00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 092A - VẤN ĐẠO NỢ ĐÀN NA - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - TỨ NIỆM XỨ- TRẢ LỜI VỀ RẮN LỘT DA

CK 092A - VẤN ĐẠO NỢ ĐÀN NA - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - TỨ NIỆM XỨ- TRẢ LỜI VỀ RẮN LỘT DA

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 15/02/2006

Thời lượng: [54:17]

1. VẤN ĐẠO NỢ ĐÀN NA THÍ CHỦ

(00:04) Trưởng lão: Được con, xả hết mà đâu có gì đâu con. Con viết cái gì cũng là, nghĩa là con viết cái gì là con nói đến, xả là con xả dù là cái đó có như thế nào đi nữa Thầy chỉ nói duy nhất con không có giữ có một cái là tâm thanh thản, an lạc, vô sự thôi còn bao nhiêu xả sạch.

Được rồi, con suy tư con sẽ viết cái bài Tâm Xả cho cái gì con cũng nhớ, cái gì xả hết. Tức là mình thích cái gì cái tâm đó thì mình ôm cái pháp xả mình tu tập. Con nghe cái từ của nó là XẢ TÂM VÔ LƯỢNG nghĩa là xả hết, xả vô lượng nghĩa là không còn dính cái chỗ nào, con xả hết nhưng cái phần hiện giờ như là tiền lương hàng tháng của con, thì đó là cái phần cuối cùng, sau này cuối cùng thì con cũng xả luôn chứ không phải để nữa, mình cũng không cần thiết nữa, chỉ còn biết đi xin ăn như Phật thôi.

Như vậy là xả hết, giao cái số tiền lương đó lại cho người nào giúp đỡ cho những người bất hạnh hoặc cho con cái đứa nào mà nó nghèo, con cho nó đi. Bây giờ con chỉ xả hết đi xin ăn, chứ không có để tiền lương đó làm gì, xả hết!

Cho đứa nào nghèo, con của con mà nghèo, cho nó đi lãnh cái số tiền đó đi, con sẽ hoặc là con cái mình có tiền giàu có rồi mình sẽ cho, mình xả xuống mình cho cái người bất hạnh trong xã hội, cho những nhà từ thiện.

Như vậy là mình xả hết, coi như là mình không có cái lương hưu gì hết, mình chỉ đi xin ăn tới đâu hay tới đó chứ không có tính gì nữa hết. Con hỏi gì?

(01:42) Tu sinh: (01:45) con thưa Thầy, tiền lương (01: 50) thì lại về đây ăn, mắc nợ đàn na thí chủ mà nếu không tu được lại đi trả nợ, lại đi kéo cày trả nợ thì con thấy chỗ này con sợ lắm,

Trưởng lão: sợ phải không.

Tu sinh: tiền lương của mình, vào nơi mình ăn ở để nếu mình không tu được thì cái nợ ít hơn.

Trưởng lão: vậy con sợ nợ quá. Thôi con ngồi xuống đi, Thầy nói cho nghe!

À, bây giờ đó con, cái tiền lương con gửi cho cái trại mồ côi, cái khu dưỡng lão nào đi phải không? Con cho người ta đi, con đi tu rồi mà để làm chi, xả đi chứ. Rồi bắt đầu bây giờ đó, con nghĩ rằng một ngày mà nỗ lực tu đó, mà mình ăn của đàn na không khéo thì mình cũng mang nợ có phải không? Nhưng mà con đã làm phước rồi, mai mốt những người đó họ lại trả lại con, nó mất đi đâu phải không?

Còn bây giờ con tu thì con đã lo tu rồi, một ngày một giờ mà con ngồi con tu, bởi vì nếu không tu thì mang nợ đàn na thí chủ, vì vậy phải ráng tu, nhờ đó mà ráng tu; còn bây giờ con có tiền lương của mình thì chắc không nợ ai thôi tu từ từ, thì như vậy thì cái nào lợi - cái kia con giúp đỡ cho người ta, còn cái này đó con nợ để mà con ráng, con nỗ lực tu.

Như vậy thì cái nào lợi hơn, cũng như bây giờ mình sợ thiếu nợ, cho nên mình ráng mình làm để không thiếu nợ, còn mình làm mình có mình cho người ta, người ta nghèo khổ thì cái người mà làm được là cái người tốt hay người xấu?

(3:31) Một cái người ráng lo làm để không bị thiếu nợ, thì đó là tốt thứ nhất rồi phải không? Rồi mà làm có tiền, mình cho người khác để cho người ta sống không có khổ đau trong cái bất hạnh của người ta thì con như vậy là con người tốt hay xấu con nói Thầy, phải không? Còn con có tiền để ăn đi thì tiền của mình, mình ăn có đâu nợ. Cho nên vì vậy mà mình tu từ từ, có nợ đâu mà sợ, mà lo cho nên tu từ từ chắc không tới.

Cho nên khi mà mình có nợ nần, mình sợ nợ nần mình mới lo, cho nên mình cố gắng tu hơn. Con thấy khi mà đức Phật đi về thăm vua cha, thì thay vì ông đi vào, chắc vua cha đãi mâm cỗ linh đình chứ gì?

Không. Ông đi khất thực đi xin thì ông vua ông nói, ông vua cha ông nói:

"Bộ mày đói lắm sao mày về mày đi xin vậy? Mày làm nhục nhã cái tông ngôn tao quá à?". Nói: "Con là khất sĩ, con là đi xin thì con có một số người cũng đi xin, con là những người đi xin chứ đâu phải người làm vua nữa đâu cho nên con đi xin mà",

vì vậy mà cái hạnh đi xin tốt lắm chứ đâu phải xấu đâu, đi xin chứ đâu phải mình đi ăn trộm cắp đâu mà mình sợ.

Còn con bây giờ cũng đi xin ăn mà tu là tốt chứ đâu có xấu đâu, mình đi xin mà mấy người bằng lòng cho tôi chứ tôi có ăn trộm cắp đâu mà lo nợ nần, mà tôi xin để tôi ăn, tôi tu, tôi giải thoát chứ. Cái sự tu giải thoát nó khó lắm, cho nên cái nợ, con chuyển con xin ăn, con mới nỗ lực tu; con chuyển từ trong cái kiếp này mà vô lượng kiếp đời trước chứ không phải trong một đời, cho nên nó không có thiếu nợ.

(05:26) Thầy nói bây giờ mấy con ăn, rồi mấy con chơi đó thì mấy con sẽ thiếu nợ họ đó, chứ mấy con ngồi mấy con nhiếp tâm, mấy con tu, mấy con cố gắng mấy con xả, mấy con viết từng cái bài để nói Tâm Từ , Tâm Bi, Tâm Hỷ.

Các con đã đem hết sức lực của mình ra để mà nói lên được cái như vậy thì hành động hàng ngày mà con làm, cái tiền bạc đem ra mà chất như núi như non chưa có sánh bằng những công lao đó. Chứ đừng nói vậy thì con nợ ở chỗ nào.

Nếu mà đem cái công lao mình ngồi như cô Huệ Ân đó, bây giờ cô già như vậy rồi mà viết cái bài này thì tính ra số tiền mua cái này thì nó phải nhiều chứ phải không mấy con? Chứ đâu có ít đâu, cô phải là người ăn không ngồi rồi đâu, rõ ràng là cô làm việc nhiều chứ mà cái từng tuổi đó mà làm việc nhiều, thì mấy con thấy nợ ai, tôi làm việc nhiều chứ bộ tôi làm việc ít.

Thầy hỏi con này, từ hôm con vô tới đây con có ngồi chơi không, làm việc nhiều lắm có phải không. Như vậy là con ăn ngày có một bữa, ăn ít mà tôi làm việc nhiều vậy mà tôi nợ ai, tôi đâu có nợ có phải không?

Tu sinh: (06:35) Thưa Thầy con vẫn muốn (6:42- 6:56)

Trưởng lão: tu không được giải thoát hả?

Tu sinh: không tu giải thoát.

Trưởng lão: sao con biết tu không giải thoát? Giờ Thầy chỉ giải thoát cho. Giờ con biết rồi phải không? Con học con biết rồi phải không? Giờ con ngồi xuống đi. Giờ người ta chửi mình con còn giận không?

Tu sinh: dạ không từ lâu rồi không giận.

Trưởng lão: À “không giận” thì bắt đầu bây giờ con hiểu biết vậy rồi không lẽ con ra chửi lộn với người đó không? “Không” phải không? Như vậy là giải thoát được chút rồi.

Mặc dù còn hằm hằm trong bụng chưa nói ra chứ nó còn buồn trong đó, chắc chắn là không chửi lộn rồi. Có phải không? Bớt được cái giai đoạn không chửi. Rồi bắt đầu bây giờ không lẽ cứ để trong bụng nó giận hoài. Ít ra cũng tư duy thôi người ta chửi chửi kệ nó chứ gì, như người ta đem bánh cho mình ăn mình không nhận tức là người ta đem về chứ gì. Bắt đầu trong bụng nó xuống chút. Thì như vậy là có giải thoát rồi chứ còn gì nữa, có lợi ích rồi có gì đâu. Cho nên sự tu tập con cứ xét đi, con tu tập có lợi ích lắm.

(07:58) Bây giờ ở nhà mọi lần con chưa tu con ăn ba bữa giờ đến đây con ăn một bữa vẫn khoẻ như thường, như vậy con thấy tu rồi. Như vậy kết quả rồi, kết quả rồi thì ăn của người ta cúng dường có làm sao đâu. Cho nên không sợ.

Vì vậy mà con thấy từ cái chỗ mình chưa làm được bây giờ mình làm được, mình sống được thì mình thọ dụng của đàn na thí chủ không có gì mà sợ. Mình tu tập không được thôi chứ mình tu tập được. Và Thầy nghĩ rằng mấy con mà theo cái lớp học mấy con cố gắng ngồi mà viết như thế này thì cũng đáng cho cái công mà người ta cúng dường rồi, cũng đáng rồi.

Sự thật ra ngoài đời họ lo họ làm ra tiền ra bạc chứ họ có làm cái điều thiện như mình không? Con thấy những bài mà con viết toàn là việc thiện không? Làm thiện lớn lắm, công đức lớn. Cho nên mấy con đừng có ngại. Nhưng mà nghe nói rồi làm biếng không tu là chết đó!

Con hỏi Thầy?

Tu sinh: Thưa Thầy! Thầy giải thích như vậy nhưng mà con nghĩ rằng chúng con không có tu giải thoát được, không chứng được Tam Minh không có làm lợi ích được cho ai thì tâm nó không (9:20).

Trưởng lão: Mấy con đòi hỏi cao quá! Tam Minh!

Tu sinh: nói tóm lại, nó là sự quán của con, con cứ thấy nó nợ, con thấy con không làm lợi ích được cho ai hết.

(09:31) Trưởng lão: Bây giờ con thấy con không làm lợi ích cho ai hết, sự thật ra đó con cứ nghĩ rằng, Thầy thấy mấy con làm lợi ích rất lớn. Tôi đi học lớp đạo đức sống không làm khổ mình khổ người mà, thì đó là lợi ích rất lớn chứ nghe người ta nói thôi, mấy người này họ đến đây học cái lớp đạo đức mà mình không đủ duyên đủ phước người ta cũng tiếc lắm chứ phải không?

Cho nên vì vậy mà chỉ cần Thầy nói đừng có cần tới Tam Minh gì hết, chỉ cần buông xả từ cái tâm phiền não của mình đó là đạo đức không làm khổ mình, mà không làm khổ mình, mình học tu như vậy thì mình không làm khổ mình thì người ta muốn cho trong xã hội này có những người làm gương hạnh đó.

Mà bây giờ mình là người tập làm gương hạnh đó thì xã hội rất đẹp, họ mong muốn lắm mà họ chưa đủ duyên còn mình có đủ phước mình đang học cái lớp đó để cho mình xả từ cái tâm niệm của mình. Thì mấy con, Thầy thiết nghĩ mấy con đừng có nghĩ ngợi gì hết, mình miễn là cố gắng nỗ lực tu, đừng có nghĩ nợ đàn na thí chủ, ba cái tiền lương của mấy con, mấy con loành quành lắm cho bố thí cho từ thiện đi, cho trẻ mồ côi giùm Thầy đi.

Rồi vô đây rồi Thầy sẽ cho cơm ăn. Thầy đói thì cùng đói với Thầy, Thầy ăn cháo cùng ăn cháo với Thầy cứ như vậy đi đừng có lo lắng cái vấn đề đó. Ba cái tiền lương nó làm cho mấy con không biết bây giờ mình để mình ăn không nợ ai, Thầy nói thật sự đừng có sợ hãi gì vấn đề đó mà cứ lo tu đi. Đừng có sợ đàn na thí chủ cứ nghe ba cái ông Đại thừa nói ăn của đàn na thí chủ không tu, chứ mấy ông đó nợ gần chết.

Còn Thầy ở đây thực sự Thầy không sợ nợ. Mà Thầy không có nợ.

Tu sinh: Thầy thì nhất rồi.

(11:24) Trưởng lão: Thầy thì nhất, còn mấy con thì nhì. chứ đâu phải mấy con thì đâu có gì đâu mà sợ, cho nên yên tâm. Mấy con yên tâm đi, tất cả những gì mà nghe lời Thầy nói đây mấy con có tiền lương, tiền hưu đó.

Mấy con thấy trong gia đình trước tiên trong gia đình mình người nào em út hoặc con cháu người nào nghèo thì mấy con cho cái tiền hưu đi, vào đây xin cơm Thầy ăn, Ông Phật ngày xưa ông cũng giàu có lắm chứ, ông bỏ ông có đem theo đâu, bây giờ con đi tu, cha lâu lâu gửi cho con mấy chỉ vàng, để con mua cơm ăn con tu không nợ đàn na thí chủ, ông đâu có vậy đâu, ông đi xin có người ta cho ăn, không thì thôi.

Con nghe một cái câu chuyện, năm đó đức Phật cùng chúng Tỳ kheo 500 vị an cư kiết hạ, mà cái khu vực đó lại đói, coi như là chúng Tỳ kheo đói nhưng mà ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên bảo đức Phật đi lại tới vùng khác, chỗ đó nó no. Đức Phật nói ở đây người ta đói mình ở đây cùng đói với người ta chứ không được đi.

Cái tâm Bi của đức Phật ghê gớm không mấy con, không đi nhất định ở đó cho đến khi mà ăn cám đó, cám ngựa đó. Người ta đem đến có cái nhà người ta giàu họ nuôi ngựa đó, họ nuôi 500 con ngựa họ đem cái số cám đó họ cúng dường chư Tăng, năm đó ăn cám không. Không có cơm ăn, ăn cám đó.

Đó mấy con, trong thời đức Phật vậy, thì thay vì đói quá đức Phật gửi bức thư về cho cha thì bây giờ trong vùng an cư kiết hạ này xin cha đem lúa gạo đến cho 500 vị này ăn, nhưng mà ông Phật không, dân ở đây nghèo đang đói khổ, mình ở đây cùng chia sẻ với người ta, người ta ăn cám mình cũng ăn cám với nhau hết, không đi là không đi, Ông Phật hồi xưa vậy, chứ không phải vùng này đói khổ thôi mình đi vùng khác. Không có!

(13:18) Trong những bài mà mấy con viết ở đây đó, có nhiều người đã nêu ra được cái tâm Từ, tâm Bi của đức Phật mà nói nên những cái mẩu chuyện như vậy đó Thầy thấy rất là hay đó mấy con. Sống như vậy, cho nên tất cả những đệ tử của đức Phật đều mới đầu có nhiều người mệt đói lả không có đồ ăn, đi rồi về lâu rồi người ta cũng đói, xung quanh dân chúng đói người ta không có gì cả làm sao người ta cúng dường cho mình.

Cho nên về người nào cũng ốm nhom ốm nhách, nghĩa là còn cái xương da bọc trong mùa an cư kiết hạ mà nhất định không đi là không đi, tới cuối cùng cái ông mà nuôi ngựa ở trong cái vùng cách đó xa, nhưng mà khi ông biết được đức Phật cái trường hợp xảy ra như vậy, ông đến ông xin bây giờ con cũng không có cái gì nhiều nhưng mà vì con có được cái số cám để nuôi ngựa con xin để cúng dường Phật, không biết Phật và chư Tăng có ăn được không.

Cám rang, rang rồi ăn để sống. Bây giờ mà chúng ta ăn kiểu này chắc là thành heo hết. Chạy hết, trốn hết chứ đừng nói.

Xét qua trong đời sống của đức Phật như vậy đó, chúng ta thấy lấy cái gương hạnh của đức Phật, chúng ta hạnh phúc lắm mấy con, chúng ta rất là vui chấp nhận trong cuộc sống của mình vui vẻ, không có gì hết mấy con.

Cho nên nỗ lực tu đừng có nghĩ lăng xăng nữa. Mấy con nghĩ ngợi lăng xăng đó, buông xả hết đi mấy con lo tu thôi, chỉ còn biết tu thôi. Làm sao tu cho mình được làm chủ được cái bệnh, làm chủ được cái sự sống chết của mấy con, mấy con muốn chết hồi nào thì chết, sống hồi nào sống, tới đó thôi đủ rồi mấy con. Tức là mấy con sống đạo đức không làm khổ mình, không làm khổ người nữa.

Tới chỗ đó là mấy con đừng có nghĩ gì thần thông phép tắc gì, đừng nghĩ nữa. Có cũng như không, không cũng như có đừng nghĩ gì hết tới chỗ làm chủ cuối cùng mấy con tịnh chỉ hơi thở, mấy con sẽ thấy hơi thở ngưng và đồng thời mấy con thở trở lại được, mấy con dừng lại được là tới đó là đủ rồi.

Nghĩa là mấy con đã đạt hạnh phúc rồi tu tới đó thôi đừng nghĩ gì khác. Rồi mấy con sẽ những điều mà mấy con được học tập ở đây, những lời mà mấy con dạy tâm Từ Bi Hỷ Xả, những cái nhân quả mà mấy con được học đây, mấy con đủ khả năng đứng ra mấy con soạn thảo cái giáo trình để cho những người khác người ta học và mấy con soạn thảo cái giáo án mấy con đứng ra mấy con dạy mọi người được đem lại hạnh phúc cho con người là đủ rồi.

(15:48) Sống không làm khổ mình đừng có đòi hỏi gì cao hơn. Nghĩa là mấy con làm chủ được bốn sự đau khổ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Nghĩa là đời sống của mấy con ăn cám rang như Phật vẫn vui vẻ không buồn rầu, đó là về đời sống - ai chửi mắng không giận, ai cho tiền nhiều không ham, ở dưới gốc cây cũng được chỗ nào cũng xong.

Đó là mấy con sống về đời sống làm chủ cuộc sống. Và mấy con không có lụm cụm không có yếu đuối không có run rẩy đó là mấy con thấy hạnh phúc rồi. Và bệnh đau mấy con đẩy được bệnh và mấy con muốn chết hồi nào mấy con chết hồi nấy.

Vậy là đủ rồi Thầy dạy mấy con tới đây thôi, không dạy gì nhiều nữa còn mấy con có Tam Minh có thần thông gì thì mấy con làm ơn dẹp qua một bên đừng có nói ra chuyện này giùm Thầy, còn nếu không có thì cũng chẳng cần, cái thứ này không cần.

Tới đây đủ cái cuộc sống của mấy con rồi, cái mục đích của đạo Phật mấy con đạt được rồi, bởi vì đạo Phật ra đời là giúp cho mấy con làm chủ 4 sự đau khổ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT bây giờ mấy con làm chủ được rồi thì thôi đủ rồi, làm chủ rồi cái mục đích đạt được rồi đâu có cần ba thứ lảm nhảm đó phải không mấy con.

Cho nay ở đây không cần, nhưng mà có cũng được, không có cũng được, không có quan trọng vấn đề đó. Mà cái vấn đề là làm chủ bốn sự đau khổ mới là quan trọng, các con làm chủ không được là các con sẽ bị khổ, mà làm chủ được thì các con không khổ. Cho nên mấy con cố gắng, cố gắng mà tu tập.

(17:15) Bây giờ mấy con còn hỏi gì Thầy thêm nữa không, bữa nào Thầy cho đọc mấy cái bài này.

Cái phần mà Liễu Ngọc con tu Tâm Xả, con thích nó thì con nỗ lực con sẽ áp dụng con viết bài Tâm Xả này kỹ lưỡng hơn, và dựa theo cái dàn bài mà của Từ Quang đó thì con dựa vào đó mà con viết cái dàn bài của xả tâm mà nó còn nhiều cái dàn bài xả tâm còn nhiều, lần lượt rồi Thầy sẽ giúp gợi ý cho, hễ mà mình nắm cho vững có những cái pháp nào đến mà mình xả.

Coi như là cầm cái chổi quét nó, quét rác, quét hết những cái ác pháp, cái tâm chướng ngại của mình, mình quét hết, nhớ thích Tâm Xả. Còn người nào thích TâmTừ thì mình tu Tâm Từ, lúc nào mình cũng khởi ý thương yêu chúng sinh. Cái người mà tu Tâm Từ thì nó cũng như là nó mát lạnh cũng như là cái màu xanh của cỏ cây, cái màu xanh của cỏ cây nó mát lạnh lắm mấy con.

Còn tu Tâm Xả thì nó như là lửa, nó cháy đốt hết, cái gì nó cũng đốt sạch nó không có để đâu. Nó làm tiêu hết, nó không còn một cái gì là chướng ngại nữa được, nó xả hết. Còn tu Tâm Từ thì nó mát mẻ, nó mát mẻ hơn nhưng mà miễn là cái đặc tướng của người nào nó hợp với pháp nào là tu cái pháp đó, nó mới mau tiến.

Vì cái Tâm Xả của mình nó dễ nhận lắm đó mấy con, cái pháp này mà thấy nó nằm ở trong dục lậu, hữu lậu Vô Minh Lậu là xả không có chấp nhận nó nữa. Cứ xả xuống ngay liền tức khắc không chấp nhận là không chấp nhận.

Nhưng phải có một cái sự hiểu biết của từng niệm đó cho rõ ràng chứ không khéo nó bị ức chế. Nói tôi xả nhưng bây giờ nó ham ăn thì mình phải hiểu được thực phẩm là bất tịnh, do đó mình nhàm chán mình không muốn ăn chứ không phải, bây giờ mày thèm ăn, mày phải xả thì như vậy coi chừng ức chế đó mấy con. Nó nhanh vậy chứ không phải nó đòi hỏi cái tri kiến của mình để thông suốt được cái Tâm Xả đó để mà xả thì không ức chế, nhớ kỹ.

Rồi, bắt đầu bây giờ mấy con hỏi Thầy, con?

2. TU TÂM XẢ

(19:42) Tu sinh: Thưa Thầy con đang thực hành tu Tâm Xả, như bây giờ xả tất cả để rồi mình thấy giải thoát, như con nghĩ rằng những gì thường thường thì có bạn hay là cháu thì dễ dàng mình bỏ như thế, như thế, thì con cảm ơn, có những thứ có phần quý giá thì cũng muốn các cháu hay bạn đồng tu cho, con không nhận thì nhất định mình đi theo Phật không có cho mà còn chê, thì đó con không dám nói ra, nhưng cái đó mình có quyền hay không hay thấy cái đó là hơi có giá trị một tí, muốn xả.

Con hỏi Thầy cách thức người ta cho mình, mình có người ta cho mình, mình không dùng để lung tung con không dám dùng có nghĩa là sợ nó xả, xả tất cả nó có cái tư tưởng (20:27)

(21:28) Trưởng lão: Thầy dạy cho, con Tâm Xả phải không? Ờ, thì khi ai đem quà đến đó, nói: "Tôi tu Tâm Xả đó đừng có cho quà tôi nữa. Quà tôi giữ nhiều quá tôi xả đâu có được".

Con cứ nói thẳng vậy đi. Nói: *"Tôi hôm nay tôi chấp nhận cái Tâm Xả, vậy thì cái quà này mà cho là tôi không nhận vô đó thì tôi làm sao tôi xả, thôi bây giờ đó thông cảm cho tôi đi. Bây giờ đem về tôi xả không khéo tôi xả không hết cứ cho tôi hoài, làm sao tôi xả*".

Con cứ nói thẳng nói thật: "Hiện bây giờ tôi chấp nhận tu Tâm Xả. Cho nên mọi giờ tôi xả hết. Bây giờ bà con mà đem cho như này, tôi cám ơn lắm nhưng vì tôi TâmXả tôi không dám nhận, nhận vô rồi xả chỗ nào giờ. Không lẽ tôi đem tôi bỏ sao thì nó phí phạm lắm. Người nào, người ta tu mà tâm không xả đó thì đem cho, còn tôi, tôi Tâm Xả thì tôi, cái cô kia Tâm Từ thì đem cho cô ấy. Còn tôi tu Tâm Xả thì đừng cho, vì ở đây tôi đi tu tâm nào tôi nói thật cho nên vì vậy mà..."

Ví dụ khi cô Út cho rau cải thêm gì đó, "thôi giờ con tu Tâm Xả rồi cô, cô đừng có cho nữa, cho như vậy là con xả không có hết", con hiểu không?

Cứ nói thẳng nói thật mà, có gì đâu. Cho nên vì vậy muốn giải thoát thì phải xả mà bây giờ cứ cho như thế này thì làm sao tôi xả, tiếc thì ăn, ăn thì vô làm sao xả. Mình nói thẳng nói thật mà, trừ ra những người tu Tâm Từ, tâm Bi đó thì người ta sẽ nhận.

Tại sao từ bi người ta phải nhận, còn mình xả mà cho nên mình không sợ ai buồn mình hết mà mình thành thật nói thì họ đâu có buồn, tại tôi tu Tâm Xả nên tôi không nhận nữa, tôi đủ rồi. Bây giờ tính đủ rồi chứ thiếu chắc tôi phải đi xin, còn như này đủ rồi mà xin nữa thì tôi xả sao hết. Không có xin không có nhận nữa.

Mình nói thẳng nói thật đi, có gì đâu mấy con phải sợ, đừng có ngại ngại: "Cứ nhận vô, nhận vô, giờ tu Tâm Xả mà thất tôi nhiều đồ quá. Bây giờ cho ai giờ đây, mà cho thì tôi đến thất người ta, tôi nói này nói kia thì động, thì nó mất hạnh độc cư đi không được. Thôi thà ngay từ lúc đầu xả thì tôi xả luôn tôi không nhận", con mạnh dạn con nói vậy đi cho khỏi mất công.

Bắt chước Thầy đi, xả thôi mà mình nói mình thông cảm: "Thực sự ra thì tôi tu Tâm Xả cho nên tôi không dám nhận nữa, nhận nữa tôi biết xả chỗ nào. Mà nếu quăng vào chỗ xó nào thì, nó bắt tôi coi chừng. Cho nên tốt hơn là tôi nên xả". Mấy con nhớ là tu Tâm Xả thì mình cũng dễ dàng nói. Bởi vì mình tu cái tâm đó rồi thì ai nói gì mình cũng xả hết; nhất là vật chất, ăn uống, đồ đạc này kia. Cứ ở thời gian sau bà con tới thăm là thấy quá trời thôi, kiểu này chắc hết xả nổi.

Ngay từ lúc đầu mấy con giữ gìn được là Tâm Xả tốt đó, không có chấp nhận mà nó thảnh thơi lắm khi mà mình nói rồi người ta không có cho mình, mình thấy thất của mình nó càng trống chừng nào thì càng hạnh phúc chừng ấy. Dễ lắm mấy con tu Tâm Xả là vậy. Còn hãy tu Tâm Từ, Tâm Bi người ta còn cho mình thì ráng chịu.

(24:46) Tu sinh: Thưa Thầy con muốn hỏi là đang học ở đây mà có một cái việc chi hoặc là học xong rồi Thầy, như giờ mình đi xin thì người ta bảo là (25:00) người ta nói ý khó nghe. Ví dụ như mình xin họ hộp cơm thì họ bảo: "Ăn đi cho hết chứ còn xin người ta làm cho (25:10)" hoặc là mình tự nấu ăn có được hoặc mua được cái gì tự nấu ăn có được hay không, hay là sống như kiểu là xả hết tất cả rồi là giờ vào từng nào là mình ăn chừng đó. Cái đó con vẫn suy nghĩ nhiều vì cuộc sống mình học tu rồi mình cũng phải tự lực, cuộc sống của mình làm thế nào dựa vào một cái gì đó (25:41).

(25:43) Trưởng lão: Con đã tu Tâm Xả rồi thì không có dựa vào chỗ nào nữa. Xả luôn. Đã xả mà, con hiểu không? có cho ăn không có Thầy ăn rau còn sống mà, xả hết. Ăn ba cái rau rừng mà sống, thì muốn ăn hồi nào ra rừng hái mà ăn chứ gì. Cho nên xả hết rồi, đói thì ra hái mà ăn, còn không đói thì thôi. Con xả hết rồi, không có còn lo đâu. Phải nói tu Tâm Xả thì xả hết.

Tu sinh: Thầy chỉ cho con xả đúng cách.(26:10 - 26:15)

Trưởng lão: Thì bắt đầu cái nào xả trước thì xả, còn cái nào chưa xả được thì từ từ xả sau. Nghĩa là mình hướng đến cái Tâm Xả, chứ chưa phải là nhập vào cái xả, phải hông? Cho nên hướng tới cái xả thì bắt đầu cái xả trước, cái nào xả trước thì mình xả được thì mình xả, còn cái nào chưa xả được thì còn giữ lại khoan để tu cuối cùng xả, xả luôn cái thân này đó. Các con thấy cái chỗ xả là xả thôi; xả lạc, xả khổ, xả niệm tâm tịnh, xả hơi thở các con biết chưa xả cái hơi thở mà tu tới xả cái hơi thở thì còn gì nữa đâu hết rồi.

Thì cái mục đích xả là xả như vậy xả luôn chứ mình đâu có giữ cái thân này làm gì, tu Tâm Xả tới chừng nào tôi xả hơi thở được là tôi đi luôn, tôi bỏ luôn cho sướng chứ ở đây ôm cái thân này bộ sướng lắm mấy con. Ổ bệnh, ổ ăn uống, có ăn uống nó mới sống, có ăn thì phải có chết người khác, ai mà thương lấy cái thân này làm gì, cho nên vì vậy tôi xả luôn.

Bây giờ tại tôi xả cái hơi thở chưa được cho nên vậy tôi để dành cho từ từ tôi sẽ xả sau. Có phải không mấy con, mình xả mà tôi biết tôi sẽ xả hơi thở, tu tâm Xả là tôi sẽ xả tới nó, nhưng bây giờ tôi xả chưa được cho nên vì vậy tôi xả những cái được trước, rồi lần lượt tới nó tôi sẽ tập tới tôi xả luôn.

Mà tôi xả luôn thì tôi khỏe rồi, tới đó là cái cuối cùng của mình đó mấy con. Cho nên tâm Xả mấy con, nói về tâm Xả lớ ngớ là còn dính chưa xả phải hông? Mấy con nói nhiều một hơi cũng thiếu à, còn chưa xả, cho nên tâm Xả nhiều lắm suy cho kỹ thì mấy con sẽ thấy xả rốt ráo à, xả không còn gì nữa nghĩa là xả tới hơi thở là cuối cùng, xả tới hơi thở còn cái gì nữa mà xả.

(27:56) Tại vì đức Phật dạy mình tới chỗ đó là xả hơi thở, xả cái cuối cùng là xả hơi thở, nó là Tứ Thiền rồi, tới đó là hết rồi mấy con. Mấy con tu thì nó có cái đường đi của nó chứ, nó có đường đi xả chứ, xả từ những cái vật chất, từ khi mình làm được tới cái mình không làm được dẫn đi tới chỗ mình làm được.

Đó là tu Tâm Xả, cho nên các pháp cuối cùng trong cái lớp Chánh Kiến mấy con thấy họ học tới Tâm Xả hết rồi, lớp Chánh Kiến học tới Tâm Xả là chấm dứt lớp đó rồi. Vì mình xả hết rồi còn đâu nữa mà học nữa, bởi vì các con thấy xả tới hơi thở rồi. Không phải đúng sao, chứ phải chi mà còn hơi thở thì còn học, chứ hết hơi thở rồi thì học cái gì nữa. Tức là lớp Chánh Kiến tới đó nó hết.

Rồi bắt đầu giờ mình học tới cái lớp xả rồi, nhưng mà bây giờ phải áp dụng để mà xả thì lớp Chánh Tư Duy nó mới xả sạch, nó xả tới cái lớp cuối Chánh Tư Duy là xả đứt hơi thở đó, mà ai chưa qua được xả hơi thở thì còn học lại chứ gì, chưa lên được cái lớp khác đó, hiểu chưa?

Mấy con thấy lớp học của người ta mà, còn bây giờ đó con học xả chứ chưa xả. Đó bây giờ cái lớp Chánh Kiến học biết cách xả chứ chưa xả, sau tu tập đó là tập xả, xả cho đến khi mình xả được hơi thở mới thôi.

Rồi đến đây là cái bài học, bài cuối cùng còn mấy bữa nữa là áp dụng, chính vì vậy mà phải viết nếu ai thích về Tâm Xả thì phải biết cho đầy đủ về Tâm Xả, những người nào thích Tâm Xả và viết đầy đủ và áp dụng vào đời sống của mình xả hết đó, xả rốt ráo không có gì mà không xả.

Còn mấy con dùng Tâm Từ, Tâm Bi kia thì mấy con gợi lòng thương yêu của mình, nhưng đến khi mấy con cũng rốt ráo, nó có từ bi thì nó có xả trong đó rồi chứ nó không phải không, nhưng mà đi vào cái độc nhất của nó là pháp Từ, pháp Bi. Nó là độc nhất nghĩa là mình cứ luôn luôn gợi cái tâm đó, còn cái Tâm Xả là luôn luôn cứ phá cái cố chấp cứ dính mắc đó thôi. Tới chừng đó cho nó dính mắc cố chấp, dính cái gì được hết thì đó là xả. Rồi con hỏi con?

Tu sinh: con thưa Thầy! có những lúc xả thì không xả nổi Thầy ạ. Ví dụ như Bạch Thầy chúng con muốn xả Thầy dạy cho chúng con.

(30:26) Trưởng lão: Con xả không nổi tại vì lười biếng rồi, Thầy có pháp để con xả mà, con đi kinh hành cho Thầy! Con cứ đi sáng đêm thì nó sẽ hết thôi chứ đâu có gì đâu, nó có pháp rồi mà.

Con siêng năng con cứ đi kinh hành hoặc là con tập pháp Thân Hành Niệm thì bắt đầu mình từ từ mình tập, mình từ từ thì sau này nó quen dần thì nó lần lượt nó xả. Chứ đâu phải cái chuyện tập liền mà nó xả là xả đâu, nó cả một vấn đề mà tập. Cho nên con thấy cái lớp Chánh Tư Duy để mình tư duy, để mình áp dụng vào sự xả của mình.

Nếu mà con tu Tâm Xả đó con, thì con xả lần chút xả, con xả được cái này thì nó làm cho cái kia giảm đâu, lần lượt lần lượt mình xả chứ không phải nói cái xả là nó xả liền một loạt cái đâu. Không phải đâu!

Nó từ từ nó xả, nó xả cái gì dễ dàng trước nó xả, rồi kế kế kế nó xả cho đến khi nó xả tới hơi thở đó. Cho nên bây giờ con nói hôn trầm thuỳ miên mình xả không được, con muốn mau sao được, nó là cái gốc si mà trời đất ơi đâu có dễ gì. Cho nên vì vậy mà hàng ngày con xả giờ giấc con tập tu con giữ gìn đúng trước cái giờ con đi nghỉ mà nó đã hôn trầm thùy miên rồi, con cố gắng con đi kinh hành để cho nó đừng có phi thời, nó đừng có ngủ phi thời chứ chưa hết ngủ đâu, nó còn ngủ sau đó lần lượt con cứ tăng dần lên thì con có phương pháp con xả đó, tức là con xả cái hôn trầm.

Con đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, con đi pháp Thân Hành Niệm đều con xả hôn trầm thùy miên hết đó, cái phương pháp xả cho nên mình cứ bền trí mà tập thì xả được, không sợ. Đó là cái mục đích xả chứ đâu có gì đâu. Đã có pháp xả mà nói không hết, bây giờ chưa hết thì tôi có pháp xả ngày mai sẽ hết, ngày mai không hết thì ngày mốt hết. Tại cái phương pháp đó nó sẽ giúp mình hết.

Giờ mấy con hỏi gì Thầy nữa không?

3. TỨ NIỆM XỨ

(32:18) Tu sinh: Tứ Niệm Xứ đó Thầy, Thầy dạy con biết con tu bao nhiêu!

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ hả con, Tứ Niệm Xứ thì mình sẽ luôn luôn mình ngồi chơi, giờ cái bữa do bắt đầu vô mà tu tập đó, cái người mà tu Tâm Xả cũng ở trên Tâm Xả cũng ở trên Tứ Niệm Xứ mà xả, còn cái người mà tu Tứ Niệm Xứ thì quan sát Tứ Niệm Xứ mà chướng ngại gì xảy ở trên đó là mình xả.

Mình dùng Tâm Từ hoặc dùng Tâm Bi hoặc dùng hơi thở hoặc dùng Định Vô Lậu đều là mình dùng đủ thứ pháp mình xả. Còn cái người tu Tâm Xả là họ sẽ khởi sự vào cái tu tập của họ cũng ở trên cái Tứ Niệm Xứ mà bất cứ cái gì đó họ đều dùng cái tri kiến họ xả hết tất cái niệm mà không có cần dùng như mình tất cả các pháp.

Còn con tu Tứ Niệm Xứ con dùng nhiều pháp bởi vì con tu theo Thanh Văn rồi, tức là còn dùng từ Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu. Tất cả cái gì mà chướng ngại trên thân con là con dùng nó xả, con dùng cái đó để mà xả cái chướng ngại đó ra.

Còn cái người kia tu Tâm Xả là tại vì cái Tâm Xả họ, cho nên tới đó họ dùng cái đó mà họ xả chứ họ không dùng cái khác để cho tới chừng đó Thầy dạy, cái người tu Tứ Niệm Xứ quán sát bốn chỗ có xảy ra chướng ngại thì ở trên đó thì dùng các pháp nhiếp phục tham ưu ở trên đó. Tức là đẩy lui các pháp đó ra. Coi như xả nhưng mà dùng pháp. Còn cái kia dùng cái tri kiến của mình, dùng cái tâm vững vàng của mình để xả không có để cái pháp đó nó bị dính mắc, nó chấp đắm ở bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp.

Nó gần giống nhau nhưng nó khác nhau bởi vì cái kia chuyên về xả, còn mình không có chuyên về xả mình chuyên về giữ cái tâm thanh thản của mình để khi chướng ngại trên cái phần nào đó thì mình sử dụng các pháp khác đẩy lui ra.

(34:12) Cho nên tu Tứ Niệm Xứ thì nó dễ lắm con, nó không có chuyên mà nó ở trên Tứ Niệm Xứ nó bảo vệ cái chân lý của nó, nghĩa là bây giờ mấy con viết bài, trình độ nó chung chung - Từ, Bi, Hỷ, Xả, tất cả cái bài khác con viết chung chung thì trình độ đó mấy con tới đó là tu Tứ Niệm Xứ. Trên bốn chỗ để mà khắc phục những tham ưu trên đó thôi, để mà đem lại sự bình an cho tâm thanh thản của mình thôi. Đó là tu Tứ Niệm Xứ.

Còn cái người nào viết bài về Tâm Xả mà viết rốt ráo đầy đủ ý nghĩa của nó thì Thầy khuyên nên tu về Tâm Xả, bởi vì đó là cái tri kiến về Tâm Xả của họ có cho nên mọi cái đến, tri kiến họ dùng họ xả họ không có cần. Chẳng hạn giờ họ đau họ chỉ cần dùng Định Niệm Hơi Thở, họ dùng Tâm Xả họ ngồi vững vàng vậy.

Họ chẳng nao núng gì hết, họ an trú ở trong cái Tâm Xả của họ, thì họ cũng xả được bệnh của họ được. Nó khác ở kia là mình phải nương vào hơi thở tác ý: "An tịnh thân hành, an tịnh tâm hành". Còn cái này không, nó không tác ý đâu nó ngồi sừng sững nó ở yên trong cái Tâm Xả đó. Nó quyết tâm nó xả thọ đó, nên nó ngồi sừng sững vậy đó, nó không sợ. Nó thuộc về loại mà Duyên Giác rồi, nó Duyên Giác chứ không phải thuộc Thinh Văn.

Còn mấy con tu Tứ Niệm Xứ thì là Thinh Văn, còn cái kia nó tu Duyên Giác rồi. Ngay chỗ xúc chạm, cảm thọ nó đánh bật ngay chỗ này. Nó ngồi sựng lên, nó không sợ, nó biết các pháp đều vô thường. Nó không có sợ cái gì hết, nó ngồi sừng sững đó.

Nó quyết tâm nó xả, tức là nó ngồi đó với cái Tâm Xả nó luôn luôn nó không dính mắc nó không sợ. Nó giữ cái xả. Tu về Thinh Văn. Nó có phương pháp nó đi vô, người tu Tâm Xả là những người tu Thinh Văn. Xả thọ, xả lạc xả niệm thanh tịnh xả trên cái hơi thở, họ đi tới cái chỗ xả cuối cùng, chỗ mà lục nhập tiếp xúc nhau sinh ra thọ. Cảm thọ cái chỗ đó họ bẻ gãy ngang, họ ngồi sừng sững. Mấy người tu Tâm Xả là phải gan dạ lắm.

(36:14) Còn mấy người mà tu Tứ Vô Lượng Tâm đó thì nó không có gan dạ bằng, tại vì khi đau người ta nương vào cái hơi thở, người ta dùng cái pháp tác ý, người ta tác ý. Người ta có chỗ nương nó không trực tiếp với cái đau còn khi nó trực tiếp trên cái đau nó vẫn ở trên cái xả. Nó xả cái cảm thọ đó, nó không có lo.

Để rồi tới chừng đó, mấy con tu thế nào Thầy hướng dẫn cái đó. Khi gặp các trường hợp như cảm thọ mà ở trên cái Tâm Xả phải dùng cách thức nào để mà xả, thì lúc bấy giờ mấy con ở trong cái vị trí đó mấy con xả.

Còn tu Tâm Từ cũng vậy đó mấy con, còn tu Tâm Từ mình thực hiện trước cái Tâm Xả cảm thọ của mình, mình phải thương yêu mình như thế nào và Tâm Từ thường thường là nó ngăn ngừa trước hết, nó không có để cho thân nó bị bệnh. Trừ ra khi thân nó bị bệnh đó phải thực hiện cái Tâm Bi của nó, để cho nó thực hiện.

Tâm Bi của nó thì nó có nhiều cách để đối phó với các cảm thọ của nó. Bây giờ thí dụ một người mới tu chưa có đủ đạo lực thì họ sẽ sử dụng thuốc thang, họ uống trong thân họ bệnh đó là họ dùng Tâm Bi với phước hữu lậu, còn khi mà họ có đạo lực pháp Như Lý Tác Ý họ có, thì họ dùng phương pháp tác ý họ đuổi, họ không có cần nương vào hơi thở an tịnh đâu mà họ tác ý họ đuổi thôi. Đó là tu Tâm Bi. Mỗi cái phương pháp nó đều có cái sự tu tập để áp dụng vào cái sự tu của họ để họ giải quyết được những cái ác pháp ở trên Thân Thọ Tâm Pháp của họ.

Rồi con hỏi nữa không?

Tu sinh: kính bạch Thầy! cho con hỏi khi bây giờ con tu Tâm Xả. Bạch Thầy! Thầy nói (38:10) tu Tứ Niệm Xứ khi con tu Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả, cho con hỏi Thầy là khi chúng con tu Tâm Xả thì con có dùng Như Lý Tác Ý không hay dùng tri kiến để xả?

Trưởng lão: Dùng tri kiến, dùng Như Lý Tác Ý bởi vì dùng pháp Như Lý Tác Ý, pháp đó dùng chung hết đó con. Từ, Bi, Hỷ, Xả đều là dùng pháp tác ý hết. Như Lý Tác Ý là pháp dùng chung, tức là dẫn tâm vào đạo, nghĩa là người tu Tứ Niệm Xứ người ta cũng dùng pháp Như Lý Tác Ý nhưng mà người ta cũng dùng nhiều cái pháp khác còn cái Tâm Xả và tâm Từ đều là dùng cái pháp Như Lý Tác Ý hết.

Bây giờ mấy con còn hỏi gì Thầy không nè, nghỉ nè. Rồi con hỏi đi!

(38:58) Tu sinh: Kính bạch Thầy cách số 1 là xả về ly dục ly ác pháp, số 6 cũng xả do ly dục ly ác pháp, hai cái đó con không hiểu. Cái số 5 thì xả về Kinh Bát Thành, số 4 xả về lòng xả (39:26)

Trưởng lão: Con đọc lại cái Kinh Bát Thành đi thì con hiểu à. Còn xả cái gì nữa con?

Tu sinh: "Số 4 xả về lòng xả".

Trưởng lão: xả về lòng xả là khi mình xả rồi thì mình xả luôn cái xả đó nữa, mình xả đó rồi mình xả luôn cái pháp mình xả luôn.

Tu sinh: Số 1 xả về ly dục ly ác pháp?

(39:50) Trưởng lão: Xả về ly dục ly ác pháp thì trong ly dục ly ác pháp đó nó có dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu; có tham, sân, si thì con viết ra, bây giờ cái tâm tham mình tham cái gì mình xả. Tham tiền xả, Tham danh xả nè, tham sắc dục xả nè, tham của cải tài sản xả nè; Đó tất cả mọi cái nó đều xả trong cái ly dục ly ác pháp đó. Rồi xả ngay luôn chỗ ly dục ly ác pháp để nhập Sơ Thiền cũng xả luôn.

Tu sinh: Số 6 nữa Thầy, xả do ly dục ly ác pháp nữa?

Trưởng lão: Xả do ly dục ly ác pháp thứ 6 đó hả con, coi chừng đó là xả Thiền Định rồi. Cái dục mà xả ly dục ly ác pháp là để xả chỗ tâm bất động còn xả để mà chỗ nhập Sơ Thiền nữa, phải không? Có hai cái xả, cái xả ở chỗ tâm bất động và xả chỗ Sơ Thiền nữa con. Nó hai cái.

Tu sinh: thưa Thầy con hỏi nhiều quá.

Trưởng lão: Xả cái phần nào nữa con, chưa biết con? Xả cái phần Định đó hả, diệt tầm tứ phải không con?

Tu sinh: Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, cái này con chưa biết ạ?

(41:15) Trưởng lão: Nếu mà Tâm Xả mà xả ở chỗ nhập Sơ Thiền tức là khi mà mình xả cái trạng thái của Sơ Thiền là xả 5 cái chi thiền để mình tiến qua cái Nhị Thiền, phải xả thì mới tiến qua được chứ, không xả làm sao con tiến qua được cái Nhị Thiền. Nó cái xả ở chỗ đó, xả cái trạng thái của Nhị Thiền mà.

Tu sinh: Như khi con ngủ thì con bị như tối hôm qua con có nằm xuống, mới đầu con nằm nghiêng bên trái thì sau con thấy con nằm tự nhiên thấy cứng đơ hết người ra con thường bị trạng thái đó, con hỏi Thầy thêm.

Trưởng lão: Khi mà con còn cảm nhận đó, con tác ý cho cái cơ thể con nó bình thường đó. Con tác ý một hơi rồi con nương vào cái hơi thở, con thở ra hít vô thì nó lấy lại bình thường. Bởi vì nương vào cái hơi thở và tác ý thì nó sẽ trở lại bình thường hết. Cái dạng đó nó không có cái tưởng đó nữa, cái tưởng thân cứng đó là cái cảm nhận thật chứ không phải không đâu. Cái hoạt động của tưởng.

Tu sinh: Con thưa Sư Ông! cho con viết bài, con thấy khó, con không biết con làm, nhưng bây giờ con không thấy gì con làm, con xin Sư ông.

Trưởng lão: Thôi con nghĩ cái gì thì con làm, được rồi con rồi Sư ông sẽ bổ sung cho không có sao.

Tu sinh: thưa Sư Ông! Ở trong thất con chưa có ghế ngồi, cho con xin cái ghế ngồi.

Trưởng lão: Được rồi, con không có ghế ngồi đó hả con, lát con xách một cái ghế đó về thất con đó, con ngồi con làm bài. Lát con về con cầm về ha. Có mấy cái ghế xếp, không có sao đâu con. Rồi

Tu sinh: Kính bạch Thầy cho con hỏi! (43:22) con như là con đánh theo cái mẫu đó (42:36)

(43:37) Trưởng lão: Con đánh theo cái mẫu đó đi. Theo khổ cuốn sách đó con! Để sau khi mình cho in vào cái tập Diễn Đàn Chơn Như đó, nó theo cái khổ cuốn sách nó dễ lắm. Còn không con cứ đánh vậy đó, đến chừng đó Thầy chỉ mở máy bấm cái nó trở thành trang sách cũng được nữa.

Bây giờ Trang nó biết đánh thì nó đánh theo cái khổ sách nó xếp như lại nè con. Thì nó đánh theo khổ như vậy, rồi nó trình bày vậy đó theo trình bày vậy nó hay lắm con.

Tu sinh: Con thưa Thầy! con làm bài, bài làm sẵn

Trưởng lão: Cũng đánh vô luôn con, đánh vô chữ đỏ trong đó con. cái này phô tô luôn ra nó đen chứ còn Thầy phê bình trong đó là chữ đỏ con. Lời phê của Thầy là chữ đỏ.

(44:35) Cứ đánh lên hết, từ đầu chí cuối hết, các bài đó đều là đánh lên hết. Những bài để mà lưu giữ lại cái tài liệu học tập của mấy con trong cái lớp Chánh Kiến đó con, nó có giá trị lớn lắm bởi vì những bài đó là những bài hầu hết nó dạy về đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người.

Mình ở đây mình làm bài khi cái bài của mình đưa ra cho người khác họ đọc họ thấy nó có giá trị lắm mấy con, có giá trị về cái sự học của mình chứ. Các con biết có nhiều người ở bên xa lắm bên Mỹ mà họ vẫn làm bài, họ vẫn theo dõi lớp học, họ làm bài mà họ cực khổ lắm bởi họ vẫn làm việc đó mấy con, mà họ vẫn cố gắng thức đêm thức khuya họ làm bài họ gửi về cho Thầy chấm bài.

Như vậy mà mình biết mình ở gần đây mà không học, mà người ta ở xa người ta còn học. Thầy thấy hầu như là mới đầu thì người ta chưa làm được nhưng sau đó gợi ý người ta làm được mấy con, người ta cũng làm rất hay đó. Bởi vì khi mà không biết thì thôi, còn khi biết được người ta làm, đồng thời người ta vậy gợi cái sự hiểu biết của người ta.

Cho nên đem lại sự ích lợi ngay cuộc sống người ta có cái tri kiến đó người ta xả, đem đến cái tâm người ta rất an ổn.

Cho nên những bài làm coi vậy chứ nó thấm nhuần, lần chút lần chút thấm nhuần. Cái tâm họ, cuối cùng những cái ác pháp đến tác động họ không được là vì họ hiểu họ xả, lợi ích cho họ. Thầy thấy là những người học trò Thầy từ chỗ làm chưa được rồi làm được hết. Cũng như mới đầu mấy con làm Thầy thấy chưa được sau thấy lầm lượt làm được hết có khá lên, tốt lên và đồng thời mấy con nói nó rất cụ thể.

Như cô Huệ Ân, đầu tiên thì cô đâu có làm được đâu. Nhưng mà lần lượt là cô làm được, ngắn gọn nhưng mà nói lên được cái ý của sự tu tập chung quanh cuộc sống mình hằng ngày nó xảy ra. Nãy giờ Thầy đọc, cô nói nguyên chuyện trong Tu viện mình không chứ cô có nói chuyện bên ngoài đâu. Cô thấy sao cô nói vậy, đó cũng là cái nói nhìn của mình và đồng thời cũng chính là cái xả tâm của chính bản thân mình. Những gì mà mình làm chưa được mà khi mình nói tức là mình sẽ cố gắng mình làm được những cái điều đó.

4. TRẢ LỜI VỀ RẮN LỘT DA

(47:12) Trưởng lão: trong cái vấn đề mà mấy con thấy đó, cái câu mà người ta nói: “Rắn già rắn lột, người già người chết”. Nghĩa là con rắn nó lột da thì nó lớn lên một chút mấy con. Bởi vì cái da của nó, ví dụ như da của con người mình mà lột được thì mình lớn lên chút để cái da này nó nứt ra sao. Phải không phải vậy nó lớn lên, nó lớn hơn lên.

Cho nên con rắn nó hay lột da nhưng mà dù sao đi nữa mấy con thấy nói là nói nó lột da nó sống đời đó, nghĩa là nó sống đời, nhưng mà nó có sống đời gì đâu, Thầy thấy luật vô thường mà tại vì mình thấy mình nói tục ngữ của mình thấy con rắn nó lột da sống còn người già người chết, còn con rắn nó già nó lột da. không phải, nó có cái thời gian, ví như bây giờ nó từ cái trứng nó nở ra con rắn, rồi bây giờ con rắn đó nó lột da để nó lớn, cũng như là cái khoảng thời gian của mình cũng như cha mẹ mình sinh ra mình còn nhỏ, mình lớn lên chút mình thay đổi.

Còn con rắn đó tại vì người ta không nhìn cái sự vô thường thay đổi đó mà người ta thấy nó lột da tưởng là nó già rồi nó lột da. Không có già nó cũng chết ngắc chứ đâu có lột da nó sống nữa đâu, các con hiểu không vậy! Nhưng mà cái phát triển của cái cơ thể con rắn nó phải phát triển cho đến khi nó không còn lột nữa nó chết. Nó già rồi nó chết, chứ đâu lột da được nữa .

Cho nên nó phát triển cũng như mình đó. Cha mẹ sinh ra rồi mình lớn lên thì bắt đầu từ đứa bé nằm nôi, nó lớn lên, bắt đầu 11, 12 tuổi, từ 12 tuổi đó nó lớn lên bằng như người thanh niên, nó phải thay đổi nó lớn lên cái kiểu mà nó không lột da.

Con hiểu không, nó lớn lên bằng cách nó như vậy, tự nó lớn dần dần, nó lớn lên thành người lớn rồi bắt đầu cái tuổi đó nó đứng lại, nó già nó tụt xuống. Nó suy xuống, nó yếu đuối, nó già đó. Đó là con người, rồi đến khi nó chết.

(49:13) Còn con rắn nó sinh ra rồi lớn lên, mỗi một năm hay nửa năm nó lại lột da một lần, rồi nó lớn lên chút, từ con rắn trẻ, thành con rắn thanh niên rồi con rắn trung niên rồi con rắn già. Tới con rắn già cũng chết chứ không có lột mà nó sống được, nó lớn tới cuối cùng gì vì vậy mình không theo dõi mà tưởng nó cứ già rồi nó lột da nó sống, nó thêm tuổi thôi.

Bởi vậy trời đất ơi rắn nó đầy đồng đầy xá sao: Rắn già, rắn mẹ, rắn cha nó rồi rắn ông, rắn chít gì nó cũng đầy hết bởi vì nó không chết. Nhưng mà rồi cuối cùng nó chết có con rắn nào mà sống đâu. Đức Phật nói các pháp đều vô thường mà. Cho nên con rắn không có nghĩa là nó lột da mà nó sống, cứ già nó lột da nó sống lại đâu, nó trẻ lại đâu, đâu có chuyện đó đâu.

Cho nên ở đây là các cái mình nhìn nó làm nó không có đúng. Còn người già người chết.

Còn cái vấn đề mà con ba tháng lột da nằm ở trên lá chuối non mà lột da như vậy, rõ ràng là cái bệnh - bệnh da chứ không phải lột da đâu. Bệnh da coi như nó bị lớp da này nó bị hư, mình ấy ra ba bốn tháng để mà trị nó, thì lần lượt nó lành lại hết. Tức là bị bệnh lột da đó, chứ không phải là người ta lột da đâu. Bộ rắn sao mà lột da?

(50:42) Cho nên tất cả những hiện tượng này hầu như người ta không giải thích được, cho nên nó không có nghĩa lý gì hết vì Thầy nghĩ rằng tất cả các pháp ở trên thế gian đều là vô thường, từ trăng sao mà chúng ta thấy lúc bé, chúng ta sinh ra cũng nhìn thấy Mặt Trăng như vậy mà tới bây giờ Thầy lớn nhìn Mặt Trăng cũng như vậy, và Thầy chết đi Thầy sinh ra nhiều kiếp Thầy nhìn Mặt Trăng cũng như vậy.

Nhưng mà Mặt Trăng sẽ có sự thay đổi của nó, Mặt Trăng là Mặt Trăng. Cho nên vì vậy mà nó cũng thay đổi những cái vị trí của nó như vậy chính vì vậy chúng ta không thấy sự thay đổi của nó nhưng nó có sự thay đổi. Cũng như là Mặt Trời chúng ta thấy rồi sáng thì ngày nào cũng mọc lên, rồi nó lặn xuống cứ Đông sang Tây, dần dần chúng ta thấy Mặt Trời như vậy, nhưng mà cái ông Mặt Trời này ông chết thì có ông Mặt Trời khác rồi nó cũng vậy, quy luật nó như vậy.

Nó đã thay đổi nhiều ông Mặt Trời chứ không phải một ông Mặt Trời đâu, còn Mặt Trăng chúng ta hiện giờ chúng ta thấy cũng y như vậy nhưng sự thật chúng có nhiều ông Mặt Trăng trong đó. Trái Đất của chúng ta thấy cũng y như vậy nhưng mà nó nhiều lần thay đổi Trái Đất của chúng ta, không phải nó thay đổi là sụp đổ nó tan tành hết, không phải đâu! Ông Trái Đất cũ này ông vừa chết thì có ông Trái Đất khác mà mình đứng trên Trái Đất chết mà qua Trái Đất mới sống mà mình không hay gì hết hà.

Cái sự thay đổi nó không hay, cũng như bây giờ cái thân con nó thay đổi trong này, mấy con có hay đâu. Mấy con chết, mấy con mới biết nhưng mà chết rồi lại tiếp tục cái thân khác để nó tiếp tục cái, còn Trái Đất nó thay đổi cũng từng thay đổi từng sát na, từng chết trong đó mấy con đâu có biết được.

Cho nên khi nào mấy con tu mà có Tam Minh rồi mà mấy con quan sát sự sinh diệt của nó mới biết, cho nên đức Phật nói các pháp vô thường mà, đâu có pháp nào (không) vô thường trong vũ trụ này không có cái gì là (không) vô thường được hết. Cho nên các pháp đều vô thường, không có gì thường được hết đâu. Mọi cái đều là vô thương hết mà. Cho nên trăng sao cũng đều là vô thường.

(52:47) Cho nên trong những hiện tượng đó, hiện tượng bệnh, còn như hiện tượng rắn lột da là hiện tượng phát triển đang phát triển cho đến khi nó hết lột da thì sắp sửa nó sắp chết rồi, nó cũng già nó chết. Cho nên bằng chứng chúng ta đi tìm con rắn mà cách đây một triệu năm chắc là không có, nghĩa là nó lột da nó sống hoài thì ít ra phải có con rắn 100 triệu tuổi hoặc một ngàn tuổi chứ, nhưng mà cuộc đời chúng ta đi tìm con rắn một ngàn tuổi không có, vì vậy đâu có được lột da mà nó sống hoài được.

Câu tục ngữ của người ta nói: "Rắn già rắn lột da sống đời, còn người già người chết" đó, thì câu nói đó tại vì người ta thấy nó lột da, nó già nó lột da để sống thêm, còn mình lột da không có được.

Mai mốt làm rắn mà lột da, cho nên ở đây Thầy trả lời cho mấy con một cái nhìn như thật, còn cái nhìn của những người, người ta nhìn chưa thật người ta thấy rắn lột da sống hoài.

Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không về tu tập, còn Diệu Hiền hỏi Thầy thì một lúc nữa con ở lại hỏi Thầy thêm những cái điều con cần hỏi.

Thầy chào mấy con, mấy con ra!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy