00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 071A (NAM) - THẦY CHƠN THÀNH TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM ĐUỔI BỆNH

CK 071A (NAM) - THẦY CHƠN THÀNH TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM ĐUỔI BỆNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 25/01/2006

Thời lượng: [01:04:03]

1- TRƯỞNG LÃO MỜI THẦY CHƠN THÀNH TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM ĐUỔI BỆNH

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay, mấy con có những gì tu tập, những gì chưa có hiểu thì mấy con hỏi, Thầy trả lời cho mấy con. Và đồng thời, hôm nay Thầy báo một tin cho mấy con biết rằng vừa rồi thầy Chơn Thành có đến cho Thầy hay, trường hợp nó xảy ra nếu mà không tu, thì thầy đã bán thân rồi mấy con. Cho nên, thầy đến để trình bày cho Thầy biết: cái tay của thầy cầm cây viết, thầy muốn viết, thầy điều khiển không có được. Nhưng mà nó chỉ có ở trong cánh tay thôi, nhưng cánh tay này rất mỏi.

Do đó, khi báo thì Thầy biết đó là cái tình trạng bán thân mấy con. Nó quan trọng lắm nhưng mà nhờ thầy tu tập và bây giờ thầy đã đuổi từ hôm qua tới nay, thầy đã dùng phương pháp thầy đuổi, (00:58 không nghe rõ) bác sĩ. Thay vì nó một trăm phần trăm cái cánh tay nó bị vậy đó thì bây giờ nó chỉ còn có hai chục phần trăm thôi, một đêm nay nó hết.

Vì vậy, Chơn Thành! Con trình bày lại cho huynh đệ thấy phương pháp của Phật rất là hay, nếu mà không có cái phương pháp đó thì thầy Chơn Thành bán thân đó. Bởi vì cái tuổi già nó rất dễ đó mấy con, cho nên Thầy nói hiện giờ chúng ta thấy chúng ta mạnh giỏi nhưng mà ngày mai chúng ta không có biết.

Cho nên nhờ cái sự tu tập, thứ nhất là mình sống đúng cái đời sống của Giới luật, nó chuyển đi cái nghiệp của mình.

Cho nên cái nhân quả thì nó cũng thể hiện ra nhưng mà vì mình có phương pháp, có cách thức và Giới luật nó chuyển được cái nghiệp khổ của mình dữ lắm.

Cho nên mấy con về đây, mấy con thấy mình đối với ngoài đời thì mình là quá khổ hạnh, còn họ thì hưởng dục nhưng mà nếu mà thầy Chơn Thành ở ngoài đời, thì sẽ nằm liệt và đồng thời là một nỗi khổ rất lớn.

Khi mà mình liệt cái thân người rồi, thì mình nằm đó chỉ còn có cái người khác người ta chăm sóc mình từ cái ăn, cho đến bài tiết, đi cầu. Rất là vất vả, khổ sở. Mình không có làm gì được hết. Chỉ còn có nằm đó mà nó không chịu chết. Chứ nó chết cũng mát ruột. Cho nên ở đây chúng ta thấy rằng lo lắng cho những người già chứ không phải không đâu mấy con. Cho nên ráng cố gắng mà tu tập. Đó bây giờ thầy Chơn Thành đỡ nhiều lắm rồi. Cái sự kiện xảy ra trong Tu viện mình không ai hay biết, không có người nào biết hết. Chỉ có mình Thầy và Thầy khích lệ, Thầy xem thường nó, Thầy khích lệ thầy Chơn Thành chiến đấu thắng cái bệnh đó. Con trình bày!

2- NHỮNG LẦN ĐUỔI BỆNH TRƯỚC ĐÓ CỦA THẦY CHƠN THÀNH

(02:53) Thầy Chơn Thành: Con bạch Thầy tổ Thông Lạc, kính thưa đại chúng! Đây là một cái công đức rất là lớn của Chân Thành cũng như các quý vị đồng Phạm hạnh. Ở đây thì xét ra từ khi mà về Tu viện cho đến bây giờ thì Chân Thành cũng đã trải qua tất cả là tháng Ba này là đủ chín năm, trong quá trình tu hành như thế thì Thầy tổ dạy như thế nào thì Chân Thành tu như thế. Chứ không có tự sáng tác và cũng không có sai cái lời dạy đó.

Cho nên là trải qua trong thời gian đó thì có thể nói rằng những bệnh tật nó đánh Chân Thành rất nhiều. Chứ không phải đơn giản đâu. Nếu ai mà không giữ được Giới luật, không nghiêm túc thì con đường tu thật sự nó không tới đâu cả. Qua kinh nghiệm bản thân thì hôm nay nhân có một cái cơ duyên thì cũng tâm sự cùng với lại các đồng Phạm hạnh thì thấy được rằng là Chân Thành trải qua nhiều vấn đề. Chứ không đơn giản. Thực tế thì không có bệnh thế nhưng khi quá trình tu tập thì nó xảy ra rất nhiều.

Cái lần đầu tiên thì Chân Thành bị một cái trường hợp tức là đi cầu ra lỏn nhỏn như là phân dê, đen sì mà rất khó khăn. Ăn uống vẫn bình thường thế nhưng đi cầu không được. Thế đấy là cái lần đầu tiên mà đấy là cái lần quá khủng khiếp. Khi bị như thế rồi thì được Thầy tổ xuống để mà sách tấn và cho phương pháp thì qua quá trình giữ nghiêm Giới luật và tu tập thì bắt đầu đẩy lui được cái bệnh đó. Đấy là một cái mà nếu như mà không giữ nghiêm Giới luật và không nghiêm trì cái hạnh Độc cư thì rất là không vượt qua khỏi. Đấy là lần thứ nhất, cái sơ qua đấy.

(05:07) Lần thứ hai thì bị một cái trường hợp tức là răng nó đau một lúc mấy cái liền, cả hàm trên, hàm dưới, trải tất. Thế ai đau răng thì chắc là cũng biết cái đó. Ăn không được. Nó phải dùng một cái gốc của cây tầm vông, xong đó thức ăn, cơm bắt đầu nghiền ra, thế xong bắt đầu thì vượt qua, kiên quyết không dùng thuốc và cuối cùng thì dần dần thì dùng Như lý tác ý để đẩy thì nó cũng hết.

Thế nhưng sau đó bị tiếp lần thứ hai, cái răng đau không thể chịu được. Lúc đấy thì Thầy tùy thuận, Thầy bảo thôi thì nhổ nó đi. Thế răng nhổ xong thì hết đau, hết đau nhưng…​ Rồi ít bữa nó lại bị cái trường hợp khác. Thì cho đến bây giờ, thực ra cái răng của tuổi già, ai đã trải qua cái tuổi già thì biết, nó lung lay mà nhờ Như lý tác ý và giữ nghiêm Giới luật mà cuối cùng thì chiến thắng. Trước kia thì dùng cái gốc bằng cây tầm vông làm cái chày, cho vào cái bát để nghiền nó ra thì bây giờ không cần nghiền, cũng vượt qua.

Hiện nay cái hàm răng nó có thể là nó cái thì quay ra, cái thì quay ngửa. Nó nhiều vấn đề lắm. Cho nên cái tuổi già, nhất là các bạn là bây giờ còn trẻ mà nếu không nỗ lực hết sức mà tu tập để cứu mình ra…​ thì đây là một cái cơ hội, chứ không có cơ hội lần hai đâu.

Ai ở cái tuổi già thì thấy cái Sinh, Già, Bệnh, Chết như thế nào. Chứ còn bây giờ còn khỏe, coi Trời bằng vung. Thế đấy là lần thứ hai. Lần thứ ba, rồi nhiều lắm. Lần thứ tư, thứ năm thì đủ các thứ. Tức là không thể đếm được, qua quá trình nhiều lần nó xảy ra, mà mỗi một lần nó xảy ra thì nếu như mình nghiêng ngả, mà mình không (07:26 không nghe rõ). Thế cho nên là Chân Thành có một cái câu là: “Sống, một là làm chủ sinh tử, hai là (không nghe rõ). Đấy là có một câu như thế, nó giúp cho mình vượt qua cái con đường có thể nói là cái Thọ hành nó đánh nó bất kỳ. Biết rất nhiều lần, nhiều trường hợp nên thầy có ghi vào cái nhật ký, đến nay quãng chừng hai mươi quyển. Hai mươi tập nhật ký. Nếu mà đủ cơ duyên, giữa đường mà thằng Thọ nó cho đo ván về chầu Diêm tổ, nếu mà tu xong thì sẽ có chút ước nguyện, sẽ viết một quyển sách nho nhỏ để nói về quá trình tu hành từ ở cái nghĩa địa cho đến bây giờ.

Tức là khoảng hai năm ở cái nghĩa địa thì nó đủ chuyện. Cho đến bây giờ tu nếu mà (08:39 không nghe rõ). Có một ước nguyện viết một cái tập sách nho nhỏ nói về sự tu tập của mình lấy tựa đề là: "Người ( 08:50 không nghe rõ) dòng họ Thích". Đấy là cái ước nguyện thôi thế còn không biết là có được cái điều ý nghĩa đó thì chưa biết.

3- TRIỆU CHỨNG BỆNH TAI BIẾN CỦA THẦY CHƠN THÀNH

(08:58) Thầy Chơn Thành: Cho nên là cái sự tu hành này là nó cực gì gian khổ. Hôm qua, tối hôm kia trong khi kinh hành tu từ mười chín giờ cho đến hai mươi bốn giờ thì bắt đầu lúc ấy là chuyển sang tu định Vô lậu. Ngồi viết cái bài luận ( 09:29 không nghe rõ) về đức Từ tâm. Thế nhưng khi mà đến hai rưỡi, tu đến thế, bắt đầu suy nghĩ hai giờ kém mười lăm, hai giờ mười lăm thì bắt đầu đứng dậy. Thì với tay, với cái bật lửa thì không với được tay nữa. Tay nó không còn thật. Tức là nó ở trạng thái không còn thật. Cầm cây bút không cầm được. Nó cứ xòe xòe, mó mó, không có có thật, không có cầm được. Tức là cái tay này hỏng rồi, mượn rồi. Thế bấy giờ bị tâm lý: "Tay viết kiểu này là thôi!". Lúc đấy ý rất nhanh là Chân Thành cũng có biết chút ít về Đông y, như thế này là bị trúng phong rồi. Bị trúng phong rồi thì bắt đầu là cái tay nó không làm chủ được nữa. Nguyên cái tay này, toàn bộ cái này nó lạnh, mà toàn bộ cái bề da này nó tê hết cả lên.

(10:45) Trường hợp này nó là một trong những trường hợp đối với tuổi già hoặc bất kỳ ai tuổi trẻ. Đây là một cái hiện tượng chúng ta phải hết sức đề phòng. Ví dụ, như chúng ta đang ăn mà chúng ta đánh rơi một cái thìa hay một đôi đũa, thế đấy là báo hiệu một cái trạng thái của cái bệnh này.

Nếu thấy như thế thì đây là vấn đề đối với Đông y rất dễ trị, nhưng nếu mà chúng ta không biết ấy mà thấy rơi đũa mà cho là cái việc không có gì. Thường ở nhà, ví dụ như các cháu nó đang ăn, mà nó đánh rơi bát đũa, thì mình cha mẹ, mình mắng mỏ nó và mình đánh nó. Đấy là một sai lầm. Đấy là biểu hiện của một bệnh chứng của cái thể trúng phong.

Về trúng phong thì nó có rất nhiều thể, nhưng mà có hàn và nhiệt. Hai cái đó thì phải phân biệt cho nó đúng. Nhiệt thì nó co lại, hàn thì nó duỗi thẳng ra. Ví dụ như Chân Thành là bị hàn. Trúng phong thể hàn. Chứ còn nếu mà thể nhiệt thì nó sẽ co lại. Bây giờ nó mà co lại thì bắt đầu cái tay này bắt đầu duỗi thế này nó thẳng như thế này, thế nhưng cái tay này bây giờ thì nó không được.

Duỗi hết sức thì bây giờ nó được như thế này. Chứ hôm qua trình bày với Thầy tổ thì tay nó còn co như thế này. Như bây giờ tác ý như thế, hai mươi bốn giờ thì nó trở lại như bình thường. Có thể viết được rồi. Như hôm qua khi đến trình bày với Thầy tổ thì không viết được, viết nó cứ loằng ngoằng, không ra cái chữ gì cả. Bệnh bán thân này là cái bệnh rất nguy hiểm. Biết thì rất là đơn giản nhưng nếu không biết nó thì cực kỳ nguy hiểm.

(12:58) Không kể tuổi già tuổi trẻ, bị hết. Ai mà bị trong trường hợp như vừa rồi, như Chân Thành nói đó, hãy hết sức cẩn thận. Lúc đó chỉ cần châm cứu một vài mũi là có thể khỏi ngay. Thế nhưng nếu mà không châm cứu và bấm huyệt (…​ không nghe rõ). Nếu trong trường hợp này nếu ta mà không chú ý thì rất nguy hiểm, nó đã sâu vào rồi thì…​ Nó ở cái dạng ngoài da thì nó tê bì nhưng khi mà nó nhập lý qua thịt rồi thì trường hợp này rất khó chữa. Khi mà nó càng sâu vào càng rất khó trị.

Cũng như là câu truyện: "Biển Thước ( nghe không rõ) Tề Hoàn Công". Cũng xin nhắc một câu chuyện này một tý. Biển Thước là một danh y giỏi đời nhà Tề, ông là một danh y rất giỏi người Trung Quốc. Tề Hoàn Công là vua nước Tề. Lần thứ nhất, Biển Thước báo là: "Bệnh của bệ hạ đã ở ngoài biểu (da), phải chữa đi". Tề Hoàn Công bảo thế này: "Trẫm không có bệnh gì hết, không phải chữa". Nghe nói thế thì Biển Thước đứng dậy và chào.

Ít bữa sau, Biển Thước lại vào: "Tâu bệ hạ, bệnh của bệ hạ đã nhập bán biểu, bán lý, thì phải chữa chứ?". Tề Hoàn Công bảo: "Trẫm khỏe, không có vấn đề gì, không có bệnh, không phải chữa". Biển Thước đứng dậy chào Tề Hoàn Công ra về.

Đến lần thứ ba, ông ấy lại vào, Biển Thước lại bảo: "Tâu bệ hạ, bệnh của bệ hạ đã nhập vào lý, chữa nhanh mới kịp". Tề Hoàn Công mới bảo: "Ta không có bệnh gì cả mà phải chữa, ta thấy khỏe!". Biển Thước đứng dậy chào Tề Hoàn Công, đi về.

Về thì ít bữa sau Tề Hoàn Công lại vào. Lần thứ tư thì vào để gặp Tề Hoàn Công thì vừa trông thấy Tề Hoàn Công, Biển Thước đã bỏ chạy khỏi. Ông ý trước khi chạy sang nước Vệ thì ông ý sang ông nói cho người bạn là: "Bệnh của Tề Hoàn Công đã nhập vào xương tủy, mùi hôi thối đã bốc lên cho nên không thể chữa được". Thế thì Biển Thước mới bỏ sang nước Vệ.

Vài bữa sau thì Tề Hoàn Công bị bệnh, sai người đi đón Biển Thước về cung để mà trị. Cho người đi tìm khắp nơi, về bẩm thì đã tìm khắp nơi nhưng không thấy ông đâu cả, thế thì lúc đó ông đã trốn sang nước Vệ rồi. Và Tề Hoàn Công vài bữa là băng hà.

(16:30) Thế đấy là câu chuyện có thể nói là một tiêu đề ở trong ngành Đông y mà người ta lấy cái này làm phương châm để mà chữa bệnh. Khi mà bệnh nó đã nhập vào trong người, trong lý là nó còn (16:52 không nghe rõ) bốc lên mùi hôi thối.

Mà cũng xin nhắc thêm, nói thêm cái ý là người mà khi sắp chết thì người ta bài tiết ra thì con chó nó phải chạy. Mà cái món ăn ý là chó nó rất thích. Nhưng khi mà đã thấy một người khỏe bình thường vẫn ăn uống, đi đứng trông như…​. Thế nhưng mà khi mà đã bài tiết ra mà con chó bỏ chạy thì chết đến nơi rồi. Đấy, người khỏe đấy. Tức là lục phủ ngũ tạng trong người hư hoại đến cái mức độ. Thế thì đấy là cái trường hợp mà nếu chúng ta không nỗ lực tu hành, không giữ nghiêm Giới luật. Đây là cơ hội theo Chân Thành nghĩ là có lẽ là qua trên hai mươi lăm thế kỷ qua, bây giờ chúng ta mới được Thầy tổ dựng lại cái chính Pháp mà như cái pháp nó có thể nhiệm màu đến cái mức độ mà Chân Thành qua áp dụng vào thấy đều vượt qua. Nếu không có Như lý tác ý chắc Chân Thành cũng trở thành người vô dụng thôi.

(18:22) Nó qua nhiều trận mà không thể nói hết được. Bây giờ chúng ta ngồi đây, nhất là các bạn đồng Phạm hạnh tuổi trẻ, đừng tưởng hôm nay nó như thế này nhưng mà có thể một vài giờ sau lập tức bị ngay. Chứ chúng ta không thể lường trước được. Bệnh nó vô thường, nó đến bất kỳ, thế cho nên là chúng ta phải hết sức, đừng vỗ ngực khi mà còn khỏe. Còn nếu khi mà tuổi già, ai cũng sẽ trải qua. Rồi cũng phải già, rồi cũng phải bệnh, rồi cũng phải chết. Nếu nhưng mà chết mà làm chủ được sinh tử rồi mới chết thì cái đó rất là diễm phúc.

Còn nếu không, con đường mình còn đang dở dang, ví dụ như Chân Thành, bây giờ còn đang tu chưa đến đâu cả, phải chết thì đấy là một cái điều rất thiệt thòi. Cũng hết sức khổ sở, tu hành cầu sự giải thoát mà chẳng hạn như vừa rồi nó bán thân bất toại thì coi như xong rồi, con đường tu hành coi như hết. Mới thấy đường đi, lối về của giới thanh tịnh thôi. Mới biết thế thôi. Có lúc nó đưa cho vào trong nhà, nhưng có lúc, đa số nó đuổi ra khỏi nhà. Thế cho nên khó. Chúng ta không nỗ lực thì có lẽ không với tới được, không với tới làm chủ sinh tử.

(20:01) Ví dụ như là bây giờ, trước mà làm chủ sinh tử, bệnh tử rồi thì bấy giờ sau chết là hạnh phúc lắm rồi. Cũng chẳng cần cầu gì hơn cả. Thế đấy là cái bệnh mà nó đến nhanh lắm. Mà nếu như mà không có cái Pháp của Phật thì qua kinh nghiệm bản thân thì nếu điều trị mà không phải người tu hành, mà điều trị sơ sơ như Chân Thành mắc cái này thôi, cũng phải mất ba tháng. Đấy chưa nói nó mắc sâu hơn nữa. Cũng phải mất ba tháng mới xong. Mà nếu như ta gặp những người có kinh nghiệm, ví dụ như Chân Thành có thể điều trị cũng phải mất ba tháng điều trị cho một người như thế. Cũng phải mất ba tháng mới xong được, mới hoàn chỉnh được.

Nhưng trong vấn đề điều trị này phải để lại di chứng. Còn nếu như không để lại di chứng, thì lần sau tái phát nặng hơn và đến lần thứ ba là coi như tiêu rồi. Đấy cái bệnh này nó như thế đấy, khi điều trị không có phải ta điều trị hoàn toàn một trăm phần trăm.

Ví dụ, nó còn có trường hợp bị cái mồm bị méo, châm cứu cho nó kéo lại. Chỉ kéo lại được độ khoảng chín mươi lăm phần trăm thôi còn vẫn cười, vẫn thấy hơi méo tý. Chứ còn nếu để trăm phần trăm thì không được đâu. Đấy là nguyên tắc của điều trị của cái bệnh này.

Thế đấy là các bạn đồng phạm hạnh hãy cố gắng nỗ lực để tu hành, cái bệnh tật thì không thể nói được, nó rất là bất kỳ. Thế bây giờ cái tay duỗi ra nhưng không viết, rõ ràng là làm bài là coi như không viết được, thậm chí cầm nắm cũng chưa được. Nên nếu như không có Pháp của Phật coi như hỏng, nếu không phải người tu hành, người ngoài đời thì coi như xong. Là nằm bán thân bất toại. Mình khổ rồi nhưng còn phải người khác phục vụ. Ai cũng có bệnh. Nó sẽ đến. Nếu không bệnh này tới bệnh khác. Cái đấy là cái (22:31 không nghe rõ) mình để các bạn đồng Phạm hạnh sẽ thấy được để mà mình nỗ lực tu hành, để làm chủ cái Sinh, Già, Bệnh, Chết.

4- CÁCH THỨC THẦY CHƠN THÀNH ĐUỔI BỆNH

(22:44) Trưởng lão: Con nói về các cách thức mà con đẩy bệnh đó con! Để cho huynh đệ biết cách thức đẩy bệnh như thế nào và phải tác ý như thế nào đúng!

Thầy Chơn Thành: Ở đây thì…​, cái thứ nhất là để tác ý đẩy bệnh thì mỗi bệnh của nó là nó có cái đặc tướng riêng. Ở đây, Chân Thành chỉ nói riêng về bệnh trúng phong này thôi. Mà do đó Chân Thành tác ý như thế này. Ngồi mà tu thì bắt đầu Chân Thành nói, tác ý: "Thân thanh thản, an lạc và vô sự". Mới đầu thì Chân Thành nói thế này: "Bệnh liệt tay phải là do nhân quả, ta không sợ, phải đi đi, đi khỏi nơi cánh tay của ta, không được ở đây nữa". Tác ý như thế nhưng mà nó chậm, nó không thấy kết quả mấy. Tác ý như thế là nó chậm, rất chậm.

Thế sau thì Chân Thành tác ý như thế này: "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Bệnh trúng phong tay phải phải đi đi, đi ngay lập tức. Đừng bao giờ được bén mảng đến tay phải của ta nữa". Xong rồi thở năm hơi thở. Xong lại tác ý. Cứ tiếp tục như thế và liên tục như thế. Mới đầu thì tác ý tới năm lần như thế thôi. Thì thấy cánh tay mình đưa ra, duỗi ra ngon lành. À, thế là đúng tên của nó rồi. Trước đây thì gọi chưa đúng tên, giờ gọi đúng tên coi như ngon lành rồi. Cũng như một người mà không biết tên người ta, gọi: "Ông ấy ơi, bạn ấy ơi", thì ai người ta quay lại làm gì, phải gọi đúng tên chứ.

(24:41) Tu sinh: Thưa thầy nhắc lại cái câu đó! Cái câu tác ý vừa nãy thầy bảo..

Thầy Chơn Thành: Câu tác ý, giờ tác ý thế này, nhắc lại cho nó chuẩn xác. Tức là, bắt đầu: "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự". Mới đầu vào đấy, thì nói thế cho tâm thanh thản, an lạc, vô sự. "Bệnh trúng phong là do nhân quả, ta không sợ, phải đi khỏi nơi tay phải của ta lập tức, không bao giờ được quay lại đây nữa". Đại ý như thế. Sau đó thở năm hơi thở. Thở năm hơi thở sau đó rồi lại tác ý. Cứ tác ý liên tục.

Mình thấy là gọi đúng tên của nó thì bắt đầu nó chuyển biến, còn trước đây tác ý như trước kia nó không có kết quả, tức là kết quả rất chậm. Khi thấy giơ tay ra, cầm cái bút thấy được, viết cũng được, à như thế là đúng tên. Cho nên rút kinh nghiệm ấy, cũng như Thầy tổ dạy là Như lý tác ý nó phải đúng đối tượng, như là cái người mà gọi tên là phải gọi đúng tên thì người ta mới đứng lại. Còn nếu không gọi tên, không đứng lại.

Chúng ta thường ai cũng đã một vài lần tác ý chứ không phải là không tác ý. Thế nhưng mà nguyên nhân của đau đầu nó cũng có nhiều nguyên nhân lắm. Nó do là cảm cúm, nó do bệnh viêm xoang của mình, hay là nó do mình đập, va quệt vào đâu thế nên mỗi cái đó là mình phải xét các đặc tướng.

Ví dụ, đau đầu là do cảm cúm, hay đau đầu do viêm xoang mũi, đau đầu do đau răng? Mình phải tìm cái gốc của nó thì cuối cùng mình tác ý ra ngon lành, đâu có vấn đề gì. Còn nếu như mình cứ tác ý chung chung như thế, ví dụ như: "Đau đầu phải đi đi", thì nó không đúng tên của nó, nó có giảm nhưng mà rất chậm. Cái bệnh nào cũng thế, ta phải tìm rõ nguyên nhân của nó là cái gì. Đau chân hoặc cái gì?. Ví dụ như Chân Thành tác ý về cái đi cầu hoặc tìm cái đối tượng tác ý liên tục như thế. Hoặc có trường hợp ví dụ như là hôm mà Chân Thành bị cảm, đi hết nổi rồi, “Thế thì cái điệu này là tôi gặp như này chắc hỏng”.

(27:32) Thế xong mới lên gặp Thầy tổ, cái đấy là đã khuya, hơn chín giờ. Thế mới: "Bạch Thầy, con bị như thế…​". Về mới ôm pháp Thân Hành Niệm, đi chết bỏ. Thế rồi bắt đầu mới đi, đi suốt từ tối, từ lúc đấy cho đến, mãi đến gần hơn một giờ thì bắt đầu bệnh hết. Không còn cảm cúm gì nữa, tức là người trở lại bình thường. Lúc đấy nó rất sung mãn, trong đó nó hết, nó không còn cảm cúm. Đấy là Như lý tác ý và nó hết thiệt đó.

Trong đây nó có một ý nữa này, ta nên nhấn mạnh: Tác ý cho đúng và ta ôm pháp Tứ niệm Xứ là một và pháp thứ hai là Thân Hành Niệm.

Có những lúc Chân Thành đi từ 19 giờ cho đến 5 giờ sáng. Đi liên tục như thế để đẩy lùi chấn thương, bệnh tật chứ không phải là…​ Hoặc là thùy miên, hôn trầm nó tấn công đấy đừng tưởng nó buông tha, nó ai nó cũng diệt hết chứ không có phải. Ví dụ như hôm qua Chân Thành thấy như thế thì có tối (29:04 không nghe rõ) đã không ngủ. Tu cho đến sáng luôn. Như hôm qua thì mười một giờ bắt đầu đi ngủ. Đi ngủ nhưng mà nằm đấy thôi nhưng không ngủ được, nó thành thói quen rồi. Đến cuối cùng có ngủ được tý thì lại tiếp tục đẩy cái bệnh này. Cho nên là cái thứ nhất là cái bền chí, cái sự tín tâm của mình đối với đạo Phật. Nếu như không có sự tín tâm thì cái tác ý nó không ăn thua.

(29:39) Cho nên cái sự tín tâm, sự nhiệt tâm để cầu sự giải thoát thực sự là cuối cùng giải thoát sẽ đạt. Ai cũng vậy thôi. Thế thì bây giờ mình phải sáng suốt nhận định về cái bệnh tật ấy mà đẩy lùi. Không có bệnh nào là không đẩy được. Theo Chân Thành nghĩ. Cứ gọi đúng tên rồi nhiệt tâm, nhiệt tình, quyết tâm dứt khoát đẩy được.

Đến cái bệnh lúc đó Thầy tổ có khuyên khi mà đi cầu ra như thế, Thầy tổ bảo thầy đi khám bệnh thế nhưng để xem xem đã. Cũng như hôm qua, Thầy tổ bảo là tác ý mà không khỏi thì phải đi khám bệnh xem nó ra làm sao. Thế nhưng mà cứ về để con tác ý chắc nó sẽ hết. Cuối cùng thế là nó hết thật. Nó sẽ hết là nó sẽ hết. Sẽ làm bài được tiếp chứ không phải là không làm bài được tiếp.

Cho nên đây là một cái kinh nghiệm có thể nói là thực tế, cụ thể, người thật việc thật, có sao nói vậy, giúp cho mọi người trong bước đường tu tập, làm sao mà tránh được cái bệnh tật. Có bệnh tật đẩy lùi bệnh tật, dứt khoát phải hết bệnh. Còn anh sợ chết, anh sợ đau nên anh không dám ôm pháp mà đi. Nếu anh ôm pháp là anh khỏi. Có những như trường hợp đi đến nỗi mà đi ở trên hè thế này mà rõ ràng là mình đi hẳn hoi nhưng mà khi mà đi, bước thế này sao nó lại lăn lộn, đi từng bước, đi xúng xính…​ mà tự dưng cao có bốn, năm mươi phân nó giáng cho một giáng tưởng là bán sống bán chết. Chứ không phải là câu chuyện đơn giản. Chân Thành gặp nhiều lần. Thành thử đến bây giờ nó vẫn cho đo ván như thường. Vì như thế mới đi trên hè, mà lúc nó đi sang bên phải, lúc nó đi sang bên trái. Tức là cái điều khiển của nó làm cho mình ghê lắm. Thế Chân Thành phải bị bốn, năm lần nó quật cho. Có lần thì trớt đầu gối, có lần thì rách mông, chứ không phải đơn giản.

Thế mà cũng may, tức là kinh nghiệm, nếu ta đập đầu xuống đất thì coi chừng. Xuất huyết não là chết đấy. Nên khi mà ngã như thế, cái thứ nhất là không được chống tay, cái thứ hai là làm sao để cho cái đầu đừng có đập xuống đất. Nếu đập xuống đất là coi như tiêu.

Thế bây giờ mà kinh nghiệm ngã thì nên đưa hai tay ôm vào bụng như này. Hai tay ôm vào bụng thế này. Mà ngã thì làm sao cố gắng đưa toàn bộ cái thân của cái vai, tì toàn bộ cái thân của cái vai này xuống thì đỡ được. Chứ còn nếu mà ta đập cái đầu xuống là coi cũng rất nguy hiểm.

Nếu chống tay là gãy tay bởi cái điểm này nó rất khỏe, tức là nó như là gia tốc rơi tự do mà. Bây giờ mình 50 cân, gia tốc rơi tự do cái trường hợp như thế thì rất nguy hiểm, gãy chân, gãy tay là rất bình thường.

Cái đấy là những cái kinh nghiệm đấy, ai mà nhiệt tâm thì tu sẽ thấy. Chứ đừng có bảo tôi chưa bao giờ nếm được cái mùi vị của nó cho nên (33:29 không nghe rõ) xuống dưới thất nên là các vị chưa nhiệt tâm đâu. Tôi có thể khẳng định là như thế. Chân Thành bị cũng khá nhiều lần nó cho đo ván đấy. Không phải dễ đâu.

(33:41 Không nghe rõ). Chứ không phải đơn giản. Có những lần ngồi mà trên giường cao mà nó hất xuống, vó chổng lên trời, đầu rơi xuống đất. Rồi cũng may, cũng còn biết để mà nó đập nhẹ thôi chứ đập mạnh thì hôm nay chắc cũng tiêu rồi. Rất nhiều trường hợp, tức là nó đánh, không có cái tha trường hợp nào hết.

Trong khi các vị tu hành chưa nếm đủ được cái mùi vị như thế, thì các vị nói đến Ngoan không các vị chưa biết đâu. Ai mà đã chứng được những cái trạng thái của bốn trạng thái của tâm si, năm trạng thái của tâm si là phải thấy như thật. Đã trải qua thì mới biết được ngoan không như thế nào. Chứ còn nói ở trong lý thuyết là một vấn đề. Các vị phải chứng minh bằng cụ thể mới được. Chứ còn nếu các vị không chứng minh bằng cụ thể, các vị không thể biết ngoan không là như thế nào đâu. Đấy sự thật là như thế.

5- CÁCH THẦY CHƠN THÀNH QUÁN BẤT TỊNH

(34:52) Cũng như bây giờ tôi nói thêm một vấn đề. Ví dụ, bây giờ chúng ta tu thì Thầy tổ nói là: "Phải thấy như thật, biết như thật!". Chứ không phải lơ mơ được. Nhiều khi bảo bây giờ là quán nghĩ thực phẩm bất tịnh chẳng hạn. Bây giờ Thầy tổ cho quán như thế nhưng chúng ta quán ở trạng thái tưởng. Chứ chưa phải thực tế. Còn Chân Thành đã qua thực tế. Ví dụ bây giờ biết rằng cái bài mà luận về cái bất tịnh thì Chân Thành thấy nó bất tịnh, thấy cái hôi thối nó bốc lên như thế nào, thấy cái luồng khí hư của nó như thế nào. Mà nó theo đuổi suốt từ năm mười hai tuổi cho đến bây giờ. Bởi vì cứ ngửi thấy cái mùi đó chứ sao.

Ví dụ cái tâm sắc dục nó khởi lên chẳng hạn, ngửi thấy cái mùi đó nó bốc lên thì bắt đầu nó ói, nó mửa. Nó phải như thế nó mới hết được cái câu hữu. Hoặc ví dụ mà đối với tâm sắc dục, bắt đầu ngửi thấy cái mùi ấy mà nó bốc lên, vả cho nó sợ.

Ví dụ bây giờ, xin lỗi là nếu ai còn thèm ăn, muốn ăn cái nọ, muốn ăn cái kia thì các vị có dám làm đâu? Có dám làm như thế này không? Ví dụ trong bữa ăn các vị có dám đi cầu ra một cái bát, hót nó ra cái đĩa không? Thế rồi các vị để nó ở một bên, xong các vị ngồi đấy, các vị ăn không? Chắc là không? Vậy thì lúc đó ruồi, muỗi nó bâu đầy cả vào cái đó. Thế rồi bắt đầu ngồi một bên, bấy giờ các vị, khi nào các vị ăn thì mới thấy cái mùi của nó như thế, thấy ruồi, muỗi nó bâu thế thì các vị bắt đầu ói ra là thành công. Các vị có dám làm không? Không. Các vị toàn là ở dạng tưởng thôi. Chưa có thực tế.

(37:02) Còn bây giờ bệnh thì tu nó phải biết như thật, thấy như thật. Thế Chân Thành đã trải qua hai năm trời ở nghĩa địa. Thì thấy hết được cái thân xác của con người nó như thế nào, bộ xương nó ra làm sao, nó hôi thối như thế nào. Kể cả lúc bốc mộ ở ngoài Bắc. Ở miền Nam thì không có bốc mộ. Thế thì hai năm trời, người chết, người cười đủ hết. Thế đấy là những cái mà hôm nay rút kinh nghiệm thực tế từ bản thân giúp cho các bạn đồng Phạm hạnh tu hành làm sao chóng để đền đáp công ơn của chư Phật, đền đáp công ơn của Thầy dạy dỗ bởi vì Thầy cực kỳ vất vả. Cho nên Chân Thành vẫn có một cái tâm đắc là: "Nếu tu xong, thì Thầy cho con nhập diệt". Bởi vì thấy Thầy quá khổ, rất (38:00 không nghe rõ) hiện nay mà nói, trong mười hai người tu, triển khai lại cái giáo pháp chân chính của Phật, mười hai người hiện nay còn Chân Thành và Mật Hạnh. Rồi tất cả người ta bỏ đi hết rồi. Thế thì đấy là một cái mà những người có đại diễm phúc về đây tu hành, được dưới sự chỉ dẫn của Thầy làm sao càng rút ngắn thời gian càng tốt để đền đáp công ơn của Thầy tổ rất mong mỏi. Thế đấy tóm lại là tâm sự hơi nhiều. Cũng mong các bạn đồng Pháp hạnh hãy kiên dũng lên!

6- CHỮA BỆNH TAI BIẾN THEO ĐÔNG Y PHẢI ĐỂ LẠI DI CHỨNG

(38:56) Trưởng lão: Con có hỏi gì không?

Tu sinh: Thưa thầy Chân Thành, hồi nãy thầy có nói là nếu như mình bị cái bệnh tai biến, mà không có di chứng, thì nó có thể trở lại lần thứ hai, thứ ba. Vì lý do nào? Xin hết!

Thầy Chơn Thành: Cái này qua kinh nghiệm thực tế, qua quá trình điều trị. Thì Chân Thành có biết về Đông y. Khi mà bị di chứng của cái bệnh tai biến mạch máu não này, thì nguyên nhân của nó có nhiều vấn đề lắm. Bây giờ nói dài lắm. …​ thất tình lục dục, nhiều vấn đề. Nó rất nhiều vấn đề.

Bây giờ Chân Thành ví dụ từ ngày đi vào đời…​, bỏ cái nghề, không làm nữa. Còn trước đây chưa vào với Thầy tổ thì cũng đã làm từ thiện, chữa cái bệnh này, chữa bệnh mười lăm năm từ thiện không lấy tiền. Nhưng cuối cùng, xét cho cùng là mình quá ngu. Được thầy tổ làm cho sáng ra. Bệnh của người ta mà mình gánh thì tính ra là mình lãnh cái bệnh cho người ta. Thì đấy là nguyên nhân của cái bệnh gọi là huyết áp, nói chung đấy. Bây giờ nghe từ hiện đại là huyết áp cao.

Khi mà bị như thế thì đối với Đông y thì bao giờ cũng phải để lại di chứng. Chứ còn nếu chữa hẳn thì nó lại chong chóng tái diễn. Nó tái diễn và lần thứ sau thì nặng hơn lần thứ nhất, lần trước. Mà không quá ba lần là chết. Đấy là kinh nghiệm và chỉ biết là kinh nghiệm Đông y nói như vậy, thì không có được chữa hết mà phải chữa để lại di chứng. Còn chữa hết thì nó lại chóng tái phát. Mà chóng tái phát thì lần sau nặng hơn lần trước. Mà đến lần thứ ba thì thôi, đừng có chữa. Đấy là các danh y, các lương y mà đã truyền lại. Ông nội của Chân Thành có nói như thế. Thì chỉ biết theo như thế thôi chứ còn nguyên nhân của nó thì chỉ biết là chữa khỏi mà hoàn toàn thì nó sẽ lại chóng tái diễn. Thế đấy là kinh nghiệm như thế. Chân Thành cũng biết qua quá trình điều trị cũng thấy.

Trước đây, người ta cho ghê gớm lắm. Ngày Tết, ngày giỗ, gà qué rồi thì rượu chè, rồi thì là gạo nếp, gạo tẻ đủ thứ đầy nhà.

Người ta châm cứu thì nó nhiều vấn đề giống như Chân Thành châm cứu nhiều khi châm (42:26 không nghe rõ). Ví dụ như chứng méo mồm, người ta châm cứu nhiều vấn đề nhưng mà Chân Thành cần hai kim, sau năm phút nó kéo lại ngay lập tức. Thế nhưng mà nếu để nó quá một tý cái, kéo sang cái bên không méo thì nó coi như chết đấy. Là coi như không có kéo lại được, chịu thôi. Thế cho nên phải để lại di chứng.

(42:53) Ví dụ bây giờ nó méo mồm như thế này, tức là giữa hai cái chỉ của huyệt nhân trung thì nó phải thẳng với cái chỉ bên dưới. Khi mà châm cứu phải xem khi mà nó kéo đến gần gần cái là mình rút kim ra ngay lập tức. Để nó nhích sang bên này, chỉ cần một (43:14 không nghe rõ) thôi, là lập tức sang bên này là chết rồi. Thế nên phải để lại di chứng, qua kinh nghiệm như thế.

Những người mà đến châm cứu vì méo mồm hầu hết không có ai là khỏi hoàn toàn trăm phần trăm. Vậy chỉ cần nhếch mép một tý là biết ngay người này trước đây bị méo mồm. Ví dụ, kinh nghiệm thì bảo người ta thổi. Đàn bà thì bảo người ta thổi lửa. Thổi cái thì cái này nó tròn. Thế còn đàn ông thì bảo người ta huýt sáo. Nếu mà huýt sáo được thế thì thôi là rút kim ra ngay chứ đừng có thấy người ta huýt sáo thích quá rồi là chết đấy. Đấy là kinh nghiệm, một vài cái xin có vài lời.

7- CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI KHÁC LÀ LÃNH NHÂN QUẢ NGƯỜI TA

(44:10) Tu sinh: Thưa thầy, xin thầy nói, hồi nãy người ta có bệnh khổ mà mình biết nghề, mình cứu người ta thì mình lãnh nhân quả người ta.

Trưởng lão: Con ngồi ghế đi!

Tu sinh: Dạ, dạ!

Thầy Chơn Thành: Qua kinh nghiệm của Chân Thành thì như thế này. Trước đây, Chân Thành cũng đã chữa rất nhiều bệnh cho người ta. Thế nhưng mà chữa không lấy tiền. Thế thì không lấy tiền thì những cái ngày giỗ, ngày Tết, cả những lúc mà Chân Thành vắng nhà thì bắt đầu là rượu này, bánh, trái, gạo…​ người ta biếu vào nhà. Về hỏi không biết ai cả.

Thì giờ mới vào thì Thầy tổ nói đúng ra lúc đó là mình nhận gà thì mình phải ăn gà, nhận rượu thì mình phải uống rượu. Bia thì cả hàng két bia. Bia lon. Cũng phải uống bia. Từ đó tới giờ coi như bỏ hết, không có thịt thà, từ đó không có ăn gà nữa, không có uống rượu bia nữa. Thì mình trở thành người thanh tịnh. Còn trước đây thì bia, rượu, đủ thứ.

Mỗi khi đi chữa bệnh cho người ta, ví dụ đi chữa bệnh bán thân bất toại này, về châm cứu có lẽ đây nó cũng là nhân quả đấy. Mình chữa cho người ta, bây giờ là mình bị. Trước đây Chân Thành chữa cái bệnh này rất nhiều. Có những bệnh nhân thì cho uống thuốc. Có những bệnh thì châm cứu hoặc bấm huyệt. Thì người ta khỏi, khi khỏi thì cơ thể của mình nó cũng ở hệ kinh lạc đấy. Ví dụ như là mình chữa bệnh thần kinh tọa, nó đau lưng từng gân này, nó như đan hai cái chân này. Cái đấy nó có những cái huyệt thì bây giờ ở nhà mình cũng đau thế. Chữa về đau ngực chẳng hạn, thế rồi người ta khỏi thì mình đau muốn chết. Thế đấy là sự thật nó là như thế. Rất nhiều vấn đề. Chân Thành dùng rất nhiều vấn đề. (không nghe rõ) với người ta về khí công, về võ công này, về nhân điện của ông Lương Minh Đáng, Chân Thành có biết hết. Thế nhưng mà thực tế, có những người bạn của Chân Thành đổ bệnh, mất hơn một nghìn đô la, nghìn hai, nghìn ba đô la ra Thái Lan để được trực tiếp ông Lương Minh Đáng lễ cho. Nhưng về chữa ( 47:15 không nghe rõ). Nhưng Chân Thành thì có đọc tài liệu và có nghiên cứu kĩ về nhân điện của ông Lương Minh Đáng. Hiện nay đang giảng khắp thế giới. Nhưng Việt Nam mình cũng rất nhiều vấn đề. Vừa rồi, Chân Thành có đọc cái bài báo nói về cái nhân điện này. Nó có thể làm cho mùa màng được tốt lên, thu hoạch được năng suất cao. Cho nên có các nhà tiến sĩ của Việt Nam đã dùng cái nhân điện này cho giống lúa năng suất cao. Nhưng thực tế, đấy là một cái của tưởng. Chân Thành có nghiên cứu.

(48:00) Trước đây Chân Thành có nghe về cái chuyện trong Tu viện này thôi. Năm 1997, trong khi học, trong lúc ấy khi mới về trở về trụ xứ, thì do yêu cầu lần đầu tiên là Chân Thành có chữa bệnh cho thầy Mật Hạnh. Lúc đó thầy Mật Hạnh bị bệnh đi cầu không được. Thế Chân Thành có dạy riêng cho về võ công và khí công cho thầy Mật Hạnh. Thế thầy Mật Hạnh cũng đỡ, đỡ xong thì bắt đầu các cô bên Ni, do cô Út đề nghị Chân Thành mở một cái lớp ngoài này. Lúc đấy là cái nhà tổ đường này chưa có. Bây giờ thì cái tổ đường đó dỡ đi rồi. Dạy mười ngày. Trong đó có thầy Trí Thiện là học trò của Thầy tổ đây, ở trên Đà Lạt về. Cũng ai đấy gọi về rồi là về chữa mười ngày. Chân Thành cũng cảm ơn thầy Trí Thiện. Đứng về mặt thầy trò mà nói rõ ràng Chân Thành là thầy của thầy Trí Thiện trong lĩnh vực trị bệnh, võ công và khí công. Thế nhưng Trí Thiện đã làm cho thầy Chân Thành mất mặt trước đại chúng. Hôm đó, vì cái lẽ này mà thầy Chân Thành đã (49:48 không nghe rõ). Tức là nhẫn nhục. Thầy Trí Thiện bắt Chân Thành quỳ xuống để lạy đức Phật. Thầy Chân Thành làm hết. Trong đó, đại chúng (50:00 không nghe rõ), thầy Trí Thiện bảo thế nào thầy Chân Thành làm hết. Tức là Chân Thành nhẫn nhục hoàn toàn. Ngay lúc đấy, Thầy tổ đã (50:10 không nghe rõ)…​ Thầy đã làm cho Chân Thành…​ Nhưng mà không sao. Thế đấy là một cái. Thế thì có thể nói rằng anh trị bệnh tức là anh lãnh nghiệp cho người ta. Điều đó chắc chắn là như vậy, Chân Thành thấy rất rõ ràng. Trước đây thì chưa hiểu về luật nhân quả lắm. Nhưng qua như Thầy tổ dạy thì rõ ràng là nhân quả. Ví dụ, người ta mắc bệnh tức là bệnh đó là người ta phải chịu do nhân quả của người ta. Người ta cắt cổ, mổ bụng con gà, con heo thì phải bị cái bệnh đau bụng đó mà anh chữa cho người ta khỏi, thì có phải là anh lãnh bệnh không? Cho nên khi về thì bụng anh đau mới chết, chứ có gì? Thế mà nhất là chữa về khí công hoặc về nhân điện thì thấy rất rõ ràng.

(51:24) Ví dụ bây giờ chữa cho một người ta dùng nhân điện, khí công để chữa. Về thì người ta đau cái gì thì mình đau cái đó. Cho nên các vị, nếu ai đã học khí công, ai đã học nhân điện thì người đó ứng dụng thấy biết ngay. (51:42 không nghe rõ). Bởi vì Chân Thành qua hết võ công, khí công, nội công, qua hết. Nên thấy rất rõ ràng, không có sai một tý nào. Nó như là cái bình thông nhau ấy, người ta hết thì mình mắc. Không có sai. Bởi vì mình là cái vô bệnh mà người ta có bệnh cho nên nó mới tràn sang người mình. Mà nhất là võ công và khí công, nhân điện thì cái này thấy rất rõ. Tuy nó là tưởng nhưng mà nó thấy rất rõ.

(52:16) Tu sinh: Thầy nghĩ sao về cái nghề nghiệp bác sĩ?

Thầy Chơn Thành: À cái này là người ta nghề nghiệp. Cũng chữa cho bệnh nhân nhưng người ta cũng sẽ bị. Thế bây giờ mới nói với các quý vị như thế này. Có ông bác sĩ nào không có bệnh không?

Tôi có rất nhiều bạn là bác sĩ. Thế nhưng khi ông ta không tự chữa cho ông ta được. Thế khi ông ta bị bệnh thì bắt đầu lại phải nhờ đến Đông y để chữa. Thế hoặc là các thầy Đông ý, tôi có một cái ông thầy dạy về Đông y là thầy Vũ Xuân Quang - tổng thư ký hội Y học cổ truyền Việt Nam. Có thể nói thầy là một trong những từ điển sống về y học của Việt nam đấy. Thế nhưng khi thầy bị bệnh, thầy phải chạy đến các bác sĩ. Thế nên trong Đông y mới có một câu như thế này: "Dao sắc không gọt được chuôi". Thế nhưng đấy là lời nói che đậy. (53:23 không nghe rõ). Bản thân Chân Thành cũng phải bị bệnh. Nếu anh thực sự là giỏi anh phải chữa được cho bản thân anh chứ? Tại sao anh không chữa được? Có phải không nào?

Bác sĩ lại chạy sang Đông y để chữa. Đông y chạy sang bác sĩ chữa. Có phải không nào? Thế thì rõ ràng là đấy là cái sự ngu dốt của mình chứ gì nữa. Đấy rõ ràng là nhân quả. Không có thể sai được. Thế nếu ông mà đẹp, ông giỏi thì ông phải chữa được cho ông. Đằng này ông không chữa được cho ông, thì ông giỏi ở chỗ nào? Thì đấy là nhân quả.

(54:01) Tu sinh: Kính bạch thầy, ví dụ mình có tiền mình đi chữa cũng là cái chuyển nhân quả? Để người khác chữa cho nó hết, cũng là chuyển nhân quả?

Thầy Chơn Thành: Cái này thì đúng nhưng mà nó…​ Bây giờ đó chuyển nhân quả, cái này đúng, đó là cái nghề nghiệp. Tôi có tiền, tôi có bệnh thì tôi đến ông bác sĩ hoặc đến ông Đông y. Ông chữa xong cho tôi, tôi trả tiền cho ông. Tức là hai bên mua bán với nhau sòng phẳng. Có phải không nào? Mua bán sòng phẳng. Đấy là nghề nghiệp để sinh sống. Chứ không có cái gì gọi là: “Lương y như từ mẫu”. Không có đâu. Có ai mà hành cái nghề này mà không có tiền không? Phải có tiền người ta mới làm. Không có tiền, không làm đâu. Chứ còn trước đây, đúng ra mà nói, tức là Chân Thành có thể nói là quá lắm đấy, mất mát quá đau đớn. Mà mình không dám nói, qua hai ông cha đến bảy đời làm cái nghề lương y mà bây giờ mình không…​ Làm sao mà mất mất trong gia đình lớn như thế này? Mà tại sao mình chịu khó như thế? Cuối cùng (55:19 không nghe rõ) tức là học y từ lúc bảy, tám tuổi. Mà cho đến khi học xong rồi, đi vào cuộc sống coi cái nghề y, lúc đấy ở bên thất coi đông y mấy chục năm không ra gì cũng bỏ đi theo …​ Khi biến cố trong gia đình thì mới bắt đầu quay lại. Chữa thì thấy tiền đấy thế mà cuối cùng để cho vợ mình chết, con mình chết thế này thì ra làm sao? Thế cuối cùng mới bắt đầu đi làm từ thiện. Từ thiện thấy cũng hay. Chính vì cái này nó cũng giết chết mình mà nó làm mất rất nhiều thời gian của mình. Tối ngày, nó khỏi bệnh thì nó phấn khởi lắm. Xe nó đưa, nó đón đến mời thầy đi nhậu, đi quán nọ quán kia, đủ thứ mệt lắm.

(56:30) Không có thì giờ nào nghỉ ngơi cho nên nó khổ sở. Thế đấy là cái cũng khổ sở. Cho nên Nguyễn Du mới bảo: "Chữ tài đi với chữ tai một vần" là như thế. Nó khổ sở lắm. Ví dụ, nó bắt không được thì nó đưa vào nhà gà qué, rượu chè. Nó bắt mình uống. Thế nó làm cho mình khổ sở đủ thứ. Cho nên một đằng nó là nghề y tuy nói là: "Lương y như từ mẫu" nhưng thực ra nó là y đức từ ngày xưa để lại. Nhưng thực ra nếu không có tiền thì người ta không có chữa cho. Mà nếu có chữa người ta cũng không phải nhiệt tình. Qua mười lăm năm làm từ thiện, cái này Chân Thành thấy rất rõ. (57:28 không nghe rõ). Mà cuối cùng thì được cái gì? Cuối cùng không được cái gì cả. Người ta khỏi bệnh, khỏi xong thì người nhiệt tình với mình thì người ta cũng đến với mình một vài lần, rồi người ta đi. Khi nào người ta bị người ta lại đến. Còn thậm chí người ta bị tiếp, kéo cả gia đình người ta đến, họ hàng người ta đến.

Ví dụ, trước đây cả một xã Tứ Liên ở ngoại thành Hà Nội, bây giờ nó là quận Tây Hồ, chữa cho người ta rồi người ta kéo cả họ, cả nhà, cả làng người ta. Cái làng Tứ Liên ở Hà Nội là cái làng sống bằng cái nghề thổi xôi đê bán, bán buổi sáng hoặc là nghề nữa là nghề làm rượu nếp, là nổi tiếng ở Hà Nội. Sống bằng hai nghề. Thế người ta kéo cả làng đến người ta hành hạ, khổ lắm. Thế nên cái nghề nghiệp mà nó là nghề có tiền, tức là mua bán nhau chứ không có gì. Chứ nói: "Lương y như từ mẫu" thì hiếm lắm. Không có đâu.

8- DÙNG PHÁP VÔ LẬU MỚI CHUYỂN ĐƯỢC NHÂN QUẢ

(59:05) Trưởng lão: Thầy xin trả lời cái chỗ này. Chuyển nghiệp. Cái chuyển nghiệp đó mấy con!

Chuyển nghiệp không có nghĩa là mình lấy tiền mình đổi, đổi cái bệnh. Trả lời chỗ này để cho nó rõ ràng chút xíu. Chuyển đó, như chúng ta sống đúng giới hành, giới luật tức là thiện pháp. Bởi vì ác pháp, nó có ác pháp cho nên do đó chúng ta mới thọ cái nghiệp, mới bệnh khổ. Mà giờ chuyển thì chúng ta phải sống thiện pháp. Nhờ thiện pháp chuyển ác pháp. Gọi là chuyển. Còn mình lấy tiền, mình có tiền đó là lấy phước hữu lậu làm cho nghiệp của mình nó giảm. Tức là lấy tiền để đi đến bác sĩ trị bệnh, đó là lấy phước hữu lậu chứ không phải chuyển lậu. (59:48 Không nghe rõ). Nó làm giảm rồi nó cũng có bệnh nữa. Còn chuyển thì lần lượt nó hết như chúng ta giữ giới luật, chúng ta ôm pháp chúng ta tu, chúng ta không có sử dụng cái phước hữu lậu mà chúng ta toàn là cái phước vô lậu. Đó là chúng ta lấy cái vô lậu tức là thiện pháp mà chuyển ác pháp. Thì nó mới chuyển mới được. Còn lấy tiền mà trị bệnh thì không có chuyển, mà lấy phước hữu lậu để chuyển cái hữu lậu của nó thôi. Bây giờ mình bệnh là bị lậu hoặc, bị lậu rồi. Giờ mình có tiền, còn không có tiền thì để nằm đó rồi. Nằm chịu lậu hoặc do đó mình lấy cái này mình chuyển cái kia. Tức là lấy cái phước hữu lậu chuyển cái lậu hoặc. Chứ còn không phải là chuyển mà là làm giảm cho chúng ta. Tại vì mình có làm điều gì phước thiện, làm từ thiện hữu lậu đó cho nên bây giờ mình mới có tiền chứ cỡ mình không có làm cái việc thiện, bỏn xẻn, ích kỷ bây giờ nghèo, cái chừng đau không có đồng xu nào hết. Nằm đó mà chịu bệnh chứ ở đó mà bác sĩ nó trị cho. Thành ra mình lấy cái phước hữu lậu trị cái lậu hoặc, đối trị cái lậu hoặc của mình.

Còn chuyển tức là mình lấy thiện chuyển cái ác. Tức là lấy từ cái vô lậu chuyển cái lậu hoặc mới gọi là chuyển. Chuyển là làm cho nó hết, nó sạch. Còn vấn đề mà đem tiền trị bệnh rồi này kia đó là mình lấy hữu lậu, phước hữu lậu.

9- CÁCH TÁC Ý ĐUỔI BỆNH TRÊN PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(1:01:18) Tu sinh: Dạ con xin hỏi thầy Chân Thành một câu. Mô Phật, thầy dùng pháp Thân Hành Niệm để tu tập, để đối trị lại bệnh từ bảy giờ tối đến năm giờ sáng. Như vậy thì thầy tác ý để đuổi bệnh trên cái pháp Thân Hành Niệm đó như thế nào?

Thầy Chơn Thành: Ví dụ như là hôm Chân Thành bị cái bệnh cảm đấy, như thế là đi Thân Hành Niệm thì đi phải đi cho đúng. Đúng pháp Thân Hành Niệm như là Thầy tổ dạy. Tức là đi hai mươi bước rồi ngồi xuống nghỉ năm hơi thở. Xong tiếp tục lại đi. Thế thì trong khi đi thế tác ý phải đúng tướng trạng của bệnh của nó. Hôm đó Chân Thành có tác ý: "Bệnh cảm cúm phải đi đi, cút đi". Đơn giản như thế. "Đi đi, cút đi". Lúc đấy là phải gằn giọng một tý. Thế xong lại tiếp tục, cứ như thế mà đi liên tục. Dứt khoát sẽ khỏi.

Tu sinh: Như vậy mỗi một lần đi hai mươi bước rồi ngồi xuống hít năm hơi thở rồi mới tác ý lần nữa?

(1:02:48) Thầy Chơn Thành: Tác ý, cứ như thế liên tục. Tức là đi hai mươi bước nhé, xong thở năm hơi thở này, sau đó tác ý, xong lại tiếp tục đi. Đứng dậy mà đúng ngồi tập như thế.

Đi hai mươi bước này thế xong đó ngồi xuống, kiết già đàng hoàng. Ấy, chứ không phải ngồi bán già đâu nhé. Ngồi kiết già đàng hoàng, thở năm hơi thở. Xong tác ý. Xong tiếp tục lại đứng dậy đi. Xong rồi lại hai mươi bước, ngồi xuống lại thở năm hơi thở. Xong lại tác ý, xong lại tiếp tục đi. Liên tục như thế. Đến khi nào thấy nó khỏi thì thôi. Còn nếu chưa khỏi thì đi chết bỏ. Đấy, (1:03:31 không nghe rõ). Một là khỏi bệnh, hai chết bỏ. Thế nhưng mà không có ai chết. Dưới đạo tràng của Thầy tổ không ai chết đâu, đừng có sợ. Chân Thành không chết, chắc không ai chết. Nhiều bệnh lắm.

Tức là nó đánh liên tục, trước đây chữa những bệnh gì giờ phải trả quả. Cho nên thì mới đủ thứ. (1:03:55 Không nghe rõ)

Trưởng lão: Bây giờ để mà trả lời chung cho cái câu: "Trị bệnh để mà thọ lấy bệnh"

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy