00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080607-THẦY DẠY TẠI TRƯỜNG HẠ 01 - PHẢI THÔNG SUỐT GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH

THẦY DẠY TẠI TRƯỜNG HẠ 01 - PHẢI THÔNG SUỐT GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 07/06/2008

Thời lượng: [00:56:22]

1- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT ĐẦU TIÊN PHẢI TU TẬP GIỚI LUẬT

(0:00) Trưởng lão: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Hôm nay là buổi giảng đầu tiên của Thầy ở trường hạ này. Thầy xin nhắc lại là một tu sĩ của Phật giáo là sống như thế nào, tu tập như thế nào như đức Phật mới gọi là đệ tử của đức Phật. Nếu là đệ tử của đức Phật mà tu không đúng theo giáo pháp của đức Phật thì không phải là đạo Phật.

Đạo Phật có Tứ Diệu Đế, tức là bốn cái chân lý của đạo Phật. Bốn chân lý là bốn sự thật để xác định đời người: Một là khổ, hai là nguyên nhân, ba là trạng thái bất động tâm, bốn là con đường tu tập Bát Chánh Đạo.

(01:18) Nhưng Bát Chánh Đạo có ba cấp: Giới, Định, Tuệ. Người tu sĩ tu theo đạo Phật đầu tiên phải tu tập giới luật. Giới thì có Giới Cấm, Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Hành, chứ không phải có Giới Cấm không riêng thôi. Và giới luật thì có giới đối với tu sĩ thì có thập giới Sa di. Tăng thì có 250 giới, Ni thì có 348 giới Tỳ kheo Ni.

Như chúng ta đều biết Đức Phật ra đời là nhắm vào giải quyết cho con người bốn chỗ đau khổ: sanh, già, bệnh, chết. Chứ không phải dạy chúng ta để làm Phật, để làm Thánh, làm Tiên. Mà dạy chúng ta làm chủ đời sống của chúng ta, làm chủ già yếu, làm chủ bệnh tật, làm chủ sống chết, muốn chết hồi nào chết muốn sống hồi nào sống.

Một tu sĩ mà tu theo đạo Phật còn đến bệnh viện, còn đi bác sĩ, còn nằm nhà thương thì đó là chúng ta tu chưa đúng pháp của Phật. Pháp của Phật là làm chủ bệnh, cho nên người tu sĩ tu như thế nào để làm chủ được bệnh, tu như thế nào để làm chủ được tâm của chúng ta. Khi tâm khởi muốn ăn uống phi thời thì chúng ta phải biết phương pháp nào để ngăn chặn không được ăn uống phi thời.

(03:09) Bởi vì chúng ta hiểu, khi đức Phật đi ra bốn cửa thành thấy bốn sự khổ của con người, cho nên mới trở về mà bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, để đi tu làm chủ được bốn sự đau khổ. Hôm nay đạo Phật dạy lại cho chúng ta cũng phải tu tập làm chủ bốn sự đau khổ này. Chứ đâu phải dạy cho chúng ta để đi lên một cõi Trời hoặc là một cõi Cực Lạc nào, mà chính dạy chúng ta làm chủ bốn sự đau khổ.

Bốn sự đau khổ đó, đầu tiên phải tu giới luật. Vậy một giới phải tu tập như thế nào mới gọi là giới? Bây giờ Thầy đem một cái ví dụ để thấy cụ thể hơn. Ví dụ tâm chúng ta lo lắng phiền não, ham muốn điều gì, hay bất toại nguyện trong tâm tức giận phiền não đó là lậu hoặc. Thân chúng ta đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ khác đó là lậu hoặc.

Vậy thì trong kinh Lậu Hoặc của đức Phật nói: “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh thì bị diệt”, quý thầy, quý cô nhớ kỹ: “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh thì phải bị diệt”. Vậy thì pháp Như Lý Tác Ý là pháp gì?

2- PHÁP LÀM CHỦ THÂN TÂM CỦA CHÚNG TA

(04:55) Thầy muốn nhắc lại. Tại sao bây giờ thân Thầy đau mà nó là lậu hoặc? Vậy thì Thầy tác ý cái lậu hoặc đã sanh sẽ bị diệt Vậy là phương pháp Như Lý Tác Ý đó có phải là phương pháp làm chủ thân tâm của chúng ta không? Mà đã làm chủ thân tâm thì đó là cái pháp lợi ích cho bản thân của chúng ta thật sự. Vậy thì muốn tác ý như thế nào?

Như trong Định Niệm Hơi Thở đức Phật đã dạy: “An tịnh thân thành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Cái câu mà “An tịnh thân thành tôi biết tôi hít vô”, cái câu mà “An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” không phải là câu Như Lý Tác Ý không. Chứ đâu phải chúng ta mượn hơi thở ngồi hít vô thở ra gọi là tu tập thiền định.

Về Định Niệm Hơi Thở như quý thầy đã có nghiên cứu. Riêng về Định Niệm Hơi Thở có 16 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, mỗi đề mục là một phương pháp tu. Mà pháp Như Lý Tác Ý tức là như cái lý của nó mà tác ý ra.

Thân chúng ta đang đau nhức thì chúng ta tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi chúng ta hít vô thở ra, mà thân chúng ta chưa hết đau thì chúng ta tác ý nữa. Chừng nào tác ý cho đến khi cái lậu hoặc này, cái thân đau này không đau nữa. Thì đó là chúng ta dùng pháp để làm chủ được bệnh đau của chúng ta. Cái này thiết thực và lợi ích.

(06:47) Khi quý thầy ngồi trước mặt Thầy đây, có người nào mà không bệnh đau? Người nào cũng có bệnh đau cả. Bây giờ không bệnh đau ngày mai sẽ bệnh đau. Có thân là có nghiệp, có nghiệp là phải có bệnh đau, không ai tránh khỏi điều này. Và có thân phải có chết, vì vậy có ai mà sống mãi được đâu. “Tất cả các pháp đều vô thường”, lời nói của đức Phật còn văng vẳng mãi không bao giờ quên được. Vậy thì pháp của Phật là pháp làm chủ thân tâm của chúng ta. Vậy làm chủ tâm phải làm chủ như thế nào? Nãy giờ Thầy nói để thấy cái cụ thể thực tế để làm chủ tâm.

Thân bệnh chúng ta có phương pháp đuổi bệnh. Phật pháp dạy chúng ta thực tế để đem lại sự hạnh phúc cho con người. Chúng ta sống như mọi người mà có bệnh chúng ta làm chủ. Còn không bệnh bình an thì chúng ta như mọi người có gì đâu. Chúng ta có phải là Thánh, Thần đâu.

Nhưng chúng ta thấy cái cơ thể già yếu, suy yếu rồi, ngày ăn một bữa mất công ăn nhai nuốt cực khổ. Chúng ta muốn chết đâu phải đợi bệnh mới chết sao, chúng ta chỉ cần tịnh chỉ hơi thở chúng ta là thân chúng ta đã chết. Chúng ta không phải nín thở, không cần, nhiếp phục, mà có phương pháp hẳn hòi. Trong bốn Tứ Thánh định của Phật có định tỉnh chỉ hơi thở tức là Tứ Thánh Định, thiền thứ tư.

(08:15) Cho nên người tu theo đạo Phật chúng ta phải tập đúng pháp để chúng ta làm chủ bốn chỗ: sanh, già, bệnh, chết. Thầy nhắc nhở để thấy được cái sự làm chủ của thân chúng ta qua những cơn bệnh là cụ thể nhất.

Bây giờ nói về tâm. Muốn làm chủ được tâm là phải thông thuộc được giới. Một người chửi mắng chúng ta, chúng ta phải giận chứ. Một người nói oan ức chúng ta, chúng ta không làm những điều đó mà nói chúng ta làm điều đó thì chúng ta phải tức giận chứ. Thì khi tức giận mà chúng ra không có tức giận thì chúng ta phải có sự hiểu biết, chứ không phải nhẫn, kham nhẫn để chịu đựng mà không nói ra lời mà trong bụng ấm ức, phiền não thì như vậy không đúng.

Trái lại, đạo Phật nghe người khác chửi mình là biết người đó đang ở trong nhân quả ác. Ý thức của chúng ta hiểu biết người đó đang ở trong nhân quả ác, họ làm một điều ác. Mà một người làm một điều ác thì họ là người đã thọ lãnh những cái khổ đau. Khi một cơn sân của họ mới chửi mình được, mà chửi mình được tức là họ phải tức giận chứ. Thì người nào khổ trước quý thầy? Người nào khổ trước quý cô? Cái người sân phải khổ trước chứ. Nhưng tại sao chúng ta lại nghe người ta chửi mình lại tức giận, để rồi mình theo cái sân, cái khổ đó mình lại làm khổ mình nữa. Cho nên đạo Phật có đạo đức không làm khổ mình, khổ người.

Muốn không làm khổ mình khổ người thì mình phải học giới luật. Mình phải hiểu mình mới xả được tâm, mới ly được dục, ly được ác pháp. Mình không hiểu lấy cái gì mình xả được tâm. Mà không hiểu giới đức làm sao xả?

3- THÔNG SUỐT GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH CỦA ĐẠO PHẬT

(10:10) Bây giờ Thầy nói về giới đầu tiên của một người tu sĩ cũng như người cư sĩ là giới. Chúng ta thấy, bước vào mà chúng ta thọ Tam Quy - Ngũ Giới, là cái giới căn bản nhất của mọi người tu tập. Dù chúng ta trở thành tu sĩ hôm nay, nhưng trước kia chúng ta cũng vẫn là một cư sĩ thọ Tam Quy - Ngũ Giới, thì cái giới thứ nhất đó là cái giới không sát sanh.

Vậy đức giới không sát sanh là gì? Là Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu của chúng ta. Khi chúng ta thấy một người đau khổ, một người bất hạnh trong xã hội chúng ta thương yêu họ. Vậy thì một người chửi mắng mình cũng thương yêu chứ sao. Họ đang ở trong ác pháp, họ đang là người đau khổ, tại sao chúng ta không thương người đang chửi mắng mình mà mình lại giận họ? Tức là mình không hiểu. Mình hiểu thì mình thương yêu họ, biết họ ở trong nhân quả, cho nên mình tha thứ họ. Tội! Họ không hiểu Phật pháp, họ không hiểu nhân quả, họ không hiểu giới luật, cho nên họ để tâm họ giận hờn, phiền não, đau khổ. Vì thế chúng ta thương yêu và tha thứ.

Và khi thương yêu, tha thứ thì tâm chúng ta còn sân giận họ không? Không! Như vậy là chúng ta được giải thoát trong đó quý vị. Chúng ta thấy rõ ràng là mình được giải thoát.

Bây giờ Thầy nói như thế này. Trong giới Sa Di có giới cấm ăn phi thời, đây là cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà. Đức Phật ngày xưa ăn ngày một bữa, mà chúng ta ăn ngày hai, ba bữa thì như thế nào? Bây giờ đồ ăn dư phải ăn như vậy, không phải, chính chúng ta đang nuôi dục. Vì trong cái dục ăn nó có cái dục chứ đâu phải không. Chúng ta thấy có món đồ ăn ngon chúng ta vẫn thèm, còn thấy một hạt muối chúng ta ăn với cơm chúng ta không ăn cơm. Đó là nó có cái dục ở trong đó chứ đâu phải. Mà nếu mà ăn nhiều bữa là nuôi dục làm sao gọi là ly.

(12:24) Cho nên một tu sĩ của Phật giáo là phải sống đúng hạnh ly dục, ly ác pháp. Mà ly dục là phải sống đúng cái hạnh ăn ngày một bữa, không cất giữ tiền bạc, vì tiền bạc nó sai chúng ta. Ở đây là một sự thật mà chúng ta theo đạo Phật là phải được sự giải thoát thật sự.

Ăn ngày một bữa quý vị có thấy sự giải thoát không? Sáng đâu có cần ăn uống, nhai nuốt, ăn uống, nhai nuốt cũng là một hành động rất cực khổ. Ăn rồi còn phải rửa bát, rửa chén, còn phải nấu nướng mới có ăn chứ, cực khổ lắm chứ. Chúng ta trưa ăn ngày một bữa, đi xin ăn ngày một bữa, sống ăn rồi chỉ có cực có một bữa mà thôi.

Thậm chí như có nhiều người người ta nhập được thiền định người ta đâu cần ăn uống, thiền duyệt vi thực pháp hỷ sung mãn. Còn chúng ta còn thân, còn sống bình thường còn ăn được thì chúng ta chọn lấy ngày ăn một bữa mà thôi. Chiều không ăn coi được không.

Người tu sĩ không nên phạm giới, vì ăn như vậy là nuôi cái tâm dục của mình. Vậy thì con đường tu theo đạo Phật biết chừng nào chúng ta được giải thoát? Giải thoát ngay cái ăn mà không được, giải thoát ngay cái ngủ mà không xong thì làm sao làm chủ được sự sống chết của chúng ta? Làm sao làm chủ được bệnh tật của chúng ta đây? Chuyện nhỏ mà làm không được thì chuyện lớn làm sao được?

Mà giới rõ ràng, Thập giới Sa Di dạy rất rõ ràng, một người mới tu vào …​ (Không nghe rõ) thì đã thọ được năm giới rồi. Thọ thì phải sống, sống thì phải sống cho đúng chứ, sao lại sống sai được. Bây giờ chúng ta chưa sống đúng thì chúng ta cố gắng sống đúng. Sống như thế nào để đúng là một tu sĩ của Phật giáo.

