00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20081223 - NHỮNG GÌ CẦN TU TẬP 04 - PHÁP TU ĐI ĐẾN TÂM VÔ LẬU

NHỮNG GÌ CẦN TU TẬP 04 - PHÁP TU ĐI ĐẾN TÂM VÔ LẬU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 23/12/2008

Thời lượng: [01:07:29]

1- XEM XÉT KHI TU ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Trưởng lão: Về Định Niệm Hơi Thở nó có 19 cái đề mục mấy con. Nó một pháp đó nó đi tới cái đề mục cuối cùng của nó, thì nó cũng vẫn chứng đạo mấy con. Nhưng về hơi thở thì rất khó, nó không dễ. Vì hơi thở là cái thân hành nội, nó dễ khiến cho chúng ta bị rối loạn hô hấp, tức ngực, nặng đầu, làm chúng ta khó khăn lắm. Nhưng cái người nào có duyên với hơi thở thì chúng ta tu tập nó rất tốt mấy con.

Bởi vì tu tập, chỉ tu tập qua 19 cái đề mục của hơi thở thì chúng ta đã là chứng đạo, nó không có khó khăn. Nhưng cái đề mục thứ nhất, đề mục thứ hai và đề mục thứ ba, là chúng ta trắc nghiệm thử coi chúng ta cái người có duyên với hơi thở hay không? Nếu không có duyên với hơi thở thì chúng ta bỏ đừng tu tập hơi thở, vì nó khiến cho mấy con rối loạn cơ thể hô hấp, làm cho mấy con bị tức và bi khô cổ và bị nặng đầu.

(00:55) Muốn tu tập cho được kết quả, thì đầu tiên mấy con dùng hơi thở bình thường, mấy con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi mấy con hít vô thở ra “một”, rồi hít vô thở ra “hai”, cho đến 5 hơi thở rồi mấy con lại tác ý một lần “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vào thở ra. Như vậy mấy con tập khoảng độ chừng đầu tiên thì mấy con tập 5 phút rồi mấy con tăng dần lên 10 phút rồi đến 30 phút mà thấy không nặng đầu, hơi thở không bị mệt tức hoặc là khô cổ, do đó thì mấy con có duyên với hơi thở.

Vì vậy khi mà tu tập được đến 30 phút trong hơi thở bình thường thì mấy con sẽ tập hơi thở dài, rồi tập tới hơi thở ngắn. Khi mà tập được hơi thở dài và hơi thở ngắn thì mấy con sử dụng hơi thở rất là hiệu quả.

Ví dụ chẳng hạn bây giờ mấy con bị hôn trầm, thì thay vì mấy con phải đi kinh hành, rồi mấy con phải đi pháp Thân Hành Niệm, nhưng ở đây bị hôn trầm nghe nó lẳng lặng muốn ngủ thì mấy con chỉ cần tác ý một cái câu của Định Niệm Hơi Thở, và sử dụng ngay liền khi người bị hôn trầm thì các con sử dụng hơi thở dài thì nó sẽ hết buồn ngủ liền tức khắc.

(2:19) Cho nên biết dụng nó là khi mình phải luyện tập được hơi thở và không thấy bị rối loạn hô hấp thì chúng ta sử dụng rất dễ, phá mọi chướng ngại đều rất dễ. Khi thân mấy con có bệnh tật, đau nhức bất cứ chỗ nào thì mấy con sử dụng đề mục hơi thở cũng đẩy lùi bệnh tật ra khỏi thân. Đó là những điều rất cần thiết cho phương pháp tu tập, rất cần thiết cho sự tu tập của mấy con.

Ví dụ như mấy con bị nhức đầu thì mấy con sẽ dùng cái đề mục của hơi thở mấy con sẽ đẩy lùi được bệnh ngay ra liền, thì mấy con tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con hít thở ra và cố gắng tập trung trong hơi thở, đau nhức đầu mặc, chỉ biết có hơi thở ra và hơi thở vô mà thôi. Khi năm hơi thở xong thì mấy con lại tiếp tục tác ý một lần nữa: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra. Thì lúc bấy giờ mấy con cứ tiếp tục như vậy chỉ trong vòng 10 hơi thở, 20 hơi thở thì mấy con sẽ thấy cái đầu đau nó sẽ hết.

Đây là cái phương pháp của hơi thở rất hay mấy con. Buồn ngủ mấy con đuổi cũng nhanh chóng, không có gì. Khi mà bị buồn ngủ thì mấy con chỉ cần tác ý rồi mấy con hít hơi thở chậm như Thầy đã nói ra, nói hồi nãy: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”, đó mấy con chỉ cần tác ý như vậy là đủ rồi. Thì mấy con sẽ hít vô thở ra, thì cái hơi thở chậm chậm chậm thì nó là hơi thở dài. Mà khi thở chậm chậm dài 5 hơi thở rồi mấy con tác ý một lần nữa thì sẽ hết ngay tức khắc.

Các con thấy tâm mình buồn phiền hay hoặc là sân hận trong lòng thì mấy con cũng chỉ dùng câu tác ý cho đúng cách của nó.

(04:18) Thí dụ như thấy tâm mình đang sân, như các cư sĩ các con còn ở ngoài đời thì nó có những cái duyên để làm cho mấy con dễ phiền não, giận hờn thì mấy con chỉ sử dụng cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở thì ngay đó thì tâm sân của mấy con cũng tiêu tan mất, không còn nữa.

Thí dụ như là tâm đang giận thì mấy con muốn cho nó không còn, thì mấy con tác ý: “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra” rồi tập trung trong hơi thở, hít vô thở ra. Sau khi 5 hơi thở thì mấy con xả ra thì mấy con thấy tâm sân của mình nó đã đi mất rồi. Hoặc là “Quán ly sân biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Do đó thì mấy con đoạn trừ được tâm sân, ly được tâm sân mà không còn thấy sân hận, buồn phiền trong lòng nữa. Tức là mình ngăn tất cả các pháp ác bằng con đường của Định Niệm Hơi Thở.

Và cuối cùng, cái đề mục cuối cùng của Định Niệm Hơi Thở khi mấy con tác ý thì nó sẽ ở trong tâm bất động mấy con, “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô, với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con hít vô thở ra 5 hơi thở thì mấy con sẽ thấy một trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự xuất hiện ngay liền tức khắc trên tâm mấy con.

Cho nên đó là cái phương pháp thứ hai của con đường độc nhất của đạo Phật, có những pháp để dẫn chúng ta đi đến chỗ chứng đạo. Nghĩa là có chướng ngại nào thì chúng ta đều có thể dùng những đề mục của Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta ngăn và diệt các ác pháp đó, để đem lại sự bình an trong thân tâm của chúng ta. Đó là một phương pháp rất cần thiết cho sự tu tập của chúng ta.

2- BA PHÁP TU TẬP ĐI ĐẾN TÂM VÔ LẬU

(06:24) Cái phương pháp cuối cùng, tức là chúng ta phải được khai ngộ cho chúng ta nhận ra được cái tâm vô lậu. Bởi vì hiện giờ chúng ta mọi người đều đang ở trong tâm hữu lậu, vì hữu lậu có phiền não, có giận hờn, có tham muốn, có còn hôn trầm, thùy miên. Còn cái tâm mà vô lậu thì không còn hôn trầm thùy miên, không còn cảm thọ đau đớn trên thân, không còn giận hờn phiền não, không còn tham muốn một điều gì, mới gọi là vô lậu. Còn ngồi lâu nghe mỏi mệt, còn đau nhức chỗ này chỗ kia, đó là còn hữu lậu. Còn không còn thì đó là vô lậu.

Vậy thì khi nhận ra được cái tâm vô lậu rồi thì người đó có bổn phận, và chúng ta sử dụng câu Như Lý Tác Ý. Tức là dùng pháp Như Lý Tác Ý để bảo vệ và giữ gìn chân lý của chúng ta. Đó là một cái chân lý của đạo Phật, cái sự thật mà ai cũng có đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

Hiện giờ như mấy con đang ngồi nghe Thầy nói thì tâm mấy con không nghĩ ngợi một điều gì đó là tâm thanh thản. Và ngồi trên ghế như thế này thì mấy con có cảm nhận cái cảm thọ đau mệt mỏi hoặc là tê nhức chỗ nào không, hoàn toàn không thấy đó là thân an lạc. Và hiện giờ thân ngồi bất động và tâm cũng không nghĩ niệm gì thì đó là vô sự. Và bên ngoài không có một pháp nào tác động vào làm cho tâm bị động thì do đó các con đang ở chỗ tâm bất động.

Như vậy “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” hiện giờ mấy con lắng nghe một phút để thấy tâm mình có hay không? Thật sự đang có tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là chân lý giải thoát. Đó là tâm vô lậu của đạo Phật. Một người chứng đạo thường người ta ở trong tâm đó. Cho nên hiện giờ mấy con tu mà ngồi tâm không vọng tưởng, mà nghe an ổn, nghe an lạc thì không phải tâm vô lậu.**

(08:37) Tâm vô lậu luôn luôn rất tỉnh táo, tất cả mọi sự việc xảy ra xung quanh đều biết tất cả nhưng không đắm nhiễm một niệm nào, mà không phóng dật theo một niệm nào đó là tâm vô lậu. Ngồi đây mà thấy lá cây rung rồi nhớ quê nhà mình thì đó là sai; ngồi đây mà thấy buổi sáng nay trời lạnh, khởi tâm niệm trời lạnh đã là bị pháp tác động bên ngoài làm cho tâm chúng ta bị động, thì như vậy là chúng ta thiếu sự phòng hộ cảm nhận thân của mình.

