít thở nghe tức ngực, Thầy biết con người này dạy hơi thở chưa được đâu, có phải không? Nó báo cho mình biết cái chuyện chướng ngại của nó rồi. Còn con thông suốt, con thở nghe nó nhẹ nhàng, nó thoải mái, ờ được rồi. Thì cái người này, đặc tướng người ta là hơi thở.

Còn con cái đặc tướng hơi thở không được, mới hít thở năm, mười phút đã thấy tức ngực, hay là khô cổ, thì người ta biết rồi, không được. Người này chưa có sử dụng hơi thở được đâu. Tức là cái đặc tướng, với cái nhân duyên của hơi thở chưa làm được. Người ta đưa cho mình cái thân hành ngoại để cho mình tập, tức là cách thức như đưa tay, duỗi chân, đi kinh hành thôi, để tập trung trong cái chỗ đó để mà luyện cái sức tỉnh thức của mình thôi.

7. NHÂN QUẢ CỦA ĂN THỊT CHÚNG SINH

(27:15) Sư Minh Sang hỏi: Bạch Thầy! Nhiều khi con thấy nghiệp sát sanh là nó tàn nhẫn, ví dụ như gia đình lỡ có nghiệp sát sanh, mà không biết khuyên như thế nào để mà họ nghe được không nữa?

Thầy trả lời: À mình chỉ cần khuyên họ thấy cái sự sống là cái quý báu nhất. Bởi vì mình đã thương yêu sự sống của mình, tại sao không yêu sự sống của loài chúng sinh, mà mình nỡ mình bắt, mình giết, mình ăn thịt chúng? Mình khuyên lơn.

Sư Minh Sang: Dạ, Thầy nói, để cho con về con mở cho cha mẹ con nghe.

Thầy: Đó, thì bắt đầu bây giờ, tại sao mà mỗi người chúng ta phải đi tu, tại sao chúng ta lại ăn chay? Tại vì khi mà chúng ta ăn chay, thì cái cơ thể chúng ta nó sẽ ít bệnh tật. Tại sao vậy? Đã có nhiều bác sĩ, người ta đã nghiên cứu về vấn đề đó rồi, chứ không phải chỉ riêng có Phật giáo nói không, nhưng mà sự thật mình phải thấy cái quy luật của nhân quả.

Các con thấy rõ ràng nè, bây giờ Thầy cầm dao Thầy cắt cổ con gà, Thầy làm thịt Thầy ăn nè, thì Thầy sẽ thấy rằng cắt cổ con gà thì cái cổ con gà phải đau, nó phải giãy giụa chứ gì? Nhưng mai mốt mình đau yết hầu, hoặc đau trong cổ họng mình, thì mình nói sao tôi đau bệnh đó? Chứ không ngờ cái hành động mình làm để nó mình tích luỹ cho mình thọ lấy cái quả bệnh tật. Vì vậy mà cái người ăn thịt chúng sanh, giết hại chúng sanh, ăn cá, ăn tôm, ăn gà, ăn vịt, heo, dê, gà, ngỗng…​ Ai mần gì mần, mà mình đem về, mình làm thực phẩm mình ăn, thì mình phải nhận lấy cái sự đau khổ đó vào thân của mình. Không bao giờ mà cái người ăn mặn mà không đi nhà thương. Một trăm người cũng bệnh hết, không có người nào không.

Nhưng mà người ăn chay, ngồi đây cũng ăn rau cải mà cũng thèm thịt, cho nên mới chế ra đùi gà, thịt heo bằng cách làm bằng đậu hủ, mà vẫn thèm thịt cho nên phải chế ra cái hình thức đó để mà thoả mãn cái tâm của mình, thì người này cũng vẫn bị bệnh.

Còn người ăn chay với lòng thương yêu thực sự: “Vì tôi thương chúng sanh, tôi thương sự sống của tôi, tôi thương sự sống của chúng sanh, tôi không nỡ tôi ăn chúng nữa”, cho nên vì vậy, người ta ăn chay từ cái lòng thương thì người này không đau. Con hiểu không? Mình đâu có huân cái sự đau khổ trong lòng mình, mình đem cái sự thương yêu, thì sự thương yêu làm sao đau khổ, nó phải đúng không? Từ tinh thần cho đến vật chất, cơ thể mà nuôi dưỡng bằng cái thiện pháp; còn cái này nuôi dưỡng cái vật chất là ăn chay, nhưng mà tinh thần thì thèm thịt, vậy mấy con thấy nghĩ sao? Có phải mình còn huân cái ác không?

(29:43) Sư Minh Sang hỏi: Rồi những người nuôi tôm đem đi bán cũng không được?

Thầy trả lời: Đó chớ sao, mình nuôi cá nuôi tôm mà bán để lấy tiền, làm tiền bằng cách đó là mình còn tạo cho người ta làm ác theo nữa. Thì như vậy là vừa thọ cái tội ác của mình, vừa thọ tội ác của kẻ khác do mình làm ra, mình nuôi ra. Con thấy không? Tất cả những cái này là vì cái sống của mình.

Ở trên cuộc đời này nó có nhiều cái sống, tại sao chúng ta không sống cho tốt? Cho nên có một nhà nghiên cứu về loài người, người ta nghiên cứu con người xuất hiện ra đầu tiên là người ta ăn trái cây, ăn lá cây, chứ người ta không ăn thịt! Nhưng mà mãi đến cái thế kỷ nào đó, con người bị vì ai cũng ăn rồi không có chịu trồng trỉa ra, thành ra thiếu. Bắt đầu bây giờ mới đi vô rừng mà lùng những con vật mà ăn. Bây giờ mới ăn thịt, mới quen rồi, cho nên con người đã quen ăn thịt rồi. Thì bắt đầu nó đã không có thực phẩm thảo mộc, thì mình phải trồng trỉa ra thêm, thì lẽ đương nhiên mình ăn không hết chứ gì; đằng này không chịu trồng! Người xưa làm biếng lắm chớ đâu phải! Cứ đi lùng săn (loài vật) ăn thôi. Cho nên, cuối cùng cây trái không còn, bắt đầu bây giờ mới thấy con vật nhiều: Chồn, chóc, hoặc heo rừng, này kia rồi săn bắn cái đó ăn, ăn rồi cái nó quen, bây giờ bỏ ăn thịt không được!

Đó là câu chuyện của những người khảo cổ người ta viết ra. Thầy đã đọc hết những cái điều này nên Thầy thấy rất rõ: Con người đầu tiên là con người rất tốt. Bởi vì con người sinh ra mà được làm con người rất là thiện, nhưng mà mãi về sau thì chúng ta huân thành cái nghiệp (ăn thịt). Nhưng mà sinh ra, cha mẹ mình nuôi, bắt đầu cha mẹ mình ăn thịt cá, mớm con đầu tiên cũng thịt cá nữa, làm sao nó không quen? Chứ, đẻ ra rồi cứ cho nó ăn rau cải tương dưa coi, tới chừng mà bỏ thịt vào trong miệng, nó có ăn được không? Phải không? Cái gì nó cũng thành thói quen.

Cho nên ở đây, do chúng ta thành thói quen mà tạo thành cái nghiệp ác, nó mất đi cái đạo đức nhân bản, cái đạo đức gốc mà sanh con người. Cho nên, do đó mà muốn làm con người rất khó, không phải dễ. Đức Phật nói: “Được sinh làm người rất khó mà! Khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển”.

Bởi vì năm cái giới của đức Phật đưa ra, thì hiện giờ chúng ta nhìn trên cái thế gian này, có thấy ai giữ đúng không? Nhất là cái giới sát sanh này, Thầy nói hầu hết là, chắc nữa rồi đi sanh làm gà, vịt, heo, dê , trâu, bò, ngựa, tôm, cá, …​ chứ không cách nào khác hơn hết.

Rồi lại còn thêm nuôi từ ao này, ao kia tôm cá để bán chứ gì? Rồi lại nuôi gà chuồng này chuồng kia chứ gì? Nuôi heo thì biết bao nhiêu con để bán lấy tiền. Lấy tiền rồi để làm gì đây? Cuối cùng cũng để cất nhà cửa, sắm đồ để sống! Coi như là mình hạnh phúc, chớ sự thật ra mình tạo ra biết bao nhiêu điều ác không. Cuối cùng mình sẽ chết, mình sẽ sanh làm những loài chúng sanh, đời đời làm sao mà làm người nữa, mà để có cái nhà đẹp ở?

Họ cất một cái chuồng heo để cho mình vô trong đó ở, hoặc là cất cái chuồng gà vô đó mình ở, nó hôi thúi chớ bộ! Còn không, người ta cho mình xuống dưới ao. Bắt đầu bây giờ, mấy con biết không, nuôi gà, nuôi vịt, nuôi heo, cá…​ Nó cho ăn ba cái đồ để cho mau lớn chứ gì, thậm chí nó không cần cho ăn nữa, nó chỉ cần chích thuốc cho mau lớn để nó bán nữa.

Con thấy không? Cuộc đời còn cái nghĩa lý gì mà mấy người lại ham đi ăn thịt cá, để rồi bây giờ mấy người đi sanh làm những con vật đó, rồi mấy người biết chừng nào mới trở lại làm người?

Sư Minh Sang: Thí dụ, giết một ngàn con, sẽ sanh một ngàn con?

Thầy trả lời: Giết một con đó! Cái hành động mà mình cắt cổ con gà, thì cái hành động đó nó sẽ tương ưng, nó sẽ sanh con gà liền tức khắc. Mình nói tại cái hành động đó đi sanh, chứ đâu phải tôi! Nhưng mà chính mình làm cái chuyện đó. Cái hiện kiếp của mình đang sống, là mình phải thọ cái quả, quả là bệnh tật. Mấy con hiểu chưa? Bởi vì mình làm đau khổ chúng sanh thì mình phải thọ cái quả, đó là cái quả hiện tại; còn cái quả tương lai khi mình chết, thì những cái nghiệp của mình, cái nghiệp của mình tạo ác đó, nó đi tiếp tục, nó cứ sanh chúng sanh không! Còn những hành động mà mình vừa cắt cổ con gà, thì từ trường cái hành động ác đó nó tiếp tục tái sanh con gà khác.

Cho nên vì vậy, biết bao nhiêu con! Họ đưa vô trong cái nhà máy để cắt cổ gà thì ôi thôi, không biết bao nhiêu mà nói, chết hàng loạt…​ Ai đó? Chính mấy người ăn thịt chúng sanh đó, đã làm ra để mà thọ lấy đau khổ đó. Rồi mấy người nói: “Tôi làm mà mấy con gà nó đau khổ, chứ tôi có đâu”! Ở đây bệnh rề rề, ở đó mà không đau khổ. Chưa chắc! Cắt cổ con gà thì cổ phải đau yết hầu à, không có trật; mà đâm cổ nó, rồi mai mốt ở trong cổ này nổi mụt. Mấy người đâm heo chứ gì, đâu có chạy đâu cho khỏi!

(34:21) Đã nói nhân quả, thì nhân quả nào quả nấy, mình làm cái điều ác nào thì mình phải thọ lấy cái quả khổ đó, cho nên không chạy đâu. Bởi vì quy luật nhân quả là quy luật của vũ trụ. Từ cây cỏ, đất, đá, núi, sông chúng ta có được đều theo quy luật của nó, chứ không thể nào (khác được). Bởi vì môi trường sống là nó phải môi trường duyên hợp, không duyên hợp thì nó không thành môi trường sống, mà đã là môi trường sống thì phải theo quy luật nhân quả.

Nếu bây giờ con thấy cái quy luật nhân quả con người, thì chúng ta thấy nó hành động ở đâu? Thân, Miệng, Ý có phải không? Nơi đó là nơi xuất phát nhân quả. Còn bây giờ thân, miệng, ý chúng ta đều bất động, thì nhân quả có hoạt động được không? Không hoạt động được! Con thấy rõ ràng: cây thì có lúc lặng, lúc động, rõ ràng nó đi theo quy luật nhân quả; còn chúng ta nó động không được. Bây giờ, thay vì có người chửi mình, mình giận chứ gì? Mà bây giờ biết Phật pháp rồi nên không giận, như vậy là nhân quả tác động không được rồi. Mấy con hiểu chỗ mà mình làm chủ chưa? Nhưng cây đó, gió thổi làm sao nó đứng lại được. Có phải không? Nhân quả mà, gió thổi cái cây đâu có đứng được. Nhưng mà mình gió thổi đứng im phăng phắc, bất động mà.

Cho nên, con người mình nhờ có cái trí tuệ mà mình được bất động, mà mình không tu thì mình sẽ bị động theo nhân quả, mà động theo nhân quả thì phải đi vào cái vòng luân hồi, phải sanh diệt, không thể nào chạy đâu cho khỏi hết.

8. CÁCH THỨC TU TẬP CỦA THẦY HƯỚNG DẪN LÀ THEO ĐÚNG ĐƯỜNG LỐI CỦA PHẬT

Thầy giảng tiếp: (35:42) Cho nên pháp của Phật nó thực tế và cụ thể. Cho nên khi biết rồi, thì mấy con bỏ hết! Vào tu thì người ta thử thách, chỗ tu thì bao giờ cũng bị thử thách à! Không bao giờ người ta không thử thách mấy con, người ta thử thách được thì người ta mới hướng dẫn, mà không được thôi người ta không hướng dẫn. Tại vì duyên nghiệp của mấy người đấy, họ chỉ có duyên mà họ chưa đủ! Do đó thì mấy con cố gắng. Khi mà Thầy cho mấy con ra Tu viện là Thầy thử thách mấy con hết. Rồi bắt đầu mấy con được rồi, thì bắt đầu Thầy cất những cái ngôi nhà và Thầy cho mấy con đến, Thầy sẽ hướng dẫn cách thức mấy con tu.

(36:19) Bao nhiêu Tăng mà Thầy chỉ rút qua ba người. Mấy con thấy đó, một Tăng đoàn ở trong Tu viện Chơn Như mà Thầy vô Thầy chọn trong ba kỳ thỉnh nguyện, tức là một tháng rưỡi, mỗi tháng thì Thầy dặn phải giữ gìn như vậy, mà suốt trong ba tháng mà cái lỗi lầm này không chừa được, không giữ được thì phải chịu lấy, chứ không thể mà phân bì được với người khác. Rõ ràng mà, cái này đâu phân bì: “Tại sao Thầy cho người vào theo Thầy tu, mà Thầy bỏ con”? Tại vì con giữ giới không được, thì bây giờ ở lại giữ, không có phân bì Thầy được.

Cho nên cái lớp Thầy đưa vào những người mà được, thì được ở gần bên Thầy, bây giờ Thầy mới dạy cho tu tập xả tâm. Thì bắt đầu bây giờ, bất kỳ mấy con ở đâu đến đây Thầy cũng thương yêu hết, nhưng mà phải thử thách mấy con.

Phật tử: Dạ!

Thầy giảng tiếp: Cái đó là cái bằng chứng để mà dẫn dắt cho mấy con tới nơi tới chốn. Nó có trường lớp chớ, đạo Phật có trường lớp đàng hoàng. Các con thấy Bát Chánh Đạo có tám cái lớp, từ lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Tinh Tấn, thì đó là giới luật để mà triển khai cái tri kiến của mình, sự hiểu biết về Đức hạnh, Giới luật của mình. Đến cái lớp Chánh Tinh Tấn là cái lớp Tứ Chánh Cần, phải không? Mấy con sống giữ gìn mà năm cái lớp kia hẳn hòi, thì lớp thứ sáu là lớp Chánh Tinh Tấn. Nhưng mà Chánh Niệm thì nó là Tứ Niệm Xứ đó mấy con, nó phải trên lớp Tứ Chánh Cần chứ. Còn Chánh Định là Tứ Thánh Định, Tứ Thiền rồi. Mà nếu Tứ Niệm Xứ chưa xong thì làm sao nhập Tứ Thiền? Nó có lớp lang của người ta.

Cho nên Thầy dẫn dắt mấy con; bây giờ thử thách mấy con là thử thách Giới luật, là năm cái lớp này: Chánh Kiến rồi cho đến Chánh Tinh Tấn, mấy con thấy không? Được rồi, Thầy mới nhận vô để mà thực hiện Chánh Tinh Tấn, mà khi được Chánh Tinh Tấn rồi thì mấy con được gần Thầy. Còn bây giờ mấy con ở đó để mấy con sống, người vầy kẻ khác mà mình khép chặt, khép chặt khuôn phép. Khi mà khuôn phép mấy con khép chặt rồi, thì Thầy không bỏ người nào hết, Thầy sẽ lôi qua, lôi qua hết. Cho nên Thầy hướng dẫn mấy con sẽ đi tới nơi. Không khéo mấy con tuổi trẻ, mà mấy con tu như vậy là tương lai của Phật giáo rất lớn, mà không đào tạo mấy con thì còn đào tạo ai?

Sư Minh Sang: Hôm nay con nghe Trưởng Lão nói, con mới hiểu.

Thầy nói tiếp : Đó, cho nên mấy con hiểu được ý của Thầy. Tại sao Thầy không cho mấy con vô đây tu? Khi mấy con vô cảnh tịnh, mà nếu chưa có chuẩn bị cho mình, nó cô đơn quá mấy con chịu không nổi, còn ngoài kia nó động như vậy đó mà mấy con giữ được bất động thì được.

Sư Minh Sang: Dạ, nó quen rồi.

Thầy: Nó quen rồi thì vô đây nó im lặng, lại đúng với cái sở thích của mình rồi, thì do đó người ta dạy hàng ngày mình ngồi xả tâm, thì mấy con sẽ xả được. Chớ còn không, thì giới luật mình chưa xong mà vô mà xả tâm, mấy con bị phạm giới nó bung ra, tu không tới, mấy con hiểu không? Cách thức của Thầy hướng dẫn, thì vẫn đi tới nhưng mà phải nghe lời Thầy, phải làm đúng, chớ mà làm sai thì không làm sao mà Thầy cứu độ. Cho nên ráng mấy con!

(39:25) Mấy con có duyên đọc được sách Thầy, mấy con thấy Thầy hoàn toàn dạy trong cái điều kiện của đức Phật, chứ không phải dạy cái kiến giải của Thầy. Thầy không thêm một cái gì, nghĩa là Thầy dạy cái nào là phải có bài bản của Phật dạy. Mấy con thấy Thầy dạy, không bao giờ Thầy nghĩ ra mà Thầy dạy như thế này, thế khác.

Ví dụ như Thiền tông, mấy con thấy họ dạy, tự họ chế ra, tự họ rút tỉa kinh nghiệm ra họ dạy. Đó khi không, “biết vọng liền buông”, đó là một, hai nữa là tham thoại đầu, tham công án, mấy con thấy không? Rồi bây giờ từ những cái điều kiện mà tu Thiền không đạt được, rồi nó đẻ ra Tịnh Độ, nó sanh ra. Các con thấy ngài Huệ Viễn chớ ai? Ngài lập ra “Liên Trì Thư Xã” chớ gì? Rồi ngài mới chế ra những kinh sách đó, rồi ngài mới đẻ ra cái pháp Tịnh Độ, cho nên vì vậy mà ngài nói: “Người tu thiền mà tu thêm tịnh độ nữa thì như cọp một sừng” chứ gì, có phải đúng không? Làm cho người ta phấn khởi quá, vừa niệm Phật, vừa như vậy, là tu thiền chứ gì? Sự thật ra tu thiền không đạt rồi, cho nên mới đẻ ra cái này để an ủi cho mình, là mình tu cái này còn có chỗ mình đứng, đới nghiệp vãng sanh, mình còn về cõi Cực Lạc.

Đó, thì mấy con thấy họ đẻ ra, họ kiến giải họ đẻ ra, chứ họ không đi vào cái con đường của đạo Phật mà đức Phật đã dạy cho mình tất cả những phương pháp (tu tập). Từ cái chỗ mà đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề, Thầy nhắc lại mấy con nhớ nè. Mấy con nhớ cho rõ:

Khi đức Phật hồi nhỏ, ngài đi theo Vua cha làm lễ Hạ Điền, Vua cha xuống cày ruộng. Đầu tiên trong cái vụ mùa đầu tiên, thì đức Vua phải xuống ruộng cày trước, để rồi dân mới theo đó mà cày, bởi vì người ta lấy nông nghiệp làm chính mà.

Thì đức Phật theo Vua cha chơi thôi, thì trong khi còn nhỏ mới bảy, tám tuổi, mới ngồi dưới cây hồng táo, mới bắt chước các Quan với Vua cha mà ngồi thiền, ly dục, ly ác pháp nhập sơ thiền chớ gì? Bây giờ, ông nhỏ này ông cũng bắt chước như vậy, chứ Ông biết cái gì mà ông tu, và do đó Ông ngồi thiền. Sau này khi Ông tu Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, Ông thấy không giải thoát, (lúc ấy) đức Phật mới bỏ hết các pháp. Rồi khổ hạnh cũng không có kết quả, cho nên mới bỏ, mới tìm đến dưới gốc cội Bồ đề. Bây giờ ngồi dưới gốc cội Bồ đề cũng chưa biết pháp nào tu, mới nhớ lại hồi nhỏ mình có ly dục, ly ác pháp chứ gì. Rồi bắt đầu, bây giờ cũng ly dục ly ác pháp.

Mà ly dục, ly ác pháp thì hồi đó, mình được các vị dạy cho nhập Không Vô Biên Xứ, với Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ thì nó cũng giống nhau, ức chế tâm không vọng tưởng chớ gì? Như vậy ông Phật ông thấy không được, như vậy là rõ ràng ly dục ly ác pháp này không đúng. Bởi vì, ngồi lại giữ cái tâm mình bất động chớ gì? Ly dục, ly ác Pháp chớ gì? Chớ còn cách nào nữa khác hơn. Ngoại đạo nó biết cách gì nó dạy hơn, cho nên ông Phật nói: “Như vậy không đúng”. Cho nên Ông tư duy suy nghĩ từng cái niệm khởi trong đầu của mình, phải tư duy quán xét xả như thế nào, cho nên mới lòi ra cái pháp Tứ Chánh Cần, có phải không? Ngăn ác diệt ác, chớ đâu có ngồi đây mà ức chế ý thức, từ đó mới đẻ ra được cái pháp “Tứ Chánh Cần”.

Khi mà pháp Tứ Chánh Cần, đức Phật tu tới cái chỗ thấy tâm nó yên lặng, bất động thì đức Phật cảm nhận rõ ràng, tự nó thấy toàn thân một cách rõ ràng. Bởi vì lúc bây giờ nó bất động rồi, thì nó không niệm chứ gì, mà nó cứ ở trên cái thân nó thấy, bởi vì nó phải trụ ở trong thân nó thôi, thì nó trụ trong thân thì nó cảm giác. Còn mình chưa trụ trong thân mà bắt phải quán thân chứ gì? Do đó thì mình đẻ ra thiền Minh Sát Tuệ. Có phải không, Thầy nói mấy con suy nghĩ phải không?

Từ Tứ Chánh Cần người ta mới đi tới Tứ Niệm Xứ, là vì nó đạt được Tứ Chánh Cần thì tự nó quán trên thân nó, khi mà tự nó quán trên thân rồi thì chúng ta mới tu Tứ Niệm Xứ. Chứ đâu có phải tâm còn dục không, mà muốn tu Tứ Niệm Xứ là được sao? Có phải không? Rồi bây giờ mình chưa có gì hết, rồi mình đẻ ra cái chuyện “Trên Thân Quán Thân” bằng cách là “Quán Thân” cái kiểu đó.

Là (phải tu từ) Tứ Chánh Cần, từ Tứ Chánh Cần nó mới ra được Tứ Niệm Xứ. Cái kết quả của Tứ Chánh Cần nó mới quán thân. Còn mình chưa có kết quả của Tứ Chánh Cần mà ngồi quán thân, thì dùng quán thân để ức chế rồi. Đó là thiền Minh Sát Tuệ, sai mất rồi! Cho nên cuối cùng các sư không có được gì hết!

(43:33) Thầy nói, đúng là họ nhập vào thiền tưởng nên mới có thấy tưởng, tưởng như khói, thấy nó hiện ra ánh sáng, hoặc là khói trắng. Đây là định tướng rồi, các sư mới mừng. Rõ ràng là mình ngồi đây im lặng không vọng tưởng mà thấy cái dạng như là khói trắng đó, thì đây là định tướng rồi, xúm nhau mà mừng!

Không ngờ là Thầy đã biết cái này rồi quá, bởi con đường đi Thầy biết mà, bị lọt vô tưởng nó phải như vậy thôi, cho nên các sư tu sai rất uổng. Nhưng mà bây giờ ai biết sửa? Chỉ thấy những cái kết quả này thì ai cũng mừng thôi chứ, chớ họ có biết họ đi tới chỗ nào để làm chủ?

Nhưng mà không ngờ là khi trên Tứ Niệm Xứ, người ta đến đó nó không có hiện cái tướng nào hết, mà nó đi đến cái tâm Vô lậu. Cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, nó không có cái tướng gì cả hết. Cho nên từ cái tâm vô lậu đó, nó mới thực hiện trong suốt thời gian mà kéo dài bảy ngày đêm. Nó thực hiện từ cái Năng Lực Của Giác Chi: Khinh An Giác Chi, Hỷ Giác Chi, rồi Niệm Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi. Tất cả những cái giác chi này nó hiện đủ, thì nó thành Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần! Dục Như Ý Túc, đó là một cái phải không, Tinh Tấn Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc. Mấy con có nhớ Tứ Thần Túc không? (44:50)

Bây giờ nó hiện ra cái lực như vậy là cái lực của Ý thức của chúng ta, khi mà xả tâm thì chúng ta thường tác ý, mà đến Tứ Niệm Xứ thì chúng ta đâu còn tác ý nữa mấy con. Bởi vì nó bất động mà, nó tự nó quán rồi nó bất động rồi, đâu còn (tác ý nữa), nó kéo dài cho đạt được cái tiêu chuẩn tâm vô lậu của nó là bảy ngày đêm. Cho nên đức Phật nói: Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nhưng không ngờ tu suốt cái thời gian bảy năm nó gồm lại bảy tháng; bảy tháng đó nó mới kéo dài được bảy ngày cho chúng ta; bảy ngày tâm vô lậu nó mới đạt được cái Tâm Vô Lậu.

Mà khi suốt trong bảy ngày đó mà con còn có đói, thì con còn lậu hoặc. Nó không có đói đâu! Bảy ngày đêm người ta không có đói khát nữa. Bảy ngày đêm, người ta không còn cảm thọ đau đớn trên thân nữa mà nó vẫn sống bình thường, như một người bình thường. Chứ nó không phải lọt trong cái trạng thái tưởng nào; còn lọt trong trạng thái tưởng mà ngồi sáu tháng như một cái chú bé ở Ấn Độ phải không? Đó là sai pháp. Đừng có nói chuyện như vậy là làm Phật, Phật không phải chuyện đó đâu! Phật sống bình thường, (nhưng) tâm vô lậu.

(45:59) Đó mấy con thấy không? Phải tu như vậy mới đúng. Bởi vì pháp Phật cái nào Thầy thông suốt, bởi vì qua kinh nghiệm của Thầy tu rồi. Hồi đầu Thầy mày mò cũng gần chết, nhưng mà khi tu rồi mới thấy: À, như vậy rõ ràng là ông Phật tu như vậy, như vậy…​ Thông suốt như vậy rồi.

Rồi đâu phải mà nghĩ tưởng không đâu, lại còn dùng cái Tuệ Tam Minh của mình để quan sát, coi trong thời đức Phật ông tu như thế nào? Đâu phải cái hình ảnh đó ở Ấn Độ đâu, nó ở trên toàn cả cái vũ trụ của chúng ta. Bây giờ muốn thấy hình ảnh của đức Phật ngày đó ngồi dưới cội Bồ đề tu cái gì, làm cái gì, tư duy, suy nghĩ cái gì đều có hết. Các con thấy, Tuệ Tam Minh của người ta, làm cái gì ai mà dấu được người ta. Con hiểu không? Không có hình ảnh nào giấu được!

Sư Minh Sang thưa hỏi: Đức Phật ngồi dưới cội bồ đề 49 ngày có đi đứng gì, hay chỉ ngồi một chỗ vậy Thầy?

Thầy trả lời: À! Trong cái thời gian đầu còn đi đứng, nhưng mà kế đó suốt bảy ngày đêm Thầy nói: không đi đứng, không ăn uống, không đi khất thực, không đi gì nữa hết.

Sư Minh Sang: Vậy lúc trước 49 ngày còn có đi đứng không ạ?

Thầy trả lời: Còn đi đứng chứ chưa phải ngồi lì, không phải ngồi một chỗ được, còn đi đứng. Tu trong bốn oai nghi đó con: Tư duy, suy nghĩ cho đến thanh tịnh. Sau này Ông A Nan chỉ đi kinh hành không, mà một đêm chứng Đạo đó con.

Đó, thì mấy con thấy ở trong vấn đề tu tập, phải có người thiện hữu tri thức dạy, chớ không khéo lơ mơ là chúng ta bị ức chế. Thôi, bây giờ thì mấy con đã hiểu rồi thì cố gắng sống giữ gìn những cái hạnh, cái đức cho Thầy rồi có ngày sẽ gặp Thầy. Thầy nói chắc chắn là mấy con quyết tâm tu để giải thoát, đời không có gì, đời là toàn khổ mấy con ạ. Thầy nói thật sự, mấy con lãnh một cái chùa to là mấy con đã có cái nghiệp lớn của mấy con rồi, có Phật tử tới lui là mấy con đã khổ rồi, mấy con không còn tu gì được nữa.

Thà là bây giờ mấy con còn một vị tu sĩ, không còn có ai, thậm chí mấy con tu rồi mấy con dặn gia đình đừng có gọi điện thoại, đừng có báo gì hết. Trong thời gian mà đến Tu Viện này là nỗ lực sống độc cư, giữ im lặng trọn vẹn, thì như vậy mấy con sẽ tới nơi; chớ còn mấy con còn gọi tới gia đình, gọi tới gọi lui, thì mấy con tu không được. Và đồng thời coi như độc cư, độc bộ, độc hành, không chơi với ai hết.

Nghĩa là, vô đây quyết tâm rồi thì Thầy nói mấy con sẽ tu không lâu, cao lắm, nếu mà sự thật được rút theo Thầy thì sáu tháng đến một năm là mấy con chứng Tâm Vô Lậu. Còn chưa được thì mấy con ở bên đó một năm, hai năm, ba năm, giữ trọn vẹn những cái giới luật đức hạnh. Nếu mà trong vòng sáu tháng, giới luật đức hạnh mấy con trọn vẹn được Thầy rút liền, sáu tháng thôi, không lâu; mà mấy con giữ không trọn, thì mấy con lâu à.

Sư Minh Sang: Dạ, tức là do tụi con ạ.

9. SỰ ÂN CẦN CHU ĐÁO CỦA THẦY ĐỐI VỚI TU SINH MỚI ĐẾN

(48:44) Thầy trả lời: Do phần mấy con! Ăn - Ngủ - Độc cư nè phải cố gắng. Nhớ! Biết pháp đi kinh hành không? Đi Thân Hành Niệm? Thì cứ ôm pháp. Giờ này không phải giờ ngủ, tức là phải đi kinh hành, chớ không có thể ngồi đó mà chịu đựng nổi với nó đâu. Không thắng nổi! Phải đi kinh hành.

Mà đi kinh hành có phương pháp: Đừng có buồn ngủ rồi đi vô phòng tắm để tắm, hoặc là tập võ, hoặc là tập thể thao, thể dục đều sai pháp hết. Phật dạy chúng ta chỉ có đi kinh hành thôi. Mấy con nhớ kỹ, có đi kinh hành thôi! Rồi kềm theo đó có cái pháp Thân Hành Niệm mới tạo cho chúng ta có cái lực: sức tỉnh thức. Khi mà phá được hôn trầm thì sức tỉnh thức của mấy con nó có cấp độ cao; mấy con phá chưa được hôn trầm thuỳ miên thì cấp độ tỉnh thức mấy con còn kém. Mà đi kinh hành, mà tập Thân Hành Niệm thì sức tỉnh thức của mấy con càng ngày càng cao, mà càng cao thì hôn trầm thuỳ miên hết.

Mấy con nhớ! Nhiêu đó là đủ rồi, để rồi vào đây mà tỉnh rồi thì ngồi xả tâm mới được, mới ngăn ác, diệt ác, ly dục ly ác pháp. Thiếu sức tỉnh thức mà ngồi tu Tứ Chánh Cần, người ta đâu cho ha. Cho đâu có được, ngồi đó mà nó im lặng một hơi, im lặng không có niệm một cái là mấy con gục đó, bảo đảm với mấy con là một trăm phần trăm. Mấy con tỉnh mấy con mới xả, chớ còn gục thì làm sao xả. Do đó, mấy con cũng từ cái tri kiến của mấy con nghe lời Thầy, mấy con hiểu, Thầy nói rất đúng không có sai đâu. Ráng cố gắng! Bây giờ mấy con cứ yên tâm. Bây giờ vô trong Tu viện xin ở trong đó, Cô Út cho cái thất. Ráng tu, mấy con.

Sư Minh Sang: Dạ, bây giờ con phải đi về lại Thành phố cái ạ. (TP.HCM)

Thầy: Rồi, được rồi mấy con đi về.

Sư Minh Sang: Dạ, xin để quý thầy này ở đây …​

Thầy: Được con. Con ở tạm đây đi, rồi vài hôm con cứ lên, rồi con cứ dẫn qua bên đó nói với Cô Út cho mấy con ở, ở đây Tu viện cho một cái thất ở.

Sư Minh Sang: Dạ, bây giờ thầy này ở đây trước phải không ạ?

Thầy trả lời: Bây giờ ở tạm đây đi, bởi vì con chưa quen bên đó phải không?

Phật tử hỏi: Dạ chưa biết bên đó.

Thầy: Tưởng con biết, thì con qua bên đó con giới thiệu thì được.

Sư Minh Sang: Dạ, con cũng ngại. Bởi vì lúc con đi, con thấy cũng phụ lòng cô Út quá…​

Thầy: Được rồi, bây giờ để Thầy sẽ viết cho mấy chữ, rồi cầm mấy chữ đó, con cầm qua bên Cô Út.

Sư Minh Sang: Để con chở thầy này sang bên ấy.

Thầy: Con có giấy, viết gì không đưa đây Thầy viết cho.

Sư Minh Sang: Dạ, để con chở qua đó cũng được.

Thầy: Để Thầy sẽ viết cái tờ giấy để Thầy giới thiệu cho mấy con qua đó, Cô Út sẽ chấp nhận cho con ở bên đó để mấy con tập thực hành.

Sư Minh Sang: Dạ, còn giấy tờ thì sao hả Thầy?

Thầy: Qua bên đó thì mình đăng ký về giấy tờ của mình. Thí dụ, bây giờ tôi ở đâu, ở đâu…​ Giấy tờ của mình thì mình sẽ đăng ký cho xã của mình ở đây thôi, chuyện đó dễ thôi mà. Mình là người Việt trong nước, mình cứ đưa giấy tờ đăng ký, rồi người ta cho ở. Khỏi có tạm vắng, tạm trú gì hết.

Sư Minh Sang: Dạ, thầy đây mới tu nên chưa có giấy tờ xuất gia ạ.

Thầy: Xuất gia hả con? Không sao! Bây giờ mình coi như là cư sĩ đi, khỏi cần lo gì hết. Bây giờ mình đưa cái giấy chứng minh của mình, xin tạm trú ở đây một thời gian để mà giữ giới luật đức hạnh, nếu mà giữ giới luật đức hạnh được thì tôi sẽ xin ở luôn, có vậy thôi.

Sư Minh Sang: Dạ, để chúng con lấy giấy viết ạ.

Thầy: Rồi, Thầy sẽ viết giấy cho, rồi mấy con sẽ đem cái giấy vô trong đó, cho nó bảo đảm mấy con vô trong đó tu.

10. HƯỚNG DẪN TU TẬP ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(52:20) Một cô phật tử thưa: Dạ, Con xin hỏi Thầy.

Thầy bảo: Con ngồi xuống đi con.

Phật tử: Dạ! con vào đây là 3 tháng rưỡi ạ, con ăn có một bữa, không nghĩ gì đến thèm khát gì nữa…​

Thầy: Vậy hả con! Vậy là giữ hạnh ăn được rồi.

Phật tử: Ba ngày nay con bắt đầu tập Định Niệm Hơi Thở, con nói: “Cảm giác toàn thân an lạc”, con cũng thấy là, trước đây con không dám nghĩ đến…​ Con chỉ biết hít vô hơi thở dài, hơi thở ngắn, và “an tịnh thân hành”. Bắt đầu hôm qua con mới tập đến đề mục: “Cảm giác toàn thân an lạc con biết con đang hít vô, cảm giác toàn thân an lạc con biết con thở ra”, thì con thấy là người con nó im lặng. Im lặng hết và tỉnh lắm. Lúc bấy giờ là 30 phút rồi, con chỉ ráng thêm có 10 phút thôi, con thấy rất là tĩnh, nhưng mà con sợ và con không dám thêm nữa, bởi vì con cũng sợ có vấn đề gì sai, con lại sợ tưởng.

Thầy trả lời: À, không phải, bây giờ Thầy nói như thế này nè: Định Niệm Hơi Thở có 18 đề mục lận, có 18, 19 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở con. Bây giờ con tu, con nhiếp được một cái, tâm con nó bất động được 30 phút rồi, con không tu thêm. Bắt đầu mới tu cái đề mục khác! Rồi tu cái đề mục khác trong bao lâu để mà nó thuần thục cái đề mục đó. Nó quán ly tham, quán ly sân, quán ly si, tất cả mấy cái đề mục này đều phải lần lượt tu hết, để chuẩn bị cho cái sự xả tâm ly dục, ly ác pháp cho nó sạch sẽ. Cho nên khi mà hướng dẫn cho con, con mới sống đúng những cái đức hạnh: Ăn - Ngủ - Độc cư trọn vẹn đó, thì bắt đầu người ta dạy con vào Tứ Chánh Cần, thì cái tâm của nó ngồi tu Tứ Chánh Cần nó tỉnh bơ, nó rất tốt con.

Mà tu Định Niệm Hơi Thở rồi, chẳng hạn con ngồi tâm không yên, bắt đầu con nói “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì nó yên; tâm con nó lăng xăng nó vọng tưởng con nói: *" An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra"*, thì nó sẽ im liền tức khắc à con.

(54:24) Phật tử hỏi: Bạch Thầy, con cũng mới tập được 30 phút, nếu con tiếp tục nâng lên, con để thử xem cái tâm nó như thế nào, có được không ạ?

Thầy trả lời: Được con! Con cứ để coi thử cái tâm nó yên không? Mới đầu con tập từ đề mục thứ nhất cho tới đề mục thứ tư thôi, đừng tu tập nhiều, chừng để tới đó Thầy sẽ dạy tiếp theo, phải không!

Phật tử: Dạ! Thưa Thầy con về.

11. THẦY DẶN DÒ VÀ SÁCH TẤN QUÝ PHẬT TỬ

Thầy ngồi viết thư để giới thiệu 2 sư thầy mới đến cho cô Út biết.

(55:26) Thầy: Hai con phải không, con với vị thầy này phải không?

Thầy viết tiếp: “Con hãy giúp đỡ hai vị Thầy này…​”

Sư Minh Sang: Dạ, cô Út thì con có biết rồi ạ.

Thầy vừa viết thư, vừa đọc nho nhỏ: “Con hãy giúp đỡ hai vị Thầy này có chỗ ở tu tập, để giữ gìn hạnh Ăn - Ngủ - Độc cư”…​ rồi Thầy lại viết tiếp.

Thầy viết thư xong và quay sang nói với sư Minh Sang: Con hãy cầm cái giấy này đưa cho cô Út. Rồi sau đó con giải quyết xong rồi con nói là: “Con còn ít chuyện để con đi về Thành phố, rồi con sẽ trở lên thăm”. Con nói với cô Út như vậy. Trong cái giấy này Thầy có giới thiệu mấy con, qua đó cô Út cô sẽ sắp xếp cho.

Ráng cố gắng! Mấy con ráng cố gắng! Thầy nỗ lực giúp đỡ cho mấy con, ráng mà giữ gìn giới luật, đừng phụ lòng Thầy nghe mấy con. Thầy lo cho mấy con, mà mấy con phụ lòng Thầy, Thầy rất buồn! Rất buồn là tại sao? “Mình lo cho mọi người mà họ tu tập như thế này, thiệt là uổng công mình quá”! (Thầy cười)

(57:42) Phật tử hứa: Chúng con sẽ cố gắng tu tập.

Thầy khuyên: Ráng con! Có một điều gì đó thì sắp xếp ngay từ bây giờ, sắp xếp hết. Bây giờ Thầy đã giới thiệu cho cái thơ qua chỗ cô Út rồi, nếu có cái điều kiện gì thì con nói để con sắp xếp cho nó ổn hết. Khi mà vô rồi thì quyết định là đi tới, chứ đừng có ra vô, ra vô…​ là tu không có được, vì nó bị động.

Phải sắp xếp cho nó xong hết, còn cái gì ghút mắc là phải sắp xếp hết. Hoặc một tháng, hoặc là năm tháng, ba tháng…​, một năm cũng được nữa, nhưng mà phải sắp xếp cho ổn. Vô đây là chỉ còn có: “Một là chết, hai là chứng đạo”, có vậy! Có tâm huyết như vậy thì sẽ được. Chứ không khéo, cái nghiệp của mình, cái duyên cái nghiệp của mình nó hay lôi tới lôi lui, mất công tu hoài không tới. Vô tu không có chuyện gì, ít bữa đây nó xảy ra, kêu gọi chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ nữa thì thôi rồi, rốt cuộc là uổng công của mấy con, mà mất công Thầy! (Thầy cười). Nhớ không?

Thầy nói với cô Phật tử: Còn con, cố gắng con, tập đi. Cái hơi thở, con thở nó thông suốt phải không con?

Phật Tử: Dạ.

Thầy giảng tiếp: À, thông suốt thì, muốn tập về hơi thở, tức là tập căn bản nhất là Định Niệm Hơi Thở. Nó có những đề mục, nó có thể giải quyết tất cả những cái tâm: Tham, sân, si, mạn, nghi gì, tất cả đều là nó giải quyết hết được. Thân mà không an nó giải quyết được an, tức là nó đẩy lui được bệnh.

Về Định Niệm Hơi Thở, nó có đủ cái lực của nó đó, cho nên tâm mà vọng tưởng hoặc là loạn tưởng đi nữa, thì đề mục của nó sẽ giúp cho tâm của con không vọng tưởng. Cho nên vì vậy, những cái điều kiện đó, những cái phương pháp đó giúp cho mấy con tu tập. Nhưng mà không phải vì nó mà để ức chế thân tâm của chúng ta.

Cho nên để lần lượt rồi Thầy sẽ dạy từ từ. Bây giờ mấy con cố gắng giữ những cái hạnh: Ăn, ngủ, và độc cư; cái hạnh ngủ này nó vất vả cho mấy con lắm. Nhớ cho kỹ! Phải siêng năng đi kinh hành, chớ mà lơ mơ là ngủ nó dập đó. Rồi độc cư là phải tránh duyên, chứ không được nói chuyện với ai hết, để mình sống cho nó quen cái nếp. Độc cư là cái nếp tu. Phải tập thành nếp sống, chứ cứ nói chuyện nhau thì thôi, nó không thành cái nếp.

(1:00:00) Sư Minh Sang: Cái mũi con bây giờ nó nghẹt có một bên này, nó không có Định Niệm Hơi Thở được. Bây giờ con nghe vậy, để con dùng thuốc một thời gian cho nó thông, được không Thầy?

Thầy trả lời: Được!

Sư Minh Sang: Rồi con mới vô quyết chí luôn, để đánh luôn, chứ để nó cứ gục tới gục lui hoài.

Thầy trả lời: Đúng vậy đó con.

Sư Minh Sang nói tiếp: Con nghĩ bây giờ con giải quyết cái mũi của con, là con không có bệnh gì nữa là con quyết chí đi một đường luôn.

Thầy trả lời: Được rồi, phải tự lo trị đi. Bởi vì bệnh là một trong 5 điều khó tu mà đức Phật đã xác định. Cho nên có bệnh; bất kỳ có bệnh nhỏ, bệnh lớn gì thì phải cho nó ổn đi, chớ còn để bệnh mà vô tu, gặp Thầy dạy, thì gặp bệnh nó cản đường mấy con.

Sư Minh Sang: Khi con Định Niệm Hơi Thở, nghẹt quá con không được…​ đâu.

Thầy trả lời: Không! Con tu không được nó đâu. Thôi, rồi! Được rồi. Xong rồi hả mấy con?

Thầy dặn cô phật tử: Con đi con nhớ Thầy nghe con, ba cái hạnh này phải giữ trọn cho Thầy, thôi Thầy về.

Cô Phật tử hỏi: Bạch Thầy, ngoài giờ con lao tác một chút có được không ạ?

Thầy trả lời: Được con! Cũng không sao, đó là mình lao tác cho nó vận động, một chút cho nó vui, như rửa rau, lang, bông đồ cũng được. Thôi mấy con nghỉ đi! Thôi, bây giờ chuẩn bị Thầy về, Thầy chào mấy con!

KẾT THÚC


Trích dẫn - Ghi chú - Copy