(14:15) Như các thầy thấy, như quý cô đã nhìn thấy, Thầy năm nay tám mươi mốt tuổi, từ khi biết Phật pháp và đồng thời Thầy theo Hoà thượng Thanh Từ tu bên Thiền Tông, nhưng mà ở nơi đó Thầy cũng thấy rằng giới luật rất là dễ dãi, sáng thì tiểu thực, rồi trưa thì ăn bữa cơm chính, chiều lại uống bột. Thật ra thì cũng dễ dãi trong giới nhiều.

Cho nên sau khi rời khỏi Tu viện Chơn Không, Thầy nghĩ rằng cuộc đời tu sĩ phải lấy giới luật mà làm hạnh, cho nên Thầy thực hiện sống đời sống giới luật, và nỗ lực tu tập theo phương pháp của Hoà thượng Thanh Từ để nhập được các định. Nghĩa là tâm không còn vọng tưởng, rơi vào Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ. Nhưng tâm dục chưa hết quý thầy, mà Thầy là người giữ giới trọn vẹn, cho đến giờ này mới ngồi đây được. Thầy như thế này không hề dao động.

Tám mươi mấy tuổi, từ khi biết Phật pháp, tu hành giữ giới đúng Thầy chưa hề đến nhà thương, chưa đến bác sĩ chữa bệnh. Thầy nói quý thầy Thầy không bao giờ đi. Thầy vẫn khỏe khoắn, đi đứng mạnh khỏe, tiếng nói rổn rảng, sức khỏe Thầy rất khỏe. Tại sao Thầy giữ giới luật nghiêm chỉnh? Một đời người mà làm chủ được thân mình trong tuổi già, quắc thước, bệnh không đau, có bệnh tác ý đuổi liền.

Quý thầy và quý cô biết không? Thầy cũng là một người bằng xương bằng thịt, khi trời trở gió hoặc dầm mưa Thầy cũng bị cảm, cũng bị nhức đầu, cũng như quý thầy, quý cô không có khác. Nhưng khi bị cảm, bị nhức đầu Thầy bảo: “Thọ là vô thường”, mà đức Phật đã nói: “Thọ là vô thường” mà chứ đâu phải Thầy nói đâu. Thầy nói: “Thọ là vô thường, cái nhức đầu này là phải rời khỏi thân ta”, thì Thầy tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, Thầy không cần lưu ý đến cái trạng thái nhức đầu thì chỉ trong vòng một phút sau đầu thì Thầy không còn đau nữa. Tại sao? Tại vì Thầy an trú được chỗ tâm bất động.

(16:43) Thầy xin nhắc lại bốn chân lý của đạo Phật:

Khổ là mọi con người sinh ra ai cũng có cái khổ. Đó là cái chân lý thứ nhất.

Cái chân lý thứ hai là nguyên nhân sinh ra đau khổ là lòng ham muốn của chúng ta. Vậy con người ai cũng có lòng tham muốn, đó là đúng sự thật, chân lý.

Chân lý thứ ba là trạng thái giải thoát, tức là Diệt đế. Diệt đế là một trạng thái giải thoát. Đó là trạng thái giải thoát như thế nào? - Tâm bất động. Quý thầy, quý cô nhớ kỹ “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” đó là trạng thái giải thoát.

Tâm thanh thản nó có khởi niệm gì không? Thân an lạc nó có đau nhức chỗ nào không? Và vô sự, ý chúng ta có nghĩ ngợi điều này thế kia không? Tức là vô sự. Thân chúng ta có đi tới, đi lui có làm gì không? Mình ngồi đây bất động tức là vô sự.

Vậy thì cái trạng thái của thân tâm Thầy thanh thản, an lạc, vô sự chúng ta thấy rất rõ đây là cái chân lý của chúng ta. Nếu mà không biết được chân lý này thì chúng ta làm sao mà bảo vệ, giữ gìn cho đúng? Quý thầy có nghe nói rằng trong đạo Phật có Tam Minh. Tam Minh là Thiên Nhãn Minh, Túc Mạng Minh, Lậu Tận Minh, quý thầy có nghe ba cái minh này không? Chắc chắn là phải nghe nhiều.

Một người tu chứng quả A La Hán đều có Tam Minh. Mà hiện giờ cái trạng thái bất động, tâm thanh thản, an lạc là chân lý, tức là Lậu Tận Minh. Chỗ đó có lậu hoặc không quý vị? Thanh thản, an lạc, vô sự đâu có lậu hoặc được, thì không phải ngay từ lúc đầu chúng ta đã thấy được Lậu Tận Minh. Cái phương pháp mà cuối cùng chứng đạt là người ta đã thực hiện được cái pháp cuối cùng đó là Lậu Tận Minh.

(18:51) Nhưng cái pháp cuối cùng cũng là cái pháp đầu tiên để mà chúng ta thực hiện. Đó là cái chân lý Diệt đế, có phải không? Nếu mà chúng ta không hiểu bốn cái chân lý, bốn cái sự thật của đời người này thì chúng ta khó mà có thể làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Chúng ta hiểu nó rồi, muốn bảo vệ được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự này thì chúng ta phải đi vào Đạo Đế.

Đạo Đế là một cái chân lý, đó là cái chương trình giáo dục đào tạo để chúng ta vừa học mà vừa tu. Năm cái lớp đầu tiên từ Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng là năm cái lớp đầu tiên để chúng ta học giới luật, cho nên đức Phật nói: “Những gì thông suốt cần thông suốt", tức là chúng ta phải thông suốt giới luật, đức hạnh, phải thông suốt giới luật. Nhờ giới luật đó mới ly dục ly ác pháp. Nếu một người không thông suốt giới luật thì chúng ta bị ức chế tâm của chúng ta mà thôi, không thể ly.

(20:05) Cho nên như hồi nãy Thầy nói: Giới Sát Sanh tức là Đức Hiếu Sinh. Thì cái hạnh hiếu sinh như thế nào? Cái hạnh hiếu sinh tức là chúng ta không nhai nuốt thịt chúng sanh, cái hạnh hiếu sinh tức là chúng ta không cầm dao cắt cổ, nhổ lông gà, vịt, cá, tôm. Đó là cái hạnh của chúng ta mà. Chúng ta không làm những điều kiện mà giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh.

Cho nên tại sao người tu sĩ chúng ta lại ăn chay? Đó là chúng ta giữ gìn giới thứ nhất. Nhưng chúng ta phải hiểu cái đức của nó là Đức hiếu sinh. Mà thực hiện đức hiếu sinh thì chúng ta phải tu tập pháp gì? Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Có bốn phương pháp đàng hoàng. Chứ không phải nói là bây giờ cái đức hiếu sinh như vậy, cái giới sát sinh như vậy chúng ta học để hiểu thôi.

Nói giới thứ nhất cấm sát sanh thì chúng ta không sát sanh. Bây giờ ăn chay mà chúng ta không hiểu gì hết thì cũng giống như một con chim học nói mà không biết cách. Cho nên, khi mà học giới thì chúng ta phải hiểu cái giới đức, và cái giới hạnh và cái giới hành. Cái giới hành tức là pháp Như Lý Tác Ý.

Bây giờ muốn giữ được cái đức hiếu sinh tức là cái đức của giới sát sanh thì chúng ta phải tác ý. Người chửi mình thì mình phải như thế nào, tác ý: “Người ta đang sống trong ác pháp, trong nhân quả, chúng ta hãy thương yêu và tha thứ họ chứ không nên giận họ”, đó là tác ý, đó là giới hành. Muốn thực hiện giới đó phải có câu tác ý để chúng ta nhắc chúng ta, để tâm chúng ta thực hiện cái giới hạnh của nó, như vậy mới là học giới. Chứ học giới mà còn không biết áp dụng để thân tâm chúng ta được giải thoát thì học giới để làm gì? Để trói buộc chúng ta sao?

(22:04) Đức Phật dạy, pháp của Phật dạy: “Tự giác, tự nguyện”, quý vị có muốn tu giải thoát theo đạo Phật thì phải tự giác, tự nguyện chấp nhận giới luật, đức hạnh. Trong bốn tháng, dù là một cái người ngoại đạo mà đến xin đức Phật, thì đức Phật vẫn cho vào đạo, vào tu tập, nhưng bốn tháng mà sống được giới luật của đức Phật và tự nguyện, tự giác xin sống giới luật đó, thì đức Phật chấp nhận cho gia nhập vào Tăng đoàn của đức Phật. Còn không được thì thôi không ép buộc người khác, có phải đúng không?

Quý vị đã từng đọc kinh sách Phật đã thấy hiểu biết được lời dạy này. Đạo Phật không ép buộc một người nào. Mà chúng ta vào đạo Phật là phải tự giác, tự nguyện, để làm gì? Để được giải thoát, để sống một đời sống giới luật, đức hạnh là đời sống giải thoát.

Như hồi nãy Thầy đã nói: Chúng ta ăn uống phi thời là không giải thoát. Vì bận ăn uống sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn thì làm sao mà giải thoát? Còn chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh không ăn phi thời, trưa ăn một buổi, chiều ngồi chơi, sáng ngồi chơi thảnh thơi, an lạc. Ngồi chơi mà tu chứ không phải ngồi chơi theo kiểu thế gian nghĩ ngợi cái này nhớ cái kia. Ngồi chơi mà trên Tứ Niệm Xứ để ngăn ác diệt ác từng tâm niệm của chúng ta. Cách thức ngồi chơi của chúng ta là cách thức lợi ích rất lớn.

Ví dụ bây giờ trên tâm chúng ta khởi niệm muốn đi ra ngoài kia ngắm đường một chút để cho nó thoải mái, để cho nó bớt cô đơn, thì chúng ta nhắc: “Một người tu sĩ không được đứng ngoài đường như vậy làm mất oai nghi tế hạnh”. Mọi người qua lại trước cổng chùa thấy chúng ta đứng nhìn người qua kẻ lại, họ đánh giá trị chúng ta như thế nào? Cho nên dừng lại đừng khởi tâm niệm này, không được, thì cái câu tác ý đó ngăn chặn chúng ta lại để giữ gìn cái oai nghi của một người tu sĩ.

(24:20) Cho nên ở đây, chúng ta học giới luật thì chúng ta phải học đức giới, hạnh giới, hành giới vậy thì chúng ta mới trọn vẹn. Học một cái giới nó phải có đức hạnh nó kèm theo đầy đủ. Cho nên, sự tu tập của chúng ta nó phải được đầy đủ giới luật thì chúng ta mới thấy được sự giải thoát, mới đúng là người tu sĩ của đạo Phật.

Hôm nay Thầy về đây, được giảng dạy cái lớp này, khi học xong cái pháp hành nó không có thời gian nhiều, vốn dĩ sự tu học là phải học và phải hành chứ không phải học suông. Học suông thì chúng ta chỉ nghe rồi biết đó và còn cái hành thì nó không dễ. Học giới luật rồi, thông suốt giới luật rồi mình phải áp dụng vô cái hành. Vô cái hành phải tập nhiếp tâm và an trú, nó không phải thiền định.

Một con người mà giữ giới được nhẫn nhục là phải có tâm định tĩnh, bình tĩnh. Nếu sức bình tĩnh, người ta mạt sát, người ta chửi mình thì lúc bấy giờ mình chịu không nổi, mình tức giận liền tức khắc, mình cũng nói lời to tiếng lại, thì như vậy oai nghi tế hạnh của người tu sĩ không đúng.

Mà muốn được sức bình tĩnh thì phải nhiếp tâm và an trú mới được bình tĩnh, chứ không phải chúng ta học rồi chúng ta đi ra lấy sự hiểu biết đó để đưa vào những cái ác pháp. Cái nghiệp chúng ta, nghiệp sân chúng ta cũng nặng vô cùng, nghiệp tham chúng ta cũng vô cùng nặng. Nó thấy cái vật gì đó là nó thích là nó ham muốn mà không ngăn cản nó được nữa.

Một cái cơn sân khi đối tượng làm cho chúng ta bất toại nguyện là nó sinh ra liền, mà không bình tĩnh thì chúng ta sẽ lộ ra gương mặt đỏ bừng lên, tái xanh. Rồi lời nói chúng ta không giữ được nói to tiếng lên, khiến cho con người chúng ta không còn sáng suốt, u tối làm theo nghiệp lực của chúng ta mà thôi.

(26:45) Cho nên hôm nay học giới luật là phải học đúng cách của nó, không thể nào mà học sai được. Đây năm giới đầu tiên của người cư sĩ thọ năm giới. Đó là năm cái đức nhân bản, năm cái đức gốc con người. Cho nên, đức Phật nói: Chư Thiên là thập thiện. Một người sống mà đúng mười điều lành là Chư Thiên. Một con người mà sống đúng năm giới mới thật là con người. Còn một con người mà sống chưa đúng năm giới chưa phải là con người, còn là bản chất của loài động vật.

Một con người sao nỡ tâm ăn thịt chúng sanh, thì có phải là một loài động vật không? Như vậy chúng ta nhìn xung quanh xã hội của chúng ta ai là con người thật của Phật giáo?

Có nhiều người Phật tử đã thọ Tam Quy - Ngũ Giới năm ba năm, mười năm mà vẫn chưa ăn chay được. Thì cái lỗi đó là lỗi của ai? Cái lỗi đó là lỗi của người dạy giới luật. Khi thọ Tam Quy - Ngũ Giới, quy y Phật, vậy ông Phật nào mà chúng ta quy y?

4- TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI THẦY TRUYỀN TAM QUY - NGŨ GIỚI

(28:05) Đây là muốn nhắc lại để quý thầy thấy cái nhiệm vụ của quý thầy sau này làm thầy truyền Tam Quy, Ngũ Giới cho đệ tử của Phật, tức là nội quy của Phật. Truyền Tam quy là quy y Phật. Vậy ông Phật nào mà người Phật tử quy y?

Trên hành tinh này chúng ta chỉ biết có đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là người Ấn Độ, có lý lịch trên hành tinh này rõ ràng, cụ thể. Không phải là một đức Phật tưởng tượng, mà đức Phật thật bằng xương, bằng thịt, cha mẹ sanh ra giống như bao nhiêu người khác. Đó là đức Phật Thích Ca. Và khi đã giảng dạy cho đệ tử cư sĩ mình hiểu được đức Phật đó là một sự thật rồi, còn phải dạy những hành động sống của đức Phật, đủ thứ, mọi quy cũ trong thời đức Phật, và đối với những tu sĩ Tăng và Ni trong thời đức Phật qua cái gương hạnh của Ngài, chúng ta học, thọ Tam quy quy y Phật.

Mà chúng ta không biết cái hạnh của đức Phật như thế. Có một bài kinh nói đến cái hạnh của đức Phật, khi đức Phật đi với chúng Tỳ kheo trên đường, thì có một vị thầy và trò của một người ngoại đạo. Một vị thầy tìm mọi cách mắng cho được đức Phật và chúng Thánh Tăng, còn vị học trò thì ca ngợi đức Phật và chúng Thánh Tăng hết mức. Nhưng đến một ngôi nhà mát thì đức Phật ngồi nghỉ chân và chúng Thánh Tăng đều vào ngôi nhà mát đó mà nghỉ.

Ngày xưa bên Ấn Độ trên đường đi, đường xa đi bộ cho nên khoảng một đoạn đường thì có cất những ngôi nhà mát để người ta đục (trú) mưa. Tại vì đất rừng rú không có nhà người khác ở như hiện giờ chúng ta nhà cửa bà con ở san sát hai bên đường. Ngày xưa thì chỉ đường rừng, cho nên nhà vua cứ một khoảng xa xa cất một ngôi nhà mát. Cho nên lúc bấy giờ người đi đường đi mỏi chân thì ghé vô vào ngôi nhà mát đó mà ngồi nghỉ chân hoặc trú khi mưa gió.

(30:32) Do đó, khi đến ngôi nhà mát đó thì chúng Thánh Tăng và đức Phật đều vào đó nghỉ. Thì chúng Thánh Tăng mới hỏi đức Phật: Tại sao mà lại có người ngoại đạo chửi Thầy, ngoại đạo và một người học trò lại chửi mắng Phật, và một vị học trò lại ca ngợi Phật như vậy? Chúng con xin hỏi Phật giải thích cho chúng con hiểu?

Thì lúc bây giờ Đức Phật nói: “Người ta chửi mắng mình đúng thì mình nên sửa. Người ta mắng chửi mình sai thì có gì đâu mà mình giận?”, thì mặc họ. Họ nói gì họ nói, họ nói sai mà, họ chửi mình sai đâu có đúng đâu mà mình giận. Mà khi mà chửi mình đúng thì tức là chửi như thế nào? Mình phạm giới là người ta chửi mình đúng.

Ví dụ như mình là một tu sĩ mà cất giữ tiền bạc, ăn uống phi thời. Thì người ta nói: “Mấy cái ông thầy này, mấy cô này ăn uống phi thời, cất giữ tiền bạc, nhiều lúc không đúng oai nghi tế hạnh”, người ta nói vậy. Hoặc là người ta nói: “Quý Thầy này trang chỉnh, sửa sang, quý cô này theo Phật tu mà còn trang điểm, ăn mặc còn ngó tới ngó lui như người ngoài đời”. Người ta nói như vậy thì người ta chỉ mình, người ta chê mình đúng, người ta nói mình đúng thì mình sửa chứ có gì đâu mà mình giận lẫy người ta. Giới luật mình có đó, người ta nói mình đúng thì mình sửa, thì mình tiến bộ, mình được giải thoát. Còn người ta nói mình không đúng thì người ta nói sai thì có gì đâu mà mình lại giận người ta.

Đức Phật nói hay quá! Đó là cái gương của đức Phật, cái gương hạnh bị người ta chửi mắng, người ta khen mà vẫn thản nhiên. Còn người ta khen: “Ôi! Tăng đoàn của Phật, chúng Thánh Tăng giữ giới nghiêm chỉnh, không ăn phi thời, trưa ăn một buổi và không cất giữ tiền bạc, đến xin vừa đủ ăn không xin thừa, không xin tiền mà chỉ xin thực phẩm mà thôi. Khi Phật tử cúng dường tiền thì từ chối không nhận tiền”. Người ta khen như vậy, đức Phật và chúng Thánh Tăng làm đúng, hay quá! Những người tu hành. Đó là người ta khen đúng mình chấp nhận.

Nhưng mà người ta khen sai: “Ôi! Đức Phật có thần thông biến hóa, tàng hình, thực hiện Tam Minh, Ngũ Thông, Lục Thông đủ thứ”. Đó là người ta sai, người ta nói Phật thị hiện thần thông đó là người ta phỉ báng như ngoại đạo, đó là người ta sai .

(33:14) Khi mà thọ Tam Quy, quy y Phật thì mình nên học cái hạnh của Phật, đây Thầy nói một cái hạnh của Phật còn bao nhiêu cái hạnh, chúng ta thấy mỗi một bài kinh mà nói về đức Phật thì có cái hạnh ở trong đó. Tại sao chúng ta không đem những cái hạnh đó ghi lại một bộ sách, gọi là bộ sách Quy Y Phật. Để khi chúng ta quy y cho một người Phật tử nào đến quy y thì chúng ta nói cho họ quy y Phật là ông Phật Thích Ca, ngày xưa Phật sống như vầy như vầy, có phải không? Làm cho người Phật tử người ta nghe được cái hạnh của Phật người ta quá xúc động, người ta quá tôn trọng, và từ đó người ta coi cái giới luật của Phật như cái hạnh.

Cho nên ở đây Thầy muốn nhắc lại cho chúng ta thấy qua từng cái hạnh của một đức Phật rất là quý, rất là giá trị, rất là quý báu đối với người Phật tử cũng như là người tu sĩ của chúng ta. Chúng ta là người tu theo Phật thì chúng ta phải nương vào giáo pháp của Ngài. Cho nên khi mà chúng ta dạy người thọ Tam Quy - Ngũ Giới thì chúng ta phải dạy họ cách thức cho rõ ràng.

Quy y Phật thì ông Phật như thế nào? Quy y Pháp là Pháp như thế nào mà đem lại lợi ích cho mọi người? Trước kia đức Phật nói: “Đừng có tin, đừng có tin! Mà hãy tin pháp nào mà có lợi ích cho mình, cho người, không làm khổ mình khổ người thì chúng ta hãy tin”, đó là đức Phật dạy chúng ta ở trong thiện pháp mà. Cho nên chúng ta tu ở trong thiện pháp thì đó là đúng, còn những pháp không phải thiện pháp là không đúng, là không nên tin.

(35:11) Rồi quy y Tăng, đâu phải tất cả chúng Tăng đều là Thánh Tăng hết sao? Còn những vị phàm Tăng đang tu thì chúng ta chưa đủ khả năng, giới luật chưa nghiêm chỉnh, thì chúng ta không dám đứng ra làm lễ quy y cho người cư sĩ. Vì giới luật chúng ta chưa nghiêm chỉnh mà chúng ta quy y cho họ thì chúng ta dạy sai pháp giới luật. Bởi vì, cái thân hạnh chúng ta chưa có, giới luật chúng ta chưa nghiêm mà chúng ta dạy cho người thì có phải là tự chuốc sai lầm, lợi ích Phật pháp không?

Cho nên một cái người mà quy y Tăng, thì cái người Phật tử phải chọn một vị thầy giới luật nghiêm chỉnh, đứng ra trước lớp dạy cho họ quy y Tăng. Còn chúng ta giới luật không nghiêm chỉnh mà dám làm thầy dạy người ta quy y Tăng thì thử hỏi như vậy có đúng Phật pháp không?

Ngày xưa đức Phật không có cho đệ tử mình tu chưa chứng mà dạy đạo, vì chưa chứng tức là thân giáo chưa trọn, giới luật chưa nghiêm mà dạy thì như mình mang tội vọng ngữ, nói dối. Vì thế, khi tu chứng rồi đức Phật cho đi dạy đạo như ông Phú Lâu Na.

Thầy xin nhắc lại, một vị Thánh Tăng như ông Phú Lâu Na, trước khi đi xin Phật đi ra biên cương để mà dạy người tu theo đạo Phật.

Đức Phật nói: “Ở đó dân người ta dữ lắm, ông đến đó chắc họ sẽ chửi ông”.

Ông Phú Lâu Na mới nói lại: “Họ chửi con chứ họ còn thương con, chưa lấy đá ném con”.

Đức Phật nói: “Ông đến đó là họ sẽ lấy đá ném ông”,

Thì Ông nói: “Người ta lấy đá ném con họ còn thương con chứ chưa phải lấy gươm đao giết con”.

Đức Phật nói: “Họ sẽ lấy gươm đao giết ông đó”.

Ông trả lời: “Thân con là vô thường, họ giết con là họ thương con, vậy họ vẫn còn thương con”.

Thậm chí như người ta giết mình mà ông vẫn còn thấy người ta thương ông.

(37:37) Cho nên những gương hạnh của bậc Thánh Tăng, trong khi chúng ta quy y Tăng thì chúng ta nêu lên những gương hạnh của Thánh Tăng như ông Xá Lợi Phất có những gương hạnh nào, ông Phú Lâu Na có gương hạnh gì. Đó thì hôm nay Thầy nói để cho quý thầy, quý cô hiểu chúng ta học theo đạo Phật là phải nương theo hạnh Phật, nương theo hạnh của các bậc Thánh Tăng, để mỗi khi có chuyện gì làm tâm chúng ta động, nhớ đến gương hạnh của các Ngài thì chúng ta sẽ được bất động tâm, được an vui, được giải thoát mà tâm chúng ta không còn phiền não. Đây có phải giải thoát không?

Chỉ có vào học, thọ Tam Quy, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng mà chúng ta đã được giải thoát rồi. Qua cái gương hạnh đó đã nhắc nhở chúng ta vô cùng để chúng ta được giải thoát.

Rồi học tới Ngũ Giới. Có bao giờ quy y Tam Bảo mà không thọ Ngũ Giới không? Không. Ngay liền, cho người đệ tử của mình thọ năm giới. Và năm giới, Thầy xin nhắc lại năm giới là đạo đức nhân bản, đạo đức gốc của con người. Đức Phật đã xác định: Trời là mười điều lành, mà con người là phải giữ trọn năm giới. Vậy thì năm giới rất là quý. Nhân bản.

5- PHÁP NÀO NGĂN CHẶN ĐƯỢC SỰ XUNG ĐỘT VÀ CHIẾN TRANH ĐỂ ĐEM LẠI HOÀ BÌNH

(39:05) Thầy xin nhắc lại cho quý Phật tử nhớ, trong kỳ họp Phật giáo thế giới, 74 nước về họp tại Hà Nội ở đất nước chúng ta. Tất cả các Hoà thượng 74 nước về họp tại Hà Nội. Trong buổi họp Thầy có ghi âm và nghe tất cả các phương pháp của các vị Hòa thượng “Để ngăn chặn sự xung đột và chiến tranh”.

Thì trong cuộc hội thảo, Thầy là đại diện cho bên trong nhóm có bốn người. Thầy xin có một câu hỏi: “Pháp nào của đức Phật thực tế, cụ thể ngăn chặn sự xung đột và chiến tranh?”, thì vị Hòa thượng trụ trì cái buổi hội thảo trả lời: “Chúng tôi không thể trả lời câu hỏi đó được”.

Thật sự người ta không nhận ra được người đặt ra câu hỏi là người phải biết trả lời. Nhưng khi Thầy đặt ra câu hỏi thì vị Hòa thượng đó không trả lời được câu đó. Thật sự ra đạo đức nhân bản - nhân quả.

Đạo đức nhân bản là Ngũ Giới, đạo đức nhân quả là Thập Thiện, có gì đâu. Triển khai thành bộ sách đạo đức dạy cho các em từ Tiểu học, Trung học, Đại học thì khi mà các em từ học Tiểu học đến Đại học ra trường, trở thành những người nhân tài, có tài mà có đức. Đức là đức nhân bản, đức là đức nhân quả. Cho nên, sống không làm khổ mình, khổ người thì làm sao có xung đột, làm sao có chiến tranh thì thế giới sẽ hòa bình. Đó là nền đạo đức của đạo Phật, đạo đức nhân bản - nhân quả.

Thế mà chúng ta không triển khai được cho nên cứ cầu khẩn. Có bao giờ chùa nào mà không cầu khẩn cho thế giới hòa bình, nhưng có được như ý muốn của chúng ta không? Không. Đức Phật đã xác định: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu khổ các con được”, có đúng không? Đức Phật đã bảo: Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu được các con thắp đuốc lên đi, hướng đạo, dẫn đường các con tự đi. Thử hỏi làm sao cầu mà cầu cho thế giới hoà bình được?

Điều chúng ta sống trong tưởng, chúng ta chỉ biết cầu khẩn cái lực của chư Phật để cứu khổ chúng sanh ở cõi Ta Bà này đừng có chiến tranh. Nhưng chúng ta biết rằng trải qua từ bao nhiêu thế kỷ mà các tôn giáo không riêng gì Phật giáo đã cầu, hàng đêm đã cầu khẩn vào sự cứu thế nhưng không được, không hết. Hiện giờ chúng ta biết thế giới còn chiến tranh chứ đâu phải hết, không nước này thì nước khác.

(42:25) Cho nên, trong khi mà học Phật pháp thì phải hiểu cái pháp nào ngăn chặn được sự xung đột, chiến tranh để đem lại hoà bình, thì đạo đức của Phật giáo, nền đạo đức nhân bản - nhân quả đem lại sự hoà bình cho thế giới. Con người chúng ta hiểu biết đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người là sẽ hưởng được sự bình an đó. Thực tế chỉ có đạo Phật mới có đạo đức nhân bản nhân quả. Ngoài đạo Phật đi tìm nhân bản, nhân quả không bao giờ có.

Chúng ta hãnh diện rất lớn là vì chúng ta là những đệ tử của Phật mà được thấm nhuần trên cái nền đạo đức, giới luật của Phật. Chúng ta hãnh diện là đệ tử của Phật mà được học những đạo đức làm người xứng đáng là con người. Vậy tại sao chúng ta lại không giữ gìn nó, một kho tàng quý báu, một vật quý báu, mà tại sao chúng ta không giữ gìn vụt tay để mất đi? Thật là uổng phí.

Tại sao quý thầy, quý Cô chúng ta có một gia tài mà đức Phật để lại hai ngàn năm trăm năm mươi hai năm. Nghĩa là hai ngàn năm trăm năm mươi hai năm, vậy mà chúng ta học được những gì, sống được những gì với giới luật của đạo đức này. Khi ta bước chân vào chùa đảnh lễ Phật, biết ơn Phật mà không thực hiện được đức hạnh của Phật thì làm sao xứng đáng làm đệ tử của Phật? Rất đau lòng thưa quý vị.

Là một tu sĩ đạo Phật, chúng ta quyết tâm thực hiện những gì như Phật đã dạy. Khi tâm chúng ta bất toại nguyện, giận dữ thì chúng ta biết Phật không bao giờ có ngày hôm nay. Chúng ta là con Phật chúng ta phải giống như Phật, đừng để tâm mình. Sự tác ý ngăn chặn, sự nhắc nhở chúng ta mỗi ngày một ít lâu ngày sẽ thành thói quen không giận hờn. Một ngày một ít nhắc nhở để tu luyện thân tâm trong giới luật, thì một ngày quý vị sẽ trở thành thói quen ăn ngày một bữa, không còn, ai mời kiểu gì cũng không ăn.

(44:56) Trong cuộc họp Phật giáo, 74 nước về họp tại Hà Nội, tất cả toàn là những người đại diện Phật giáo của nước đó về đất nước Việt Nam. Năm ngàn người, trong đó hai ngàn người ngoại quốc, ba ngàn người Việt Nam trong một hội trường rộng lớn, thế mà tới giờ ăn, ăn một ngày, thật sự ra Thầy nói ở đó người ta đã ăn đầy đủ rồi, ăn một ngày năm bữa, chứ không phải ba bữa đâu.

Sáng ăn điểm tâm, ăn đầy đủ ăn no luôn, lát vô hội nghị một chút, chừng khoảng độ một tiếng đồng hồ ra giải lao. Giải lao ăn bánh, cà phê, sữa, nước này nước nọ kia đủ thứ. Quý thầy muốn ăn gì cũng có hết, giải lao. Rồi, đến trưa ăn bữa cơm đầy đủ không thiếu một cái vật gì, rất đầy đủ. Rồi buổi chiều họp một chút ra giải lao thì cũng bánh trái, cà phê, nước ngọt, nước gì đủ thứ. Rồi chiều ăn bữa cơm nữa rồi nghỉ.

Thật sự ra nhìn hết tất cả các vị Hòa thượng, bên Nam Tông thì họ không có ăn uống như vậy nhưng họ vẫn có uống buổi chiều họ còn uống nước trái cây, nhưng họ cũng đầy đủ chứ không có thiếu. Còn bên Bắc Tông của chúng ta thì hầu hết quý thầy trọn vẹn ba bữa ăn uống phi thời. Thầy dự Thầy đã lắng nghe hết, Thầy đã biết hết, đau lòng, giới luật của Phật coi như một cái đồ bỏ, họ ném bỏ. Mà giới luật là cái phương pháp phải tu trong năm lớp của Bát Chánh Đạo.

6- NĂM LỚP GIỚI LUẬT CỦA BÁT CHÁNH ĐẠO

(46:57) Năm lớp Bát Chánh Đạo hoàn toàn từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, năm cái lớp này đều là học giới luật. Đến cái lớp Chánh Tinh Tấn mới là lớp tu thật sự. Tại sao Thầy dám nói cái lớp Chánh Tinh Tấn lớp tu? Chánh Tinh Tấn tức là Tứ Chánh Cần, phương pháp ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, có phải là pháp Tứ Chánh Cần không. Còn lớp Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ.

Một người mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không còn vọng tưởng, không còn hôn trầm, thùy miên, nghĩa là không còn buồn ngủ, thì người này mới vào tu Tứ Niệm Xứ. Đây quý Thầy nghe Thầy nhắc: Tứ Niệm Xứ là cái phương pháp tự khắc phục tham ưu, chứ không phải có niệm mà phải biết để ngăn và diệt như Tứ Chánh Cần.

Hồi nào tới giờ các thầy chưa biết rõ pháp tu tập của giới luật, cho nên khi học năm lớp giới luật này thông suốt để áp dụng vào Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp. Là do giới luật thông suốt để ngăn được từng tâm niệm ác khởi ra trong tâm chúng ta. Khởi muốn ăn, muốn ngủ phi thời, muốn đi chơi, muốn nói chuyện, tham muốn cái này, tham muốn cái kia đều là do pháp Tứ Chánh Cần ngăn và diệt.

(48:35) Còn với Tứ Niệm Xứ thì không còn niệm nữa quý thầy. Chứ không phải còn vọng tưởng, còn hôn trầm mà đi vào Tứ Niệm Xứ là người đó chưa thuộc pháp Tứ Niệm Xứ. Cho nên quý thầy thấy rất rõ, quý thầy, quý cô thấy rõ. Trường thiền của Miến Điện dạy tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, mà trong khi giới luật chưa thanh tịnh.

Người tu sĩ của chúng ta bên đây qua bên đó cho vô trường thiền quán tâm, quán thân là như vậy sai pháp, không đúng. Bởi vậy mới đẻ ra cái pháp Minh Sát Tuệ. Quý thầy chắc có lẽ có nghe được ở bên trường thiền của Miến Điện, Minh Sát Tuệ. Người ta chỉ nhiếp tâm mình bằng cơ phình xẹp nơi bụng nương theo hơi thở, rồi ức chế tâm cho hết vọng tưởng, rồi từ đó Minh Sát ra. tức là quán niệm. Không đúng quý thầy, như vậy chưa phải.

Trên tâm quán tâm, trên thân quán thân như thế nào? Định Niệm Hơi Thở đã xác định điều này rất rõ ràng. Bởi vì cái Định Niệm Hơi Thở nó xác định các pháp của Phật để mà chúng ta qua cái Định Niệm Hơi Thở, tức là qua các đề mục của Định Niệm Hơi Thở. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", đó là cái Định Niệm Hơi Thở. Cái Định Niệm Hơi Thở dạy chúng ta tu thiền định trên Tứ Niệm Xứ.

Ngồi đây, Thầy hít thở mà không phải Thầy cuốn hơi thở, vì cuốn hơi thở để ức chế tâm mình trong hơi thở cho đừng vọng tưởng. Còn ngồi đây mà Thầy cảm nhận toàn thân của Thầy mà nương nhẹ vào hơi thở gọi là trên thân quán thân. Nhưng trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, tự cái trạng thái bất động đó nó nhiếp phục tất cả ưu phiền trên thân tâm của chúng ta.

(50:35) Cho nên, tới cái pháp Tứ Niệm Xứ đức Phật dạy như thế nào? Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm tu chứng đạo có phải không? Mà trên Tứ Chánh Cần đức Phật không xác định bảy ngày, bảy tháng tu chứng, mà đến Tứ Niệm Xứ thì đức Phật dạy bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạo.

Đâu có phải dạy bảy ngày là tu suốt bảy ngày đâu, đâu có bảy tháng phải tu suốt bảy tháng đâu, mà chúng ta tu tập hoặc năm ngày, hoặc là một ngày tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự sáu tiếng đồng hồ là chúng ta có đủ năng lực để làm chủ sự sống chết. Tâm bất động, thanh thản mà kéo dài suốt sáu tiếng đồng hồ mới có Thần lực, mà nếu có Thần lực thì bảy ngày vẫn yên lặng đâu có ăn, đâu có đói đâu.

Nhưng bây giờ một chút chúng ta giữ tâm bất động, thanh thản cũng không có được. Cho nên tu tập phải biết pháp, pháp nào tu ở giai đoạn nào, pháp nào tu ở cách thức nào, đạt được kết quả liền thì mới tu đến pháp tu khác. Cho nên sự tu hành của chúng ta thì cần sự hướng dẫn, phải tu đúng pháp, đúng giới luật.

Ở đây, Thầy về đây, Thầy khéo nhắc nhở quý thầy, quý cô là khéo để đem lại lợi ích cho bản thân quý thầy, quý cô. Chứ riêng Thầy, Thầy thấy Thầy là người đã từng giữ giới luật, đã làm chủ sự sống chết của mình rồi, Thầy đã được giải thoát. Thầy rất thương xót quý thầy, quý cô cũng là một người bỏ cuộc đời, bỏ gia đình, cha mẹ của mình để đi vào chùa, để trở thành một vị tu sĩ của Phật giáo, mà rốt cuộc rồi không làm chủ được sự đau khổ trên bản thân của mình. Thầy rất thương.

(52:46) Hôm nay cũng đủ duyên Thầy về đây, Thầy được giảng trong cái buổi học của trường hạ năm nay. Thật sự ra muốn tu học không phải trong một buổi, một giờ, một khắc, một ngày mà thành tựu. Mà phải sự hiểu biết rõ ràng, và tập luyện phải được một vị thầy có kinh nghiệm bản thân tu tập giải thoát, hướng dẫn mình từng bước trong giới luật cũng như trong Thiền Định.

Nếu không được một vị thầy có kinh nghiệm thì vị thầy ấy sẽ dạy bằng ngôn ngữ suông, vị thầy ấy chưa từng làm chủ sự được sự sống chết, chưa từng nhập định thì làm sao dạy chúng ta nhập định được? Vị ấy phải trải qua được sự làm chủ, được sự nhập định mới dạy chúng ta được làm chủ, được nhập định. Đó là đem lại sự lợi ích cho chúng ta thiết thực.

Còn riêng quý thầy thì hôm nay có duyên được Thầy về đây dạy trong một buổi hạ như thế này là nhắc nhở quý thầy: “Ai có tâm tha thiết quyết tìm sự giải thoát thì hãy đi từ giới luật của Phật”. Nếu có đủ duyên mai mốt Thầy còn trở về đây, Thầy tiếp tục dạy từng giới luật, những cái giới như thế nào, đức giới như thế nào, dạy theo từng phần rõ ràng.

Bữa nay là một cái ngày đầu tiên Thầy giới thiệu con con đường tu tập của đạo Phật, giới luật phải tu tập như thế nào để làm chủ sanh, già, bệnh, chết, để làm chủ được sự sống chết của chúng ta, lúc nào muốn chết là chết, lúc nào muốn sống là sống. Giặc sanh tử luân hồi không còn quyền làm chủ thân tâm chúng ta được nữa.

Cho nên một vị thầy mà tu chứng người ta muốn sống bao nhiêu tuổi vẫn được, nghĩa là cái thân này không còn làm chủ họ được nữa, họ làm chủ nhân quả. Đấy là pháp của Phật. Cho nên, tu theo đạo Phật rất hãnh diện quý thầy. Chúng ta có thân mà làm chủ được thân, chúng ta có tâm mà làm chủ được tâm, tâm không sai khiến chúng ta được, thân không sai khiến chúng ta được, mà chúng ta sai khiến thân tâm.

(55:12) Như bây giờ muốn làm chủ sự sống chết thì chúng ta bảo “Tịnh chỉ hơi thở” là thân chúng ta phải nghe theo, không dám hó hé, chứ không phải chúng ta nín thở.

Đó là những điều làm chủ mà Thầy nhắc nhở để quý thầy, quý cô bỏ hết cuộc đời, bỏ gia đình của mình đi vào chùa tu được những gì? Hay là chúng ta sẽ làm một vị trụ trì? Hay là chúng ta đi học để trở thành một vị giảng sư để đi ra thuyết giảng bằng cái ngôn ngữ? Chúng ta tu phải có lợi ích chứ, chứ đâu phải là chúng ta sống trong mơ tưởng, chúng ta phải thật sự làm chủ, làm chủ lấy mình, phải thật sự làm chủ.

Cụ thể nhất là con đường giới luật, năm lớp của đạo Phật, Bát Chánh Đạo. Mà cả năm lớp để tu học giới luật, thì quý vị biết cái giá trị của giới luật như thế nào. Còn cái lớp Chánh Niệm, còn ba lớp nữa là Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, còn ba lớp mà ba pháp môn tu chứ không phải như giới luật một pháp môn. Cho nên, quý cô, quý thầy đến đây chúng ta nghỉ giải lao một chút xíu rồi sẽ tiếp tục. Bây giờ đúng một giờ, xin quý thầy nghỉ, quý cô nghỉ một chút.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy