2006 CHÁNH TƯ DUY 10
HIỂU ĐÚNG VỀ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 17/03/2006
Người nghe: Tu sinh nữ
Thời lượng: [56:06]
Số lượng: 20 băng
Tên cũ: CTD03C-VĐNQ-PhóngSanh-ChọnTuPhápXảHayTNX-QuánThânTNX(17-03-2006)
Cho nên về Nhân Quả nó có nhiều cái câu hỏi mà Thầy chưa có trả lời, có nhiều người hỏi:
Một cái ông A làm mà cái ông B chịu thì có ăn nhằm nhò gì với tôi, tôi cứ tôi làm. Bây giờ tôi làm ác phải không? Mà giờ nó sinh ra cái ông B, thì ông B, ổng chịu người ta đâm chém ổng. Chứ tôi đâm chém người ta, có ông B chịu, tôi đâu có lo, tôi đâu có gì đâu. Cho nên ông A làm, ông B chịu, chứ đâu có gì. Tôi muốn hỏi, ông A làm thì ông A chịu, chứ sao lại ông B chịu?
Nói như nhân quả thảo mộc như vậy đó, thì ông A làm ông B chịu chớ.
Cho nên mình hiểu lầm, mình hiểu làm cái chỗ nhân quả. Cho nên ở đây Thầy cũng không muốn trả lời một cách dài dòng, một cách khó hiểu để thấy rằng: Một khi mà cái hành động làm ác của chúng ta, thì cái hành động đó nó sẽ quay lại. Mình phải trả cái quả ác đó nơi thân của mình, chứ không phải nói ông A làm ông A phải chịu cái quả đó. Nhưng cái từ trường của cái hành động ác của ông A đó đó, nó sẽ thành một cái ông B, để ông B phải chịu thọ lấy cái quả mà ông ta đang làm.
Thí dụ, bởi vì một cái quả nó có nhiều cái nhân. Mà một cái nhân nó sẽ lên cái cây, nó có nhiều quả. Chứ nó không phải là có một con người sanh ra một con người, mà đây sanh trong nhân quả. Cho nên khi mà hành động ác, thì cái hành động mà cầm dao cắt cổ con gà, con gà đau đớn. Thì cái người mà làm hành động đó, thì cái ông A ổng làm hành động đó, thì cái thân của ổng sẽ thọ lấy cái quả khổ, cái đau đớn cũng như của con gà. Mà không phải là cái trường hợp như người ta lại cắt cổ ổng đâu. Mà những cơn bệnh, những cái tai nạn xảy ra đến cho ổng sẽ chịu đau đớn đó. Cho nên vì vậy mà cái quả đó ổng không chạy khỏi. Ông A làm thì ông A không khỏi cái quả đó đâu, cái quả ác đó. Nhưng cái hành động ổng cầm con gà mà ổng cắt cổ, con gà đau đớn giãy giụa thì ông không tránh khỏi cái quả khổ đau đớn giãy giụa đó đâu.
Nhưng cái hành động ông mà cắt cổ con gà, cái hành động ác đó, nó phóng xuất ra một cái từ trường. Cái từ trường ác đó sẽ tương ưng với một con gà mẹ nào đó, cái từ trường đó nó sẽ trở thành một con gà con. Từ con gà con lớn lên thì có người lại bắt con gà đó, cắt cổ trở lại cũng như là ông cắt cổ con gà này vậy. Thì từ cái từ trường của chính ông làm ác mà nó sanh ra con gà đó để chịu người ta cắt cổ. Cũng như cái từ trường ác của người khác mà hiện giờ con gà ông cắt cổ vậy. Thì cũng chính do ông mà mới có cái từ trường đó, mà mới có con gà. Con hiểu không?
Mà cũng chính do ông mà ông phải chịu lấy những cái quả khổ tai họa đến với ông để mà ông thọ lấy những đau khổ cho bản thân chính ông đang sống.
Cho nên ông A không chạy khỏi cái quả của ông A làm đâu. Nhưng mà ông A lại sanh ra một cái nhân, một cái ông B. Để rồi ông B phải chịu cái quả mà ông cắt cổ, thì cái ông B đó cũng chịu cái quả người ta cắt cổ trở lại. Cũng chính ông sanh ra nó bởi vì ông là nhân quả. Cho nên nhân quả đi tái sanh, chớ không phải ông đi tái sanh, mà hành động nhân quả ông nó đi tái sanh. Con hiểu? Cái hành động nhân quả đi tái sanh, bởi vì trong quy luật nhân quả mà. Chứ đâu phải ông đi tái sanh đâu mà hành động nhân quả đi tái sanh. Cho nên vì vậy mà cái hành động nhân quả thì ông phải thọ lấy cái quả khổ, bản thân ông A làm ông A phải chịu. Nhưng hành động ác của ông đâu phải chỉ ông có chịu đó là thôi đâu, mà còn sanh ra một con gà để họ cắt cổ trở lại chớ.
(3:33) Cho nên vì vậy mấy con thấy quy luật nhân quả, mà Thầy không trả lời. Có nhiều người hỏi câu hỏi đó ở trên mạng chớ không phải là không. Nhưng mà được Thanh Trí in ra đưa cho Thầy đọc, và trong cái hòm thơ mà gửi cho Thầy, Thầy cũng được đọc cái câu hỏi đó. Ông A làm mà ông B chịu, thì như vậy tôi cứ làm chứ ăn thua gì tôi? Nhưng mà không ngờ là những con vật đang đau khổ lăn lộn. Trong cái lòng từ của mình thấy nó giãy giụa đau, tại sao chúng ta là con người chúng ta không thương? Không thương, như vậy mình có thương mình không? Mà chính cái từ trường đó của mình sinh ra mà. Sinh ra để mà bây giờ người khác cắt cổ hay hoặc là mình đang cắt cổ. Mình không thấy điều đó.
Cho nên Đạo Phật mới có Tứ Vô Lượng Tâm, Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Cho nên chúng ta xét thấy sự đau khổ của loài vật khác chính là sự đau khổ của bản thân chúng ta. Như vậy mới là người tu theo Đạo Phật chứ, mới đúng nghĩa của nó nhân quả chứ. Nhân quả nó bao giờ nó cũng là phủ trùm tất cả mọi vật, điều khiển tất cả mọi vật, quy luật của nó mà. Cho nên mình sung sướng, ở trong cái sung sướng của mình là cái nỗi khổ của kẻ khác, của người khác, của vật khác.
Cho nên học nhân quả, những cái bài mà luận về nhân quả. Thực sự ra nếu mà Thầy cho mấy con để mà Thầy viết cho mấy con để mà cái bài mà Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả. Mấy con mới viết một đoạn thôi, chứ mấy con chưa hết mà mấy con. Biết bao nhiêu con kể trong Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả không? Nó là một cái bộ sách mà Thầy sẽ viết là hai mươi mấy tập, chứ đâu có ít. Như vậy là Thầy chỉ cho gợi ý cho mấy con thôi, mấy con mới viết một đoạn thôi. Mỗi người viết có một đoạn về Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả, chứ chưa xong đâu. Cái Đạo Đức Nhân Quả mấy con viết cầu cả năm chưa hết chứ đừng nói chuyện, bởi vì rất nhiều.
(5:14) Bây giờ Thầy nói để cho mấy con thấy được cái quy luật của nhân quả là như vậy. Không phải con người chúng ta chỉ sanh ra một người đâu. Nó sanh ra muôn vật nó sanh ra đủ các loài hết. Nghĩa là cái hành động chúng ta ác chỗ nào là nó sẽ sanh. Rồi có người hỏi Thầy là hành động thiện nó có đi sanh không?
Mấy con phải hiểu chớ, hành động thiện làm sao sanh?! Tại sao nó không sanh mấy con? Bởi vì bây giờ cái hành động thiện nó không sanh là tại vì nó không có tương ưng được. Bởi vì nó vô lậu mà, nó làm sao nó sanh. Bây giờ cái hành động thiện là Thầy khởi lòng thương yêu. Thấy người ta giết con gà, đang cắt cổ con gà, Thầy thương yêu. Cái hành động đó nó đi sanh nữa à? Nó sanh ra, nó làm cái gì mấy con? Để nó sanh nó thương yêu à? Nếu nó thương yêu thì ở thế gian này ai giết con vật đâu, có phải không?
Cho nên cái từ trường thiện nó sẽ biến thành - ở trong vũ trụ- nó sẽ thành mưa thuận gió hòa cho mấy con sống, nó không có sanh làm loài vật. Bởi vì sanh làm loài vật phải có thiện có ác, có khổ rồi. Mà bây giờ lòng thương chúng ta là lòng thương, chúng ta có khổ nữa không? Mình thương, con vật người ta đem giết, mình thấy xót xa, mình đau đớn. Và cái lòng từ của mình, mình không bao giờ đụng chạm đến cái sự hạnh phúc của loài chúng sanh. Thì cái từ trường đó nó sanh ra đâu? Cái từ trường đó sẽ phóng xuất ở trong cái sự sống của chúng ta, ở trong cái bầu khí quyển của chúng ta chứ đi đâu. Thì như vậy nó quân bình được cái thời tiết khí hậu ôn hòa làm cho chúng ta sống an ổn hơn.
Cho nên lòng từ của mấy con càng phóng xuất bao nhiêu thì cuộc sống của mấy con bình an bấy nhiêu. Thậm chí như cái lòng từ đó, mọi người đều có lòng từ đó thì loài vật ở trên hành tinh này không bị giết chóc. Thì cái lòng từ đó mấy con sẽ mưa thuận gió hòa, lúa không cấy nó vẫn lên cho mấy con sống. Cây không trồng nó vẫn tốt cho mấy con ăn, nó đủ trái cho mấy con ăn. Bởi vì cái lòng từ của mấy con mà, sự thương yêu đó nó sẽ che chở và bảo bọc mấy con trên cuộc sống mấy con hoàn toàn.
Mấy con không ngờ trước đôi mắt của cái người Tam Minh, người ta thấy rất rõ, nó không tái sanh. Còn bây giờ cái hành động ác con nó phải tái sanh, tái sanh để trả cái quả ác. Còn lòng từ nó sẽ trở thành cái bầu khí quyển chúng ta rất là an lành, để đem lại cái sự sống của chúng ta bình an. Có phải đúng không? Nhân quả mà.
Luật nhân quả nó rõ ràng chứ đâu phải là nói: “bây giờ tôi làm thiện nó đi sanh ra con người”. Mà đã là con người làm sao mà có thiện được trong đó mấy con? Đã con người là mang cái nghiệp này là nó có khổ đau. Mà có khổ đau là phải ác, chứ làm sao mà sanh làm con người mà thiện mà làm sao có được cái khổ đau đó?
Cho nên nó phải là thành một cái từ trường của vũ trụ, nó đem lại sự bình an cho chúng ta mưa thuận gió hòa. Nó không bao giờ có động đất, không bao giờ có núi lửa, không bao giờ có sóng thần, các con hiểu điều đó?
(7:53) Cho nên vì vậy mà những cái thiện mà chúng ta sống được cái lòng Từ-Bi-Hỷ-Xả của đạo Phật thì xã hội này đẹp biết bao nhiêu. Cho nên nếu mà không có Từ-Bi-Hỷ-Xả thì làm sao có Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả?
Bởi vì Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả, sống không làm khổ mình, không làm khổ người là phải có Từ Bi, phải có Hỷ Xả chớ. Các con hiểu không?
Bởi vì nói đến Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả không làm khổ mình, khổ người là người ta nghĩ ngay đến Tứ Vô Lượng Tâm, người ta nghĩ ngay đến cái lòng thương yêu.
(8:24) Tu sinh Diệu Hiền: Bạch Thầy, Thầy giảng luôn Thiện Hữu Lậu, mà thí dụ như tụi con mà Thiện Hữu Lậu đó…
Trưởng lão: Cái Thiện Hữu Lậu là cái thiện còn đau khổ. Như chúng ta đem đồ ăn thức uống cho một cái người khác, làm một cái điều lành cho người khác. Thiện mà bây giờ là con hỏi về cái Thiện Hữu Lậu, phải không con? (Dạ) Làm cái việc hữu lậu thì nó đem lại cái sự - con mà có cái tâm mà làm việc hữu lậu đó - nó sẽ đem lại sự bình an cho chính cái hành động thiện của con thôi. Nhưng mà trong hữu lậu, nó có cái khổ trong đó con. Đã nói hữu lậu là có lậu mà. Con làm cho người ta an ổn, nhưng mà người ta chửi con đó. Mà trong khi đó con có phải là Thánh không hay là con buồn phiền?!
Mà nếu con buồn phiền thì cái lòng thiện con nó trở thành số không, cho nên nó hữu lậu. Cho nên bây giờ con bố thí nè, coi như ông Cấp Cô Độc ổng bố thí như vậy. Bây giờ ổng có làm vua, ổng có tiền vàng bạc nhiều đi nữa ổng cũng khổ chứ làm sao không khổ con? Bây giờ Thầy nói người nào ở trên thế gian này dù có tiền bao nhiêu đi nữa họ cũng vẫn khổ. Trừ ra có cái người vô lậu, người ta mới hết khổ thôi. Nó vô lậu nó mới hết.
Cho nên làm việc từ thiện mà thiện của Đạo Phật là không vào việc từ thiện gì, nghĩa là không làm việc từ thiện. Chỉ duy nhất có cái Tâm - Thanh thản - An lạc - Vô sự mới là Thiện Vô Lậu. Nghĩa là thương thì thương tất cả chúng sanh, thương là xả cái tâm của mình. Không có để những cái tâm phiền não, dính mắc ở trong cái tâm của mình. Thương tất cả chúng sanh, thấy đau khổ mà chúng ta không nỡ giết. Từ đó nó phóng xuất ra cái từ trường đó, nó trở thành cái sự an ổn.
(09:58) Còn con bây giờ con làm việc từ thiện, con mang gạo thóc con cho người khác. Người khác có chửi có mắng gì, con đừng có chửi, buồn gì hết. Thì cái từ trường thiện nó sẽ phóng ra, nó làm cho gạo lúa đầy đủ cho những người làm thiện đó sẽ được đầy đủ không có gì mất.
Nó là cũng hữu lậu, chứ có gì đâu con, nhưng mà nó thiện. Cho nên nó thiện, nó cũng không đi tái sanh đâu. Nhưng nó có cái quả của nó là vì hữu lậu, cho nên con làm mà con thiếu chút xíu đó thì mấy người đó mà, thay vì con cho người ta bịch gạo thêm được chục gói mì, còn cái bà này cho có ba gói. Bà này, bả không chịu được: “Sao người kia nhiều mà tui ít vậy?” thì con bực “Bây giờ nó hết rồi, chứ phải còn thì tui cho”. Con bực con trả lời vậy thì cái hữu lậu của con nó có lậu rồi. Cái tâm phàm phu của họ, tâm ác của họ mà, ít chút là họ không có chịu đâu. Họ phân bì với nhau, mà họ phân bì với nhau nó bực mình con. “Đem cho họ mà họ còn vậy nữa, hết mai mốt tôi không có cho nữa”, thì như vậy là mình mất từ thiện hết rồi, con hiểu không?
Cho nên vì vậy mà khi làm từ thiện mình phải chuẩn bị tinh thần của mình, im lặng như Thánh. Mình phải hiểu được tâm trạng của con người tham. Cho nên nếu trong khi mà thiếu hụt thì mình còn ít mình cho họ, họ có nói gì nói thì mình vui vẻ chấp nhận. Thì cái từ trường thiện đó phóng xuất từ trường, nó là vô lậu rồi đó con, nó không bị cái lậu hoặc, thì nó trở thành vô lậu. Mà trở thành vô lậu thì nó phóng xuất từ trường, nó bảo vệ môi trường của chúng ta, làm cái môi trường sống thời tiết của chúng ta sẽ ôn hòa.
Mà được mấy người làm việc từ thiện mà nó không buồn phiền đó đâu. Nó khó lắm. Thầy nói như vậy đủ biết mấy con. Từ cái việc chỗ đó đó, mình đem cho người ta mà người ta nói mình: “Sao mà không công bình như thế này, cho người nhiều người ít?”. Nội cái cho trước cho sau là họ cũng không chịu nữa, chứ đừng nói. Đó là cách thức như vậy, do đó mình vui vẻ. Mình vui vẻ, mình làm việc từ thiện, mình vui vẻ mình bố thí mình vui vẻ nó, thì mình không có vì chuyện đó mình giận hờn gì hết. Thì cái từ trường thiện của mình nó sẽ phóng xuất ra trên không gian, nó làm cho thời tiết của chúng ta rất ôn hòa.
Bởi vì nó đâu còn tái sanh luân hồi nữa. Còn nếu mà con sùng lên, con giận lên là nó bắt đầu nó đi tái sanh luân hồi, nó thành thằng nhóc nào đó, nó đi ăn trộm ăn cắp đó. Nó tức tối quá, Thầy nói nó vì cái tâm tham của người kia, cho nên nó tương ưng, nó sanh ra cái thằng trẻ đói khổ. Không ngờ là mình tức, là nó sanh ra một đứa trẻ đói khổ rồi, con hiểu chỗ đó chưa?!
Trưởng lão: Cho nên trong cái vấn đề… Con?
(12:23) Cô tu sinh Liễu Huệ: Cái này Thầy giảng là… Thí dụ như chúng con sống ở gần đó, thí dụ như bên nhà của chú kia có một bầy gà, mà ngày nào chúng con phải đi ra bỏ đồ rác thì nó chạy tới, nó quen đó, có cơm đồ đó thì nó ăn quen. Thì mấy bữa sau con nghĩ mỗi lần mình đến mà không có cơm thì thấy nó chạy tới thấy tội, thì con lấy thêm một muỗng cơm cho nó. Nhưng mà, lát hồi thì nghĩ lại nếu mình cho nó ăn thêm như vậy là mình tiếp duyên cho nó mau lớn, là nó mau đi tới chỗ chết. Nếu mà nó không có mau lớn nhanh thì làm sao bị ăn thịt nhanh. Đó thì trong trường hợp đó thì như thế nào?
Trưởng lão: Trong trường hợp đó, con muốn hỏi Thầy về làm cái việc từ thiện phải không?
Hiện bây giờ con thấy nó đói thì con cứ cho nó ăn thôi, chứ con đừng có nghĩ xa hơn nữa là làm thịt. Đó là nhân quả của nó, nó sanh gà là phải bị làm thịt thôi chứ không có gì. Chứ không lẽ người ta nuôi gà người ta để làm gì đây? Người ta phải thịt thôi, có phải không?
Bây giờ vì trước cái cảnh nó đói khổ, mà con thấy con ăn thừa nó dư, con bố thí. Chứ con đừng có lấy thêm để mà bố thí nó, con hiểu không? Nghĩa là bây giờ con thừa dư thì bố thí. Là bởi vì cái hột cơm, cái thực phẩm mà người ta làm ra được bằng mồ hôi của người ta, mấy con. Cho nên vì vậy mà người nuôi thì họ phải cho nó ăn, cái bổn phận của họ. Còn họ không cho ăn thì tại cái số nghiệp của những con gà này là nó mang cái thân đó để nó thọ lấy cái sự đói khổ. Mà người chủ nó chỉ nuôi để cho nó cho ăn bậy bạ, để rồi làm thịt nó ăn thôi. Thì cái chuyện đó của họ rồi.
Nhưng mà trước cái cảnh mình ăn thừa đó, mình ăn không hết, mình thấy mấy con gà này đói tội, thôi mình bỏ cho ăn. Rồi có bữa mà mình không có đó thì thôi. Tao đâu có phải nuôi mày để cho họ ăn thịt sao? Cho nên tao đi xin cơm về cho mày ăn nữa để cho họ thịt mày sớm sao? Cho nên vì vậy mà có thì tao bố thí, còn không có thì thôi. Tao cũng biết rằng cái hột cơm mà có ăn hôm nay là bằng mồ hôi nước mắt của nhà nông ghê gớm lắm mới có đó. Cho nên vì vậy mà tao tu hành mới được cái phước. Mày ráng lo tu hành đi, rồi sau này giống như tao thì họ cũng cúng dường cho mà ăn. Chớ bây giờ tao thương mày thì bữa nào tao thừa thì tao cho, mà bữa nào không thì thôi. Chứ bắt ép tao mà nuôi mày nữa thì cho cái thằng chủ nhà kia nó làm thịt thì tội mày quá. Tao nghĩ tại tao nuôi mày mập cho nó ăn thịt thì tao thấy không có lợi. Cho nên vì vậy thôi mày ốm ốm đi còn sống dai thêm.
(14:44) Cho nên trong cái vấn đề mà trí tuệ, thì mấy con tư duy suy nghĩ trên cái vấn đề, thứ nhất là phải suy nghĩ về Nhân Quả mà Thầy cho những cái bài học về nhân quả đầu tiên. Bởi vì Nhân Quả, mình thấy Nhân Quả rồi thì mình không còn đau khổ trước cảnh đau khổ của người khác như vậy. Kế đó là mình khởi sự lòng từ bi của mình đối với loài chúng sanh, thì mình bố thí như thế nào tùy theo cái sự ăn uống của mình, từ bi.
Cho nên Thầy nói nếu mà Phật tử, khi mà đến mà khất thực, Thầy định ăn bao nhiêu đủ thôi. Cho ăn rồi ba con kiến nó bu đây, trời ơi! Cứ cho nó riết đây, bữa nào đi nhầm cái ổ nó là nó cắn mình một bữa cũng chết. Thành ra từ cái lòng thiện của mình mà nó làm cái hại. Kiến mà nó có biết gì. Cho nó ăn vậy chớ rồi con thọt chân vô cái ổ của nó coi, nó cắn con chớ nó đâu tha.
Cho nên trong cái vấn đề mà tu tập chúng ta vận dụng cái tri kiến chúng ta ghê gớm lắm con. Mỗi mỗi hành động làm gì chúng ta suy nghĩ ghê gớm lắm. Mỗi một cái nghĩ chúng ta, một lời nói chúng ta coi chừng chúng ta sẽ bị mất phước đó, chứ không phải dễ đâu. Cho nên khéo léo, bởi vì đường đi Nhân Quả nó là Thân hành, Khẩu hành, Ý hành. Một lời nói chúng ta mà làm chúng ta tổn phước, một hành động mà làm chúng ta tổn phước. Một hành động, một lời nói, một ý nghĩ mà chúng ta đem lại sự bình an cho mình cho người thì phải khéo léo lắm.
Chứ không khéo mình tự mình, mình làm khổ mình mà làm khổ người khác. Bởi vì người ta khổ rồi, rốt cuộc rồi người ta cũng kéo mình khổ thêm, chứ không bao giờ mà người ta để cho mình yên đâu. Cho nên mấy con phải cẩn thận, dè dặt đường đi nhân quả mà mấy con xa, là lời Thầy nhắc nhở cho mấy con, nó khó lắm mấy con!
Rồi bắt đầu bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì thêm không? Bữa nay thì phải hỏi…
Con, hỏi Thầy gì ra đi.
(16:36) Tu sinh 2: Dạ thưa Thầy thì con muốn hỏi cái chỗ là phóng sanh. Thế nếu con đi ngang mà thấy chúng sanh họ bán mà họ kêu rao, mà còn nằm rạp ở trong cái rổ hoặc là một cái thau. Thì con thấy đau xót quá, thì con muốn bỏ ra để con mua chuộc chúng sanh đó để con giải thoát cho nó thì như thế nào?
Trưởng lão: Vậy tốt có sao đâu. Tại con đi ngang qua con gặp, thì có duyên gặp nó thì cứ mua hết. Mua hết cần xé, mua hết cái thau cá, không biết có đủ tiền không?
Tu sinh 2: Con hay làm lắm.
Trưởng lão: Như vậy là con cứ mua con thả đi. Nhưng nhớ rằng mình không đủ tiền nha, mà mua hết cái thau là coi chừng nợ đó. Về mà ông chồng hỏi bữa nay giao tiền mà giờ về tay không đây? Ở đâu? Mua cái gì? Cho ai? Rồi chừng đó mới là tai họa đó, phóng sanh mà tai họa cho con đó. Cho nên, lượng. Bây giờ đó, khi mà con không có đủ tiền, con mới nhìn lại cái túi tiền của mình coi mua được mấy con, có hiểu không?
Rồi bắt đầu giờ, thấy con cá này có duyên: “Thôi mày vô cái xách tao đi”. Bắt con cá đó, con cá kia có duyên bỏ vô. Bỏ vô được mấy con, đủ tiền thôi trả rồi “Thôi bây giờ tôi có duyên với mấy con cá này, tôi xin mua, tôi đem xuống sông tôi thả”, thì đủ rồi. Chứ con mà thả hết cái thau của họ, cái lu của họ là chắc chắn là không có tiền đủ đâu. Con hiểu không?
Nghĩa là cái con nào mà có duyên, mà con thò nó, con bảo vô trong cái giỏ của con đó, thì đó là có duyên, thì thôi. Tại vì cái sức của con phóng sanh nó có bấy nhiêu đó thôi, chớ không thể mà phóng sanh hết. Cho nên vì vậy mà những con khác, đó là cái nhân quả của nó, nó phải trên dao dưới thớt của người khác rồi. Mà con cũng không thể làm hết được đâu, hiểu chưa? Chứ bữa nào con cũng xách tiền ra ngồi cái chỗ bán cá mà mua hết thì chắc chắn là con mà dù cái nhà giàu như vua chắc cũng không mua hết mà phóng sanh đâu. Cho nên vì vậy mà mình gặp trường hợp đó thì con nên phóng sanh như vậy được rồi. Tùy theo cái túi tiền, chứ không khéo về nhà coi chừng đó. Con hay hoặc là chồng nó hỏi, rồi không biết đâu mà trả lời, thì nó cũng khổ cho con, phóng sanh mà tai họa đến cho mình.
Như vậy là hết rồi đó phải không con. Có ai hỏi gì Thầy nữa không con? Xong phải không?
(18:45) Chuẩn bị đi, rồi bây giờ ăn thua là chỗ cái pháp tu mấy con. Mình làm sao mình tu cho được nè, để cứu mình ra khỏi những cái đau khổ, mấy con. Cuộc đời mình khổ lắm, mấy con! Thầy chỉ mong làm sao, mặc dù là mấy con học cái lớp Chánh Kiến, nhưng mà cái lớp Chánh Kiến mấy con cũng chưa đủ. Có một số người thì chưa đủ. Chúng ta phải trở về, chúng ta lặp đi lặp lại những cái điều mà chúng ta đã học để nó thông suốt cái lý nó. Chứ đừng có nói rằng cái lớp tui đã như vậy là xong, chưa đâu mấy con.
Cho nên có nhiều người viết nộp cho Thầy những cái bài mà sau này viết, nó có nhiều cái ý rất hay. Do đó mấy người đó là họ đã chịu khó tập cho cái tri kiến của mình thông suốt những cái điều mà Đức Phật đã dạy, “Những gì thông suốt cần thông suốt” đó mấy con. Cho nên cứ cố gắng để mà cái lớp đó là lớp căn bản nhất là lớp Chánh Kiến. Tự nó, nó đã xả tâm rồi. Cho nên tới những cái lớp tu, bây giờ cái lớp tu từ cái lớp Chánh Tư Duy cho đến cái Chánh Niệm đều là những cái lớp tu. Cho nên “Những gì cần tu tập phải tu tập” đó. Còn cái lớp Chánh Kiến, “Những gì cần thông hiểu phải thông hiểu” là ở lớp Chánh Kiến.
Cho nên ở đây thì mấy con hiểu rồi, đúng là những cái lời Đức Phật đã căn dặn chúng ta rồi. Chúng ta phải nỗ lực để mà thông hiểu tất cả những cái sự thông hiểu của nó. Còn cái vấn đề tu tập thì mấy con phải tu tập ở trong cái tâm xả, Xả Vô Lượng Tâm và Tứ Niệm Xứ.
(20:11) Thì trong Tứ Niệm Xứ thì nó khó hơn mấy con. Cho nên vì vậy mà mấy con thấy khả năng của mình tập được thì trong năm phút mình tập, mà tập không được thì mình nên tập cái Tâm Xả. Xả xong rồi thì khi thấy cái tâm của mình ở trên thân của nó. Thì mình thấy nó được cái thời gian dài rồi, thì mới trở về Tứ Niệm Xứ mình tập trở lại, thì nó không có muộn màng gì đâu. Nó sẽ tốt thôi. Chứ còn nếu mà mình thấy chưa được, mà mình cứ cố gắng, mình tập ức chế tâm thì không tốt. Nhớ những lời Thầy dạy.
Cứ tập xả là chắc ăn hết. Rồi xả lần lượt rồi, cái tâm của mấy con nó sẽ quay lên, nó định trên thân của mấy con thôi. Mà nó định trên thân của mấy con, tức là nó quán thân chứ không gì hết. Bởi vì nó định đâu có nghĩa là nó không biết. Nó biết cái thân của nó rất rõ ràng, cho nên nó là quán thân. Cho nên nó trở về Tứ Niệm Xứ. Mà khi thấy nó trở về được Tứ Niệm Xứ rồi thì bắt đầu mấy con trên thân quán thân một cách rất tự nhiên, không bị ức chế nữa rồi. Do đó mấy con nối liền được bốn oai nghi của mấy con thì bắt đầu xông trận mà giải phóng quê hương, có vậy là mấy con xong chuyện.
Có gì không con? Con hỏi đi.
(21:13) Tu sinh 3: Dạ bạch Thầy cho con hỏi, tu Tâm Xả thì thường xả liên tục hay là xả có nghỉ không Thầy?
Trưởng lão: Coi như là xả liên tục chứ con. Nào xả trồng kiểng nào xả Tứ rồi Tầm hết. Xả hết không có chừa cái gì.
Tu sinh 3: Xả nửa tiếng rồi nghỉ hay là bao nhiêu?
Trưởng lão: Coi như là con tu tâm xả là giờ nào cũng xả hết. Nó có làm cái gì đâu mà phải nghỉ? Nghĩa là luôn, nói tu Tâm Xả là con thấy ngồi chơi cũng xả nè, đi cũng xả, ăn cơm cũng xả, cái gì có chướng ngại trên thân tâm con là xả hết. Nghĩa là xả hoàn toàn, xả không còn một cái chút gì để hết, như vậy mới gọi là Xả Vô Lượng Tâm con. Chứ không phải xả theo Tứ Chánh Cần - ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện - vì xả Tứ Chánh Cần nó có phương pháp, cho nên mình tập, mình xả nó rồi đó, mình nghỉ, phải không? Còn cái này Xả Vô Lượng Tâm mà, giờ nào cũng xả, phút nào cũng xả, bởi vì tôi là người ngồi chơi, tôi vô sự. Cho nên có cái chuyện gì tôi xả, còn không có thôi. Cho nên tôi đâu có tu, tui đâu có nhọc nhằn gì đâu?
Tu sinh 3: Thầy, con xả liên tục lúc con hỏi Thầy.
Trưởng lão: Ừ xả liên tục con, xả liên tục lúc nào cũng xả, cho nên nó không có tu mà nó chơi. Mà thí dụ như bây giờ nó thích đi trồng kiểng đồ vậy, con thì Thầy biết rồi. Thời gian nếu mà con ở đây, chắc chắn nó thành cái vành kiểng, vành kiểng Thường Chiếu, chứ ở đó. Cái bản chất của con là thích kiểng, nhưng mà con không có suy nghĩ. Khi mà nhét một cái cây nó vào ở trong một cái chậu, thì như con chim mà nhốt ở trong cái lồng, đau khổ lắm con. Cho nên Thầy thấy mấy cái chậu kiểng đằng trước mà Thầy chưa giải phóng được. Mà bây giờ Thầy thấy con ở sau này, con nhốt quá trời nhiều chim như vậy. Cho nên vừa cực khổ cho con, phải đi tưới nước nó, phải không?
Cho nên vì vậy mà con có lòng từ, con thấy cái chậu cây nào héo thì con lại con tưới nước cho nó thôi, đủ rồi. Đó là con tu Tâm Từ. Mà Tâm Từ tức là nó tỉnh thức, mà tỉnh thức tức là Tâm Xả phải sáng suốt. Cho nên theo Thầy thiết nghĩ tu gì tu, không bằng mình ngồi chơi thôi, cứ xả. Cho nên vì vậy đừng có làm gì hết, không có thèm làm gì hết là xả, mà làm thì là không xả. Con hiểu không? Làm thì không xả. Hễ tu Tâm Xả là phải vậy. Tối mà buồn ngủ thì xả ngủ à, chứ không có được mà nói tui xả, tui đi ngủ thì không được. Nghĩa là buồn ngủ là phải xả ngủ, xả ngủ là không có ngủ, biết không. Cho nên mình xả hết cái giờ nào đó thôi, chứ còn xả luôn thì chắc chắn tiêu mình luôn. Để nó còn ngủ chút ít, chứ còn không cho nó ngủ nhiều, đó là mình xả.
Con?
(23:50) Tu sinh 4: Kính bạch Thầy, thỉnh thoảng con nghe một ông Phật mất đi sẽ sinh ra nhiều ông ạ?
Trưởng lão: Con không biết hả con? Một ông Phật mất đi có nhiều ông Phật phải không?
Tại vì ông Phật mất đi, ổng để lại cái đường lối quá rõ ràng cụ thể rồi, cho nên vì vậy: Trời! Ổng mất đi thì mình ráng mình tu, như ổng chớ, để mình thua ổng sao? Ổng cũng như mình, mình như ổng, chứ có khác gì đâu? Ổng cũng ăn cơm, ổng cũng trưa ổng cũng đi khất thực, ổng cũng ôm bát, rồi ổng cũng làm rớt bát bể cái bụp chớ bộ không à? Có phải không? Cơm cũng đổ tùm lum, chứ ổng có thần thông, ông hốt được sao? Có phải không? Rồi ông cũng đi xin cơm khác ổng ăn, chứ đâu có gì đâu. Bình thường như mọi người. Cho nên vì vậy ổng làm cái gì cũng được, ổng cũng rớt bát bể, mình cũng vậy. Cho nên chắc chắn là mình cũng sẽ làm được, vì vậy mà ổng để cái giáo pháp này mình tu mình xả, chắc chắn là mình cũng làm Phật được.
Cho nên một ông Phật mà tịch thì phải có nhiều ông Phật tu chứng. Bởi vì nó có khác xa nhau đâu mà không tu chứng? Nó chỉ có khác có chút là bây giờ tâm mình bị động, hở chút là mình động. Còn tâm ổng bất động, ai làm gì làm, ông cười ông vui vẻ, chớ ổng không buồn phiền ai hết, ông không trách cứ ai hết, không có nói. Không bao giờ ông nói xấu, một cái người nào làm gì làm, ổng luôn luôn lúc nào cũng nói tốt người đó, chớ không bao giờ nói xấu. Đó là cái Tâm Bất Động của người ta.
Cho nên mình làm theo ổng đi, thì như vậy là mình cũng sẽ như ổng, chứ có gì đâu. Ổng y như mình chứ gì. Thì mấy con cứ bất động đi, ai chửi không giận, ai nói gì cũng không giận. Nhưng mà có cái điều kiện đừng có nói chuyện với ai hết thì mới là Phật, Phật gì mà đi nói chuyện dữ tợn?! Phật mà nói chuyện thì không được. Con thấy ông Phật này ổng có nói chuyện với ai không? Ổng ngồi chình ình.
Thôi rồi há, mấy con hỏi gì thêm nữa không? Mấy con ngồi ghế để người ta ngồi đất, mấy con cứ ngồi hoài. Không chịu xuống thay ghế cho người ta lên người ta ngồi chút. Rồi mấy con hỏi.
(25:47) Tu sinh 4: Thưa Thầy có mấy cô cũng xin trình Thầy là thời gian sắp tới Thầy có cho ôm bình bát không?
Trưởng lão: Mấy cô xin bình bát hả? (Dạ)
Được mà. Mấy cô xin bình bát về mà tập sự ăn trong bình bát là tập làm Phật thì được lắm chứ. Thầy sẵn sàng cho hết, nghĩa là người nào mà ăn bình bát, Thầy cho hết. Bởi vì Thầy biết mấy con tập mà ăn bình bát đó là tập làm Phật rồi đó.
Tu sinh 5: Mô Phật! Kính bạch Thầy, khi mà quán xét, quán trên thân, toàn thân thì tới cả mặt mình luôn?
Trưởng lão: Con nói sao, quán ở trên thân mình thấy luôn cái mặt của mình hả con?
À coi như là mình quán trên thân của mình mà mình thấy mặt, thì cũng giống như một vị cư sĩ xuất hồn ra ngoài nhìn lại thấy từ mặt tới đầu luôn. Ở đây Đức Phật không bảo mình nhìn thấy cái mặt, mà nhìn thấy cái sự rung động: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, Đức Phật dạy mình cụ thể rồi. Cho nên nếu mà mình nhìn được thấy cái mặt của mình, Thầy nói, thật sự ra Thầy nhìn mà thấy mặt Thầy, chắc Thầy phải đứng ở ngoài Thầy nhìn vô. Còn không thì Thầy phải lấy kiếng Thầy soi.
Cho nên vì vậy mà không thể thấy mặt mình được đâu. Nhưng vì vậy mà Đức Phật dạy mình cụ thể lắm con: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra”, có đúng không mấy con?
Rung động của cái thân thôi. Mình cảm nhận được toàn thân mình bằng cái rung động của nó, chớ không khác cái gì, tức là cái hành của nó thôi. Đó là cảm nhận chứ không thể nào nhìn được thấy cái mặt. Mình nhìn xuống vầy, mình thấy được hai cái đùi hai cái chân. Mình cố gắng, mình cúi xuống, mình nhìn được cái bụng của mình chút, mà cúi được muốn gãy cổ mấy con. Có phải không?
Cho nên vì vậy nó sai cái tướng đi. Cho nên vì vậy ở đây mình chỉ ngồi mình nhìn ra ngoài, nhưng mà cái cảm nhận của mình nó nhận được cái sự rung động ở trên thân nó thôi. Chứ còn con mắt mình nhìn, thì thật sự ra mình nhìn từ đây mình thấy từ từ xuống, làm như nó có cái sự chạy của nó, thì như vậy đó là mình chưa có tỉnh thức. Nhưng mà khi tỉnh thức rồi mình nhìn vầy thì mình cũng thấy, nhưng mà nhìn nó phải có lúc nháy mắt. Còn không nháy mắt nó sẽ thị giác của con nó sẽ bị ảnh hưởng, nó sẽ ảnh hưởng bệnh con. Cho nên mình không được nhìn, mà mình chỉ có cái cảm nhận cái sự rung động đó thôi, rung động thân. Đó là trên thân quán thân là như vậy đó.
Tập như vậy, quán như vậy để cho sức tỉnh nó càng ngày càng tỉnh cao hơn. Và đồng thời nó định tĩnh được, tức là nó không phóng dật ra ngoài nữa. Nó bám chặt ở trên thân của nó, toàn cái thân của nó rồi, thì lúc bấy giờ nó có chuyện, tu tập chúng ta xong là ở chỗ đó.
(28:20) Tu sinh 5: Cho con xin hỏi, cái Biết với cái Tưởng của mình, nó là một câu, là một danh từ hay là hai danh từ thưa Thầy?
Trưởng lão: Cái Biết của mình với cái Tưởng là nó hai danh từ lận con. Cái Biết là cái Biết, cái Tưởng là cái Tưởng. Cho nên nó hai danh từ.
Tu sinh 5: Mình ngồi mình biết cái thân mình như thế đó, nó có đi dính luôn với cái Tưởng không thưa Thầy?
Trưởng lão: Nó không có dính đâu con, bởi vì ý thức nó đang quan sát được cái sự rung động của thân nó là cái ý thức. Còn khi mà bây giờ nó thấy cái thân nó một cục, hay hoặc nó thấy cái thân nó bây giờ thành một cục đá nó nặng đi, thì đó là con bị Tưởng vô rồi. Cái ý thức của con bây giờ nó chìm đi rồi, thì cái Tưởng thức bắt đầu nó hoạt động. Cho nên con mới thấy cái thân con nó ngồi một cục, như cái gốc cây vậy đó thì đó là con bị tưởng mất. Thấy không? Cho nên hễ cái Tưởng nó vào làm việc thì thế nào nó cũng có những cái trạng thái Tưởng nó kèm theo. Bị vì nó tưởng mà, nó phải kèm theo cái trạng thái Tưởng của nó. Còn cái ý thức của chúng ta thì cái vật như thế nào thì nó thấy như thế nấy. Cái thân rung động là nó thấy rung động. Cho nên thí dụ như cái mặt mình không thấy, mà mình ngồi đây mình thấy được cái mặt của mình, đó là Tưởng rồi. Con hiểu không? Thì nó tưởng rồi.
Con hỏi Thầy những cái bài mà Thầy đánh vi tính xong rồi thì Thầy sẽ trả lại mấy con. Khi nào xong, Thầy sẽ trả lại những cái bài mấy con gởi Thầy đó. Còn khi chưa xong, Thầy sẽ mượn Thầy đánh xong. Bởi vì lúc này Mật Hạnh nó vô thất rồi, nó không có người đánh nữa, mà Thầy cũng chưa có cái thời gian. Sau này nếu mà đánh xong rồi thì Thầy sẽ trả lại hết.
Lẽ ra bài mà đánh mà gởi báo chí thì nhất định không trả bản thảo. Nhưng mà ở đây trả lại hết, bởi vì đó là những cái kỷ niệm của mấy con trong cái lớp học mấy con. Cho nên Thầy sẽ trả lại những cái bản thảo cho mấy con hết. Khi mà đánh trên vi tính và chỉnh lại những cái điều mà cần thiết cho nó đúng với cái tiêu chuẩn của cái bài học đó. Có những gì cần phải sửa lại thì Thầy sửa lại, rồi sau đó thì coi như là được chấm trên diễn đàn Chơn Như. Sau khi được in ra để phổ biến cho mọi người thấy được cái hiểu biết của mọi tu sinh ở đây tu tập. Nó có một cái giá trị rất lớn, nhưng mà những cái bản thảo mấy con gởi cho Thầy đó, sau khi xong rồi, Thầy sẽ trả lại mấy con.
(30:42) Trong khi được cái thời gian mà rảnh rang, rồi kế đó thì được cái người phụ giúp Thầy, thì sẽ giao cho họ đánh trên vi tính. Rồi Thầy mới được dịp ngồi đọc lại trên vi tính đó. Thấy cái đoạn nào mà nó chưa ổn thì sửa lại, mà cái đoạn nào nó ổn nó tốt thì nhuận nó lại làm cho nó tốt hơn. Cho nên nó cũng đòi hỏi phải làm việc rất nhiều về cái vấn đề những cái tài liệu của mấy con. Nghĩa là Thầy nói chung là Thầy không bỏ cái bài của người nào hết. Người viết ngắn gọn cũng như sư Pháp Châu thì Thầy cũng không bỏ. Dù là một câu Thầy cũng chỉnh lại cho nó hoàn chỉnh được cái câu của sư Pháp Châu, để hoàn toàn có sư Pháp Châu tu hành ở trong cái lớp Chánh Kiến này, để không mất sư Pháp Châu đâu. Các con hiểu không?
Nghĩa là Thầy không bỏ một người nào ở trong cái lớp học này hết. Thầy tin rằng cái lớp học này sau này chứng quả A-La-Hán hết, không còn người nào mà không chứng quả. Nhưng mà các con nghe Đại Thừa nó nói chưa? Quả A-La-Hán có quả A-La-Hán thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư chứ có phải một quả đâu. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng đệ tử của Thầy chỉ có chứng một quả A La Hán thôi, chứ nó không phải nhất, nhì, ba, tư ở trong đó đâu.
Thầy sẽ trả cho mấy con. Thôi rồi hé mấy con, còn gì nữa không con? Còn hỏi Thầy gì nữa không?
(32:13) Tu sinh 6: Bạch Thầy ạ, xin Thầy cho con hỏi một câu. Bạch Thầy chúng con thường xuyên đến khu vực học cái lớp Chánh Kiến. Trong cái ngôn từ mà Thầy dùng Nhân Quả thì từ trước tới nay tất cả các sách thế gian đều dùng hai từ Nhân Quả. Nhưng mà Thầy thì con thấy Thầy nêu thêm hai tiếng nữa là Nhân bản - Nhân quả. Vậy thì cái “Nhân Bản" đây Thầy muốn nhấn mạnh đó là cái bản chất, cái gốc của Đạo Phật, hay còn có ý nghĩa gì trong đó? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Trưởng lão: Thầy muốn nói Nhân bản đó là cái gốc của con người con, chứ không phải của Đạo Phật. Bởi vì cái con người nó là cái gốc của con người là Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả. Cho nên Đạo Phật không có cái gì của Đạo Phật hết, mà Đạo Phật khai triển của con người đã có sẵn. Cái con người có sẵn, Đức Phật mới lấy cái của con người có sẵn mà nói ra, thành ra nó là cái Chơn lý, là cái sự thật của con người. Chứ nếu mà con người chưa có mà Đạo Phật lại vẽ ra cái này, rồi bắt buộc con người phải tập theo cái này để làm thì cái này nó không phải gọi là Chơn lý.
Các con hiểu điều Thầy muốn nói không? Cái này là con người đã có sẵn. Cho nên ông Phật tu chứng rồi, ổng thấy con người có sẵn cái này. Cho nên ổng mới lấy của con người ra mà gọi là Tứ Diệu Đế. Bốn cái Đế đó, là bốn cái sự thật của loài người. Và cái Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả là cái Đạo Đức gốc của con người. Chứ không phải cái Đạo Đức này là của cái loài động vật nào khác, hay hoặc là của chư Thiên được, hay hoặc là của cõi Phật được. Mà cái này là của con người, chỉ có con người mới có cái Đạo Đức này.
Mà đem lên với cái xứ Phật đó, như đem lên cõi Phật Di Đà đó. Mà đem cái Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả này, Ông Phật Di Đà ổng nói: “Tôi đâu có phải con người đâu mà Nhân bản”. Có phải không? Ổng nói: “Tui đâu phải con người, tui là Phật, là Bồ Tát không à, cho nên vì vậy ở đây không có Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả”. Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả là Đạo Đức của những con người ở trên hành tinh này. Nó mới là cái gốc của con người mà.
Nhân bản, bản là gốc, nhân là người, gốc của con người. Cho nên nó là cái Chơn lý sự thật của con người. Mấy con phải hiểu được cái chỗ này, cho nên vì vậy nó không phải là cái xa vời. Mà không phải cái này của Đạo Phật đâu, mà cái này là của con người. Đã ông Phật ổng lôi ra của con người. Cũng như bây giờ Thầy nói cái gì nó có sẵn, chứ Thầy không thêm bớt một cái gì hết. Nghĩa là ông Phật nói sao, Thầy nói vậy. Nó có sẵn, cho nên Thầy không có cái gì mới của Thầy. Còn ông Phật, ổng cũng không có cái gì mới của ổng hết, mà cái gì của con người có là ổng lấy ra ổng nói.
(34:38) Cũng như bây giờ cái Diệt Đế là cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, con người nào cũng có mà, cho nên đâu có gì của ông Phật đâu. Cho nên ổng nói hồi nào tới giờ mình có thanh thản, an lạc, vô sự nhưng mà không ai nói, cho nên mình không biết. Cho nên bây giờ có ông Phật ổng nói: “À! Như vậy là đúng”. Đó là cái chân lý rồi chứ gì?
Bây giờ nói khổ, thì ông Phật nói ai cũng khổ hết, thì do tham sân si mà khổ. Nhìn lại người nào có tham sân si thì mới khổ chứ. Bây giờ nhìn lại người nào cũng có hết thì tức là ông Phật nói đúng rồi.
Tại vì con người có tham sân si, có sẵn hết rồi, phải không? Do đó cho nên nó khổ. Do đó Đức Phật mới nói cái nguyên nhân mà sanh ra đau khổ thì nói lòng ham muốn. Nhìn lại người nào cũng ham muốn hết. Đúng rồi! Tại vì con người có ham muốn mới khổ chứ. Đức Phật nói cái - chứ phải chi mà con người mình có người có ham muốn, mà có người không có ham muốn - thì Đức Phật nói trật. Còn đằng này người nào cũng vậy hết, cho nên Đức Phật nói đúng. Cho nên bốn Chơn lý đâu có làm sao sai được? Và nói con đường Đạo Đế là nói tám cái lớp học này, thì Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh, Chánh không. Chúng ta thấy một loạt Chánh thì làm sao có tà? Mà Chánh thì làm sao có khổ? Thì như vậy Đạo Đức chớ sao. Con hiểu không? Rõ ràng!
Cho nên vì vậy mà nó hoàn toàn nó đưa đến cái nền Đạo Đức của con người rõ ràng là bốn cái chân lý này. Thực tế là nó chỉ cho chúng ta thấy quá rõ ràng là của người chớ không phải của ai, cho nên nó Nhân Bản. Cho nên vì vậy mà Thầy nói Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả. Mà nhân quả rõ ràng là con người hành động, nói, rồi suy nghĩ, ba cái hành động này là nhân quả chứ gì? Thiện với ác trong đó, chứ có gì khác hơn hết đâu. Cho nên nó làm sao mà chạy khỏi được cái nhân quả? Mấy con thấy không? Mà cái gốc của con người, nhân bản là gốc của con người, sống không làm khổ mình khổ người, xác định. Nghĩa là cái người sống Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả là không làm khổ mình khổ người, có đúng không?
Cho nên Thầy kết hợp tất cả các danh từ đó lại, làm chúng ta đọc thấy Đạo Phật rõ ràng quá, không có mơ hồ, không có gì hết. Tu theo Đạo Phật là tu sống Đạo Đức không làm khổ mình khổ người, chứ có làm gì đâu. Đâu phải đi tìm Tam Minh, đi tìm thiền định gì đâu. Cho nên chổng khu nhau mà ngồi thiền, trời đất ơi! Bộ mấy người ngu sao đó? Làm chi cho cực thân của mình thức khuya dậy sớm mà ngồi chong ngóc đó như cóc vậy làm gì?
Ở đây ta sống bất động không sướng sao? Ngồi chơi chống tay vậy, coi nó có động gì không. Coi cái thằng này, coi nó muốn cái gì đây? Mày muốn thì đâu có được. Như vậy mình tu khỏe quá, đâu có gì mà phải gò bó nó. Còn mấy con ngồi xếp chân xếp bằng đồ này kia, trời đất ơi! Làm Phật làm chi cho cực? Như cái ông này, ông ngồi cực gần chết, chứ bộ sướng không? Các con thấy sướng sao mà ngồi khép chân như vậy, có đi được như Thầy không? Tối ngày ngồi một đống ở chỗ đó, có phải sướng chỗ nào đâu? Còn khổ thêm nữa. Cho nên ốm nhom ốm nhách vậy mà cũng đáng cái đời Thầy.
Đi như Thầy, ốm cũng khỏe. Khỏe là mình thư thái, chứ không phải sướng sao? Nhưng mà ai chửi mắng mình được ha? Mình có giận đâu, cái nào sướng hơn? Cho nên cái tâm hồn của chúng ta, cái tinh thần của chúng ta nó thoải mái, nó dễ chịu, không ai làm động tâm mình được. Tu vậy có phải sướng không? Làm cái gì mà phải gò bó đồ, cực khổ? Làm Phật chi cho cực, cái kiểu này cực quá. Con làm Phật kiểu này cho sướng, ngồi chơi, xả tâm, không đau khổ, có sướng không?!
Các con cứ nghĩ đi, bây giờ Thầy nói, làm chi mà ngồi tréo chân, tréo giò chi cho nó cực? Ngồi như Thầy chơi sướng. Chống tay, coi cái thằng tâm này coi mày có muốn cái gì đây? Đâu có được. Cái giờ này đâu phải giờ mày ăn, giờ này đâu phải giờ mày muốn. Mày muốn cái này không được đâu, tao không chịu đâu. À rồi, nó không chịu thôi, nó đi. Nó sai mình được không?
(38:12) Người ta chửi mình: “Cái ông này ổng ngồi đó, ì hoài đó không biết làm ăn gì hết”. Kệ! nói nói chứ, ăn thua gì mình tức giận. Cho nên mình ngồi ì hoài tu, người ta nói gì nói. Nói mình lười biếng, nói gì cũng kệ họ, lười biếng ai khôn ai dại? Siêng năng thì ra đó mà làm đi, coi người nào cực. Có phải không? Rốt cuộc rồi mình là người sung sướng nhất, mình là người vô sự nhất. Có phải sướng không, mấy con thấy?
Trưa có người đem cơm cho mình ăn, vậy mà còn chê dở chê ngon nữa. Trời đất ơi! Vô đó mình xin rau cô Út ăn đi cho nó mập, mai mốt mà chê cô Út rửa rau không sạch. Thật sự mấy con biết cái miệng của mấy con mà Thầy biết quá chừng. Cô Út cho ăn không, không có ai hết, chê cô Út rửa rau không sạch. Còn có người khác cho ăn, chê người khác nấu không ngon.
Sự thật ra Thầy nói thiệt, đúng là con người không có biết tùy thuận, không có biết nhẫn nhục chút nào hết. Miễn làm sao ta có cơm ăn là đủ rồi, sướng quá trời rồi, ngồi đây mà giải thoát. Phải không? Mình có phước quá rồi, ngồi mà giải thoát. Vậy mà còn chê cái này, chê cái kia, rồi còn nói mập nói béo nữa. Trời đất ơi! Ở tu đây mà mập béo. Thầy nói không có cần cái thứ này đâu. Không cần. Mập béo không có cần, tao tu không có cần nữa. Bây giờ chỉ cần làm sao bất động tâm đây thôi. Cái mục đích của mình là như vậy mà.
Chớ mấy con nghĩ đi, mấy con bỏ hết cái của cải tài sản, bỏ hết những sự nghiệp. Thậm chí cái thân này bỏ, đến đây xin cái chòi tranh vách là bằng tầm vông trúc tre này có đáng giá bao nhiêu không? Mình vô đó ngồi chong ngóc đó làm cái gì đây? Có phải không? Thì ngồi đây thì ngồi chơi không phải sướng sao? Còn đòi ăn, đòi uống đòi này kia đủ thứ chi? Điên gì? Các con ngồi chơi đi, mà không gặp Phật ngay chỗ đó thì không có chỗ nào nữa hết. Ông Phật ông sống cũng cỡ mức độ đó thôi, chứ ổng còn hơn cái chỗ nào. Thầy nói không hơn cái chỗ nào hết.
Nhưng mà mấy con ngồi mà thanh thản bất động như vậy đó, thì mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Nó đơn giản như vậy! Sợ mấy con ngồi mà không bất động được mà nó cứ động hoài đó, thì cho nên vì vậy mà không làm chủ được cái sự sống chết của mấy con. Cho nên ngồi đây, hằng ngày ngồi đây để rèn luyện mình được bất động. đó là cái chính của chúng ta tu tập. Đi thì chúng ta cứ đi, đứng thì chúng ta cứ đứng, ngồi thì chúng ta cứ ngồi. Muốn nằm muốn đứng, muốn đi.
(40:29) Các con nghe cái bài Đại Không của Đức Phật dạy không, giải thích rất rõ mà. Nó muốn đi thì cứ đi, nó muốn nằm thì nằm, nó hướng tâm cái gì thì làm theo cái nấy. Nó muốn đi, nó không được. Nó ngồi đây, nó mỏi gần chết, nó cũng ráng. Nó ngồi đây, hai chân nó tê gần chết, nó cũng biểu ráng. Nó ngồi đây, nó đau nhức, nó cũng ráng. Ráng như vậy làm cái gì? Làm cho nó khổ thôi chứ làm cái gì? Cho nên hổng có ráng cái gì hết. Mày muốn đi thì tao cho mày đi, mày muốn ngồi tao cho mày ngồi. Mày ngồi kiểu nào cũng được, thoải mái thì thôi. Đừng có ngồi gò bó cho mày khổ thì không được. Bởi vì ở đây không phải giới cấm thủ đâu, không có làm khổ mày đâu.
Nhưng mà có cái điều kiện là ăn ngày một bữa, không ăn phi thời. Đừng có nghĩ rằng “đói ăn khát uống mệt ngủ”, không có điều này nữa. Tao làm chủ nè, không có muốn ăn, muốn uống cái gì mà phi thời được. Đó cuối cùng thì mình giải thoát. Có vậy thôi, bởi vì đó là tu Tâm Xả chứ không có gì. Thầy muốn nói đó là những cái hiện tượng tu Tâm Xả thôi. Mà xả tới rốt ráo rồi mấy con thấy, ăn ngày một bữa, mà ngồi chơi, mai mốt cái mặt nó mập vầy nè. Bởi vì mình có làm gì? Còn mấy con ốm nhom ốm nhách là tại vì trời đất ơi! Nó đi kinh hành sáng đêm, nó hao năng lực, nó chẳng ốm. Rồi không dám ngủ nữa.
Đó bây giờ mấy con hiểu hết rồi phải không? Bây giờ những cái lúc mà xa Thầy, nó không có bao giờ mấy con sai được những cái điều này đâu.
Về gia đình của mình nói: “Thôi! Ông làm ơn ông ở phòng dưới, ông tiếp khách đi. Tôi bây giờ, tôi thích ở cái phòng nhất ở trên kia, đừng có ai lên, ông cũng đừng có léng phéng. Lên mà động tui, tui tu không được”. Phải không? “Bây giờ ông cứ ở dưới đi. Khi nào mà đúng giờ trưa, ông làm ơn ông làm cái mâm cơm đi. Ông không bưng lên nổi thì tui xuống tui bưng lên. Chứ tui đi khất thực một đoạn đường, chứ không sao đâu. Còn ông bưng lên mà ông nói cái này kia nó làm động tôi. Thôi! Ông cứ nấu cơm dọn sẵn để đó đi. Tôi trở xuống, tôi bưng cơm lên tôi ăn thôi. Tôi chỉ chịu khó bưng thôi. Nhưng mà ông có nấu được ngon thì tôi ăn ngon mà dở ăn dở. Mà bữa đó ông có lười biếng, ông làm ơn cho tui chai muối ớt, với một tô cơm đủ rồi. Tôi không cần đòi hỏi cái sự cực khổ ông đâu”.
Cứ vậy mấy con sẽ sống. Muối tiêu, muối ớt, muối sả gì cũng được. Miễn có cơm tui ăn thôi, cơm bổ hết mấy con. Đầy đủ chất bổ ở trong cơm đó. Cho nên giống dân mà ở Á Châu chúng ta lấy cơm làm gốc, không có bao giờ phải ăn bánh mì sống đâu, mà ăn cơm sống. Như Thầy bây giờ ăn bánh mì thì bắt nóng thôi. Cho nên bánh mì Thầy không thèm. Con?
(42:57) Tu sinh 6: Bạch Thầy cho con hỏi, nếu mà trong cái trường hợp không có người nấu cơm cho mình thì tự mình đi mình nấu có được không?
Trưởng lão: À được, tự đi nấu. Còn không thì ra rừng hái mớ lá cây vô nhai nuốt. Giống như Thầy, mình làm biếng chừng nào tốt chừng nấy con. Nếu mà có người nấu cơm được thì mình ăn cơm, mà siêng thì mình đi nấu cũng không sao. Mà lười biếng thì ra ngoài rừng coi cái lá nhãn chài, nhãn rác, lá trường, lá mít non non hái được, cứ hái vô, làm một bụng no thôi, rồi ngồi chơi.
Tu sinh 6: Bạch Thầy, có nhiều người căn cơ nó chưa đủ sức được như Thầy, thế cho nên mới làm Thầy, chứ còn chúng con thì còn phải nấu ăn, nấu ăn thì phải đi mua rau, mua rau thì phải dùng lấy tiền.
Trưởng lão: Bây giờ lá cây ở rừng thiếu gì, khỏi cần. Khỏi cần mua cho tốn tiền, mất công. Mình đi hái, bước đầu thì ăn nó ít ít, nó ăn chưa nhiều. Sau đó ăn quen rồi ăn nhiều lên. Chứ có gì đâu khó.
Tu sinh 6: Bạch Thầy, cơm áo gạo tiền muối mắm các thứ đồ nó đều phải dùng đến phương tiện là đồng tiền.
Trưởng lão: Mà bây giờ không có tiền thì lá rừng đó, sử dụng.
Sư Thanh Quang: Kính bạch Thầy, tập quán thân thì vừa qua Thầy Thực Thầy có dạy chúng con hai trên bốn oai nghi, thế là trong đó thì oai nghi đi thì nó dễ quán, dễ tập hơn cái ngồi nhiều. Và trong sách Thầy cũng dạy như vậy. Thế nhưng mà vừa qua thì Thầy dạy hai tuần ngồi trước, sau đó vừa rồi mới là đi. Thì ở chỗ đấy ý là thế nào con chưa rõ, xin Thầy chỉ dạy.
Trưởng lão: Bởi vậy ý của Thầy là muốn dạy con là nương vào cái chỗ hơi thở, con hiểu không? Cho nên Thầy nói hai tuần, để mà nhiếp vào hơi thở. Tức là cái câu mà Phật dạy đó trong hơi thở: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Nhưng mà sau khi dạy các con cảm giác toàn thân thì mấy con luồn ở trong đó quá trời quá đất. Buộc lòng Thầy phải cho mấy con đi kinh hành, chứ bây giờ làm sao hơn. Cho nên Thầy mới cho mấy con đi kinh hành đó.
Chứ lẽ ra mấy con đừng có luồn ở trong đó thì chắc chắn là Thầy khỏi cần phải cho đi kinh hành. Con hiểu chỗ này không? Chính mấy con làm sai mà buộc lòng Thầy phải cho đi kinh hành, chứ đúng là Thầy dạy đúng cái tiêu chuẩn của Phật. Phật dạy mình “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân…”, chứ Đức Phật có dạy mình đi kinh hành kiểu mà để quán thân này chưa? Chưa. Có phải đúng không? Cho nên mình hơi thở thì mình phải ngồi chứ. Chứ bao giờ mà có đi mà hơi thở bao giờ. Cho nên vì vậy mà trong khi đó Thầy thấy mấy con tu không được rồi. Cho nên Thầy mới chuyển qua cái thân hành để cho mấy con nhận ra cho được rõ ràng, cái hành động rõ ràng.
Chớ vì mà có người quán có tới bụng hà, còn hai chân này bị khoanh chân vầy, họ có biết đâu đâu, rồi họ tưởng. Rồi có nhiều người lại hít thở, luồn hơi thở trong thân đi. Trời đất ơi! Cho nên nhiều cái nó sai. Cho nên buộc lòng Thầy cho đi qua cái kinh hành, thân nó nghiêng qua ngửa ngã tới, ngã lui. “À bây giờ mấy con nhận được rồi!”. Thì nhận được rồi, thì từng đó cái thô được rồi, thì cái vi tế tới cái hơi thở thì nó sẽ được. Con thấy, đó là cái khéo léo thiện xảo của Thầy thôi.
(45:55) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy trên cái nền ấy bây giờ con nghĩ là, vậy thì trong bốn oai nghi có thể có đặc tướng của mỗi người. Họ chọn một oai nghi nào hợp nhất với họ. Họ cảm thấy họ quán thân dễ nhất họ tập trước liệu có được không ạ?
Trưởng lão: Được, đó là đặc tướng rồi con. Đặc tướng.
Sư Thanh Quang: Bạch Thầy một điều nữa con thưa là, thế nếu hai oai nghi trong bốn oai nghi mà người ta thấy tập đều thuận với nhau cả thì trong một buổi tập có thể tập xen kẽ hai oai nghi ở cùng thời gian được không ạ?
Trưởng lão: Được. Không có sao hết.
Trưởng lão: Rồi bây giờ hết rồi hả con, còn hỏi gì thêm không. Con?
Tu sinh 8: Con kính bạch Thầy, là hai tuần trước thì Thầy cho con oai nghi tập: con tập đi là năm phút lên mười phút bốn oai nghi. Thì con cứ tập được oai nghi này thì nó rất là an trú. Con thì con tập an trú là mười phút, tức là nhiếp tâm và an trú trong mười phút, trong quá trình con ngồi con tu tập như vậy nói chung là trong bốn oai nghi đó thì con tập rất là an trú mà nó không có một cái gì chướng ngại hoặc là không có một cái gì đau tê chân cả. Thế thì con có viết thư trình Thầy, thì Thầy nói là được.
Thì tức là con từ đó thì về con tập, tức là cái lần thứ hai này con tập đúng oai nghi thì con đứng lên được. Có mỗi ngày, tức là một ngày thì hôm qua thì con kết hợp bốn oai nghi lại thì con tu tập thì con chưa xong Thầy ạ. Thế nhưng con vẫn cứ tập, cứ làm như vậy thì con cứ thế con tập, mà nó không bị gì thì con cứ thế con tập hay là con chưa kết hợp được thưa Thầy?
Trưởng lão: Ờ thì con cứ thế con tập thôi, chưa kết hợp được đâu con. Cứ tập như vậy đi. Bởi vì nó chưa có tỉnh thức ở trên đó sâu. Mà nó chưa định tỉnh được thì cứ tập thôi, chứ chưa kết hợp được. Cứ tập như vậy.
Tu sinh 8: Thưa Thầy con tập như vậy là ví dụ như đêm…
Trưởng lão: Đừng có tăng lên.
Tu sinh 8: Là mười phút về oai nghi nằm, nhưng mà nó không đủ mà nó cũng không làm sao cả.
(48:11) Trưởng lão: Ừ thì cứ hễ nó hết mười phút là đứng dậy thôi. (Vâng). Rồi tập cái khác, có vậy thôi. Hoặc là nghỉ để tập trở lại, có vậy thôi con. Chứ khoan! Để cho nó được định tỉnh trên những cái oai nghi đó rồi, mới kết hợp nó lại được. Chứ còn không khéo, bây giờ mà kết hợp qua cái sự kết hợp mà trật, nó cũng không quán được trên thân nó, thì nó có kẽ hở thì không tốt. Rồi con ngồi xuống đi con.
Trưởng lão: Rồi bây giờ hết rồi phải không mấy con? Bây giờ chuẩn bị hết. Không có gì mà lo lắng lâu đâu. Chỉ có còn mà mấy con ở đây bây giờ thì không có sướt mướt gì hết. Nghĩa là mình là người tu rồi, A-La-Hán hết rồi mà còn khóc sao, phải không? Mình sẽ coi như là cái sự chia tay của mình là cái sự gần gũi nhau để mà tu tập, chứ không có gì. Không có phải như người thế gian đâu. Trong cái dịp này đó, mình về gia đình của mình một thời gian. Rồi sau đó có những cái trung tâm nó sẽ thành hình thì mình sẽ đến tu tập tiếp tục.
Cho nên con đường còn xa, chứ không phải là trong một ngày hai ngày mà xong. Nói để Thầy sách tấn cho mấy con nghe nó ham, chớ thiệt ra nó đâu phải vậy, nó không phải vậy đâu. Cho nên cố gắng mà thực hiện, thì nó lần lượt, nó sẽ đạt được những kết quả tốt. Còn cái duyên của mình nó đến đây thì coi như lớp học của mình đến đây, thì mình sẽ tạm dừng lại một cái thời gian. Mà tạm dừng, nhưng mà ở đây dừng không có nghĩa là không tu. Mà dừng ở đây là nắm các pháp mấy con rành rẽ rồi, thì mấy con về mà thực hiện những cái gì cần tu phải tu tập. Thì ở đây thì coi như là mấy con phải tu tập, cần tu phải tu tập đó.
Nhưng mà không có ở trong cái vòng này nữa để cho nó được bình an. Rồi một thời gian chúng ta sẽ có đủ điều kiện thì chúng ta sẽ họp lại. Và sau cái thời gian mà họp lại một tháng, hai tháng, hay năm tháng, ba tháng, rồi chúng ta sẽ gặp lại. Thì Thầy sẽ kiểm tra lại những cái điều, coi mấy con tu tập Tứ Niệm Xứ hay là xả tâm đến cái chỗ nào, rồi mới hướng dẫn các con tiếp tới nữa. Chớ không có mất phần đâu mà sợ, nó không có lạc đi đường nào hết đâu.
Có gì không con?
(50:16) Tu sinh 9: Con kính bạch Thầy, con được Thầy dạy cho con nhưng con cũng là kém duyên, phước duyên của con kém nên con cũng không được theo cái lớp Chánh Kiến vừa rồi. Con hôm nay cũng là một cái duyên lớn mà con vào để mà xin được nghe lấy một buổi dự thính thôi, nhưng hôm nay cũng thật là quá phước cho con tranh thủ con vào thì nay con cũng được nghe.
Theo các đàn anh, đàn chị học thì con chưa có được nhưng mà bây giờ thì mừng cũng có nhưng mà buồn cũng có ạ. Nói buồn thì người tu mà buồn thì nó cũng không ấy… Con muốn ở lại để được nghe dự thính một thời gian, thế nhưng bây giờ thì lại được nghe tin là coi như là được về. Thế thì cái này chúng con cũng được tí chút nghe thôi. Thế bây giờ con muốn trình Thầy là, chúng con thì chưa có duyên để mà được tới học, nhưng mà bây giờ chúng con cũng phải về. Như ở ngoài bây giờ chúng con vẫn tu như trước kia Thầy dạy những cái môn chúng con tu đó. Thế nhưng con xin trình Thầy để Thầy dạy dỗ cho con để Thầy sách tấn cho con để con cũng về con biết đường lối để về con tu tập. Vì cái lớp này còn chưa được vào tu thì chắc là sau này con chưa dám nghĩ đến Thầy.
Thì bây giờ là coi như, khi Thầy cho con pháp tu Tứ Niệm Xứ thì bây giờ con nghe Tứ Niệm Xứ khó quá như vậy, riêng con thì vẫn về theo cách Thầy dạy cho con là ngồi thanh thản an lạc. Thế thì con vẫn ngồi, trong khi đấy con ngồi thì con cũng biết con ngồi, từng hành động một nhỏ nhẹ, hoặc là con đứng con biết con đứng, con đi con biết con đi, con nằm con biết con nằm. Nhưng mà con biết thì con vẫn biết, nhưng mà thường xuyên hơi thở nó vẫn là con biết hơi vào hơi ra, con ít suy nghĩ lắm ạ, mỗi khi mà có điều gì nhá vào con thôi thì con sẽ tác ý là “Tâm đừng có suy nghĩ lung tung”.
Thế thì con lại ngồi, hoặc là con đứng con vẫn đứng con ngồi vẫn ngồi nhẹ nhàng như vậy. Thì xin Thầy sách tấn cho con cách tu hành như thế nào. Hơi thở nó vẫn cứ như thế, con không cố ý gì hết. Hay kể cả ngồi như thế này học, thì con biết con nghe nhưng con vẫn biết hơi thở vào hơi thở ra. Con trình Thầy, xin Thầy sách tấn cho con để cho con được biết đường lối con tu hành. Sau khi con có điều kiện thì xin Thầy, Thầy cũng bố thí cho con để con cũng được vào học một lớp nào đó. Nghe như thế này thì đến chiều hoặc mai con cũng phải về rồi Thầy. Xin Thầy, Thầy dạy cho con.
(52:55) Trưởng lão: Đúng rồi! Bây giờ con cứ tu y như vầy là được rồi, khỏi cần mà phải dạy gì khác hơn hết. Bởi vì đó là con tu thọ Bát Quan Trai theo các pháp đã dạy rồi, con cứ tu như vậy thôi. Sau khi mà có cái dịp mở được cái lớp Chánh Kiến thì con vào, con dự tu cái lớp Chánh Kiến. Mà cần phải sắp xếp gia đình cho ổn thì mới vào tu được, chứ mà không khéo nó cũng lỡ dở. Cho nên đó là cái điều kiện mà con trình bày cái sự tu tập về hơi thở, về tỉnh thức được ở trên những cái hành động của con, đi đứng nằm ngồi đều rõ biết hết thì tốt rồi, đâu có gì đâu. Bây giờ tiếp tục để mà tu tập, để cái sự tỉnh thức đó nó tăng lên, nó cao hơn. Nó luôn luôn lúc nào nó cũng được ở trong cái vị trí tỉnh thức của nó thì rất là tốt, phải cố gắng tập nữa con.
(53:37) Tu sinh 9: Con trình Thầy thêm là như mọi khi Thầy nói là năm giờ thì quán, quán xem là từ cái lúc bắt đầu mình ngủ dậy cho đến năm giờ thì những hành động mình làm cái gì. Thế rồi từ ngày hôm đó đến tối nữa thì từ hôm đó thì nó như thế nào, thì con lắm lúc con quán có chệch giờ Thầy, cũng có lúc thì bốn giờ con quán đến năm giờ, cũng có lúc là con lại để đến tối con mới quán Thầy. Ví dụ như tối con mới ngồi con quán cái giờ đó chệch đi thì có thế nào không Thầy?
Trưởng lão: Ờ không sao hết con.
Tu sinh 9: Tức là con quán mà con nhớ rõ lắm Thầy, tức là sau khi quán đó thì con nhớ rõ từng hành động trước khi dậy nó như thế nào, hoặc là tiếng đồng hồ reo thế nào, thế rồi mình dậy sắp chăn màn ra làm sao rồi bước đi, con nhớ được hết ạ. Đó, nhưng cái mà Thầy dạy thì con.. Như vậy thì xin Thầy sách tấn cho con như thế nào nữa ạ.
Trưởng lão: Vậy được rồi, khỏi có lo gì đâu, không có gì. Đó là đúng thôi, không có gì đâu.
Tu sinh 9: Con cứ quán hai lần đến ba lần, con sợ có quên gì con lại nhớ lại, nhớ lại từng cái một, để sau khi nhớ là con chắc xem mình còn quên những gì, hoặc là ban ngày mình nói những gì. Con con xem cái nào sai cái nào đúng, con lại ngồi quán lại. Một ngày con lại có một cái thời quán như thế. Có hôm thì quán từ bốn rưỡi đến năm giờ, có hôm thì bốn giờ con quán là xong thì con thanh thản, an lạc, vô sự. Con cứ như vậy, nếu không thì tầm tối, ngay tầm bảy giờ ngồi vào được hoặc là tám giờ có giờ quán, chứ không bỏ quán trong một ngày.
Trưởng lão: Được con. Vậy là được rồi. Cứ lo tu vậy được rồi. Không có gì đâu. Có quán như vậy là tốt rồi, không có gì. Con tu vậy đều đều vậy thôi. Ở trong cái giai đoạn cư sĩ của các con mà tu được vậy là quý lắm rồi. Sợ nó tu không được, chứ tu được là tốt. Cứ ráng tu con.
Hết rồi mấy con? Mấy con nghỉ mấy con. Còn hỏi Thầy gì không con?
Tu sinh 10: Bạch Thầy! Cho con xin một cuốn, con chưa có Thầy.
Trưởng lão: Cuốn này hả con? Hai cuốn nè con. Hai loại.
Phật tử: Bà vợ con chưa có Thầy.
Chú Thanh Trí: Thầy! Thầy! Xin chụp tấm hình của lớp Thầy, đầy đủ rồi.
Trưởng lão: Rồi xong rồi con. Giờ ra chụp hình đi con.
HẾT BĂNG