2005 MÙA AN CƯ 13
SỨC MẠNH TƯ TƯỞNG VÀ HIỆN TƯỢNG BÙA CHÚ
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [47:49]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
(00:00) Tu sinh 1: Con thưa Thầy, vị thầy dạy con môn Lịch Sử triết học Phật Giáo, thì thầy nói rằng, thầy bảo là thầy có nghiên cứu về triết học Mác - Lê Nin, rồi cũng nghiên cứu nhiều cái trường phái triết học, nhưng mà đến lúc mà thầy nghiên cứu về Phật giáo đó, rồi thầy đọc sách, thì thầy bảo: "Thầy không có hiểu." Như thế, vậy thì theo ý của Thầy, con hỏi ý của Thầy, chẳng hạn như bây giờ, con là một học trò của thầy ấy và con cũng muốn cho thầy ấy hiểu biết về giả dụ như chánh Pháp của Phật, thì con đưa sách cho thầy ấy, con lấy sách của Thầy, con về con đưa cho thầy con đọc có được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ. Bởi vì thầy muốn nghiên cứu về Phật giáo nhưng mà thầy bây giờ thầy không có biết, cho nên con mới đưa những cái sách nào mà để thầy nghiên cứu, thầy biết Phật giáo cho dễ. Đó thí dụ như bây giờ cái cuốn mà ‘Những Lời Phật Dạy tập IV’ này con đưa, thì ông này ông nhận ra được cái triết lý Phật giáo liền, cái chân lý của Phật giáo liền. Trong cái triết lý, thì nó có cái chân lý. Mà trong cái triết lý, mà nó thực hiện không đúng của cái loài người, thì nó là cái triết lý, là triết lý, không thể là chân lý.
Còn trái lại, cái triết lý của Đạo Phật, đó là cái chân lý của loài người. Cho nên nói đâu nó dính vô đó, nó đúng như vậy, nó không sai. Cho nên nó thành ra cái chân lý, gọi là ‘Bốn Cái chân lý, Bốn Cái Sự Thật’, đó là cái chân lý của Đạo Phật. Cho nên bây giờ nội cuốn này, con đưa về cho ông thầy con, ông đọc: "Trời đất ơi Phật giáo như thế này." Chứ con đưa một đống kinh mà Đại Thừa, ông thầy ông nghiên cứu, ông không biết gì đâu.
Tu sinh 1: Bạch Thầy, tại vì ngày xưa thầy có học, thầy có đọc, rồi thầy nghiên cứu nhưng mà chắc là ngày xưa là thầy nghiên cứu bên Đại thừa ấy thầy.
Trưởng lão: Đại thừa.
Tu sinh 1: Thành ra thầy không có hiểu. Lắm lúc thầy có lên lớp, thầy nói là: "Thầy có nghiên cứu nhiều năm. Rồi Thầy đọc đi, đọc lại. Thầy đọc triết học Phật giáo nhưng mà Thầy vẫn không có hiểu." Con thì con muốn giúp thầy, bởi vì con là học trò của thầy, mà thầy con cũng lớn tuổi rồi Thầy, thì con muốn giúp thầy, thế thì liệu con hỏi ý của Thầy, như vậy thì liệu có được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ con, được chứ sao không! Có gì đâu không được? Thầy nói thật sự những cái người mà muốn nghiên cứu mà về những cái triết học này, những cái triết học kia, người ta có cái tâm tìm hiểu và người ta có cái tâm muốn biết được những cái tư tưởng của con người trên hành tinh. Mấy người mà nghiên cứu, nhất là mấy nhà trí thức, họ đều có cái tâm muốn biết. Muốn biết cái triết học này, muốn biết cái triết học kia, muốn biết cái tư tưởng của cái loài người từ xưa đến giờ như thế nào, có hợp, có đúng hay không?
(02:12) Nhiều khi, nếu mà không có cái người hướng dẫn thì họ, cái biết của họ nó mờ mịt. Cho nên vì vậy mà trong lời của Phật dạy, muốn tìm hiểu thì cần phải có một người tu chứng. Tức là chứng đạt được cái chân lý đó, thì cái người đó sẽ dạy cho chúng ta biết được cái chân lý. Làm cho chúng ta ngộ được cái chân lý, làm cho chúng ta biết cách để hộ trì, bảo vệ cái chân lý đó để mà chứng đạt cái chân lý.
Chỉ có cái người tu chứng là cái người đó sẽ hướng dẫn cho mình nghiên cứu. Còn mình cứ lấy kinh sách mà mình nghiên cứu là mình bị lạc lầm hết, lạc đường hết, không có làm sao mình hiểu được. Bởi vì danh từ không thể nào trả lời cho mình được cái nghĩa của nó sát thực mình muốn biết. Mình đọc, rồi mình tự mình nói, cái kiến thức của mình, mình sẽ hiểu, nhưng mình lầm, những cái danh từ đó mình lầm.
Con đọc trong cái cuốn sách này, con sẽ biết có những cái danh từ mà người xưa đến giờ, các nhà học giả đều là giải thích lầm. Chỉ có Thầy vạch ra được là tại vì Thầy là người tu, Thầy mới hiểu. Thầy là người chứng, Thầy mới hiểu. Còn nếu mà không chứng Thầy cũng hiểu cỡ họ mà thôi.
Các con cứ thấy những cái từ ở trong đó nó đơn giản lắm chứ nó không. Nhưng mà cái người chứng, người ta mới vạch ra được còn người không chứng thì người ta hiểu nghĩa như vậy đó.
Thì cho nên vì vậy đó, thí dụ con biết, con thương thầy con. Ông muốn tìm hiểu mà bây giờ ông đâu có biết sách nào đâu, ông đâu phải là ông đệ tử của Phật hoặc ông xuất gia, ông tu đâu. Nhưng mà Thầy nói thật sự, bây giờ ông có xuất gia, ông tu đi nữa thì ông cũng không biết cách nghiên cứu. Phải đi truy tìm được một người.
Mấy con là những người may mắn lắm, gặp Thầy, Thầy mới vạch ra đó. Chứ nếu mà, cỡ mà mấy con không gặp Thầy, mấy con cũng chẳng biết đường đâu mà Phật giáo đúng hay sai nữa. Mấy con cũng sẽ bị lạc lầm trên con đường nghiên cứu về tôn giáo. Và cái chân lý nào mà đúng, chân lý nào sai. Bây giờ mấy con nghe nói chân lý, thì mấy con nghe những cái danh từ đó. Người ta có triết học đó, người ta nói cái chân lý mấy con cũng tin nó là chân lý. Chứ nó chưa biết làm sao mà mấy con nói cái này không phải chân lý. Mấy con chưa biết luận như thế nào để nói nó là không phải.
(4:05) Cũng như bây giờ người ta đưa triết học lên, người ta nói đây là cái chân lý mấy con cũng phải tin thôi. Đây là vật chất rõ ràng, người ta nói quá cụ thể, mấy con làm sao biết được. Nhưng bên trong nó có những cái phần người ta không giải thích được. Các con hiểu chưa? Cho nên trừ ra có những người mà người ta tu rồi, người ta chứng rồi thì không có cái gì giấu người ta được hết, không có triết học nào giấu được hết. À, bây giờ mà nói cái đó đúng, thì vạch ra cái thấy sai liền. Bởi vì bây giờ cái triết học nào mà nó: "Cái triết học này đúng." Nhưng mà Thầy không vạch thôi, mà Thầy vạch ra, người ta sẽ thấy cái triết học đó còn sai.
Con thấy kinh Thủ Lăng Nghiêm từ lâu tới giờ, người ta nói đúng chứ gì? Người ta nói tánh thấy, tánh nghe chứ gì? Nhưng mà Thầy vạch ra cái thì bắt đầu người ta thấy kinh Thủ Lăng Nghiêm sai. Có phải không? Mấy con thấy, ai cũng thấy là đúng rồi! Nhưng mà tới chừng mà Thầy vạch ra thì bắt đầu người ta: "Ờ, như vậy thì rõ ràng là cái này cũng có sai, chứ chưa đúng."
Bởi vì Thầy nói trên đời, chỉ có cái người mà người ta đã thực hiện được sự giải thoát, người ta đã có đủ cái trí tuệ đó bằng cách người ta phải có Tam Minh. Không có Tam Minh là không thể nào hiểu được. Bởi vì có Tam Minh như thế nào? Là tại vì người ta muốn biết ở sau cái thời gian và cái không gian xa như vậy, người ta muốn biết, người ta biết.
Còn mấy con muốn biết cái không gian mênh mông như thế nào? Vô cực như thế nào? Mấy con làm sao đủ khả năng mà biết ở trong không gian vô cùng, vô tận này, mấy con làm sao biết? Làm sao mấy con xác định được? Còn cái thời gian từ quá khứ mà cho đến cái tương lai về sau, hàng triệu, triệu năm về sau, mấy con làm sao biết.
Nhưng mà người ta có đủ cái khả năng đó. Người ta biết hàng triệu, triệu về tương lai và sau này quá khứ, hàng triệu, triệu về quá khứ, người ta biết được. Người ta có trí như vậy.
Cho nên vì vậy mà cái nhà triết học đó đưa ra cái triết học đó, ông ta cũng là người thông minh. Nhưng mà ông thông minh, ông cũng còn ở trong cái tưởng của ông thôi, chứ ông làm sao ông biết được, ông đâu có đủ Tam Minh mà ông nói là đúng
Cho nên, chỉ có Đức Phật nói đúng là tại vì Đức Phật có Tam Minh. Nếu Đức Phật không có Tam Minh, không có chứng Tam Minh, Đức Phật chưa có đem ra được cái chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo này. Cho nên Thầy xác định là trước Đức Phật chưa có Đức Phật.
(06:01) Có Đức Phật sao không nói, không nói là Bát Chánh Đạo, không nói Tứ Diệu Đế? Đợi cho Đức Phật Thích Ca giảng cái bài pháp đầu tiên nói Tứ Diệu Đế, tức là nói Bốn Cái Sự Thật, tức là chân lý? Thì các con thấy ai nói cái này? Chỉ có một, duy nhất có Đức Phật Thích Ca mà thôi. Có ông Phật nào nói đâu?
Vậy mà nói có bảy đời đức Phật quá khứ. Rồi tương lai, cái ông Phật nào nói cái chân lý nào khác đi? Ông Phật Di Lặc có nói cái chân lý khác không? Hay là cũng nhẩm lại của ông Phật Thích Ca, mà dám gọi là giáo chủ tương lai hạ sanh Di Lặc? Người ta dựng lên một cái rất là sai lệch. Không đúng.
Thì con người chỉ còn có cái chân lý này thôi chứ không còn cái chân lý nào khác hết. Không có còn khác. Bốn Cái Sự Thật này là của con người. Trừ ra chúng ta không làm con người nữa thì nó không phải là cái chân lý của chúng ta. Có vậy thôi. Cho nên Thầy nói: "Chân lý này là của loài người." Còn cái khác, là của ở xứ khác, ở đâu đem về đó chứ, ở đây không có chứa.
Tu sinh Ngọc Bình: Dạ, thưa Thầy, con bạch Thầy con xin hỏi. Cái, cái đạo mà Phật giáo Hòa Hảo thưa Thầy, nói là có đức thầy Tây An.
Trưởng lão: Ừ?
Tu sinh Ngọc Bình: Nói là có đức thầy Tây An gì đó thưa Thầy? Mà người ta nói có người nói là do Phật Bồ Tát chuyển kiếp thành đức thầy Tây An ấy thưa Thầy?
Trưởng lão: Đức Phật nào mà chuyển kiếp đâu?
Tu sinh Ngọc Bình: Dạ. Mà có người nói như vậy ấy thưa Thầy?
Trưởng lão: Thì mấy người tưởng ra, mấy người viết ra. Còn bây giờ mấy người biết cái ông Phật nào mà chuyển kiếp ông thầy Tây An đâu? Mấy ông, mấy người chỉ đi. Mấy người đến đi, gặp đi, rồi mấy người về nói? Hay là cái ông đó ông nói, ông đặt điều ông nói rồi con cũng bắt chước, rồi người khác cũng bắt chước? Bao nhiêu người mù mà nối đuôi nhau mà nói cái chuyện mà mơ hồ vậy. Con thấy ở trong cuốn này nó có nói chưa? Có phải không?
Tu sinh Ngọc Bình: Dạ thưa Thầy. Như vậy chỉ, chỉ có duy nhất là Đức Phật Thích Ca, chứ không có ai nữa?
Trưởng lão: Không có ai, không có người nào hết. Bởi vì cái ông đó là nói Bốn Cái Sự Thật của con người rồi. Chứ còn không có người khác nói được nữa.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy. Trong những đoạn kinh nói mỗi lần hình thành một quả đất thì lại có bốn vị Phật. Hoặc là hình thành quả đất có hai hay là có một vị Phật ra đời bạch Thầy? Rồi họ nói trên cái quả đất này có tới bốn vị Phật ra đời.
Trưởng lão: Bốn vị Phật ra đời, chứ Thầy thấy có một ông thôi. Tại vì cái ông đó, ông nói cái chân lý. Còn bốn vị Phật kia chắc chưa biết chân lý thì làm sao gọi là Phật? Cái người mà nói ra cái sự thật của con người thì cái đó mới gọi là Phật. Mà bây giờ ở trên hành tinh này nó có bốn vị Phật, mà cái vị Phật đó đã nói rồi thì Ông Phật Thích Ca cần gì phải nói?
(08:18) Thì như vậy cái vị Phật nào là vị Phật nói trước nè? Bây giờ tìm ra coi thử coi? Mà bây giờ trên cái hành tinh của chúng ta thì bây giờ chúng ta biết là cái lịch sử rõ ràng là có ông Phật Thích Ca thôi, không có ai hết. Mà ông Phật Thích Ca là, tại sao Thầy dám nói ông Phật Thích Ca là chuyển Pháp luân, lần đầu tiên nói Tứ Diệu Đế? Con nghe cái bài ‘Tứ Diệu Đế’ là chuyển pháp luân lần đầu tiên chưa?
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ. Bạch Thầy.
Trưởng lão: Nghĩa là từ khi tu chứng mới nói Pháp lần đầu tiên. Cái bài Pháp đó đem cái sự thật ra nói. Thầy nói đúng là ông Phật Thích Ca mới dám nói cái điều này. Đập thiên hạ tan nát hết là ba cái bài Pháp này.
Tu sinh Pháp Ngộ: Tứ Diệu Đế?
Trưởng lão: Tứ Diệu Đế, nó là Bốn Cái Sự Thật của con người. Mà năm anh em Kiều Trần Như không phải là những cái tay thường, cái tay thường đâu. Năm cái người này cũng là những cái người cũng đều là học giả, cũng đều là kiến thức sâu rộng lắm. Bỏ, cũng bỏ cuộc đời đi tu. Vừa là ủng hộ Phật mà cũng là vừa theo dõi từng chút, chứ không phải không đâu. Nhưng mà khi Đức Phật mà nói thuyết giảng Tứ Diệu Đế rồi, năm anh em Kiều Trần Như này không có còn mở cửa miệng nào mà nói sai được. Chứ mà nếu nói sai họ dập liền, chứ đừng nói chuyện mà họ thua đức Phật đâu.
Tu sinh Pháp Ngộ: Chống lại liền.
Trưởng lão: Có phải không? Chống liền đó. Nói sự thật đàng hoàng, không chống cãi được. Còn bây giờ, mình giải thích như thế nào? Nói Khổ Đế: nói Biệt ly khổ, nói cái nhánh nhóc chứ nói cái gì đâu.
Một đứa bé mới sanh ra nó có Biệt ly không, mà nó có biết khổ chỗ đó không? Nói như vậy là có chân lý không? Có phải không? Mấy con nghe ở trong đó nói Biệt ly khổ chứ gì? Rồi Oán tằng hội khổ. Con nít mới sinh ra nó Oán ai mà nó khổ? Mấy người nói cái chuyện. Có không? Mình ở đời, mình sống với nhau mình mới giận hờn, tức giận, mình oán thù nhau, mới có khổ đó chứ? Còn con nít nó mới sanh ra làm sao nó khổ? Nó mới sanh ra.
(10:01) Cho nên Khổng Tử cũng lầm, cũng lầm mới nói: "Nhân Chi Sơ, Tánh Bổn Thiện". Con người mới sanh ra là thiện chứ gì? Thiện ở đâu mà khát sữa mà la um sùm, mà khóc um sùm vậy mà thiện? Phải không? Thiện thì nằm yên đó chứ. Tới giờ người ta cho ăn, cho uống, chứ tại sao mà đòi dữ vậy? Nó thiện ở chỗ nào? Cho nên Lão Tử, à Khổng Tử vẫn còn lầm, không đúng. Mà ai cũng coi là ông Khổng Tử là thánh chứ gì? Nhưng mà vẫn sai chứ đâu phải đúng. Là con người mà làm sao không sai?
Nhưng mà đến Bốn chân lý của đạo Phật dám nói sai không? Mà Thầy giải thích ai dám nói sai không? Còn các Thầy Đại Thừa giải thích nào là Biệt ly khổ, Oán tằng hội khổ. Thầy nói sai: “Tui hồi nào tới giờ tôi có oán thù ai đâu mà nói khổ, tui đâu có khổ đó đâu, mà nói tui chân lý đó của tui?” Có phải không mấy con? Như vậy sai.
Cho nên vì vậy Thầy nói… nhưng mà Thầy nói tham, sân, si là khổ. Bây giờ Thầy bây giờ có gì đi nữa, Thầy cũng biết Thầy còn tham chứ chưa hết. Mà ai cũng có tham, sân, si hết. Đừng nói là không, người nào nói: "Tui không có tham, sân, si"? Còn trừ ra một người tu hết tham, sân, si nó mới hết, chứ còn hễ nói con người thì người nào cũng có. Đó là cái chân lý rồi, không có còn chối cãi. Một đứa bé, nhỏ, Thầy xác định, để Thầy chỉ cho tham, sân, si. Rồi tới ông già gần chết, Thầy cũng chỉ cho tham, sân, si. Phải không? Mấy con thấy đấy là chân lý rồi, thành ra không ai chối cãi được, không có người nào nói: "Ờ cái này sai" được.
Mà nếu mà xác định có cái sai, cũng như nói: “Tánh thấy, tánh biết, tánh nghe” là cái chân lý, "Phật tánh" rồi… Thầy nói ngủ sao nó không biết? Thành ra, Thầy lật ra cái rồi bắt đầu người ta chán ngán: "Ôi, trời đất ơi! Không lẽ Phật mà ngu vậy, nó còn ngủ sao nó không biết? Mà sao ngủ ăn trộm vô lấy đồ không biết gì hết? Phật cũng ngủ theo à?"
Tu sinh 2: (…).
Trưởng lão: Mấy con thấy không? Cái luận của người xưa thì người ta luận thì một chiều. Nhưng mình không đủ cái trí tuệ để mình vén mở cái sai của họ ra, cho nên mình thấy đúng. Người ta coi trọng cái kinh Thủ Lăng Nghiêm ghê gớm lắm. Rồi người ta còn huyền thoại cái ‘quý báu’ đó nữa. Thậm chí như cái nhà vua không có cho mà lưu hành cái ‘quý báu’ này ra. Cho nên cái ông sư này, mà muốn đem cái kinh này ra, ông ấy phải xẻ cái bắp đùi nè, nhét cái cuốn kinh trong đó nè, vá lại nè, rồi ông đi qua cái nước đó mới được cái bộ kinh. Trời ơi! Ông dám hy sinh cái kiểu này, làm sao mà cái vật quý báu này không quý?
(12:17) Con nghe câu chuyện kinh Thủ Lăng Nghiêm chưa? Trời đất ơi! Nó huyền thoại những câu chuyện ghê gớm. Mà nói Phật tánh, Phật này kia, trời nó nghe đúng lắm. Cái lý luận như thế này, mấy con thấy nó lý luận, không người ta chê được:
Ông Phật bảo ông A Nan đánh tiếng chuông, hỏi: “Ông có nghe không?” Ông nói: “Có nghe.” Khi không đánh, hỏi ông: “Có nghe không?” Nói: “Không có nghe.” Ông Phật mới nói: “Ông điên đảo làm sao!” Phải không? Điên đảo làm sao. Khi không đánh cái nghe ông cũng vẫn nghe chớ. Còn cái tiếng chuông nó có kêu, nó không kêu là do đánh nó có thôi. Chứ còn cái nghe ông luôn luôn chứ.
Trời ơi! Nghe như vậy là thường hằng quá rồi. Hay quá! Hay quá! Thế rồi cái Phật tánh nó phải thường hằng chứ, nó bất biến chứ.
Nhưng mà không ngờ Thầy vạch ra: “Ngủ mê rồi cái nó không biết đâu mất hết?” Tới chừng đó nó đổ vỡ ông liền. Chớ phải mà nếu mà không có kẽ hở đó chắc chắn là làm sao Thầy vạch ra được. Đó thì mấy con thấy Thầy nói cái triết học nào đi nữa, đó là cũng là cái triết học đó mấy con, chứ không phải không đâu. Ừm, cái triết học ‘Tánh Không’ mà, để chỉ cho cái ‘tánh thấy, tánh biết, tánh nghe’ đó, chứ không có gì. Nhưng mà Thầy vạch ra một cái là đổ vỡ hết, kinh sách đó hết.
Tu sinh Ngọc Bình: Thưa Thầy, con cũng thắc mắc lắm Thưa Thầy. Con đọc sách của Thầy, con thấy mấy phần vầy này, Mục Liên Thanh Đề cứu mẹ đó thưa Thầy, Thầy nói như vậy là không có. Rồi Thầy nói luôn cái mà Quan Âm Thị Kính thưa Thầy, cũng không có. Mà hai cái vấn đề này nó giả hết, thưa Thầy?
Trưởng lão: Ừ. Thì lẽ đương nhiên là cái sự mà tranh luận ở trên mạng về Mục Liên Thanh Đề cũng nhiều lắm. Nhưng mà vẫn bị đập thôi, không có gì đâu. Tại vì sai.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dựng chuyện lên hết phải không Thầy?
Trưởng lão: Dựng chuyện.
Tu sinh Liễu Huệ: Cái vấn đề cúng dường chư tăng ấy, là trái cây năm món, à thức ăn trăm món, mà trái cây năm màu, như thế chắc Phật dùng không hết phải không Thầy?
(14:07) Trưởng lão: Bởi vậy, ông Phật cái bụng lớn lắm à, như ông Phật Di Lặc, mới cúng vậy.
Tu sinh Liễu Huệ: Khi mà trai tăng, thấy cứ dọn quá chừng món, nhiều.
Trưởng lão: Nhiều.
Tu sinh Liễu Huệ: Con nghĩ nếu mà như vậy thì những người nghèo lấy đâu ra để mà cúng trái cây trăm món hả Thầy?
Trưởng lão: Bởi vậy. Trăm món trái cây. Trời đất ơi! Thầy kiếm hết cái nước Việt Nam này, có một trăm thứ trái cây mà một lượt, chắc chắn không có đâu.
Tu sinh Liễu Huệ: Trái cây mà trăm món.
Trưởng lão: Nói làm sao mà nói tưởng tượng không à. Vậy mà tin chứ, xúm nhau mà tin chứ. Làm gì mà có trái cây năm món, một trăm món trái cây? Các con thấy không? Đi chạy khắp rừng, chắc chắn là kiếm trái điên, trái khùng thì nó mới có, chứ còn một loại trái cây ăn được thì chắc không có đâu.
Tu sinh Ngọc Bình: Tại vì con vô minh quá thưa Thầy. Nó ngu.
Trưởng lão: Cái gì con?
Tu sinh Nguyên Thanh: Bạch Thầy bây giờ là mười giờ kém rồi, con xin cho con gặp Thầy, để một giờ con lên phòng?
Trưởng lão: Rồi, một giờ con lên gặp. Thôi bây giờ mấy con xong hết rồi, mấy con ráng về tu mấy con. Rồi! Lâu lâu gặp Thầy nói chuyện tào lao. Vậy ấy chứ làm mấy con có minh lắm đó, chớ không phải vô minh đâu nha. Thầy không bao giờ mà nói chuyện không ích lợi đâu.
Con thu cuộn băng.
(15:20) Trưởng lão: Nói chuyện mình bị tưởng, nó sợ, ông làm quá, nó ngán quá đi, cái tưởng nó hoảng sợ, chứ ông này không có giỏi tài gì đâu. Bởi vì.
Tu sinh 3: Ông đánh người ta máu be bét hết (…)
Trưởng lão: Thầy ở nơi đây, cái chỗ này, ở đây có cái chùa cổ, có những ông thầy về đây. Thầy nói như thế này, có một cái người đó, cái ông đó, ông có đứa con trai bệnh. Ông đến đây. Rồi có một cái ông thầy đó, ông thầy đó cũng là thầy bùa đó, ông đi trị bệnh đó, bệnh tà, bệnh ma đó. Ông cho cái cậu đó là bị tà ma. Cho nên cái ông thầy kia ông trị, ông bắt cái chú đó ông treo lên, ông đánh. Ông đánh đến cái nỗi mà cái ông cha đó, ông cha của cái chú đó nóng ruột quá, ông ấy vác dao ông chém ông này.
Con biết ghê gớm lắm con. Mà những cái điều kiện mà họ trị, Thầy thấy thật ra tội. Nhưng mà họ không biết ảnh hưởng của những cái con người đó, sau này cái cơ thể họ bị gì. Nhưng tinh thần của họ trong lúc đó nó hết, trong lúc đó nó hết. Nhưng mà sau này cơ thể của những người đó bị bệnh.
(16:32) Họ trị kiểu đó là trị phản khoa học đó, không có đúng. Họ đánh lúc bấy giờ là cái tinh thần, cái tư tưởng của họ bị tưởng. Tưởng cái ma ám ảnh hoặc là ma nhập hay hoặc là quỷ nhập gì đó. Họ bị cái ảnh hưởng đó hay hoặc là bị bùa chú gì đó.
Cái người bệnh đó, họ bị gieo, bị những cái tà pháp nó gieo vào cái tư tưởng của họ. Có cái tưởng là mình bị bùa chú, hoặc là bị tà ma gì. Thành ra cái tư tưởng của người bệnh bị ảnh hưởng đó đó, do đó mới rước cái ông thầy này.
Ông nói: "Con ma này, con quỷ kia." Họ đọc thần chú, hay hoặc là tụng kinh gì đó. Họ: "Đây, đây! Cái con quỷ này, con quỷ kia." Rồi họ nói đúng lắm, họ nói đúng cái chứng bệnh lắm. Nó làm cho người ta thấy đúng lắm, chứ không có sai chút nào hết. Cho nên họ quá tin tưởng. Do đó họ mới trị bệnh bằng bùa chú.
Thầy nói như thế này, họ cắt cái miếng giấy dài như thế này, rồi họ vẽ cái chữ lăng quăng, cái chữ bùa, họ dán trong lưỡi. Họ bảo há miệng ra, họ để cái miếng giấy trong lưỡi, cái họ đọc thần chú. Cái tờ giấy nó chạy sâu vô riết vô trong bụng của mình. Không có cần phải nuốt, mà nó chạy vô trong bụng mình, hết cái tờ giấy dài.
Người ta làm, người ta thấy ghê lắm mấy con. Chứ không phải không đâu. Mấy ông thầy bùa ghê gớm lắm. Mà làm những cái điều mà người ta như vậy, người ta mới rước mấy ông đi làm thầy chứ. Ông, mấy ông mới ăn tiền người ta được. Mà con biết khi mà ông đến, phải gà, phải heo, phải làm thịt, cúng bái, chứ đâu phải. Tàn nhẫn lắm, chứ đâu phải mà ông thầy đó hiền đâu. Toàn bộ là phải cúng cái thứ mà sát sanh, hại mạng chúng sanh không à. Nói thầy bùa là phải biết, chứ nó không có…
Tu sinh 3: Bạch Thầy, bây giờ chúng con biết làm sao hả Thầy?
(18:01) Trưởng lão: Con biết, nó có những cái sách vở, nó học, nó luyện, chứ không phải là không có đâu. Bởi vì, ví dụ như bây giờ, Thầy học cái sách đó, nó có những cái bùa chú đó, phải đi vào mấy ngày luyện tập ở trong cái khu rừng nào hay hoặc cái núi nào, phải ở trong đó, cũng khổ hạnh lắm chứ đâu phải không. Rồi đọc cái thần chú, rồi vẽ bùa, rồi bắt ấn, nó có những cái ấn. Tạo chừng nào mà nó linh hiển rồi, thì họ mới có về, họ đi trị bệnh người ta.
Chứ đâu phải muốn vẽ bùa, cái mình vẽ được sao? Phải đi luyện bùa. Luyện nó bốn mươi chín ngày hoặc là bảy ngày hay hoặc là hai mốt ngày. Nó có những cái bùa chú đó, phải luyện bao nhiêu ngày. Trong khi đó, họ phải ăn, giới hạnh của họ đó, giới luật của họ, phải khổ hạnh như thế nào. Họ phải sống như thế nào, họ mới luyện nó linh, chứ không phải là… Ở trong những cái sách vở đó, nó dạy tất cả những cái điều đó. Chính Thầy là con người đã từng học những cái đó.
Nghĩa là bây giờ ở đây, ở Tây Ninh này có cái núi Cậu. Núi Bà thì bị vì người ta lên, xuống người ta cúng bái nó không thanh tịnh. Chỉ có núi Cậu nó mới yên tịnh thôi. Hầu hết là các ông thầy bùa cứ lên núi Cậu mà luyện. Luyện bùa đó, để đi về đây mà làm những cái chuyện mà trị bệnh, trừ tà hoặc là làm những cái chuyện mà để mà làm tiền thiên hạ.
Thầy nói ba cái thứ này là cái thứ nguy hiểm. Thầy nói làm sao mà dẹp mấy ông thầy bùa, mấy ông thầy ngải này hết thì nó đỡ thiên hạ. Mà Thầy thấy ở đâu bây giờ cũng có mấy ông hết. Cho nên nó khổ lắm. Mà hễ hở ra chút là ma bắt, quỷ bắt, nào là đủ loại.
Tu sinh 3: Những cái đấy gieo vào lòng người, từ lâu đến giờ người ta cứ tin là có ma ấy Thầy (…)
Trưởng lão: Bởi vì cái niềm tin của họ đó. Cái niềm tin của họ cứ nói là ma bắt, cho nên vì vậy mà họ bị đó con, rất là khổ.
Mà Thầy không biết cách nào để mà trị tư tưởng này. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng Thầy sẽ dựng lại Chánh Pháp của Phật, Thầy dựng lại những cái nền đạo đức, Thầy quét hết ba cái thứ này ra, để giúp cho con người thoát khổ. Ba cái ông thầy bùa, thầy chú này dẹp xuống, dẹp sạch xuống hết, đừng có để nữa.
(20:01) Cứ ở chỗ này mai mốt có ông này xì ra, nói cái chuyện quá khứ, vị lai, gạt một số người. Họ đi hái cây, hái lá tầm bậy, tầm bạ cho người ta uống, bảo hết bệnh.
Mà thiệt, cái lòng tin của người ta đưa cái ly nước lạnh như vậy, bảo uống, uống cái hết. Họ đốt một cái lá bùa vầy, họ bỏ trong này. Họ đốt cháy gần hết, họ bỏ vào, họ quậy, kêu là mình uống tro tàn.
Không biết cái giấy đó nó dơ, sạch không biết, nuốt trong bụng mình, mai mốt nó không có vệ sinh, nó bệnh ung thư mà chết hết cả đám.
Mà nghe ông thầy bùa đốt bùa, uống, nghe nó khỏe quá. Trời đất ơi! Cái nước như vậy mà uống khỏe, làm như là thuốc bổ ở trong. Thầy nói thật sự ông thầy bùa ông đốt bùa, ông bỏ vô, cái người bệnh uống vô, cái nghe nó khỏe, mà nó mát mẻ trong người họ, làm như là nó muốn hết bệnh.
Cái tư tưởng nó mạnh lắm mà con. Cái tư tưởng.
Tu sinh 3: Dạ, nhưng mà con thấy có cái trường hợp như thế này. Có một cái người ấy bị lên cái bắp chuối ở chân. Cái ông này thì ông không có tin cái thầy tào lao vậy. Cái người vợ mới đi cúng cho, đi cúng trộm cho, đem về. Là bảo ông uống thì ông ấy uống thôi, chứ ông không biết là uống đâu. Thế là đem cái nước uống vô thì cái bắp chuối ở đùi hết khó chịu (…)
Trưởng lão: Thật sự ra ông ta không biết, nhưng mà nhờ cái tưởng của bà vợ. Chứ nó không phải là mình. Thầy nói như thế này nè, nó có những cái nó đặc biệt lắm.
Khi mà hồi mà giải phóng xong đất nước rồi, thì nhà nước cấm không có cho cái chuyện mê tín. Cho nên nghe cái ông thầy nào, ở chỗ đó mà lên đồng nhập cốt này kia. Thì thường là cán bộ, cán bộ của nhà nước, ấp, xã, nó đến đó, mà nó dẹp, dẹp bàn thờ của mấy ông đó đi. Họ không có chấp nhận. Hồi đó nó, hồi mà giải phóng nó mạnh lắm, nó phá mê tín dữ lắm.
Cho nên đến đó, thì cái bữa đó, thì cái ông chủ tịch ấp đi với ông chủ tịch xã, với vài người cán bộ nữa, đến cái nhà của ông thầy bùa đó. Thì bữa đó cái ông học trò thì mắc đi cày ruộng, còn ông thầy thì ở nhà. Thì nói, vô cũng nói: "Tôi không có tin ông tà, ông tướng của mấy ông đâu. Mấy ông dẹp hết đi, mấy ông đừng có làm chuyện mê tín."
(22:07) Nói, cái ông thầy ông nói: "Mấy ông không tin, thì tôi đưa ông tướng, ông tà tui đây này." Tức là cái cốt như con búp bê vậy đó. "Ông cầm cái này đi, ông đưa thẳng tay đi. Tôi đọc thần chú một lúc mà cái tay ông nó rung, thì ông nói không linh thì sao cái tay không rung. Mà hễ rung thì ông cũng, ông để cho tôi hành nghề."
Cái người cách mạng họ không có tin đâu. Cái ông chủ tịch xã đó, ông bảo ông chủ tịch ấp: "Anh cứ cầm đi, anh đừng có sợ." Thì ông kia cũng làm gan. Bởi vì ông này thúc ông này phải làm. Ông này cầm ông tà, cầm đưa tay. Mà ông ấy bảo phải đưa tay thẳng, chứ đừng có đưa dùn, dùn vầy, thẳng ra đi. Ông đọc, ông đọc thần chú, ông đọc kệ riết mà cái tay ông này cũng cứng ngắc. Không có rung. Phải không?
Nhưng mà cái ông học trò ổng đi cày về. Ông cày về, cái ông thấy ông thầy mình có một mình, đọc không có rung cái tay ông này. Cái ông rửa chân, rửa tay vô. Cái ông vô, cái thầy trò bắt đầu kệ riết. Hai thầy trò đọc, đọc riết.
Ông thấy cái tay mình nó muốn rung, muốn giật rồi. Cái ông chủ tịch ấp, ông thấy cái tay nó rung, muốn giật rồi. Mà nếu mà để mà nó rung, nó giật, thì họ cười mình, nói: "Thôi, thôi, tôi trả ông. Tôi đầu hàng ông rồi."
Con thấy không? Một người chưa đủ cái nội lực của tưởng đâu. Cho nên mà khi ông học trò về rồi, cái hai thầy trò người ta đọc, nó ru, nó ru cái tâm của mình, cái tưởng của mình bắt đầu nó yếu đi. Và đồng thời con biết khi mà đưa cánh tay thẳng là cái sức nó yếu đi.
Tu sinh 3: Dạ, nó mỏi cái tay của mình.
Trưởng lão: Nó khôn, nó mỏi đó, nó mỏi. Thành ra, ông khôn lắm mấy con, người ta tâm lý lắm, con hiểu chưa, mấy ông thầy bùa?! Bởi vậy khi đó, cái người đó là cái người anh của Thầy. Anh con người bác của Thầy, mới về thuật lại: "Làm sao mà tôi không tin được. Trời đất ơi. Nó bắt cánh tay rung muốn chết." Thầy nói, Thầy nói như thế này: "Tại vì ông mở cái lỗ tai ra, anh mở cái lỗ tai ra, anh ngồi anh nghe nó kệ. Anh hãy đóng cái lỗ tai lại đi, thì làm sao nó giật anh." Có phải không?
(24:11) Cho nên vì vậy đó, cho nên Phật pháp nó hay lắm. Khi mà cái tâm của mình mà chú ý người ta, nó theo cái những cái tưởng của người ta thì bị cái tưởng người ta dẫn. Còn khi đó mình bảo: "Hai cái tai mình quay vô, tất cả sáu căn phòng hộ lại, đừng có nghe, đừng có tiếp nhận, đừng có sợ hãi." Thì lúc bấy giờ không có cái lực nào mà lôi mấy con được, phải không? Nó thuộc về tưởng mà. Nếu mình cứ dỏng cái tai mình nghe nó, thì tưởng mình nó theo chứ sao.
Vì vậy mà các con biết, khi cô Út đi lên Đà Lạt, có cái ghế, cái bàn nó xoay đó mấy con. Cái người đó bảo: "Cái bàn xoay!" Thì mình cứ để tay vô vậy, bắt đầu nó xoay, phải không? Thì trong lúc đó, cô Út về nói Thầy, nói: "Cái bàn không có xoay!" Ở ngoài kia nó nói: "Cái bàn xoay!" Thì ở trong này mình nói thầm: "Bàn không xoay." Cuối cùng nó nói: “Sao mấy người này bảo là nó xoay vòng tròn mà mấy người kia sao lại không xoay?"
Tại vì mình tác ý ngược lại cái đó đi. Cho nên cái tưởng của họ quay không có được. Con thấy không? Nó có cái cách thức, mình mới biết được đó là cái tưởng thật sự.
Tu sinh 3: Thưa Thầy, vậy còn như trường hợp mà bùa yêu thì nó ra làm sao hả Thầy? Thí dụ như giờ con không có muốn yêu người tí nào nhưng mà tại bùa nên con quay ra mới mới yêu họ?
Trưởng lão: Cái gì nó cũng, Thầy nói bởi vì, cái đó con biết không, cái bùa yêu? Bây giờ Thầy nói như thế này nè, ông thân Thầy hồi đó, ông có cái bùa đó, ông hay lắm con. Ông vẽ một cái hình người nam và cái người nữ. Có hai vợ chồng đó ly dị, mà hai vợ chồng ly dị đó là không ai khác hơn là cậu với mợ của Thầy hồi đó, chứ không có gì. Họ ly dị, một người thì ở Trảng Bàng, một người ở Hóc Môn. Rồi khi mà ly dị thì họ đi, về, đi…
Cho nên mẹ Thầy mới nói, nói với ba Thầy: "Biết cách thức nào mà giúp cho hai người này người ta sống lại?” Ba Thầy nói: “Thôi chuyện đó dễ thôi, có gì đâu.” Ông mới vẽ cái hình hai người nắm tay nhau, rồi ông vẽ cái bùa giữa. Mà cứ chiều, tối năm giờ là ông đọc thần chú gì thì không ai biết. Nhưng mà mỗi lần đọc thần chú thì ông bắt ấn, ông vỗ, vỗ tay như vậy. Làm cho bà trên này nhớ ông, ông ở dưới kia nhớ bà. Rồi hai người về gặp nhau, sống với nhau, sanh ra một bầy con, mười mấy đứa con. Hết rồi, bây giờ hết bỏ rồi. Con thấy không, bùa linh thiệt.
(26:29) Các con thấy không? Cái đó là cái chuyện của cái người ta làm, nhưng mà cái người mà người ta, mặc dù là ông thân Thầy ở Trảng Bàng làm chuyện đó, còn cậu Thầy thì ở thành phố Hồ Chí Minh, còn bà vợ của ông thì ở Trảng Bàng, ở đây, mà đâu có, đâu có đến đây. Chỉ có mẹ Thầy thương cậu mình, thương anh của mình mà nói thôi, ông thân Thầy giúp thôi. Thì ông cứ ông làm, không ngờ vài hôm hai người lại gặp nhau, mà lại thương nhau, nhớ nhau dữ tợn. Con thấy không? Bùa yêu, bùa thương ghê gớm lắm chứ đâu phải.
Cho nên cái sự thật ra đối với cái người mà tu thì không ai làm được. Nhưng mà mấy con là luôn luôn, cái tưởng của mấy con luôn luôn nó ban ra, nó rải ra, gặp những cái bùa đó nó thu hút, nó lôi mấy con hết đó.
Cho nên bây giờ cái cậu này thương cái cô kia, mà cô kia cô không có thương, hay hoặc là cô thương cái người nào đó không biết. Nhưng mà cái cậu này thương quá, cho nên lại mướn ông thầy bùa: "Làm sao cho cô kia thương tôi."
Thiệt ra thì cái bùa này, nó làm cho cô này thương cái ông này. Nhưng mà khi mà cái bùa này nó hết linh rồi, cái cô này, cô tức giận, cô chửi cái ông này tan nát hết.
Đó, đó là cái lực của tưởng mà, cái lực của tưởng nó thu hút. Thay vì cái hồi đó mình thấy cái mặt cái ông đó thấy ghét à, nhưng mà bị bùa rồi bắt đầu thấy thương, kỳ cục vậy đó. Nó nguy hiểm lắm. Nó, nó bùa thương.
Thầy biết hết mấy con, cái này Thầy biết hết. Thầy biết cái này là thiệt là độc đáo đó con, nó không có tốt lành gì đâu.
Tu sinh Ngọc Bình: Dạ thưa Thầy, cho con hỏi Thầy. Vậy làm sao mà phá hả Thầy?
(28:01) Trưởng lão: Cái đó dễ thôi con. Con, nếu mà con muốn phá đâu có gì, con lại ông thầy bùa đó con nói. Cái ông kia, ông mướn con lại mà: "Ông làm sao ông xả cái bùa này ra chứ không ấy chết." Thì ông về, ông cũng ếm nữa thì hết. Thì con cho ông tiền, rồi người kia cho ông tiền, ông ăn. Thì cái đó dễ rồi, còn bây giờ đó.
Tu sinh 3: (…)
Trưởng lão: Còn bây giờ đó, thí dụ như bây giờ con thấy sao lạ: "Hồi đó mình không thương, mà tại sao mình thấy mình thương người này?" Con đi tìm cái ông thầy bùa cao hơn.
Ông ấy nhìn con, ông biết là con bị bùa rồi. Cái mặt con mà bị ám ảnh, bị bùa chú người ta, cái tưởng của con nó lưu xuất ra, nó tiếp nhận cái dòng tưởng của người khác. Bị bùa đó, thì nó có cái từ trường nó phóng ra, thì cái người thầy bùa đó, họ nhận qua cái gương mặt con họ biết. Nó làm con mắt con lờ đờ. Phải không? Họ nhận ra, họ biết là bị bùa rồi. Thường thường là người bị bùa là con mắt lờ đờ, không có sáng đâu, họ nhận ra.
Thì bắt đầu đó, cái người mà thầy đó, họ lại giỏi bùa hơn, họ phá cái bùa kia liền. Họ ếm cái bùa, họ diệt cái bùa kia liền. Cái bùa kia ếm hoài không linh nữa, thành ra bỏ. Thì con lại mắc vào cái bùa của ông này, ít ra con cũng phải đưa tiền cho ông ấy ăn hoài, toàn là khổ nữa. Mấy ông thầy bùa khôn lắm, diệt ông thầy bùa này thì dính cái ông thầy bùa khác.
Khó lắm. Chỉ có riêng có Phật Pháp là mới phá sạch mà không bị, không bị cái gì hết. Cho nên khổ lắm mấy con. Bởi vì cái thứ thầy bùa này độc đáo vô cùng. Mình cứ chạy theo nó. Nay bị ông này trị bệnh mình vậy hết, cứ đem tiền, đem cơm, đem tiền cho ông đó ăn. Ít hôm đem tiền cho ông xài. Cứ đem tiền cho xài hoài à. Cứ phải đến cúng giỗ, cúng chạp gì ông, cúng tổ, cúng tiên gì ông, không biết, cứ cúng hoài.
Có gì không con?
Tu sinh 3: (…)
Trưởng lão: Được rồi con
(30:01) Cho nên cái vấn đề mà mấy con đi theo thầy bùa, thầy chú trị bệnh là mấy con bị dính hết, coi như mấy con bị dính hết. Cứ ít hôm mấy con không đến thì mấy con bị bệnh. Rồi mấy con đến, rồi mấy con hết. Hết, rồi về ít bữa, cái bệnh nữa, cũng đến nữa. Không có bao giờ mấy con hết bệnh. Cái đôi mắt của mấy con mà theo thầy bùa, thầy chú nó lờ đờ, không có người nào mà lanh đâu, không có người nào mà sáng suốt con mắt. Cái gương mặt của mấy con bị u ám hết.
Tu sinh 3: Nhưng mà nó cho rằng (…)
Trưởng lão: Cái đó thì lẽ đương nhiên, bùa ở trong, bùa chú nó làm cho con luôn luôn lúc nào… Hễ nó muốn kiếm tiền là nó ở nhà, nó vẽ cái bùa, nó đọc, dậm chân cái là con phải xách tiền chạy tới nhà nó. Ác lắm!
Tu sinh Ngọc Bình: Dạ thưa Thầy, cho con hỏi, vậy mình ôm pháp mình tu tập, mình phá có được không Thầy?
Trưởng lão: Thì nhờ mình ôm pháp này nó không vô đó.
Tu sinh Ngọc Bình: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên con thấy nó vô như thế nào? Nó nói chuyện, nó nói chuyện, như ví dụ, nói chuyện hồi sự kiện nó xảy ra như thế nào, nó nói đúng quá: "Hồi nãy anh cỡi xe đạp anh đi, hồi đó anh té xuống gần chết." Nó nói cái mình mê quá rồi, cái bắt đầu đó mình theo liền.
Còn bây giờ vì pháp mình, nó nói: "Anh có thần thông thì thần thông, tôi thấy anh nhậu nhẹt quá tôi không, tôi không phục anh đâu." Thì như vậy là nó nhả ra rồi, nó không có dính vô đâu. Con thấy không?
Cho nên ôm pháp là nó nhả ra liền. Bởi vì cái chánh kiến của mình nó diệt cái tà kiến liền. Cái đó là cái tà kiến, nó lừa đảo.
Tu sinh Ngọc Bình: Thưa Thầy vậy mình căn theo Giới Luật là biết liền ấy Thầy?
Trưởng lão: Ừ, mình căn vô Giới kể như là không có ai lừa đảo con được. Cái ông này mà nói ma tà bắt: "Không có ma, tà nào hết. Thế giới siêu hình không có, ông đừng có nói bậy. Ông hù người ta, ông làm cho người ta bệnh tưởng không." Thì coi như là ảnh làm gì cũng không được hết. Chỉ còn có nước vù chạy thôi, chứ không có làm gì, không có gây gì mê tín hết. Thí dụ như là nói cái ông thầy đó, ông vẽ bùa hay hoặc là ông đắp lá cây, rồi cái chân mình trật này kia hết. Mấy người tin rồi mấy người theo rồi mấy người bị đó.
(31:56) Còn đối với Thầy, cứ hễ mà trật giò, trật cẳng thì cứ đem, cứ xuống dưới bệnh viện, chỉnh hình, nó băng bột, nó bó lại. Y khoa người ta học bao lâu.
Còn mấy ông này là mấy ông lừa đảo. Nó làm cho mình hết đó, đặng nó kiếm tiền mình hoài. Ít bữa nó cho mình một thúng thuốc nam về uống. Thầy nói đừng có thèm nghe mấy cái người đó. Họ có ở trường, lớp nào. Họ chỉ học ba cái lảm nhảm nào đó của cái ông thầy bùa, thầy chú nào truyền lại họ đó, để làm tiền thiên hạ chứ làm cái gì. Tại sao không cày ruộng sống, đi làm cái chuyện giả dối.
Thầy nói thật sự mấy con, tới chừng mà Thầy nói về đạo đức nghề nghiệp, mà đạo đức làm người, mà nghề nghiệp, mà mấy cái này là Thầy vạch mặt ra hết. Đồng bóng mà lên đồng nhập cốt, nói cái chuyện bậy bạ, ông lên, bà xuống mà nói, Thầy dập đầu hết, Thầy không có để mấy cái thứ này mà gạt người ta.
Con biết ví dụ như, như núi Sam, như ở Châu Đốc có cái đền Bà Chúa Sứ chứ gì. Nó tập trung ba cái người nói tầm bậy, tầm bạ ở đó. Vậy chứ mà họ vẫn nghe rầm rầm. Chứ đâu phải dễ đâu. Nó có nhiều cái, bởi vì Thầy thấy như thế này, nó tổ chức, có cái người cò mồi trong đó con, nói: "Bà này siêu lắm, ông này hay lắm. Trời ơi. Thánh nhập vô linh lắm, nói gì trúng đấy, trị bệnh đâu hết đó." Nó mồi, rồi mình vô đó, cái bắt đầu nó làm thế này, thế kia. Mình thấy đúng quá, rồi cái bắt đầu mình tin theo, bỏ tiền cho nó ăn. Đúng là ngu si thiệt. Đúng là bị lừa đảo! Cứ đến ba cái đền đó, mà coi ba cái thứ đó quá trời.
Nó lừa đảo mình. Tại sao họ không làm ăn lương thiện mà họ đi làm cái chuyện đó? Ngồi đó làm, mà mỗi cái mùa mà trải hội, mình về, bao nhiêu cái ông thầy mà làm bậy bạ, họ ngồi, họ dựng am, dựng thất lên họ ngồi, họ ngồi như là thần thánh nhập. Ờ, mình đi, mấy người mà trải hội, đi ngang thấy, tưởng là thần thánh nhập, vô đó mà lạy lia lịa, ai dè bị lừa đảo hết ráo. Mấy ông đó mà nghe Thầy nói là ghét Thầy lắm!
Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy cho con hỏi Thầy ơi, nhưng mà có một số người ấy Thầy, trị bệnh bằng phương pháp gì mà họ cầm cái quả hay là cái vật gì đó. Rồi họ biểu người bệnh ngoài đó đi, rồi ông nói cái bệnh ra, bây giờ tui ở đây trị. Làm sao đó mà họ trị bệnh không có đụng chạm, không có đụng gặp nhau thưa Thầy? Nhưng mà cái người ở ngoài đó, ông ở ngoài này là ông cầm cái cục gì đó ông điều khiển, cái tháp hay cái ống bia gì đó. Mà cái người này, nó hết bệnh. Là làm sao hả Thầy?
(34:32) Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói, bây giờ đó, nó có những cái, cái điều kiện như thế này, cái người đó làm không có lấy tiền.
Tu sinh 1: Dạ.
Trưởng lão: Nhưng mà cái lúc bây giờ, cái ông đó đó, ông có một cái lúc, gọi là cái tưởng của ông ấy hoạt động. Cái tưởng, là cái đời trước ông đã có luyện tập cái đó, bây giờ nó sống lại. Do đó coi như ai nhập ông ta. Cho nên vì vậy ông ta mới nói: "Bây giờ cô hay hoặc là chú bệnh đau đó, bây giờ bệnh gì cứ nói đi, rồi tôi ở đây, tôi làm cái này thì nó sẽ hết." Bởi vì cái này, khi mà nó thay đổi, cái tưởng, ông này có làm cái điều này, và đồng thời trong tâm ông, ông cũng không biết. Nhưng mà điều kiện có cái người nào nói trong đầu của ông, cái tưởng, thinh tưởng nó nói: "Cứ làm cái này đi mà cứu dân độ thế. Để làm phước đừng có lấy tiền." Thì ông này cứ làm thôi. Mà thấy bao nhiêu người hết bệnh. Người ta tập trung đến đông, thiệt đông, thì làm cũng hết. Do đó là cứu dân độ thế.
Nhưng mà thời gian sau thì ông ta bị sa ngã. Bởi vì người ta đến, không lẽ mà người ta đến trị bệnh không đâu. Người ta đem bánh, trái, chuối, này kia, rồi đủ thứ hết. Rồi bắt đầu đó, người ta mới thấy nhà ông nghèo, người ta mới gửi ông chút ít tiền này kia. Bắt đầu ông sa ngã, cái ông hết linh. Hễ ông sa ngã trong danh, trong lợi, thì nó hết, không còn nữa. Ông cứu bệnh người ta không được nữa, chỉ có một thời gian à.
Đó là cái trạng thái tưởng nó xuất lưu ra để nó giao cảm với các cái tưởng có tương ưng trong một cái thời của nó, tức là nhân quả. Để cứu bao nhiêu những người mà có tương ưng trong cái đời trước, nó có cái nhân duyên vay nợ nhau. Cho nên cái ông này, ông thể hiện qua cái tưởng, không phải là ông muốn mà được, tự nó thay đổi ông. Ổng làm người cày ruộng hay hoặc là cái ông thợ mộc nào đó. Mà bỗng dưng nó thay đổi, ông đi làm thầy vậy thôi, chứ ông không có biết gì hết. Nhưng mà ông làm đâu cũng hết bệnh đó. Đó là cái tưởng nó giao cảm, để cái nhân quả của nó, để nó trả một cái số người đang có nhân duyên với nó.
Cho nên số người này mà sau khi số người này hết rồi, thì nó khiến, nó khiến cho ông bị lầm lạc ở trên tiền, bạc hay danh, lợi gì đó. Hoặc là vợ ông thì có thể thu tiền, thu bạc người ta bằng cách như thế nào đó. Còn ông, khi ông làm thì ông không hiểu đâu. Nhưng mà khi mà bị đó thì bắt đầu ông hết linh, tức là hết cái duyên rồi, hết duyên.
(36:40) Cho nên có nhiều cái chuyện mà xảy ra nó siêu hình mà như thật, như thật. Cho nên người ta thấy là cái ông đó đương như vậy, mà sao lại ông đứng ra ông trị bệnh thời gian rồi lại hết. Con thấy nó có nhiều cái trường hợp xảy ra mà người ta cho đó là thế giới siêu hình. Nhưng mà cái người mà để giải thích cái này ra, thì không có người giải thích được. Thầy nói chỉ có mình Thầy giải thích mà thôi, chứ không ai mà giải thích được. Thầy biết đó là cái trạng thái tưởng.
Bây giờ trong một cái khu đất của Thầy, cái khu đất của Thầy như thế này mà Thầy muốn cho người ta kéo về đây với một số lượng người, hàng ngàn người, Thầy làm được. Thầy bắt đầu bây giờ Thầy dùng cái lực tưởng của Thầy, Thầy trải ở trong cái khu đất này. Cái lực tưởng để trị bệnh. Phải không? Thầy dùng cái lực tưởng của Thầy. Thì do đó hàng ngày, thì Thầy phải dụng đúng cách. Thì trong khu đất của Thầy người ta đến đây, người ta sẽ hết bệnh đó.
Thì vừa rồi thì có một cái tôn giáo nào đó đã làm cái khu đất ở Long An. Thầy không vạch ra, chứ Thầy vạch ra cách thức họ làm như thế nào. Đầu tiên, cái người mà đến đây muốn hết bệnh, là phải niệm cái gì? Phải cầu cái gì? Chứ không phải là không vô đó ngồi mà hết. Rồi bắt đầu từ chỗ đó, nó ảnh hưởng mê tín. Cho nên vì vậy mà nó lạ lùng. Cho nên nhà nước cấm, không có cho đến đó cầu khẩn, mà đến đó trị bệnh là ngồi im đó trị bệnh. Nhưng mà không ngờ rằng người ta rỉ tai người ta bảo. Vì vậy mà có một số người đến mà trị bệnh không thì không bao giờ hết. Nhưng mà cái người mà niệm đúng cái kiểu đó thì người đó hết bệnh đó.
(38:11) Bởi vậy Thầy biết rõ cái mánh khóe của cái những người mà dùng tưởng, cho nên không có gạt được Thầy đâu. Nhưng mà cái hình ảnh này là cái hình ảnh, lưu xuất từ, ở trong cái tà giáo, cái giáo phái nào đó, nó làm ra như vậy. Để nó lừa đảo những cái người mà không biết đó, và đồng thời nó làm cho nhà nước cũng kinh. Nó cũng kinh lắm chứ, nhà nước không có dám cấm đoán đâu.
Tu sinh 3: (…)
Trưởng lão: Bởi vậy nó thấy lạ lùng. Người ta, không có làm sao mà người ta… Rồi các nhà khoa học họ đâu có biết sao đâu. Họ đến đó họ cũng thử, họ dùng máy móc họ đo, họ đạc, họ nói khu đất này có những cái. Thì cái khu nào lại nó không có cái khí này, khí kia, nó không có chất này, chất kia? Thì như vậy cái chất này nó cũng trị bệnh chứ sao? Thì họ cũng nói suông suông vậy thôi.
Ờ, rồi bắt đầu báo chí đăng: "Nhà khoa học đến khám nghiệm khu đất đó trị bệnh được." Thôi bắt đầu thổi phồng nhau lên thôi: " Khoa học mà."
Nhưng mà không ngờ cái lực tưởng người ta, mấy người biết sao? Khoa học làm sao chứng minh được cái lực tưởng mấy con? Làm sao chứng minh được?
Khi mà Thầy rải cái lực tưởng của Thầy ra ở cái vùng này, mà Thầy có đủ khả năng, Thầy có đủ bùa chú, Thầy có sức mà Thầy làm cho nó trở thành cái đó thì có ai biết được đâu? Làm sao mà truy tìm nó? Thầy đâu có rải thuốc độc đây đâu. Thầy đâu có đem thuốc bổ, Thầy đổ xuống đây cho họ uống, họ hết bệnh đâu. Nhưng mà họ ngồi đây họ hết bệnh. Bởi vì cái lực tưởng mà.
Con thấy, nghe người ta trị bệnh nhân điện không?
Tu sinh 3: Dạ, có.
Trưởng lão: Người ta trị bệnh nhân điện, người ta ở xa, người ta có thể dùng cái sức nhân điện, người ta trị bệnh người khác mà. Đó là lực tưởng người ta mà, chứ đâu phải là thật sao, đâu phải có nhân điện. Phải không? Mấy con cũng bị.
Tu sinh 3: Dạ con thưa mà Thầy, con có người bà con ở làng bên chữa rắn cắn, chó dại rất là… Nhưng con nhớ lời Thầy dạy là nhân quả. Con cứ nghĩ là bà này, bà ấy là bà dì của con thưa Thầy. Nhưng vừa rồi, bữa trước con có xin ít hôm về thưa Thầy. Con có bảo với dì con là làm như vậy thì con sợ người dì can thiệp vào nhân quả. Con xin Thầy dạy con để con về nói lại với dì. Hàng ngày dì con cứ chữa, có người chết rồi đấy mà đến dì vẫn chữa sống lại được.
(40:24) Trưởng lão: Cái đó là cái nhân quả. Nhưng mà cái duyên nhân quả của dì con, có cái nhân quả với mấy người đó cho nên vì vậy mà, coi như là gần chết rồi mà dì con đến cứu. Là đó là cái nhân quả chứ thật ra dì con cũng không phải cái chuyên môn làm cái chuyện đó đâu, mà tự trong cái thân nó, lưu xuất thôi, thì cái đó là có.
Tu sinh 3: Dì chữa rắn cắn, chó dại cắn Thầy ạ, dì chữa hàng ngày. Hàng ngày, ngày nào cũng có người đến chữa. Có ngày thì một, hai, ba, bốn người. Mà phải mùa mưa thì rắn cắn nhiều lắm. Chó dại, rắn cắn.
Trưởng lão: Rắn cắn, chó dại. Cho nên hầu hết là ở nông thôn thì hay bị những cái trường hợp đó. Nhất là mùa nắng thì chó dại cắn dữ lắm. Do đó nó cũng là có một cái nội lực của tưởng bằng cách hoặc là có một cái loại cây thuốc có thể trị được những cái nọc độc đó. Có một cái loại bùa mà trị về nọc độc rắn con. Cái loại bùa mà trị về nọc độc rắn nữa.
Tu sinh 3: Dạ vâng.
Trưởng lão: Còn cái nọc mà chó dại thì nó cũng có những cái loại thần chú, bùa, nó cũng có trị được nữa. Thầy cũng biết, nhưng mà điều kiện cái nhân quả của thiên hạ rồi, mình không có gánh vác. Mình gánh vác mai mốt chó dại cắn mình.
Tu sinh 3: Thưa Thầy. Con thấy dì con chữa bằng thuốc bột, cứ đắp vào.
Trưởng lão: Nó là cái loại thuốc.
Tu sinh 3: Rắn cắn, chó dại, cứ lấy cái dao lam ấy, khởi khởi ra tí cứ đắp vào. Vậy thôi.
Trưởng lão: Như vậy là có loại thuốc.
Tu sinh 3: Vâng bằng thuốc, con thưa Thầy, chữa bằng thuốc Thầy ạ.
Trưởng lão: Như vậy là làm được. Không, cái đó là cái thuốc gia truyền con. Có thể nó là thuốc gia truyền, của từ ông bà, cha mẹ để lại những cái loại thuốc đó. Nó đã qua những cái kinh nghiệm để trị rồi, cho nên cái đó là một cái tốt, chứ không phải xấu.
Tu sinh 3: Nhưng mà con nghĩ Thầy dạy là nhân quả của người ta cho nên con nói với dì con là: "Người ta sống chết hoặc là làm sao là do nhân quả người ta phải trả." Con sợ dì làm lại can thiệp nhân quả?
(42:05) Trưởng lão: Không phải con. Nếu mà bây giờ đặt vấn đề, như bây giờ, dì con ở ngoài kia, mà Thầy ở đây chó dại cắn, chắc dì con không có tới cứu được đâu. Tại vì dì con ở cái vùng đó là có cái nhân duyên với nhân quả với người, những người đó. Cho nên nó xảy ra, mà dì con có cái này, mà dì con mà không cứu người ta thì dì con mới tội.
Cũng như Thầy nói bây giờ Thầy không có đi vào chợ đi kiếm rùa, đi kiếm cá, Thầy mua Thầy phóng sanh. Nhưng mà trên đường đi như vầy, mà Thầy thấy ai bắt cá là Thầy mua hết, Thầy thả. Tại vì những cái loài cá, loài rùa đó nó có nhân duyên với Thầy, nó gặp Thầy. Thầy là một con người có cái tâm thương yêu, có cái lòng hiếu sinh. Thấy trước cái cảnh khổ của chúng sanh mà bị bắt ở trong cái rổ như vậy, sắp sửa người ta giết. Tại vì mình đâu có tiền.
Nhưng mình gặp là tại vì cái loài đó nó có cái duyên nhân quả với mình: "Thôi mua thả nó xuống sông, thả nó đi. Rồi nó còn duyên, nó hết duyên, thì không ai bắt nó nữa. Mà nó còn duyên nợ họ, thì họ bắt nó nữa."
Chứ không mình đừng có nghĩ rằng: “Tôi mua nó rồi đây, rồi mai mốt người ta bắt, người ta cũng bán vậy nữa.” Mai mốt có tôi đâu đi đây nữa mà bán? Phải không?
Còn mấy con cứ ra chợ mà tìm mua để phóng sanh, thì người ta bắt, người ta nhốt chờ con đó, con làm tội lỗi thêm. Con hiểu không?
Còn bây giờ, dì con ở cái khu này, nó có nhân duyên với những người ở đó. Cho nên những người đó mà xảy ra chó điên cắn, rắn cắn là dì con làm, bởi vì dì con có loại thuốc. Chứ nói bây giờ con về, khuyên dì đừng có làm. Như vậy là trước mắt của mình người ta sắp chết rồi, mà giờ mình có cái thuốc trị người ta, cho người ta hết chết. Tại có cái duyên nhân quả gặp người ta khổ vậy, mà mình làm ngơ được sao? Con hiểu không? Tại có nhân quả.
Chứ còn Thầy đặt thành vấn đề, như Thầy ở trong này bị rắn cắn, dì con ở ngoài kia làm sao cứu, có phải không? Thầy phải chịu thôi, nhân quả đó phải chịu thôi chứ sao. Con hiểu chưa? Cho nên nhân quả là nó phải có cái duyên, nó gặp nhau, nó phối hợp nhau trong cái môi trường đúng. Chứ không phải mình đến mình gánh vác họ đâu. Cho nên do cái chỗ duyên nhân quả. Còn mình có duyên với bùa chú thì mới gặp mấy ông thầy bùa chú, chứ còn…
Tu sinh 3: Con thấy có người đã chuẩn bị chết rồi Thầy ạ, người ta đến tìm dì hỏi xem có chữa được không. Mà dì ấy, có người chữa mà khỏi, dì chỉ lấy có hai, ba chục nghìn, rắn cắn, chó dại cắn.
(44:16) Trưởng lão: Ừ. Đâu có sao con. Đó là với một cái số tiền như vậy mà cứu cái mạng người, con thấy đâu có bao nhiêu, thấy cái đó là điều tốt. Mà cứu được cái mạng người tại vì là cái nhân quả. Bởi dì con ở tại đây, mà dì con có cái bài thuốc đó, có cái khả năng đó thì dì con làm cái điều đó. Đó là cái nhân quả. Cũng như cái vùng nào mà con thấy, cái vùng nào mà có cái sự mê tín, có cái sự mà bùa chú, lên đồng nhập cốt, cái vùng đó là cái tưởng của cái người ở đó nó có cái sự đó.
Con thấy từ cái ngày, hồi đó ở đây là cái vùng là mê tín lắm. Nào là mắc ma, mắc tà, nào là ông tà này, ông tà kia. Ở đây mọi cái, cái cây cao, bóng mát nào, cây da, đều là có ông tà hết. Bởi vì xứ này là xứ Miên rồi. Ờ, mà ai hở hở là tà bắt. Do đó mà từ khi mà Thầy dẹp, Thầy không cúng bái cô hồn các đảng, thì bắt đầu cuốn gói đi hết. Cho nên giờ không ai bệnh đau nữa.
Con thấy không, từ một cái tín lực nó mạnh, nó dẹp hết những cái tà lực, cái tưởng. Bởi vì mọi người cứ tưởng nó, thành ra nó gom lại nó thành cái lực siêu hình, nó linh vậy đó. Cho nên ai rớ tới là bị tà bắt hết. Còn tới chừng mà Thầy về đây, Thầy dẹp riết.
Người ta nói như thế này: "Ở trong chùa mà không có thí thực, tức là không có gạo, muối mà cúng cô hồn các đảng, quỷ chùa nó sẽ phá, nó rung chuông, nó đánh mõ, không có ai mà ở được." Nhưng mà tới khi Thầy về cái chùa này rồi, bắt đầu Thầy dẹp, không có cô hồn các đảng nào hết, ở đây không có ai mà cúng bái gì hết. Các con thấy Thầy có hốt muối Thầy rải đâu, nhưng mà ở đây không có rung chuông, không có lắc chuông bao giờ. Thầy có chuông, có mõ đâu mà lắc. Thành ra, cuối cùng cái chùa Thầy im re.
(45:53) Nói như thế này nữa, người ta nói ở trong chùa, mấy cái người mà họ ở chùa họ nói: "Nếu mà cái chùa mà không cúng cô hồn các đảng, không cúng Mông Sơn thí thực đó, thì mình ở, mình ở đây, thì nó ở sau nó khua chén, khua bát, nó khua, nó đập nhà, đập cửa mình dữ lắm. Nó đói, vì vậy nó phá lắm. Mà mình chạy ra đằng trước thì không thấy ai hết. Thì ở sau này không có ai thì nó khua, nó đập dữ lắm."
Họ nói quỷ chùa nó dữ vậy. Thật sự đâu quỷ chùa gì. Thầy nói không có quỷ gì hết. Tại mình tưởng tượng ra, cái tưởng của mình nó làm ra. Chứ đâu có cái gì.
Tu sinh 4: Cái tưởng.
Trưởng lão: Cái tưởng, cái tưởng nó làm.
Tu sinh 4: Sư cô biểu con cúng, con cũng cúng, con cũng không hiểu cái gì hết. Không biết làm sao giờ. Cái chùa đó, Thầy có nghe, nói bữa đó mà không cúng là nó kêu. Con mới nói là em không muốn cúng, không muốn kêu nữa.
Trưởng lão: Bởi vậy, cho nên mình phá đi, phá đi những cái mê tín, thành ra một cái truyền thống đó. Chùa nào cũng có cái
Tu sinh 4: Cúng nó quen.
Trưởng lão: Cúng riết nó quen, cái tưởng của mình. Trời đất ơi! Con biết không, khi mà hồi mà Thầy còn nhỏ, Thầy vô chùa Thầy ở, Thầy tu cứ muối với gạo, cứ bữa chút, bữa chút vậy mà gom lại coi, nó cả thùng gạo, một năm một thùng gạo, một thùng nó dư.
Rồi cứ ba cái, để trước cái bàn cô hồn các đảng, ba cái chum: một cái chum nước, một cái chum muối, một cái chum gạo. Phải cúng gạo, muối, nước, cứ để đó cúng. Mà ngày nào, mà ngày nào cũng phải thay, chứ không phải là cúng lì, để hoài vậy đâu, thay cái mới… (47:49)
HẾT BĂNG