Cho nên trong sự tu tập mấy con phải lưu ý kỹ trong vấn đề tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ không phải tâm không niệm, không vọng, không phải tâm mà không khởi niệm, mà ở đây tâm bất động chứ không phải tâm không khởi niệm. Vì lúc bấy giờ chúng ta cần sử dụng niệm thì chúng ta sử dụng rất dễ dàng chứ không phải tâm vô niệm.

Cho nên cái vô niệm mà chúng ta thường tập để mà thấy rằng mình vô niệm đó là đúng pháp, không phải, đó là ức chế tâm. Cho nên tâm vô lậu là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng sử dụng khởi niệm là tự mình tự chủ khởi niệm. Cho nên trong khi chúng ta tu chứng đạo, thì chúng ta có Tứ Thần Túc, tức là Dục Như Ý Túc, muốn cái gì thì thân tâm chúng ta làm theo cái đó gọi là Dục Như Ý Túc.

Còn bây giờ chúng ta khởi muốn khi mà tâm chúng ta chưa vô lậu hoàn toàn mà khởi một niệm nào thì đều là niệm dục, chứ không thể ngoài cái niệm dục mà có, hoặc không thể ngoài cái niệm giải thoát mà có. Mà trong cái niệm không giải thoát hay hoặc gọi là ác pháp.

(10:42) Cho nên người tu tập chúng ta khéo léo hàng ngày để giữ gìn tâm bất động vô lậu là chúng ta thường tác ý như lúc nãy Thầy nhắc. Chỉ có câu Như Lý Tác Ý mà chúng ta mới bảo vệ được tâm vô lậu của chúng ta. Đức Phật dạy: Muốn tâm vô lậu thì chúng ta phải thường xuyên tác ý, có Như Lý Tác Ý. Đó là đức Phật dạy: “Có Như Lý Tác Ý có lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, và đã sanh thì bị diệt”. Đó là lời trong kinh Lậu Hoặc đức Phật dạy.

Vậy thì pháp Như Lý như thế nào để mà chúng ta được tâm vô lậu? Các con nên nhớ pháp Như Lý, như cái lý của nó mà tác ý ra. Đó là cái lời, cái ngôn ngữ, cái lời nói. Mà như cái lý của đạo là lý như thế nào? Đó là lý “bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thì như cái lý đó thì chúng ta tác ý. Thì tác ý sao? Chúng ta sẽ tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi chơi chứ không có nương vào hơi thở, không có nhiếp phục đâu cả hết, thì chúng ta sẽ thấy rõ ràng là hơi thở ra hơi thở vô một cách nhẹ nhàng mà chúng ta không tập trung trong hơi thở.

Bởi vì khi tâm thanh tịnh thì chúng ta còn thấy cái động của thân, khi thân bất động ngồi im lặng thì chúng ta sẽ thấy hơi thở, dù hơi thở chúng ta có thở nhẹ cách nào chúng ta cũng cảm nhận được hơi thở của chúng ta. Và khi cảm nhận mà chúng ta chỉ có chú ý vào cái hơi thở thì đó là chúng ta đã tập trung trong hơi thở thì đó là sai pháp. Lưu ý! Chứ không khéo thì mấy con sẽ tu tập sai ở chỗ này. Cho nên khi mà thấy biết hơi thở ra, biết hơi thở vô mà cảm giác toàn thân của chúng ta. Một người mà tu Định Niệm Hơi Thở thì họ sẽ biết cái này rất rõ.

Còn khi chúng ta tu để bảo vệ giữ gìn chân lý thì chúng ta không có tu Định Niệm Hơi Thở. Cho nên chúng ta không thấy được đề mục này.

(12:43) Cái đề mục này trong Định Niệm Hơi Thở đã dạy chúng ta tác ý và đồng thời dạy chúng ta cảm nhận được hơi thở qua thân của chúng ta. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, thì lúc bấy giờ chúng ta thấy hơi thở ra vô, nhưng cảm nhận được từ chân đến đầu và từ đầu đến chân rõ ràng. Nhưng chúng ta tu tập thì coi chừng chúng ta lại tu sai. Phần đúng thì có, mà phần sai cũng không phải không, nó phải có. Vì vậy mà nhiều khi chúng ta lại thấy hơi thở từ trên đầu đi xuống chân, rồi từ dưới chân lên trên đầu, do đó chúng ta bị tưởng thức rồi.

Cái sai chúng ta thường thường mới nghe nói cảm nhận toàn thân, thì chúng ta lại sử dụng hơi thở từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Hít vô, tôi thấy từ ở trên đầu tôi cái hơi thở đi xuống chân. Rồi thở ra, tôi thấy từ dưới chân hơi thở từ từ đi ra. Nhưng chúng ta phải phân biệt được cái cảm nhận và cái tưởng của hơi thở, đó mà điều quan trọng mà khi tu tập về pháp tác ý để bảo vệ, giữ gìn chân lý chúng ta.

Bởi vì khi chúng ta cảm nhận hơi thở ra vô thì tự nó cảm nhận cả toàn thân của nó thì nó không tập trung nhiều trong hơi thở thì mới đúng pháp. Còn riêng tập trung chỉ hơi thở mà không biết thân của chúng ta, thấy có hơi thở ra vô tại nhân trung và như vậy chúng ta đã tu sai pháp, do nương hơi thở để ức chế ý thức của chúng ta, vì vậy mà chúng ta đã lạc đường.

(14:23) Nhớ kỹ những điều mà chúng ta muốn tu tập, có ba pháp như Thầy đã nói:

  • Pháp thứ nhất là pháp Thân Hành Niệm, nó phá cả hôn trầm thùy miên, tham, sân, si, mạn, nghi, ngũ triền cái đều quét sạch ra hết. không có chướng ngại nào mà pháp Thân Hành Niệm không cán nát. Và cuối cùng nó đưa chúng ta đến tâm bất động vô lậu hoàn toàn.

  • Còn pháp Định Niệm Hơi Thở thì cái đề mục cuối cùng của nó sẽ giúp chúng ta cũng đến tâm vô lậu hoàn toàn. Nghĩa là người tu tập đề mục cuối cùng của Định Niệm Hơi Thở thì nó giúp chúng ta suốt bảy ngày đêm trong tâm giải thoát hoàn toàn, tức là tâm bất động suốt bảy ngày đêm, không đói, không khát, không mệt, ngủ nghỉ, hoàn toàn tỉnh táo suốt ngày đêm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi.

  • Còn pháp cuối cùng mà chúng ta dùng Như Lý Tác Ý để bảo vệ giữ gìn chân lý của chúng ta là pháp dùng cho người lớn tuổi, người già.

Các con nhớ người lớn tuổi thì người ta không thể đi pháp Thân Hành Niệm nổi, người lớn tuổi mà tập luyện đề mục Định Niệm Hơi Thở, 19 cái đề mục Định Niệm Hơi Thở của họ rất là vất vả chỉ có người còn trẻ tuổi thì người ta tập hai pháp trên.

Và người lớn tuổi, như các con lớn tuổi thì các con nên tập pháp bảo vệ giữ gìn chân lý bằng câu tác ý, ngồi chơi mà chứng đạo. Không dụng sức công nhiều.

Còn pháp Thân Hành Niệm dùng sức công rất nhiều, có thể đi suốt bảy ngày đêm, người ta đi suốt bảy ngày đêm trên pháp Thân Hành Niệm. Đó là một cỗ xe kiên cố của Phật giáo. Cho nên người có sức khỏe, còn trẻ khỏe thì người ta sẽ tập cái pháp Thân Hành Niệm.

3- TU TẬP ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ VÀ THÂN HÀNH NIỆM PHẢI ĐƯỢC HƯỚNG DẪN KỸ LƯỠNG

(16:29) Và Định Niệm Hơi Thở, 19 đề mục không phải chúng ta tu liên tục, mà “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra 5 hơi thở. Rồi “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết rồi thở ra dài”, rồi hít vô thở ra dài 5 hơi thở. Rồi tu “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn, thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn”, rồi hít vô thở ra ngắn 5 hơi thở như vậy. Cứ đề mục nào cũng một lần một lần, và cuối cùng tới cái đề mục thứ 19 thì như vậy mấy con tu sai, tu không đúng.

Bắt đầu chúng ta tu một đề mục. Ví dụ như: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là cách thức tập nhiếp tâm trong hơi thở, với hơi thở bình thường. Như vậy chúng ta tu ít nhất cũng phải là nửa tháng, một tháng.

Mà tu pháp Định Niệm Hơi Thở đều phải có vị Thầy hướng dẫn, không có vị Thầy hướng dẫn để dễ bị rối loạn hô hấp. Như hồi nãy Thầy nói tập mà thấy mệt, thấy tức ngực, thấy khô cổ, thấy nặng đầu thì không nên tập Định Niệm Hơi Thở. Còn hoàn toàn không thấy những chướng ngại pháp đó thì chúng ta có thể tập được, nhưng tu tập phải có những vị Thầy hướng dẫn kỹ lưỡng.

Cho nên khi mà chúng ta tu tập một tuần lễ thì vị Thầy sẽ kiểm điểm lại coi cái đề mục của chúng ta tu thuần thục đến mức độ nào, nếu thuần thục thì vị Thầy cho mình tu tập đề mục khác. Bởi vì 19 đề mục thì không thể tự mình biết cái kết quả của sự tu tập của mình, mà phải có một vị Thầy có kinh nghiệm, người ta mới hướng dẫn mình đề mục đó, người ta kiểm điểm lại mình tu đã có kết quả đúng cái đề mục đó rồi thì người ta chuyển cho mình vào một cái đề mục khác.

Cũng như mấy con học một cái lớp một, thì mấy con phải tốt nghiệp lớp một rồi người ta mới cho vào lớp hai, mà lớp một mới học sơ sơ thì mấy con vào lớp hai thì mấy con làm sao học được. Cho nên vì vậy việc tu tập mà không khéo thì mấy con chỉ tu chung chung thì mấy con không đạt kết quả của Định Niệm Hơi Thở.

(18:31) Bởi vì một pháp môn đi vào để đi đến cuối cùng lợi ích rất lớn là chứng đạo, thì nó phải có sự hướng dẫn cụ thể, kỹ lưỡng.

Và cái người tu tập pháp Thân Hành Niệm cũng phải nhớ kỹ: Khi mấy con muốn không còn tác ý trên pháp Thân Hành Niệm thì phải được sự kiểm nghiệm của một vị Thầy có kinh nghiệm, là mấy con tác ý đều đặn ở trong tất cả các hành động thân và hơi thở của mấy con. Thì lúc bấy giờ vị Thầy thấy sự kết hợp hơi thở của các con vừa tác ý, vừa bước đi, vừa đưa tay đưa chân, tất cả mọi hành động kết hợp liên tục không rời rạc, thì vị Thầy mới cho các con dừng tác ý, và đồng thời cho các con tự động thân bước đi, đưa tay, đưa chân, ngồi xuống, hít thở một cách rất là im lặng và tự nhiên, như cỗ xe rất là kiên cố.

Thì như vậy chỉ có vị Thầy mới phán xét được cái điều mà mấy con tu kiên cố chưa hay là chưa kiên cố trên pháp Thân Hành Niệm, và cho tiếp tục xả bỏ câu tác ý, để chiếc xe đã kiên cố thì phải chạy. Mà khi chiếc xe chạy, thì đó là trong khi nó ngăn ác và diệt ác toàn bộ không còn ác pháp trong thân tâm của mấy con nữa.

Cho nên ở tất cả những cái pháp, thì hai pháp trên tức là Định Niệm Hơi Thở và Thân Hành Niệm đều phải được vị Thầy hướng dẫn kỹ lưỡng. Rồi mấy con tập luyện thì bảo đảm sự tu tập của mấy con sẽ kết quả.

4- CHỌN PHÁP TU PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI

(20:12) Còn riêng pháp tác ý, Như Lý Tác Ý để bảo vệ và giữ gìn chân lý của mấy con, thì khi nghe tu tập hướng dẫn một vài lần thì mấy con biết cách giữ được cái tâm mà không bị tập trung trong hơi thở. Giữ được cái tâm của mấy con ở trên hơi thở, mà không trụ trong hơi thở, mà cảm nhận được toàn thân một cách cụ thể rõ ràng.

Và như vậy thì vị Thầy đó trao pháp tận tay của mấy con, thì mấy con lúc nào cũng siêng năng giữ gìn sống đúng ba hạnh: ăn, ngủ và độc cư trọn vẹn, thì mấy con giữ gìn cái chân lý này cho đến ngày thành công không bao lâu, chỉ trong vòng 5 tháng đến 6 tháng, cuối cùng bảy tháng là mấy con đã đạt được chứng đạo. Đó là những người lớn tuổi.

Người trẻ không có nghĩa là người trẻ tu pháp này không được, tu vẫn được như thường. Nhưng vì cái pháp mà người già không nên tu đó là Thân Hành Niệm và Định Niệm Hơi Thở, mấy con lớn tuổi rồi thì mấy con tu rất khó. Cho nên mấy con cũng phải biết xét mình lớn tuổi thì phải tập pháp của người lớn tuổi, nhưng phải tập đúng pháp, hướng dẫn đúng cách thì mấy con tu sẽ kết quả.

5- NĂNG LỰC CỦA TÂM VÔ LẬU

(21:35) Và khi tâm vô lậu suốt 7 ngày đêm. Lần lượt trong ngày thứ nhất thì nó sẽ có một năng lực Giác Chi xuất hiện, như cái thời gian ngắn nhất của nó là trong một giờ cho đến một ngày thì Định Giác Chi xuất hiện. Mà hễ có Định Giác Chi xuất hiện thì có Khinh An Giác Chi xuất hiện. Khinh An Giác Chi xuất hiện thì có Hỷ Giác Chi xuất hiện. Hỷ Giác Chi xuất hiện thì có Xả Giác Chi xuất hiện, rồi Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện, rồi Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện. Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện là Tứ Thần Túc mấy con.

(22:31) Bởi vì khi mà Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện là mấy con tác ý một cái điều gì thì thân tâm của mấy con sẽ làm theo, khi mấy con đã có bảy năng lực của Giác Chi xuất hiện đủ ở trên trạng thái tâm bất động vô lậu của mấy con thì đó gọi là Tứ Thần Túc.

Tứ Thần Túc, Dục Như Ý Túc là một cái lực đầu tiên xuất hiện, kế đó thì Tinh Tấn Như Ý Túc, lúc bấy giờ tự mấy con mấy con rất siêng năng, không còn…​ lúc nào nó cũng ở trong pháp cho nên nó không còn lười biếng, gọi là Tinh Tấn Như Ý Túc. Và Tinh Tấn Như Ý Túc mà siêng năng được như vậy thì lúc bấy giờ mấy con có Định Như Ý Túc. Mà khi có Định Như Ý Túc thì mấy con mới nhập Tứ Thiền, tức là nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Bốn thiền của đạo Phật tức là Chánh định.

Còn chưa có Định Như Ý Túc thì mấy con không nhập được. Cho nên muốn nhập định thì các con phải ở trên tâm vô lậu, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mới nhập được bốn định. Còn tâm chưa bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà gọi là nhập thiền định, thì mấy con nhập định tưởng, chứ không phải thiền định gì cả, cho nên đó là cái sai. Mà cái sai mà từ xưa đến giờ trong kinh sách Đại thừa đã để lại chúng ta tu tập chúng ta phần nhiều là lọt trong các định tưởng.

Mà khi có Định Như Ý Túc, thì có Tuệ Như Ý Túc. Mà Tuệ Như Ý Túc tức là Tam Minh mấy con, chứ không có gì khác. Bởi vì cái tuệ tức là cái sự hiểu biết của mấy con, mà như ý mấy con muốn biết một cái chuyện quá khứ, vị lai nhiều đời của mấy con thì không thể ý thức của mấy con biết được, mà chỉ có Tuệ Như Ý Túc mới biết được mà thôi. Cái biết đó là cái biết không có không gian và không có thời gian.

Cho nên khi một người tâm đã bất động chứng đạo tức là vô lậu thì mấy con biết cái này rất rõ ràng. Muốn biết đời trước mình là ai thì dễ biết rất rõ ràng, biết rất rõ, không còn khó khăn nữa. Đó là Tam Minh thì gọi là Túc Mạng Minh. Còn mấy con muốn thấy tất cả những gì mấy con cần thấy trước mặt, sau lưng, cách vách, cách núi sông mấy con đều thấy được đó là Thiên Nhãn Minh.

Thì tất cả những cái điều kiện mà cần thiết cho người tu tập để chứng đạo vẫn đầy đủ, trong khi chúng ta không cần luyện Tam Minh, không cần luyện Tứ Thần Túc. Chỉ cần tu tập tâm vô lậu để được giải thoát mà thôi, để chứng đạo mà thôi. Thì tất cả những thần thông đều đầy đủ cho chúng ta.

6- MỤC ĐÍCH CỦA SỰ TU TẬP

(25:39) Nhưng khi chúng ta thấy trong kinh sách Phật thường nói Tam Minh, Lục Thông. Vậy Lục Thông là do chỗ nào mà có đây? Khi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tức là ở chỗ tâm vô lậu thì mắt, tai, mũi, miệng chúng ta đều thanh tịnh. Khi thanh tịnh thì nó phải thông suốt cho nên gọi là Lục Thông. Mắt thông, tai thông, mũi thông, cảm giác chúng ta rất thông tất cả mọi cái đều thông suốt do sự thanh tịnh.

Còn bây giờ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta chưa thông suốt là vì nó nhìn đâu nó cũng bị giận hờn phiền não, thấy chướng ngại pháp không thấy được sự thanh thản, an lạc của nó. Cho nên nhìn cái vật đó thấy nó cản lối mình đi, nhìn cái vật đó không đẹp mắt thì đó là chướng ngại pháp.

Cho nên ở đây tu là mục đích chúng ta bỏ hết cuộc đời để mà tu tập, để đạt được cái sự làm chủ sự sống chết, đạt được tâm vô lậu, chứ không phải chú ý vào chỗ thần thông. Nhưng những cái thần thông đó phải có khi thân tâm chúng ta thanh tịnh, thì mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta thanh tịnh thì phải có Lục Thông. Mà chúng ta giữ được tâm bất động thì chúng ta phải có Tứ Thần Túc. Mà đã có Tứ Thần Túc thì phải có Tam Minh.

Thì mấy con thấy rất rõ ràng, không thể nào chúng ta muốn mà có được, mà chúng ta chỉ cần tâm bất động là đầy đủ. Nhưng chúng ta tu tập không phải cầu ở chỗ Tứ Thần Túc, cũng không phải cầu ở chỗ Tam Minh, không phải cầu chỗ thần thông. Mà cầu tu tập để giữ gìn bảo vệ chân lý của chúng ta, tức là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

(27:28) Mà khi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì đó là giải thoát hoàn toàn. Tâm chúng ta không còn giận hờn phiền não. Thân chúng ta không có nghĩa là không đau bệnh, có đau bệnh nhưng chúng ta đuổi đi hết, không còn đau bệnh nữa. Thậm chí như Thầy, thân đâu phải không đau bệnh, nhưng có đau bệnh Thầy bảo: “Thọ là vô thường hãy lui ra khỏi chỗ này, chỗ này không phải chỗ mày ở”.

Thì ngay đó Thầy đang ở trong tâm bất động, tức là Thầy bảo cái thân, bảo nó: “Không còn cảm thọ, không còn đau đớn, không còn nhức đầu, không còn đau bụng, không còn sốt lạnh”, thì ngay đó chỉ cần tác ý như vậy rồi ở chỗ tâm bất động chẳng sợ, chẳng gì cả hết. Cho nên không đi bác sĩ, không uống thuốc, không gì cả, nhưng cuối cùng nó đi mất hết. Thì mấy con thấy đó là cái tâm bất động của chúng ta nó chuyển đi, nó làm cho cái nghiệp của chúng ta thay đổi, không còn.

Chúng ta có thân là thân vô thường, là thân của cha mẹ sinh ra, cho nên nó mang tứ đại, vì tứ đại là vô thường, vô thường là có sự thay đổi nay mạnh thì mai đau, đó là một việc thường. Và đồng thời người tu tập có nội lực cho nên tác ý bảo thì nó chuyển nghiệp, nó chuyển cái nghiệp đau đó nó trở thành không đau.

(28:58) Nếu chúng ta không sống đúng những giới luật của Phật thì chúng ta không thể nào chuyển nghiệp được. Vì một người tu thì phải sống đúng giới luật, 5 giới, 10 giới không sai. Cho nên mấy con thấy tại sao chúng ta đuổi bệnh không được? Là vì tại chúng ta còn ăn ba bốn bữa. Giới luật của Phật dạy chúng ta ăn ngày một bữa, không ăn phi thời. Cho nên chúng ta giữ gìn giới luật tức là giữ gìn thiện pháp thì chuyển ác pháp. Cho nên thân chúng ta là ác pháp, người sinh ra có thân là phải có khổ. Mà khổ tức là ác pháp.

Cho nên chúng ta đã hiểu biết sự sống của chúng ta hôm nay rất là cao quý. Vì chúng ta đem sự sống chúng ta vào chỗ giải thoát, không còn đau khổ. Thân có đau khổ chúng ta đẩy lui những đau khổ của nó. Tâm của chúng ta có phiền não đau khổ chúng ta có phương pháp đẩy lui khỏi sự đau khổ đó. Như hồi nãy Thầy nói, tâm đang sân thì chúng ta chỉ cần tác ý: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra” rồi tâm sân chúng ta sẽ không còn nữa.

Và thân của chúng ta đang bệnh đau thì chúng ta chỉ cần dùng một câu tác ý của hơi thở để rồi thân chúng ta không còn đau nhức: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra thì thân chúng ta trở về bình thường không còn đau. Chứ không có nghĩa là người tu mà thân hết đau, không phải, có đau.

(30:38) Ngày xưa đức Phật cũng vậy, khi 80 tuổi đức Phật có một lần bị đau thì đức Phật lại nằm nghỉ ngơi và tỉnh thức, rồi tác ý thì bệnh đau lui. Rồi đức Phật lần lượt ôm bát đi đến chỗ để nhập Niết Bàn. Thì mấy con thấy thân Phật cũng đau, nhưng đau đẩy lui không đau, chứ đâu phải ông Phật đi uống thuốc bao giờ. Đó cách thức làm chủ bệnh, làm chủ bệnh có nghĩa là có bệnh mà làm chủ được.

Có nghĩa là có tâm mà làm chủ tâm được, cho nên tâm đâu có phải hết vọng tưởng, còn vọng tưởng nhưng chúng ta làm chủ tâm. Bây giờ tâm lăng xăng nghĩ ngợi những điều mà gây cho chúng ta có những điều buồn phiền, thì chúng ta tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” thì chúng ta hít vô thở ra thì tâm tự an không còn niệm nghĩ lăng xăng nữa.

Nhưng hầu như người tu sĩ tu đúng pháp tâm vô lậu thì tâm luôn thanh thản, an lạc và vô sự không còn nghĩ niệm này niệm kia. Chỉ trừ khi chúng ta khởi niệm, khởi niệm chủ động niệm thì niệm có liền, chứ không phải chúng ta diệt ý thức trở thành ngoan không, không có khởi niệm nào. Ý thức chúng ta không bị tê liệt, mà ý thức chúng ta hoạt động như một người bình thường, nhưng chúng ta sử dụng chứ không tự do mà khởi niệm này, niệm khác.

Còn bây giờ các con còn đang ở trong tâm hữu lậu thì ý thức của mấy con sẽ khởi niệm bằng cách tự động, nó muốn khởi điều gì nó khởi mà mấy con không cản nó được. Đó là mấy con bị nghiệp lực của hữu lậu sai khiến. Cho nên trong cái sự tu tập mấy con cố gắng.

7- CHỌN NGƯỜI GIỮ ĐƯỢC TRỌN VẸN BA HẠNH VÀ LỜI SÁCH TẤN TU SINH

(32:37) Hôm nay về đây Thầy chọn mấy con. Vậy thì ở trong lớp này các con thấy ai là người đã giữ trọn, giữ trọn ăn không phi thời, ai là người giữ trọn phá được hôn trầm thùy miên, ai là người giữ trọn độc cư không nói chuyện với ai cả. Thì những người đó sẽ được Thầy chọn để đưa qua một cái khu chuyên tu về tu Tứ Niệm Xứ, để đi đến chỗ chứng đạo.

Bởi vì người mà giữ trọn những điều này rồi thì tâm họ ngồi lại để mà tu ngăn ác diệt ác trên Tứ Chánh Cần, thì thường họ cảm nhận được “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, tự nhiên họ sẽ cảm nhận được điều này. Nghĩa là người giữ được ba hạnh đó, mà họ ngồi yên dù trong 5 phút, 10 phút, hoặc 1 phút thì họ cũng cảm nhận được hơi thở ra, hơi thở vô và cảm nhận luôn cả toàn thân họ.

Thì người nào mà được thì mấy con sẽ…​ Ở đây thì các con có cô Liên Châu, ở trong cái nhóm mấy con ai làm trưởng đoàn mấy con?

Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy, cô Liên Châu ạ!

Trưởng lão: Cô Liên Châu làm trưởng đoàn thì con sẽ ghi những cái người mà đạt được ba cái hạnh này: Ăn, ngủ và độc cư trọn vẹn thì mấy con ghi cho Thầy. Thì ngay đó Thầy kiểm tra lại những người đó riêng. Để rồi Thầy xét thấy được Thầy sẽ đưa họ vào một khu vực khác để họ chuyên tu.

Bởi vì dù sao đi nữa bên nam có người tu chứng, thì bên nữ phải có người tu chứng. Chứ bên nữ nếu mà nam người ta tu xong người ta tu chứng, người ta vô lậu người ta có đủ nội lực người ta làm chủ sự sống chết, mà bên nữ thì không có ai hết thì lừng chừng thì rất tệ mấy con. Bên nữ mấy con cũng lập Ni đoàn, mà Ni đoàn không xong thì quá dở. Cho nên ở đây mục đích chúng ta bỏ hết cuộc đời rồi, mà đi tu mà không đạt được chỗ này thì rất xấu hổ, uổng công chúng ta quá uổng.

(34:38) Các con biết khi mà mấy con còn tuổi trẻ ở ngoài đời, thì mấy con sẽ làm lợi cho mình, lợi cho gia đình mình, và lợi cho mọi người, cho xã hội. Còn vào đây thì mấy con thấy mình có nỗ lực tu thôi, để làm một cái gương hạnh tốt cho cả thế giới người ta thấy là Phật giáo có một người tu làm chủ được sự thật như vậy, thì người ta sẽ tập trung đến người ta tu tập, không những người Việt Nam của mình mà cả những người ngoại quốc. Bởi vì đâu đâu chúng ta nhìn thấy không có ai dạy chúng ta làm chủ sự sống chết như vậy, mà ở đây Tu Viện Chơn Như dạy chúng ta làm chủ. Và có người làm chủ như vậy được, và không phải một người mà nhiều người.

Bên nam Thầy chọn được 3 người, và chắc chắn là sẽ có được một trong ba người đó hoặc là hai trong ba người đó, chứ chưa phải là không được. Bởi vì họ sẽ nỗ lực họ tu đúng thì họ sẽ ở trên tâm bất động vô lậu đó, mà họ đã chứng đạo. Thì Thầy nghĩ là hôm nay Thầy về thăm bên nữ cũng là một cái điều để chọn lấy những người quyết tử đi vào con đường tu tập được giải thoát hoàn toàn.

Cho nên mấy con, Thầy biết được mấy con ở đây nó có những cái điều kiện rất là khó khăn trong sự tu tập, điều này thế kia làm cho mấy con rất khó, làm cho mấy con rất động. Cho nên hôm nay Thầy về nhắc lại: Những người mà quyết tu thì độc cư, ai nói gì thì nói tôi chẳng biết, nghĩa là tôi chỉ biết tôi. Đức Phật đã dạy: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”. Mình tu để cứu mình, mà mình cứu mình chưa xong mà mình thấy lỗi người ta thì tâm mình bị động mất hết rồi, còn đâu tu được.

(36:29) Cho nên hoàn toàn xây dựng Tăng đoàn là xây dựng chung, tốt. Nhưng mà cái người có trách nhiệm thì lo lắng, còn cái người mà không trách nhiệm lo tu mà thôi. Ai làm gì làm tôi biết tôi tu thôi. Đến giờ khất thực thì đi ngó xuống như Thầy nói: Phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng thân ý của mình, không ngó qua ngó lại, không nói chuyện với ai, ai nói chuyện gì thì lẳng lặng bỏ đi không nghe, vào cửa thất của mình thì đóng cửa lại, ai ở ngoài kêu gọi gì cũng không ra mở. Tôi chỉ biết cứu tôi lúc này, còn không thể nào cứu tôi chưa được mà tôi tiếp duyên thì tự tôi đã tự giết tôi mất đi.

Cho nên trong cái giai đoạn này là cái giai đoạn quyết liệt mấy con, quyết liệt để đạt được, không thể còn lâu nữa. Bởi vì tuổi Thầy càng ngày càng lớn, Thầy biết mỗi lần, Thầy thì không bệnh đau nhưng mỗi lần ăn kém. Thí dụ như mọi lần ăn hai bát, bữa nay ăn còn một bát, rồi ăn nửa bát cơm thì biết cái cơ thể của mình tiếp thu ít. Mà tiếp thu ít nó sẽ mòn mỏi, nó sẽ đi vào trong cái sự nhập Niết Bàn.

Thì Thầy biết hôm nay Thầy ăn còn nửa bát cơm thì biết rằng mình sắp nhập Niết Bàn. Cơ thể này không còn tiếp xúc, tứ đại này không còn tiếp xúc tứ đại bên ngoài thì cơ thể sắp sửa sẽ đi. Nếu mà người đời mà ăn ít như vậy thì họ không còn đi đến đây nói chuyện với mấy con được. Còn riêng Thầy vẫn còn khoẻ, vẫn còn nói chuyện, vẫn còn sáng suốt viết những bài kinh, soạn bộ sách Đạo Đức Làm Người để lại cho đời sau biết đó mà sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người, để xây dựng con người tốt đẹp.

Nhưng sức khoẻ thấy rõ hàng ngày cơ thể không cho phép mình ăn nhiều. Nhưng Thầy có thể duy trì bằng sức thiền định được, không cần ăn nhưng vẫn sống, nhưng sống bằng sức thiền định thì có lợi ích gì?

(38:38) Chẳng hạn biết cơ thể của mình nó không tiếp nhận thì sẽ biết dùng thiền định “thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”, thì lúc bấy giờ Thầy sẽ ở trong tâm bất động và nỗ lực nhập vào Tứ Thánh Định tức là Tứ Thiền. Thì lúc bấy giờ trong Tứ Thiền Thầy ngồi bất động, dù ngàn năm sau thân Thầy cũng không hoạt diệt được. Nhưng làm gì giúp đỡ cho mấy con đây, khi mà ở trong định? Các con thấy chưa?

Còn bây giờ Thầy còn ăn một nửa bát cơm, thì Thầy sẽ giúp cho mấy con tu tới nơi tới chốn được. Nhưng nửa bát cơm này Thầy duy trì nó được bao lâu! Mấy con thấy, hôm nay mấy con nhìn thấy Thầy gầy hơn trước nhiều chứ, có phải không? Đó là ăn ít đó mấy con, chứ đâu phải gì. Chứ mấy con có thấy Thầy đi bác sĩ đâu, Thầy có đau, có mệt, có nhọc chỗ nào đâu. Các con thấy chưa?

Nhưng mà dù sao Thầy cũng hiểu biết cái cơ thể của mình là một vật vô thường, bữa nay nó vậy mai nó khác, nhưng vì cái sức tu của mình, cái tâm vô lậu đó mà tất cả các lậu hoặc không tác động được nó cho nên nó không đau, các con hiểu chưa? Nó không nhức, nó không đau. Thay vì người ta sẽ bị đau khớp chỗ này, đau khớp chỗ kia, nhức tay nhức chân, Thầy thì không đau chỗ nào hết. Nó đau gì được với Thầy! Nhưng mà cái cơ thể nó phải yếu dần, nó suy yếu.

Người ta cỡ tuổi như Thầy thì đi hai chân rất yếu, nhưng mà Thầy thì còn khỏe lắm. Nhưng Thầy biết ăn ít là báo động, báo động mình sẽ chỉ còn duy trì được là chỉ còn nhập định mà thôi, chứ còn nếu không thì sẽ ra đi, các con thấy chưa?

(40:29) Cho nên hôm nay mấy con phải cố gắng để thực hiện cho được. Bên nữ được một người, hai người tu làm chủ như Thầy, có kinh nghiệm thì mấy con sẽ như thế nào? Mấy con sẽ hướng dẫn lại cho người sau đừng vội vàng. Còn các con lớn tuổi, thì mấy con thấy khi tu tập rồi thấy mình không đủ duyên thì ra đi, ra đi như Thầy có gì đâu mà sợ. Còn mấy con còn trẻ tuổi thì không được, như Ngọc Bình thì không được đâu con, con mà đi thì Thầy đánh đòn. Phải ở lại chứ.

Tu sinh Ngọc Bình: Con đi chứ con không ở lại Thầy ơi ! Con phải đi

Trưởng lão: Sao vậy? Không có được, con còn trẻ nè, còn khoẻ nè, thì con phải ở lại để mà độ chúng sanh. Để thay thế Thầy mà độ bên nữ mấy con nó dễ dàng, mấy con sẽ gần gũi bên nữ, mấy con sẽ hướng dẫn họ cách thức tu tập nó dễ dàng. Chứ còn không có mấy con tu chứng thì làm sao được! Và các con còn trẻ, khỏe mấy con phải ráng mấy con, đừng chểnh mảng mấy con, phải nỗ lực tu, đó là ba pháp mà Thầy đã dạy.

8- PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý ĐỂ BẢO VỆ GIỮ GÌN CHÂN LÝ

(41:40) Cái pháp mà cuối cùng, tức là pháp Như Lý Tác Ý để bảo vệ giữ gìn chân lý. Ngày xưa trong thời đức Phật, khi người ta nghe được cái pháp này rồi, thì người ta chỉ trong vòng một tháng, hai tháng người ta chứng đạo mấy con. Các quan mà đến nghe được cái pháp này, đến mà khi đức Phật chứng đạo rồi, thì vua cha sai các quan đến thỉnh đức Phật về nước, thì đến đó thì nghe đức Phật thuyết pháp xong cái bài pháp này thì người ta buông xả hết mấy con. Người ta chỉ ở đó để bảo vệ cái chân lý thôi, thì trong thời gian các quan cũng đều chứng quả A La Hán. Nó rất dễ mấy con.

Cái pháp mà nó giữ gìn cái chân lý là cái pháp tác ý mà, “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, và đã sanh thì bị diệt”. Các con thấy cái pháp nó đơn giản, cho nên Thầy mới gọi là cái pháp cho người già, tức là người yếu, chứ không phải là chỉ riêng dành cho người già, còn những người trẻ không tu tập được đâu, tu hết được hết. Nhưng còn những pháp kia là để giúp cho người trẻ tu tập đủ sức và có những phương pháp cho người còn sức khỏe, và có những phương pháp cho người tuổi lớn.

(42:49) Nhưng theo Thầy thiết nghĩ thì phương pháp mà Như Lý Tác Ý để cho lậu hoặc hoàn toàn diệt sạch thì đó là cái pháp rất dễ dàng. Và đồng thời nghiên cứu qua lịch sử của đức Phật thì hầu hết tất cả mọi người tu chứng đều ở trên cái pháp thứ ba này.

Còn các pháp kia rất khó mấy con, coi vậy chứ khó mấy con. Tập luyện mà phải có sự hướng dẫn cận kề. Như La Hầu La còn tuổi trẻ, cho nên đức Phật cho tu pháp Định Niệm Hơi Thở. Mấy con thấy vậy mà ông Xá Lợi Phất còn phải kìm kẹp chứ đâu phải rời xa La Hầu La được đâu. Đó là pháp Định Niệm Hơi Thở. Mấy con đọc về cái lịch sử của ngài La Hầu La, cho nên đến lúc 20 tuổi thì ông chứng đạo, thì mấy con thấy.

Còn cái pháp này có mấy tháng chứng đạo, cho nên các quan già cả đến nghe đức Phật thuyết pháp rồi, biết được cái chân lý này rồi thì giữ gìn, bỏ chứ, bỏ hết đâu còn nhớ quan chức mình làm gì, đâu còn nhớ vợ nhớ con làm gì? Bỏ hết, bỏ hết! Cho nên vì vậy mà xin theo Phật luôn, không cần. Cho nên (nhà vua) sai đoàn này đến đoàn kia đến mà sao mãi ông Phật không thấy về, còn các quan nghe ông Phật thuyết rồi thì ở tu luôn, vì đời khổ quá mấy con, khổ lắm!

Có thân là khổ, khổ từ lúc nằm trong bụng mẹ cho đến khi chúng ta già yếu rồi mấy con thấy có lúc nào chúng ta không khổ đâu. Cho nên thấy đời khổ quá, vì vậy hiểu được cái khổ của cuộc đời, cho đến khi nghe được cái chánh pháp giải thoát, thì ai lại không lo tu. Cho nên ở đây ráng mấy con, ráng cố gắng nghe lời Thầy. Vì vậy mà Thầy cũng về đây một là sách tấn để chỉ cho mấy con thấy rằng tuổi Thầy không phải còn kéo dài nữa đâu.

(44:40) Mấy con thấy rõ ràng mà, ăn ba bát cơm rồi xuống hai, rồi bây giờ còn một, một rồi còn nửa, rồi đây còn ăn ít nữa chắc ăn một vắt cơm. Mà ăn vắt cơm thì sống để ngồi chơi chứ còn làm gì, chắc lúc bây giờ nói không ra tiếng nữa. Vì ăn vắt cơm làm gì nói không ra tiếng, thôi tốt hơn đừng ăn, thì tức là nhập định chứ có gì khác, thì còn sống đó chỉ còn cái ở trong cái thiền định mà thôi.

Cho nên hôm nay thì mấy con ghi coi chặt chịa, coi thử coi cái người tu ở trong chị em người nào mà đã giữ trọn ba đức, ba hạnh, thì Thầy sẽ kiểm tra lại kỹ lưỡng, rồi Thầy sẽ xin cô Út đưa mấy con vào một cái khu mà được gần Thầy hướng dẫn tu tập cho có kết quả mấy con. Có gì không con? Để rồi chút xíu để Thầy đọc cái này rồi Thầy về.

9- NHÌN LỖI MÌNH KHÔNG NHÌN LỖI NGƯỜI

(45:44) Theo câu hỏi của con, “Nhìn lỗi mình không nhìn lỗi người”, đó là một cái bài pháp rất tuyệt vời của đạo Phật, một câu ngắn, mà là một bài pháp Thấy Lỗi Mình Không Thấy Lỗi Người, tức là nhìn lỗi mình để cho mình sửa, mình thấy mình còn sai trong giới luật nào?

Thí dụ như mình thấy chưa tới giờ ăn mà thấy bụng đói, muốn ăn thì đó là còn dục phi thời. Thì nên cố gắng tác ý chừa: “Chết bỏ, nhất định là ăn ngày một bữa, không được”. Còn muốn ăn như vậy mặc dù là chưa phạm nhưng cái ý đã phạm rồi mấy con. Đây là Thầy nói trong cái ý thức là nhìn lỗi của mình để cho mình sửa.

Còn khi đó mình nói chuyện với ai hoặc có người nào kêu gọi, mình lặng lẽ mình cúi đầu rồi mình đi hoặc là mình làm thinh mình bước đi, thì mình về mình tư duy suy nghĩ mình thấy như vậy là mình lặng lẽ, ỷ mình như thế này thế khác, thì mình suy nghĩ lại không phải, Thầy đã nói độc cư là thấy lỗi mình, vì vậy mà người đó họ đã làm lỗi, họ gọi mình nói chuyện thì tức là cái lỗi của họ không phải lỗi mình. Vì vậy mà mình phải cố gắng giữ độc cư trọn vẹn thì như vậy sao lại mình hối hận. Mình thấy là cái người mình không có lịch sự, người ta kêu hỏi mà không có trả lời thì như vậy là người không tốt. Mình không phải là người không tốt, vì ở đây là cái khung phép, cái chánh hạnh của một người tu là không nói chuyện. Tại sao lại còn nói chuyện? Là do đó mình lý luận với cái tâm của mình, để mình thấy được cái lỗi mình.

Còn cái người nói chuyện thì về suy nghĩ: Tại sao bữa nay mình lại kêu cô đó mình nói chuyện hay chị đó mình nói chuyện? Như vậy mình lỗi trong giới luật, cái chánh hạnh mình không có, mình đã làm động mình và động người. Như vậy thì từ đây về sau mình chừa cái lỗi này, mình phải bỏ cái lỗi này, mình không có để mình phạm cái lỗi này nữa, và mình phải giữ độc cư trọn vẹn. Đó là thấy lỗi mình, không thấy lỗi người.

Đây là muôn mặt, Thầy lấy một vài ví dụ chứ nó còn nhiều chuyện ở trong này. Mỗi tâm niệm của mấy con khởi ra một cái điều gì mà phạm giới, thì mấy con phải tư duy suy nghĩ, nếu mà phạm giới tức là mấy con phải sửa ngay trong ý của mấy con. Chứ nó biến ra lời nói, hành động của mấy con là mấy con đã bị nghiệp báo của cái lỗi đó rồi. Bị nghiệp quả của nhân quả của lỗi đó rồi, thì mấy con là người phạm giới. Và phạm giới như vậy chứng tỏ mấy con tu uổng công mấy con mà không tới nơi tới chốn.

(48:18) Con nên nghĩ rằng tất cả các pháp đều xung quanh con, xung quanh con toàn là ác pháp. Cho nên vì vậy, nghĩa là lá cây rung, Thầy nói một cái lá cây rung mà nó gợi cho con nhớ một cái điều gì thì đó là một ác pháp đang tác động vào con. Cho nên vì vậy mà mình, khi mà tất cả xung quanh thì mình không được ngăn nó, mà nó làm gì mặc, mà mình chỉ được ngăn tâm mình mà thôi, ai làm gì làm.

Cho nên thấy lỗi người mình cũng không làm sao hàn phục được lỗi người ta mà còn tạo thêm ác pháp. Cho nên chúng ta chỉ nên ngăn tâm chúng ta, thấy lỗi mình sửa.

Cho nên ở đây đạo Phật dạy một bài pháp rất hay, đó là một câu rất ngắn: “Thấy lỗi mình không thấy lỗi người”. Nhớ câu này mà luôn luôn chúng ta nhìn vào trong mình để không bị ác pháp xung quanh tác động.

Thấy người ta làm sai, thí dụ chẳng hạn như ngồi đây thấy một cô đi ra khất thực mà đi nhanh quá, mà khi thấy nhanh thì tức là mình đã thấy lỗi người. Người đi thì kệ người ta làm gì làm mình chẳng biết, khi đó mình thấy cái bóng dáng của một người đi nhanh thì bảo: “Tâm quay vô, con mắt nhìn vô, đừng có nhìn ra, không có thấy ai hết, mày chỉ thấy mày, không được thấy người khác”. Mình dặn mình như vậy, thì lúc bấy giờ thì không có nhìn ra nữa thì con sẽ không thấy, cho nên gọi là phòng hộ mắt.

Đó là tập cách thức để mà thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Cho nên ở đây hoàn toàn không chỉ lỗi ai hết, mà chỉ lỗi người khác thì không được.

10- TRÁCH NHIỆM NGƯỜI GIÁM LUẬT

(50:09) Chỉ có như thế này. Bây giờ ở trong cái Tăng đoàn của mấy con có một người giám luật, cái người giám luật này họ thường đi đến các cái thất của mấy con, nhưng họ cũng rất là giữ độc cư để không làm động, cho nên họ đến thất của mấy con. Thường thường trong cái mùa an cư kiết hạ, các thầy đều về tập trung trong hạ mà tu tập đó. Thì trong khi cái giờ chưa ngủ, thì thường thường là cái người mà giám luật họ sẽ đi, họ đi từ cái phòng này đến phòng khác của các thầy, mà khi cái người nào mà ngủ thì họ để một cái thẻ ở trên mùng để báo cái người đó đã ngủ phi thời.

Còn ở đây cái người giám luật đến cái thất của mấy con, khi thấy mấy con mà ngủ thì cái người đó người ta sẽ viết một cái tờ giấy người ta để ngay ở chỗ con, khi mà con thức dậy đó thì con thấy có tờ giấy thì biết mình có cái lỗi.

Để là qua cái ngày thỉnh nguyện thứ nhất thì con trình bày cái sự lỗi lầm của mình cố khắc phục, khi có cái giấy đó thì ngày hôm sau thì cố gắng khắc phục trong giờ đó thì mình đừng ngủ, mình cố gắng mình đi kinh hành. Bởi vì cái người giám luật là họ là cái người khéo nhắc nhở mình thôi, chứ họ không phải là bắt lỗi mình để nói xấu mình và đồng thời thì họ bỏ miếng giấy đó rồi họ đi chỗ khác họ không nói. Đó là cái nhiệm vụ của họ. Còn người khác, thì ai ngủ thì ngủ họ không có nói đâu, mà họ lo cho họ, họ lo bổn phận. Thấy người khác ngủ thì họ nghĩ mình cũng ngủ thì chắc chắn là mình cũng như họ thôi.

Nhưng trong cái giới để tu tập nó rất khó mấy con. Khi chúng ta lọt ở trong tưởng rồi thì chúng ta hay cúi xuống, hay gật lên gật xuống dữ lắm. Nhưng mà trong khi đó chúng ta cứ ngỡ tưởng mình đang ngồi tỉnh táo không có gật nhưng mà nó đã gật. Mấy con đã không còn cái sức tự chủ để làm chủ mình nữa đâu. Đó mấy con nhớ kỹ điều đó.

(52:11) Cho nên trong khi tu tập nó có nhiều điều mà cái người mà giám luật người ta đến người ta bỏ một cái giấy ở chỗ thất của mình, ở chỗ mình mà mình không biết. Lúc bấy giờ được cái giấy đó thì mình phải cố gắng những trong cái giờ đó, mình thấy hơi nó lặng, thì tức là khi mà lặng như vậy nó hay làm biếng lắm mấy con, nó không có chịu đứng dậy đi kinh hành đâu, và mình phải cố gắng, mình là người tu thì không thể…​ Bữa nay người ta để, hoặc là buổi tối người ta để, khuya người ta để cho mình miếng giấy, như vậy là người ta đã ghi trong sổ mình hai lần ngủ gục, rồi ba lần, rồi bốn lần, rồi năm lần, rồi ngày này qua ngày khác, cho đến trong khoảng nửa tháng sám hối thì người ta sẽ ghi trong sổ của mấy con là bao nhiêu lần.

Bởi vì một lần như vậy là người ta đã cảnh cáo mấy con một tờ giấy rồi, mà mấy con không khắc phục mà mấy con để nữa, thì mấy con sẽ dồn dập cái đó, thì người ta đưa một cái sổ ra. Khi mà cái buổi thỉnh nguyện để mà sám hối, thì cái người thư ký biên bản họ sẽ ghi hết những cái lỗi của mấy con lúc đó, khi mấy con phát lồ sám hối họ sẽ ghi hết.

Và đồng thời con không ghi thì cái người giám luật, hoặc con không kể, con không nói ra cái lỗi của mình, người giám luật người ta sẽ chỉ cho mình những cái lỗi: Ngày đó, giờ đó mình sẽ ngủ, đêm đó mình ngủ mấy lần, và người ta bỏ mấy tờ giấy cho mình. Để rồi cái tháng thứ nhất, hoặc nửa tháng thứ nhất mình phát lồ rồi, vào tháng thứ hai nhất định là quyết tâm không phạm lỗi nữa. Thì từ tháng thứ hai, nửa tháng thứ hai, nửa tháng thứ ba mình không lỗi nữa, thì cái người đó là cái người đó người ta sẽ chọn lấy tu tập đó, cái người quyết tâm.

Còn cái người mà nửa tháng thứ nhất phát lồ sám hối rồi mà có lỗi, mà nửa tháng thứ hai cũng có lỗi, mà cho đến tháng thứ ba vẫn còn mang cái lỗi đó nữa thì người ta sẽ bỏ người đó ra, người ta không chấp nhận. Bởi vì người đó không có ý chí tu tập, tức là thiếu gan dạ.

(54:04) Cho nên ở đây trên, trên cái phần mà chỉ lỗi cho người, nếu ngoài đời đó là tốt, nhưng mà trong đạo thì không tốt mấy con, khi mà trong cái lúc mà học đạo đức chứ không phải là lúc để tu tập chứng đạo. Mấy con phân biệt cho rõ. Lúc mà học giới luật đạo đức thì mấy con có thể chỉ lỗi nhau thì tốt, nhưng mà người ta còn tránh chỉ lỗi.

Bởi vì cái người được chỉ lỗi đó họ lại không mang ơn mình, mà họ lại còn ghét mình, ở đời mà. Ở đời mấy con nói lỗi người ta người ta chửi mấy con đó, chứ chưa dễ đâu. Còn mình trong đạo thì mình cũng buồn phiền lắm chứ không phải không, cho nên đừng nói lỗi ai hết mà mình hãy lo cứu mình trước cái đã.

Cho nên trong một cái Tăng đoàn thì chỉ có một cái người Thầy, mà người Thầy người ta chỉ khuyên lơn thôi, người ta thấy lỗi người ta chỉ khuyên lơn thôi, chứ người ta cũng không nói lỗi. Đó là cái nghiệp chung, cái nghiệp của nhân quả mà, đâu phải người ta muốn vậy đâu, nhưng mà đó là cái nghiệp. Cho nên mình không sửa người khác được đâu, mà mình nên sửa mình thôi. Mà nhiều khi mình sửa mình con không nổi huống hồ là sửa người khác. Cho nên ai làm gì thì làm, mình chẳng có cần để ý mọi người, mà khi bước vào tu thì mình hãy để ý mình, mình nỗ lực cho mình.

Đó là cách thức theo Thầy khuyên, tức là ly dục ly ác pháp, không làm khổ mình, khổ người, không nói lỗi một người nào hết mà chỉ thấy lỗi mình mà thôi.

(55:47) Về cái phần này thì Thầy sẽ viết thơ Thầy gửi cho con coi, Thầy gửi con sau.

Vậy thì mấy con hãy cố gắng nghe những lời mà Thầy nói. Rồi Liên Châu con hãy ghi những người mà sống đúng những cái hạnh ăn, ngủ, rồi độc cư, nếu mà trọn vẹn, thì ghi cho Thầy các cô nào mà tốt được thì mấy con ghi cho Thầy.

Còn ở bên đây thì các con cư sĩ không có nghĩa là mấy con tu không được đâu, hoàn toàn là mấy con có thể tu được toàn bộ. Khi mà nghe Thầy nói rồi thì mấy con giữ được những cái hạnh ăn, ngủ, độc cư trọn vẹn thì Thầy cũng sẽ rút mấy con vào tu chứ không phải không. Chứ không phải đợi mấy con phải thành lập một cái Tăng đoàn, một cái Ni đoàn mới không phải đâu.

Những người nào mà có những oai nghi chánh hạnh đúng ăn, ngủ, (độc cư). Có 3 cái, có 3 cái hạnh thôi mà mấy con, mà mấy con giữ đúng được thì Thầy sẽ thu nhận mấy con vào tu một …​ chứ không thể để mất thì giờ nhé mấy con. Còn bây giờ nếu mà hiện giờ nó chưa đủ thì mấy con sẽ cố gắng tập cho nó đủ 3 cái hạnh. Bởi vì cái hạnh ngủ nó đòi hỏi mấy con phải tu tập nhiều lắm đó mấy con mới phá được, chứ không thể mà không phá được.

(57:27) Về tất cả những cái hạnh mà xả tâm đó, thì cái xả tâm của mấy con đúng là mấy con giữ gìn cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì. Lúc bấy giờ mấy con đi, bởi vì tu bốn oai nghi, đi cũng cũng là một, đứng cũng là một cái oai nghi, rồi nằm, rồi ngồi tất cả những cái oai nghi. Mà ngồi nhiều cách ngồi nữa cũng đều xả tâm được hết, chỉ miễn ăn thua do cái tâm con mà thôi. Do cái tâm.

Có một niệm nào, có một ác pháp nào đều là tác ý mà đuổi, đó là có cái pháp tác ý để mà xả tâm chứ có gì đâu con. Cho nên đi đều xả tâm được, con đi đâu có nghĩa là tập trung dưới bước chân đi, mà đi để nhìn cái tâm của mình coi nó có niệm gì hay không để mà xả. Đó là cách thức đi để mà xả tâm, hoặc là đi để giữ, để hộ trì và bảo vệ chân lý của mình: Tâm vô lậu, tức là tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

Mà khi tâm thanh thản, an lạc, vô sự bị một niệm, bị một ác pháp nào tác động thì nó sẽ không còn thanh thản, an lạc, vô sự, thì mau mau tác ý (tức là xả đó) con hiểu chưa? Đó là cách thức xả. Như vậy là đúng chứ không sai đâu con. đi vẫn tu được chứ không phải không.

Rồi bây giờ mấy con còn hỏi gì? Cố gắng, bởi vì chỉ cần có ba cái hạnh thôi. Ba cái hạnh thôi con.

11- THƯA HỎI VIỆC GIỮ GÌN GIỚI LUẬT KHI SỐNG TRONG THẤT

(59:12) Tu sinh 2: Dạ con kính thưa Thầy là con hỏi về cái chỗ mà mà hạnh ngủ đó Thầy, đó là sao con thấy nhiều cô thì 11h chưa ngủ nữa, mà có nhiều cô 1h đã thức rồi, vậy thì cái giờ ngủ chung rất là…​?

Trưởng lão: Phải thời khóa nó ra cái thời khóa nó phải đúng đó mấy con. Nếu mấy cô, mấy con mà ngủ không có đúng thời khóa thì không được. Cái giờ ngủ là 10 giờ đi ngủ cho đến 2 giờ thức dậy là phải 2 giờ. Chứ không phải muốn tu hồi nào là tu, muốn ngủ hồi nào ngủ không được, gọi là phi thời. Ở đây nói ăn ngủ phi thời, ăn phi thời là ăn không có giờ giấc, mà ngủ phi thời là ngủ không giờ giấc.

Mà bây giờ tới giờ ngủ mà không ngủ mà cứ nằm đó, chứ không có được mà ngồi tu, hoặc đi kinh hành trong cái giờ ngủ thì không được. Mình phải không có phi thời, tức là mình phải giữ đúng cái thời khóa của mình. Khuya 2 giờ thức dậy thì 2 giờ thức dậy, đồng đều mọi người 2 giờ thức dậy, thì cái người giám luật người ta mới xem xét được. Đó, vậy đó con.

(1:00:12) Tu sinh 2: Dạ còn cái nữa, dạ thưa Thầy theo đúng như cái giờ khất thực thì 10 giờ thì mới khất thực, thì chúng con 9 giờ rưỡi thì đã lo soạn bát rồi, như vậy có phải đúng hạnh không thưa Thầy?

Trưởng lão: Không phải, đừng. Làm trước như vậy là sai hạnh con.

Tu sinh 2: Vậy phải đúng 10 giờ mới được?

Trưởng lão: Phải đúng 10 giờ khởi sự, bây giờ thay vì 10 giờ đi khất thực thì đúng 10 giờ mới là soạn bát. Soạn song rồi đi.

Tu sinh 2: Ở đây của con là 9 giờ rưỡi là lo xả, có cô 9 giờ là lo soạn.

Trưởng lão: Đâu có được, trong cái giờ đó là giờ còn tu mà. Đúng 10 giờ để mình xả để mà đi khất thực. Chứ bây giờ 9 giờ xả ra rồi sửa soạn bát này kia, mượn cớ soạn bát đặng nghỉ tu chứ gì. Đây là sai, không được. Phải đúng 10 giờ, 10 giờ soạn bát thì 10 giờ 5 phút hay là 10 phút đi khất thực, nó còn nằm ở trong cái giờ đi khất thực, như vậy mới đúng con.

Tu sinh 2: Dạ, con cám ơn Thầy.

Trưởng lão: Như vậy là mấy con phải chỉnh đốn lại, chứ để không sai đó, kêu là phi thời hết đó.

Tu sinh 2: Dạ thưa Thầy, vậy thì chúng con vẫn phải duy trì cái việc đó là mỗi nửa tháng là phải sám hối, thưa Thầy?

(1:01:24) Trưởng lão: Phải sám hối con, phải thỉnh nguyện sám hối con, phải tập trung vào đây này, ở đây là sám hối đó. Rồi cái người thư ký lập biên bản, cái người nào mà sửa lỗi, hay cái người nào không sửa lỗi. Bởi vì nó rõ ràng mấy con. Vì khi mà thỉnh nguyện thì trước ảnh Phật và trước hình Thầy mà thỉnh nguyện, mà mấy con dối thì bị cái người mà người ta giám luật người ta sẽ ghi, người ta sẽ chỉ lỗi cho mình. Tại vì mình không thấy hoặc là mình cố che dấu thì người ta sẽ chỉ lỗi.

Và như vậy nó giúp đỡ cho mình, để mình sẽ cố gắng để cho mình nỗ lực mình giữ gìn giới luật, cái oai nghi chánh hạnh của mình cho nó tốt hơn. Còn nếu mà không có vậy thì mình coi thường mấy con, tự mình mình sẽ xem thường, và đồng thời mình không có tự chủ của mình khắc phục mình, để cho mình sống được những oai nghi chánh hạnh. Còn ở đây là mục đích để giúp cho chúng ta tu tập, mà thà là chúng ta được một người còn hơn là nhiều người mà không ra gì. Đó là cách thức tu tập vậy đó con.

Tu sinh 2: Dạ thưa Thầy con muốn hỏi một cái nữa, là thí dụ như trong cái giờ tu, có cô gõ thất con, mà nếu như con không ra ấy con thấy cái lễ nó không phải đúng lễ, mà con ra mở thì con phạm giới, mà con thấy nó làm sao ấy thưa Thầy?

Trưởng lão: Cái này không được, gõ thất con như vậy cái người đó lỗi đó con

Tu sinh 2: Vậy thì con cũng vẫn đóng thất?

Trưởng lão: Đóng hết. Bởi vì ở đây là cái giới luật độc cư. Cái hạnh, oai nghi chánh hạnh là độc cư không được nói chuyện. Cái người kêu gọi gõ thất là cái người làm sai. Người ta ngủ kệ. Gõ thất có nghĩa là kêu người đó sợ người ta ngủ chứ gì, nhưng mà cái đó là làm sai. Mình lo cho mình chứ không được lo cho người khác. Mình lo cho người khác là sai.

Mình có nhiệm vụ mình đi gõ thất người ta đâu. Thậm chí cái người giám luật người ta đến thấy người đó ngủ người ta còn không kêu đó. Người ta sẽ viết tờ giấy người ta bỏ để cảnh giác cho cái người đó biết rằng mình đang bị ngủ, có người thấy biết bỏ giấy đây, phải không? Để rồi mình ráng mình không có ngủ phi thời. Mà người ta làm êm chứ người ta đâu có gõ cộc cộc đâu. Còn cái này gõ thất, mà người ta thức ở trong đó.

(01:03:30) Nhưng mà khi mà cái người giám luật họ đến mình đang ngồi thiền hay là hoặc làm cái gì đó, thì mình lấy tay của mình này, ví dụ như đang ngồi vầy, mà thấy họ đến trước thất mình họ nhìn mình thì mình lấy tay của mình mình co lên, mình búng ba cái vậy nè. Mình búng mình động vậy nè, chứ không có cần tiếng nghe con. Nhưng mà cái người đó người ta thấy mình búng, biết là cái người giám luật đó họ biết mình đang thức. Mình báo cho người ta biết, để không khéo mình ngồi im lìm họ nói, mình đang thiền họ tưởng đâu mình ngủ, từ đó họ đem họ bỏ giấy thì không được. Cho nên mình ra dấu: “Tôi thức mà. Bây giờ tôi làm vậy nè”. Mình báo động đó.

Tu sinh 3: Mô Phật, kính bạch Thầy là thí dụ như ban giới luật đi kiểm thất về đêm, mà người trong thất của mình không có biết, thành ra không ngủ có nhiều khi nằm thiền, mình nằm trong tỉnh giác mà không có ngủ, nhưng mà ở ngoài nhìn vô không có thấy rõ, thì cũng ghi ngủ. Chúng con cũng bị mấy lần…​ Nhưng đâu có biết ở ngoài ghi đâu mà bập bập.

(01:04:31) Trưởng lão: Ờ, đâu có con. Ít ra thí dụ như con bây giờ con có nằm đi ha, con có nằm đi mà con tỉnh thì ở ngoài họ đi nhẹ nhàng gì đó, họ ít ra họ đứng mà họ muốn ghi họ phải đứng ở trước thất của mình, thì mình vẫn mình tỉnh mình biết thì con nằm vậy con cũng lấy ngón tay con xả vậy, con báo cho người ta biết, chỉ có con ngủ con có mê con không biết thôi. Mà điên gì ai ngủ quay vô vách, ai nằm mà vai vô vách, người ta tu người ta (quay) vai ra chứ. Bởi vì mình biết mình (quay) vai ra đặng cho ai có đi mình thấy mình búng tay chứ, mình vô vách rồi người ta đi không rồi không búng rồi người ta bỏ giấy làm sao.

Tu sinh 3: Dạ. Mô phật. Con kính bạch Thầy là thí dụ ban ngày thì không nói ạ, chứ còn tối là ở trong điện sáng mà ở ngoài tối, mình ở ngoài đứng cả buổi trong cũng không thấy nữa.

Trưởng lão: Mình không thấy nhưng mà cái điều kiện là cái nhà của con, tại con đóng cửa thôi, mà khi cái giờ tu con mở cửa đi. Con đừng có đóng của trong giờ tu, giờ tu của mình mình đóng cửa tức là có gian để ngủ, cho nên mình phải mở cửa ra. Và mở cửa ra thì cái người người ta đứng trước của mình đó thì cái ánh đèn nó sẽ rọi ra ra mình sẽ thấy người ở ngoài, chứ mình đóng cửa làm sao mình thấy được.

Ở trong này bóng đèn phải không, ở ngoài nó tối đen mình đâu có thấy, nhưng mà mở cửa ra đi ngang thì mình thấy rồi, bởi vì đèn nó rọi thấy có bóng người đi. Cho nên mình đang nằm hoặc là mình đang ngồi, điều kiện thấy người đi qua thì mình búng như thế này này, báo cho người đó biết là “tôi thức không có ngủ đâu, đi đi”. Con hiểu không? Ở đây thì phải vậy đó con, chứ con thức con tu mà con đóng cửa đó, Thầy biết cái cô này cô lén để cô ngủ đây, cái người giám luật người ta cũng nghĩ như vậy đó, chứ mình mở cửa ra.

Tu sinh 3: Dạ kính bạch Thầy, từ đây thì chúng con biết cái đó rồi, hồi trước thì chúng con cũng có trợ duyên với nhau, để trợ duyên cho huynh đệ không có bị ngủ gục đồ đó, nhưng mà cái người đi thì cũng lén làm sao tránh cho cái người trong thất biết mình đi, mới bắt được. Mới bắt được ăn trộm đó, cho nên tìm mọi cách…​

(01:06:24) Trưởng lão: Đâu có phải bắt, mà đi để…​ Ví dụ chẳng hạn mình đi đến cái thất, mình làm cho người ta tỉnh người ta biết là mình có đi kiểm, cái người giám luật đó con.

Bây giờ đó mấy con hiểu biết rồi, thì cố gắng để mà sau này ghi nhận lại cho đúng những cái người mà giữ gìn được ba cái đức, ba cái hạnh ăn đó con. Ăn, ngủ, độc cư trọn vẹn thì mới được mấy con. Đúng rồi con.

Bây giờ, hôm nay Thầy qua để Thầy hướng dẫn cách thức để đúng đó, để giữ gìn cho được những cái hạnh, cái chánh hạnh, cái ăn, ngủ, độc cư cho trọn vẹn đó. Sau khi một tuần lễ hay hoặc là cho một tháng rưỡi đi, ba lần thỉnh nguyện. Chứ không phải là trong 5, 10 ngày đâu. Mà ba lần thỉnh nguyện tức là một tháng rưỡi. Mỗi nửa tháng thì thỉnh nguyện một lần mấy con. Do cái sự thỉnh nguyện đó thì mới xác định được cái người nỗ lực tu hay là không nỗ lực tu. Nó chính xác đó con.

Tu sinh 3: Như vậy ghi rõ ràng trình Thầy mới được. Mô Phật

Trưởng lão: Rồi rồi, như vậy là đủ rồi mấy con. Từ đây về sau phải nỗ lực chứ không phải tu lơ mơ đâu. Thôi bây giờ đến đây Thầy sẽ xin Thầy về nha mấy con./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy