00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 054B (NAM) - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - TU SINH CHIA SẺ BÀI ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - ĐỨC HIẾU SINH NGƯỜI VÀ VẬT

CK 054B (NAM) - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - TU SINH CHIA SẺ BÀI ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - ĐỨC HIẾU SINH NGƯỜI VÀ VẬT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 10/01/2006

Thời lượng: [57:31]

1. NHỮNG NGƯỜI ĐẶC BIỆT NÊN CẦN ĐỊNH HƯỚNG TU TẬP

(00:00) Trưởng lão: Cho nên Thầy mong rằng trong cái cuộc đời của Thầy, Thầy cũng đã gặp nhiều người, lúc nhỏ thì có một bạn rất thông minh, rồi lớn lên rồi thì trong suốt cuộc đời thì hầu hết Thầy ở các Tu viện các chùa từ sự thông minh đó thì thấy chẳng có bao nhiêu người chỉ có cái học thôi, học thuộc thôi cho đến khi Thầy gặp thầy Chân Quang tức là thầy Thông Từ, Thầy thấy rõ ràng là con người này cũng đặc biệt lắm. Đó là người thứ hai mà Thầy gặp trong cuộc đời này cho đến hôm nay Nguyên Thanh Thầy gặp, đầu tiên Thầy đến đây là Thầy thấy, Thầy trắc nghiệm qua Thầy thấy đầu óc lạ lùng, đầu óc này cũng ghê gớm lắm chứ không phải không. Nếu mà những con người này mà nếu không được huấn luyện kỹ thì nó sau này nó hoạt động một góc trời thì góc trời đó nó sẽ là một màn đen u ám mà mấy con chứ không phải dễ đâu. Nó lôi biết bao nhiêu người không thì cũng chắc nào như ông Long Thọ. Cũng chẳng khác nào như Vô Trước, Thế Nhân, Mã Minh, đem lại một bầu trời đen tối mà làm cho chúng ta hiện giờ nó đang ở trong những đám mây đen kịt đó mà chúng ta chưa biết đường.

Nếu thật sự Thầy không vén ra thì ai mà biết con đường tu như thế này mấy con, cả đông lẫn tây chứ đâu phải ít đâu. Những bậc đó đều là những bậc thông minh chứ không phải là không thông minh, nhưng mà nó không có nhằm đúng cho nên nó triển khai không có ra được, may mắn là trong cái thời của Thầy có Hòa thượng Minh Châu, chứ Thầy có biết tiếng Pali đâu, Thầy có đi học ở đâu. Ở đây nội mà ba cái chữ Hán học muốn lòi con mắt mình rồi. Ở đó mà đi học tiếng Pali phải không mấy con, vì vậy Thầy có biết tiếng Pali đâu, mà cỡ Hòa thượng Minh Châu không dịch thì nội trong Kinh A Hàm không, chữ Hán không thì chắc chắn loanh quanh ba cái Đại thừa ở trong đó không chứ làm sao mà ra.

Do từ chỗ gợi ý của Hòa thượng Minh Châu từ cái lời nói đầu của Hòa thượng Minh Châu cho đến những bài kinh mà Hòa thượng Minh Châu dịch làm cho cái, cái tâm nghi ngờ của mình thấy cái Đại thừa nó như thế nào, ông này ông học tiến sĩ mà ông nói thì ai mà nghe nói học tiến sĩ mà không tin mấy con, ông này học nhiều chứ không phải học ít đâu!

Mà cái trường Đại học Ma- lan- đa ra đời là cái trường nguy hiểm nhất đó mấy con, mà cũng là lợi ích nhất, nó ra đời nó đào tạo ba cái ông, như cái ông Gu-ma-lai- thập đó. Ở trường đó mà ra đó mấy con, chứ không phải ở đâu mà ra, trường danh tiếng của Ấn độ, trường đó ghê gớm lắm, toàn là thú dữ không chứ không phải thú hiền đâu. Nếu mà cái người đến trường đó đào tạo là những người có tài ít ra cái trí nhớ họ ghê gớm lắm chứ không phải ít đâu, chứ không phải học đi mua cấp bằng, có số tu sĩ chúng ta đi học ở bên Miến Điện rồi về, có số mua cấp bằng về đó mấy con, chứ không có chắc đâu, có người đi qua học bên Nhật Bổn, Đài Loan mua cấp bằng về đó, mấy ông đó dốt đặc, nói hơi Thầy biết liền, mấy ông dốt mà, chứ không phải nói người nào mà có bằng tiến sĩ giỏi hết đâu có nhiều người đi mua, đi qua bên đó học cho lấy lệ đó, rồi đi mua về, đâu phải ở bên đó ta không bán cấp bằng, bán như thường. Cho nên mấy con đi mấy con biết chứ không phải chuyện đơn giản đâu, cái thứ dốt.

Tu sinh: Ở trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh cũng có mua bằng.

(03:17) Trưởng lão: Cũng có đó con, ở đâu nó cũng có hết đó chứ không phải nội Việt Nam mình vậy đâu, cho nên sự thật ra cái học của mình, cái đầu óc không có nhớ mà cố nhét ở trong những tạng kinh như vậy, nhét làm sao cho vô, mà nhét không vô làm sao mà làm bài mà đậu. Buộc lòng thì phải mua có gì đâu, chuyện đó là vậy thôi, mà hầu ngu thì có vậy thôi chứ còn người thông minh ta đâu có cần mấy thứ mua đâu, vô là bài nào đọc lướt qua ta thuộc hết rồi lúc đó muốn đầu óc không thông minh, thì mấy người đó hoạt động thật sự đó. Cho nên họ thông minh lắm, họ nói mình nói bài nào là họ nhớ bài này hết thì mấy con sẽ đọc bài này, mấy con sẽ thấy Nguyên Thanh nó nhớ, mà cỡ nó đi lục kinh, thì chắc chắn là nó không nổi đâu, đi lục mà viết ra, in ra, chắc cả tháng không biết được cái bài đó chưa nữa.

Theo mấy nhà mà học giả, họ muốn viết cái gì đó, họ đi lục kinh sách họ đọc tan nát hết rồi họ mới ghi chép ra. Họ mới viết được, thì nó phải có thời gian chứ, còn cái đầu của người ta nó chứa tủ sách trong đó rồi. Bây giờ hãy muốn móc ra cái gì thì nó nhớ cái nấy chứ nó đâu có cần cho nên nó viết trong thời gian rất ngắn mà nó đầy đủ, cho nên các con cứ nhớ, nếu mà bây giờ cứ đọc bộ sách nào đó nếu mà đọc ít ra, Thầy nói sự thật ra cả ngày cả buổi chứ độ ít hả. Một cuốn sách như vầy mấy con đọc chưa.

Làm sao mà chúng ta lại có đầu óc mà chúng ta lại nhớ hết như vậy, mà chúng ta ghi tới năm tháng ngày nó không trật. Các con cứ nghĩ kê cái bộ sách ra mà đọc để kiếm từ năm tháng con mất thì giờ vô nhiều lắm chứ đâu có ít được, mà suốt ngày đêm chứ không phải là ít được, cho nên phải có cái đầu nhớ, có trí nhớ chứ còn không có nhớ thì không làm được, nhưng mà cái người có cái cái nhớ như vậy là người đó phải hướng dẫn cho họ phải thân giáo họ phải tu chứng thì lợi ích rất lớn, bởi tu chứng rồi cái tâm nó không còn tham, sân, si. Còn không thì cái ngã ghê gớm lắm, mấy người mà có đầu óc nhớ cái ngã dữ lắm chứ không phải không đâu, ngã kinh lắm chứ không phải không đâu.

Họ coi thiên hạ không ra gì hết đâu, ở ngoài mặt thì làm bộ vậy chứ ở trong bụng họ khinh chê mấy người không ra gì, mấy người đọc đâu có nhớ bằng tôi, tôi đọc qua cái tôi nhớ. Tự nhiên cái bản ngã nó từ đó nó có, nếu mà không có một bậc thầy hơn được thì không có nó, nó không hơn. Nó cũng không đầu hàng đâu, đầu óc nó không có đầu hàng ai hết, Thầy nói thật sự nó khó lắm chứ không phải dễ đâu.

Cho nên thầy Thông Viễn không có đầu đâu, nó đâu có ngán thầy Thanh Từ chút nào đâu, Thầy nói thật sự bởi vì cái đầu óc nó không có ngán nó coi huynh đệ là cái thớ gì, ngoài mặt nó làm như cung kính tôn trọng lắm, trong bụng nó biết nó có cái tài, nó không phục ai hết đâu, tính người đó mà như vậy cho nên nó ngầm ngầm, ai mà lơ mơ là trống hết, nó không đầu hàng ai đâu. Thầy biết rõ tâm niệm của những người đó hết chứ đâu phải không. Bởi vì Thầy đã từng tiếp xúc với những người đó, Thầy biết rõ cái bản ngã của họ nó đồ sộ dữ lắm chứ không phải nhỏ, nhưng mà khi học tu được rồi nó lại lợi ích rất lớn.

2. ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

(06:21) Trưởng lão: Bây giờ đó thì về cái vấn đề này, thì chúng ta sẽ đọc thì nó mất thì giờ quá mấy con, đọc để mà chúng ta biết. Chí Thiện thì con hãy đọc thử một bài, hai bài của con, con chọn cái bài nào, Thầy thấy rằng cái viết bởi vì ở đây người nào cũng cố viết được hết, con chọn cái bài nào mà con thấy hay đó còn đọc, chứ đọc hết nhiều quá không có thì giờ.

Chí Thiện: ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN.

Giới thiệu Đạo Đức Nhân Bản, Đạo Đức Nhân Bản là gì?

Nhân là người, còn bản là gốc. Đạo Đức Nhân Bản là đạo đức gốc của con người, người mà không có đạo đức thì cũng giống như loài động vật. Tại sao? Tại vì con người cũng là một động vật cao cấp có trí khôn hơn loài động vật thấp, từ đó lời nói hay hành động đều có ý thức, có tư duy kỹ càng, từ không làm khổ mình khổ người nên mới gọi là con người. Còn lời nói hay hành động, tính cách ti tiện, cá nhân hay làm khổ mình khổ người đó là người không có Đạo Đức Nhân Bản, mà người không có Đạo Đức Nhân Bản thì so với loài động vật cũng không khác nhau mấy.

(08:10) Một gia đình thiếu đạo đức là gia đình đau khổ, người thân trong gia đình không biết thương yêu nhường nhịn lẫn nhau, không biết vỗ về tha thứ cho nhau nên khi sống gần nhau mà họ vẫn như những người xa lạ. Hoặc nếu là thành phần bị áp bức họ chỉ còn biết chịu đựng mà thôi, cuộc sống họ không khác gì địa ngục của trần gian. Một xã hội thiếu đạo đức là xã hội mà trong đó con người hay giả dối, tham lam, ích kỷ, hay lọc lừa tráo trở lẫn nhau, họ dùng mọi thủ đoạn móc ngoặc, đầu cơ, tích trữ, buôn gian bán lận, cân non đong thiếu, v.. v. miễn sao có lợi về phần mình.

Một xã hội thiếu đạo đức thường hay sản sinh những tệ nạn như: xì ke, ma túy, giới mại dâm, ma cô, du đãng, cờ bạc, cướp của giết người, hiếp dâm phụ nữ trẻ em, v…​ v. thường xảy ra. Cuộc sống con người luôn luôn lo sợ và bất an đầy rẫy sự đau khổ. Một đất nước thiếu đạo đức thì đất nước đó hay xảy ra nạn binh đao, chiến tranh khói lửa, cảnh sát thịt mòn da, thương tàn, cốt nhục, người người giết hại lẫn nhau, sự oán thù cũng tận trời xanh, nên từ trường đó thường gây ra cảnh mưa không thuận, gió không hòa, cuộc sống luôn bị cảnh cơ cực lầm than, dân chúng không bao giờ được an cư lạc nghiệp, đất nước không khi nào được thịnh trị, thái bình.

Con người mà không có Đạo Đức Nhân Bản thì tham lam ích kỷ thường hay nghĩ cái lợi về mình, mục tiêu của họ là công danh, tiền bạc, châu báu, ngọc ngà. Vì thế họ sẵn sàng làm những điều bất lương, và vô liêm sỉ. Dù là họ là một vị vua quyền cao chức trọng hoặc là những nhà doanh nghiệp, thương nhân giàu có hoặc họ là những thi sĩ, nghệ sĩ lừng danh, những kỹ sư, bác học đại tài đi nữa cuộc sống của họ vẫn bất an và bất như ý như thường. Nếu họ là người không có Đạo Đức Nhân Bản, người thiếu hiểu Nhân Bản là người sống trong dục, trong ham muốn nên không bao giờ thỏa mãn.

(10:37) Đức Phật có dạy: "Người sống trong dục cũng như con chó gặm khúc xương khô" khúc xương khô con chó gặm đâu còn chất bổ dưỡng gì nữa đâu, nhưng mà nó cứ gặm mãi cho đến khi nước dãi nước miếng trào ra mà bụng nó vẫn đói khô chứ không thỏa mãn được cơn đói. Và cái dục của con người còn được đức Phật ví như: "Người cùi gần bên hố lửa", vết lở của người cùi nó không như người bình thường lở ngoài da thôi, mà sự ngứa ngáy đó ở sâu trong thớ thịt, nên người cùi thích gần bên hố lửa để thỏa mãn cơn ngứa nhưng không bao giờ thỏa mãn được, vì khi vết ngứa dịu đi thì cái nhức nhối của thớ thịt nó hành hạ họ gấp nhiều lần, vì thế sự khổ đau của họ vẫn không bao giờ thuyên giảm. Cũng vậy, người không có Đạo Đức Nhân Bản là người có nhiều ham muốn, mà người có nhiều ham muốn không biết đủ là người chịu không ít nhức nhối và khổ đau. Cuộc sống hiện giờ vật chất càng thịnh hành bao nhiêu thì lòng tham con người càng tăng trưởng bấy nhiêu. Muốn thỏa mãn nó con người phải lao vào cạnh tranh làm ăn buôn bán. Vì không bao giờ biết đủ, nên ngày đêm họ thường tính toán tìm mọi cách để gom của thế gian này thật nhiều.

Tuy là bạn đồng nghiệp với nhau, giống nhau về hình thức kinh doanh buôn bán, nhưng họ vẫn âm thầm sát phạt lẫn nhau trên mặt trận thầm lặng, họ thường tư duy tìm nhân dịp thủ đoạn để hạ đối phương. Đó là những hành động thiếu Đạo Đức Nhân Bản, thiếu đạo đức trong kinh doanh nghề nghiệp, trong mua bán họ còn những hành động thiếu đạo đức như: cân non, đong thiếu, mua bán hàng giả, v.. v. người có thủ thuật hơn, họ có thể làm lũng đoạn thị trường, tung tiền ra mua hết những một mặt hàng nào đó, hoặc hàng nông sản, hoặc hàng thủ công mỹ nghệ, v.. v để rồi khi thị trường thiếu hụt cần đến, họ đi tung ra bán với giá lời gấp nhiều lần, còn vì món ăn ngon mà con người nhẫn tâm sát hại bao nhiêu loài động vật, đó là thiếu Đạo Đức Nhân Bản, Đạo Đức Hiếu Sinh. Tất cả những hành động thiếu đạo đức trên đều đưa con người đến sự khổ đau, muốn thoát ra khỏi sự khổ đau này, chúng ta phải ham muốn ít, biết đủ và thực hành Thập Thiện.

(13:15) Thập Thiện từ đâu mà có, từ thân, khẩu, ý mà ra, chúng ta tư duy ác, nói lời ác, hành động ác, như tham lam không bao giờ biết đủ thì dù ta có lắm bạc nhiều tiền thì chúng ta vẫn cứ đau khổ như thường, vì lòng tham muốn luôn đốt cháy chúng ta ra. Chúng ta tư duy thiện, lời nói thiện, hành động thiện, ham muốn ít và biết đủ, thì dù sống cuộc đời nghèo chúng ta vẫn an vui, hạnh phúc. Hoặc nếu chúng ta là người có nhiều tiền của do nhân quả thiện đem lại, ta cũng trích ra một ít giúp đỡ cho người nghèo bị cô độc, một ít ta đem cúng dường cho những Sa môn đầy đủ phạm hạnh, nếu làm được như vậy tâm tư ta luôn bình thản, an lạc và hạnh phúc.

Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật cũng có dạy:

"Nếu người làm điều thiện,

Nên tiếp tục làm thêm.

Hãy ước muốn làm thêm

Chứa thiện được an lạc"

(Câu 118- Phẩm Ác). Hãy ước muốn làm điều thiện, trong tâm tư chứa thiện, và thường thấy việc thiện mình làm, đó mới thật sự là chân hạnh phúc, đó mới là Đạo Đức Nhân Bản.

Đạo Đức Nhân Bản còn trong nhiều mặt khác nữa như Đạo Đức Giao Thông, Đạo Đức Nghề Nghiệp, Đạo Đức Hiếu Sinh, Đạo Đức Buông Xả, Đạo Đức Thành Thật, Đạo Đức Gia Đình, cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ, Đạo Đức Vệ Sinh Môi Trường Sống, v.. v. Tất cả những đạo đức trên đây đều là những Đạo Đức Nhân Bản , người có Đạo Đức Nhân Bản là người luôn không làm khổ mình, khổ người và thương yêu muôn loài có sự sống trên hành tinh này.

3. TU SINH CHIA SẺ CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC GIAO THÔNG

(15:04) Đức Giao Thông.

Năm đó tôi khoảng 13 tuổi, trên đường đi học về tới cầu Ông Kết, quốc lộ 1, thì có người báo tin Quang ơi, Chí ơi, bác Tám mày bị xe tông chết rồi, Trí là anh tôi, tôi và anh tôi trên chiếc xe đạp, nghe tin đó, tim tôi như đứng lại, toàn thân tôi bủn rủn, đến ngay hiện trường tôi thấy thi thể bác tôi vẫn còn nằm sấp trên đường, khuôn mặt úp trên chiếc nón, ba người chúng tôi đang chờ công an làm việc, cặp mắt hai người đỏ hoe, họ đang khóc, anh tôi tới nơi cũng khóc, tôi thì không khóc chỉ đứng nhìn mà cảm thấy xót xa, bác gái tôi nghe tin dữ ngã xuống quỵ liền và bị chấn động tâm thần hơn một tháng sau mới dần dần hồi phục. Chị đầu con gái bác tôi năm đó khoảng 16 tuổi cũng bị tinh thần khủng hoảng nhưng có phần đỡ hơn bác gái tôi.

Người ở hai bên đường lúc đó ngó lại. Ông bác tôi lúc đó đi xe đạp có vác một cây tre là người rất cẩn thận, nên ông luôn đi nép vào bên phải, một chiếc xe chở hàng của quân đội chạy qua, trên xe còn một tài xế và một người phụ nữ nữa, vì lý do gì, vì mải mê nói chuyện hay vì cẩu thả, không ý thức được trách nhiệm của mình mà người tài xế này đã gây ra tai nạn, hậu quả của nó là làm mất đi người cha trụ cột trong gia đình để lại một người vợ góa chồng cùng 06 người con thơ dại nheo nhóc, vì sao lại có cảnh tang tóc chia ly này.

Sau đó công an cũng làm xong hiện trường, vị thủ trưởng đơn vị của người lái xe đưa đến một chiếc hộp thùng đồ tẩm liệm, thi thể bác tôi được đưa vào quan tài và an táng ở một nơi gò mả cách đó không xa, đám tang có vài người trong gia đình, mấy người con ông bác cùng mấy người hàng xóm và vài ba ngọn đuốc leo lét, nhìn cảnh tượng não nùng đó chắc ai cầm được nước mắt, bác gái tôi được mẹ tôi và thím dìu đi nhưng mà cũng không còn biết gì nữa, chỉ lẩm bẩm câu: anh Tám ơi, anh Tám ơi anh đi đâu. Cuối cùng đám tang cũng kết thúc, người thủ trưởng đơn vị là một sĩ quan quân đội nói vài lời chia buồn rồi lên xe ra về, hôm sau cho người chở đến nhà một bao đựng bột mì Canada, rồi từ đó không còn tới lui nữa.

(17:51) Bác trai sinh thời là một người làm việc rất cẩn thận và khéo tay đan lát phục vụ nhà nông và cho người làng, giờ bác đi rồi từ đây tất cả mọi gánh nặng đều đổ dồn lên vai anh chị tôi, hai người em kề cũng nghỉ học để phụ chị lo cho gia đình và nuôi các em ăn học. Từ đây cuộc sống khó khăn cũng đè nặng lên tâm trí của họ, ai đã gây ra nỗi đau này, giờ đây chỉ nụ cười hồn nhiên không còn trên gương mặt của họ nữa. Mất đi một người cha là một thiệt thòi quá lớn trong cuộc đời của họ, họ phải vật lộn với cuộc sống đầy khó khăn lúc bấy giờ để có được miếng cơm manh áo nuôi đàn em thơ dại, thật là đắng cay.

Ai ở trong hoàn cảnh lúc này mới thấm thía được nỗi đau của họ, vì không có người làm nên ruộng trả lại hợp tác xã, bác gái còn nằm bệnh viện. Tất cả gia đình đều trông chờ vào gánh bún của chị tôi và rổ bún bò của em gái chị. Người em trai kế chị cũng còn nhỏ, nhiều khi còn nhón gót vậy mà cũng lên rừng đốn củi trở về để phụ chị làm bún, tiền có được vừa lo cho mẹ, vừa nuôi các em nên cuộc sống bữa đói, bữa no qua ngày thật là khó khăn, cơ cực, gia đình ba má tôi lúc này cũng túng thiếu, chúng tôi cũng đỡ cực hơn.

Ai đã gây ra cảnh đau lòng này, chỉ vì người tài xế xe. Rút ra bài học gì từ câu chuyện này, nếu có lái xe chúng ta nên cẩn thận tối đa, phải làm chủ mình, phải làm chủ tốc độ, có chế độ nghiêm khắc đối với mình thì có lẽ không phải chịu rủi ro, bi đát xảy ra. Bị hạn chế khi lên xe, cho nên dặn lòng mình bằng câu tác ý: "Lái xe là một việc làm quan trọng bao nhiêu sinh mạng hành khách đều nằm trong tay ta, phải chú ý cẩn thận đừng cẩu thả mà gây ra tai nạn". Nếu ta thường tác ý thì sự cẩn thận ăn sâu vào tiềm thức của ta thì các tai nạn cũng khó xảy ra, lúc suy nghĩ ta phải nghiêm khắc với bản thân mình đừng nên uống rượu, nếu lỡ uống rồi thì dứt khoát không lái xe để ổn định bước đường dài của nghề nghiệp cũng như chuyến xe ta đang đi, thì ngay bây giờ ta đang tập làm quen với kỷ luật bản thân mình và các chế độ ăn ngủ điều độ. Hôm sau trước khi lên xe với một tinh thần ổn định, từ đó có sự đảm bảo cho ta đủ khả năng làm chủ tốc độ lâu dài thì chắc không có dự đáng tiếc xảy ra. Ta học kỹ luật lệ giao thông ta phải nói lời tuyên thệ trước khi ra đường, cũng như trước khi điểu khiển một chiếc xe như không phóng nhanh vượt ẩu, nếu là xe khách không được lủi bắt khách, không được uống rượu khi lái xe.. v.. v. một người lái xe an toàn như vậy, càng nghĩ càng hạnh phúc, có Đạo Đức Nhân Bản, có đạo đức cao thượng vì biết thương yêu cuộc sống của muôn người.

(21:17) Trưởng lão: Mấy con thấy cái đạo đức viết ngắn gọn nhưng đầy đủ các đối tượng, và gây xúc động cho người nghe, cơ bản khi tai nạn xảy ra là một bài học cho những người lái xe khi ta đọc lên ta thấy cẩn thận hơn, con viết như vậy là Thầy thấy rất là hay vừa ngắn, vừa gọn, đừng nói dài dòng nhiều mà nói sao cho nó thu gọn lại, rồi nó tác động được cái tâm của con người, để từ đó chúng ta học được cái đạo đức tốt hơn. Đó là cách thức của chúng ta sau này, Thầy mong rằng mấy con sẽ là những người phạm hạnh, đạo đức, Thầy sẽ là người gợi ý cho mấy con viết.

Còn bây giờ thì Thanh Quang con sẽ đọc cái bài của con, Thầy thấy con chọn bài nào cũng được, Thầy thấy cái bài nào về trong cái bài đạo đức người và vật. Khi hướng dẫn đạo đức không có gì hơn là mình nêu cho người ta đọc được cái sự tang thương, cái sự đau khổ để rồi dẫn dắt cho họ kết luận của cái bài, dẫn dắt cho họ và họ thấy cái đó có đạo đức.

4. ĐỨC HIẾU SINH NGƯỜI VÀ VẬT

(23:32) Thanh Quang: Bạch Thầy con xin phép đọc.

Trưởng lão: Con đọc đi.

Tu sinh: Cái đầu đề mục con để là "Sự gắn bó giữa người và loài vật". Thầy sửa lại cho là Đức Hiếu Sinh người và muôn vật

Môi trường sống khái niệm ấy rộng lớn hết sẩy, nó bao gồm cả thiên nhiên, thiên nhiên chỉ là một phần của môi trường, trong tự nhiên ngoài những vật vô tri vô giác quy lại còn 02 loài có sự sống và đặc tính khác nhau đó là động vật và thực vật. Thật khó tưởng tượng nếu đời sống con người không có chim muông, cầm thú cùng sống hay chết. Ai đã từng sống xa quê, xa đất nước mới biết thế nào là tiếng gà gáy ban mai, tiếng lợn réo lúc chiều tà, tiếng chó văng vẳng giữa đêm thâu, những thứ đó chính là âm thanh, là hơi thở của cuộc sống, nó đã góp phần tạo nên tâm hồn, và tình cảm, bản sắc người Việt. Không biết loài người nuôi thú từ khi nào, có lẽ từ thời kỳ Nguyên Thủy trong lúc săn bắt, hái lượm, con người đã tích trữ thực phẩm để phòng khi mưa rét nhỡ nhàng. Vì thế mà bắt đầu nuôi các con vật, người có bộ óc khôn ngoan, là Chúa tể của muôn loài nên người luôn đủ các loại từ loài dữ như cọp, beo, sư tử, loài to lớn như voi, nhỏ bé như chim sâu, chim yến, loài nguy hiểm như rắn độc, loài dưới nước dữ tợn như cá sấu cá mập, loài khôn ngoan như chó, ngựa, khỉ, chim. Kể sao hết những loài vật đã được người thuần hóa. Các loài vật nuôi đều gần gũi tình cảm gắn bó, yêu quý biết vâng theo sự dạy bảo của con người.

(25:25) Có những loài vật đã trở thành thân thiết hàng ngày, sẻ chia tình cảm như người thân người bạn. Ngày ngày chúng ta ít để ý đến con sâu, cái kiến nên ta biết chúng nhưng mấy khi hiểu chúng. Xong nếu ta chịu khó quan sát, lắng tâm, và gần gũi các loài, dẫu không nghe được nó nói, nhưng vẫn thấy và hiểu nó muốn gì. Những con kiến đen to giống kiến càng, vẻ ngoài chậm chạp hiền lành. Chúng sống theo đàn nhỏ, độ một hai chục con. Khi đào đất làm tổ, mỗi còn gặm một miếng đất nhẵn nhụi hình bầu dục tương đối đều nhau vừa bằng hạt tấm, rồi răng cắn chân đỡ đưa ra khỏi tổ. Thì ra trong đàn kiến cũng có những con thế này thế khác, có con tính lười nhác rất vô trách nhiệm cẩu thả, vừa ra khỏi miệng lỗ đã vấp ngã ngay hòn đất ở gần sát cửa tổ, vội hể hả quay vào. Có con khệ nệ bê sang tận chỗ xa rồi mới quăng xuống. Kiến đất nào, nó cũng vác ngay chỗ ấy, thời gian mỗi kiến rất đều nhau, nó làm việc một cách chăm chỉ lặng lẽ miệt mài. Ở đấy cũng có những con láu cá khôn lỏi, thỉnh thoảng vác xong một chuyến là lại ra xa khỏi khu vực làm, lượn lờ nghiêng ngó, trốn việc một lúc tự giải lao xong lại nhập đàn. Thì ra mọi chuyện cũng không khác gì trong một buổi con người lao động tập thể.

(27:00) Kiến đen này là loại hiền so với nhiều loại kiến khác, thế mà cơn sân cũng ghê gớm, chúng thường nổi hung đánh nhau liên tục, đã đánh là cắn đến dứt chân nhau chỉ khi què lê lết mới chịu bỏ chạy. Nhiều cuộc chúng tôi phải dùng que gạt ra, nhưng những gọng kìm răng chúng đã nghiến vào nhau thật khó gỡ. Có lần, một kiến càng một kiến đen giao chiến bị thương nặng đang lăn lộn bò về tổ. Trên đường gặp hai kiến nhỏ màu nâu to hơn kiến lửa nhỏ hơn kiến bóng. Kiến nâu phát hiện thấy thời cơ liền quay ngắt lại bám sau con mồi đang thương tích. Trong 1 phút chúng thông tin bằng cách nào mà có đến 3 con nữa là 5, quây chặt, chặn đầu khóa đuôi đường đi của kiến đen, bị thương đuối sức kiến đen không thể tháo chạy nhanh như mọi khi. Nhanh như chớp, một kiến nâu lao vào nhảy trên lưng cắn, kiến đen cuống cuồng chống đỡ. Từ phía bên kia lại một con khác thoắt nhảy vào đốt thêm một đòn vào bụng kiến đen, cứ như thế chúng đánh chớp nhoáng tứ phía. Kiến đen trúng nọc không thể chạy được nữa, năm kiến nâu sốc thẳng con mồi công khênh, khiêng về tổ.

Con bỗng xé lòng, nghĩ đến đàn kiến đen thế là mất một con không thể về tổ nữa. Rõ ràng bọn kiến nâu chúng có thủ đoạn, có chiến thuật hẳn hoi, chúng hoạt động nhanh đến mức chúng tôi không kịp kiếm que gỡ để cứu kiến. Nhỏ bé tí xíu như con kiến cứ tưởng chúng khờ dại đến mức không hề biết, và không hiểu biết một tí gì, có phải thế đâu, thì ra ở đây chúng biết giận dữ, biết hân hoan, biết sợ hãi, biết hốt hoảng, biết liên kết nhau vì mục đích và nết của con này khác nết của con kia. Sẽ còn bao nhiêu điều nữa ta chưa biết về chúng vì chúng là một sinh vật, ta cũng là một sinh vật.

(29:02) Tuy chúng không bao giờ có thể khôn được như người, chúng dại khờ, dại khờ đến bao nhiêu đi chăng nữa, chúng cũng danh nghĩa là một mạng. Ta khôn ngoan trí tuệ đến đâu cũng là một mạng. Về phương diện này ta và chúng đều bình đẳng, đều bình quyền sống trước mẹ môi trường. Trước nhân quả ta nào có quyền gì khác hơn, nếu có thì đó là điều ta tự ý tự cho mình lấy mạnh hiếp yếu, lấy khôn ngoan để bắt nạt dại đần.

Hành động ấy đâu phải của người, cái đó thì chỉ có ở thú. Là con người thì phải có lòng hiếu sinh, biết sống có Đạo Đức Nhân Bản, Nhân Quả. Con người khôn ngoan trí tuệ hơn hết thảy muôn loài thì phải yêu thương, chở che bảo vệ hết thảy muôn loài, chứ đâu phải mang cái hơn muôn loài ra để mà sát hại, đày đọa, cai trị làm cho chúng khiếp đảm và hàng ngày mang chúng ra để ăn thịt.

Các bạn nghĩ sao về con cá voi nuôi trong công viên, nó biết nhảy lên chạm môi hôn người khi được gọi, ta bảo đấy là phản xạ có điều kiện khi được huấn luyện mà thành, thế còn những con cá voi ở biển, con người từ cổ kim đã bao lần kể chuyện thuyền bè gặp nạn giữa khơi được cá voi ghé mình đỡ cứu, đấy có phải là phản xạ không, nếu bản năng thì xuất phát như thế nào để có bản năng ấy.

Ta đã nghe bao chuyện cảm động về con chó biết liều mình nhảy xuống sông cứu chủ hoặc tìm báo người để chủ khỏi gặp nguy. Những con ngựa khi biết chủ ở trên lưng đã chết, ngựa liền liều thân xông pha qua mũi tên, ngọn giáo đưa xác chủ về. Chúng là vật hữu tình, hữu tình là có tính tình và tính ái. Chúng cũng thân khùng như con kiến như tất cả các loài đều có lúc sân và chỉ khác người ở chỗ động cơ sân. Chúng cũng biết đánh nhau khi bị đụng chạm tới quyền lợi và ham muốn, lại có lúc yêu thương trìu mến vuốt ve nhau. Bò mẹ, chó mẹ yêu quý con hàng ngày thường liếm thân thể cho con. Khỉ ngồi bắt rận cho nhau, đôi gà, đôi chim đỗ sát nhau, cọ vào nhau bày tỏ sự âu yếm. Chúng cũng khắc khoải cất tiếng gọi tìm nhau khi xa vắng, cất tiếng líu lo khi no mồi, biết tắm nước chải lông, chao cánh lượn lờ khi gió lộng trời trong mây trắng, biết kêu thảm thiết khi bị phá tổ, bị mất con.

(31:43) Hồi nhỏ, chín mười tuổi tôi hay nuôi chim, yêu chim mà nuôi đấy là sự yêu ích kỷ hẹp hòi, yêu cho mình mà vô tình làm chết bao sinh loài. Có lần đi học thấy chim bố mẹ tha mồi lên cây cau của một gia đình ở mãi giữa làng, để ý điều tra tôi biết bà ở có một mình lại không nuôi chó, trưa bà hay đóng cửa ngủ. Tôi chọn thời điểm đó để đột kích, nhanh như mèo thoắt cái, thoắt cái tay đã móc vào tổ nắm gọn mấy con chim trích nhỏ đỏ vẩy đút vào túi áo, rồi nới rộng tay, nghe toạc một tiếng rạc, thể là đã tụt tới tận gốc, móc túi ra chim đã bị đè vào thân cây nát be bét, còn sống một con cho vào lồng nuôi.

Các bạn đã thấy chim bố mẹ tha mồi, dám liều mạng vào tận cửa sổ nơi người ở để mớm mồi cho con chưa? Tôi đã nhiều lần chứng kiến, nhiều lần gặp được bố mẹ chim kiếm mồi hàng ngày quên hết hiểm nguy, gan lì đứng ngoài lồng thò cổ và nhả mồi với con. Con gà mẹ ta nuôi, gặp khi mưa gió hoặc hôm giá rét, gà mẹ đã sã cánh, tục tục gọi con, rồi mẹ nằm xuống cho lũ con chui hết vào gầm bụng, che cánh, mẹ xù lông, chịu gió rét, im lặng nhắm mắt nằm che cho lũ con được ấm. Những khi gặp diều hâu, chim cắt, gà cũng cuống quýt làm vậy, hoặc không kịp gà mẹ liền liều mạng mang thân nhảy lên chặn diều hâu. Có khi vì bảo vệ con mà con người to gấp năm bảy chục lần con gà, mà gà vẫn xông vào mổ.

Như loài cá, tưởng như chúng dại khờ đến mức không hề mảy may biết một thứ gì, nhưng tình mẹ con của các loài cá quả, cá chuối khiến ta xúc động phải suy nghĩ. Khi trứng nở đàn cá con dày đặc, cá nhỏ phần đầu tăng đi theo mẹ kiếm ăn, chúng luôn cụm trọn thành một khối như cái bát tô to. Cá con càng lớn cái cụm trọn ấy càng nới rộng, lúc nào cá mẹ cũng đi áp sát đàn con, gặp loại nào đến gần con hoặc có nguy cơ là cá bố mẹ lao vào đánh. Biết đặc tính ấy con người khôn ngoan mới xóc con nhái, con cá chọi cờ, hoặc con tôm vào lưỡi câu thử nhử vào đám cá con thế là cá mắc lưỡi câu, hết mẹ rồi đến bố bị tóm sống bỏ lại lũ cá con bơ vơ chết dần chết mòn khi thiếu bố mẹ. Tháng ngày còn sống lúc đàn con quá đói, mẹ cá liều mình nhảy lên bờ nằm đến khô lớp nhớt đợi kiến đến bám đen trên mình, kiến đốt ôi thôi! thì kiến lửa mà đốt thì phải biết đến người đạp chân vào tổ kiến còn giật thót lên thế mà cá vẫn chịu. Hàng chục hàng trăm con kiến đốt bấy giờ cá mới lao xuống nước mang theo kiến làm mồi cho con.

(34:55) Bạn có thấy cảnh nhà nghèo trước kia chưa? Bát cơm chẳng đủ ăn, bát cháo trắng dành cho mẹ con con chó, mẹ mới đẻ đói gầy siêu vẹo con bú chẳng ra sữa vậy mà có cháo mẹ có ăn đâu chỉ liếm láp vòng quanh làm động tác giả còn cháo để cho đàn con ăn, nếu còn thừa. Ta gọi đó là lòng cao cả, tình thương là Đức Hiếu Sinh là lòng mẹ, thì ở đây những hành vi ấy ta gọi là gì. Cá nằm cho kiến đốt đến gần chết không sợ hiểm nguy vì người bắt, đấy không phải là Đức Hiếu Sinh cao thượng. Ta gọi đó là bản năng liệu hiểu biết của ta có xứng đáng với việc làm của cá. Nói về mẹ cha, chúng ta không còn biết dùng lời nào để bày tỏ hết lòng biết ơn, ta chỉ còn biết nghĩ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn không bao giờ cạn.

Còn tình thương của chó mẹ và cá mẹ đối với con hành động ấy có xứng đáng để ta so sánh với con người. Người với người có tư tưởng nước lớn hoặc coi trọng người của mình là thông minh trí tuệ hơn hết trên thế gian, còn phân biệt da trắng, da đen, phân biệt chủng tộc. Đã có những ngày con người mang thân người ra làm sản phẩm mua bán, coi người da đen như loại thú khôn ngoan huống chi là chuyện người đối xử với vật. Con người vẫn cho mình là thông minh, trí tuệ nhất. Điều đó, mãi mãi là đúng, nhưng khi nhìn nhận và đối xử với loài vật mà không hiểu đúng về chúng. Nhìn nhận thiên lệch, đối xử không công bằng lúc nào cũng tư tưởng chiếm đoạt, rình rập tìm mọi mưu mẹo bắt để ăn thịt, thì sao việc ấy đồng nghĩa với thông minh trí tuệ.

Từ ngàn vạn năm, con người đã nuôi thú vật rất nhiều, nuôi đủ loại, có loại còn nuôi nhiều hơn số hoang dã trên trái đất. Người cũng yêu thương, chăm chút bảo vệ chở che, nhưng đó là sự bảo vệ chở che cho lợi ích của con người, con người làm tất cả để có lúc lôi ra làm thịt, chứ không phải đó tình yêu thương chân thật. Sự thương xót từ đáy lòng của Đạo Đức Hiếu Sinh.

5. CÂU CHUYỆN CỦA MỰC LÙN VÀ CÁC LOÀI VẬT TẠI TU VIỆN

(37:21) Chuyện về loài thú thì nhiều lắm, không thể nào kể hết, tôi xin kết thúc ở chuyện con chó Mực lùn Tu viện Chơn Như. Vào khoảng năm 1994 Tu viện còn ít người lắm không như bây giờ, nước ăn đều là giếng đất tự tạo, đây là vùng đất cát pha sét. Với những năm 1960 về trước vẫn là rừng nhiệt đới Nguyên Thủy. Bấy giờ gần thất Trưởng lão Viện chủ có một cái giếng đất vùng này cao nhưng giếng đào rất sâu mới có nước. Sáu vạn mét vuông đất Tu viện cây cối xanh tốt cả giữa rừng để lá khỏi rụng xuống giếng, giếng được che bằng miếng tôn kẽm nhỏ vừa với miệng. Hai con chó con của nhà bên cạnh Tu viện vẫn hay chui dậu sang đùa chơi.

Cũng nói thêm, bấy lâu các loại chó mèo ở đâu tự kéo nhau về đây ở, có lúc rất đông kể cả chim chóc, chúng rất rạn rĩ và quấn quýt người đối với chủ của chúng. Hai con chó con đùa nhau ngồi lên trên tấm kẽm che mặt giếng nằm phơi nắng. Thế nào bị tụt cả hai xuống giếng. Con Mực lùn ở Tu viện đã lâu, lúc này nằm gần đấy thấy sự vậy mới chạy đến nhìn xuống giếng. Hai con chó con tròn trọt, cố ngoi lên mặt nước nhưng bám vào đâu, thân giếng trơn, chỗ thì cát lở. Từ mặt nước lên mặt đất phải sâu tới hai mét. Con Mực cuống quýt chạy vòng quanh giếng, rồi chợt có ý định nào đó nảy ra. Nó liền chạy thẳng vào chỗ Trưởng lão kêu cứu trong miệng muốn nói điều cầu cứu. Trưởng lão dừng công việc dịu dàng hỏi Mực. Mực cắn gấu quần của Trưởng lão dẫn ra nơi giếng. Vừa thấy hai con chó con đuối nước thì còn hai mắt và cái mũi thò lên mặt nước tối um. Trưởng lão liền lao xuống giếng, hai chân bơi đứng hai tay ôm hai con. Bơi một hồi Ngài tựa lưng vào thành giếng, nhìn suy nghĩ tìm cách đưa chúng và Ngài lên bờ. Ngài đặt mỗi con một bên vai rồi tính chuyện tay chân sẽ cắm vào thành giếng bám và lên.

Con Mực lùn ở trên bờ chăm chăm nhìn xuống thấy lâu quá mà Trưởng lão chưa lên được nó hoảng hốt chạy tiệt quanh ra kiểu lo lắng, sốt ruột miệng há hốc cứ ứ ứ trong cổ rên rỉ. Một vài Tu sinh thất ở xa, mọi người đang khép kín cửa độc cư. Mực lùn liền phóng xuống bếp sủa rối rít, rồi cắn gấu quần cô Trang cầu cứu, là người nhanh trí hoạt bát, cô Trang biết có chuyện cô gọi cô Đào, cô Tú cùng chạy theo Mực lùn. Nhờ chiếc thang dài các cô thả xuống, Trưởng lão đã đưa hai con chó con lên trước Ngài đã cứu chúng thoát chết và chúng sống được cũng nhờ có Mực lùn.

(40:30) Con Mực khôn và tình nghĩa với người là thế. Nhưng sau này, Mực bị chết rất thảm thương vì bàn tay con người. Cạnh Tu viện có một thanh niên hư hỏng. Một hôm bỗng anh ta diễu qua. Mực lùn ở trong rào thò cổ ra sủa, người thanh niên ở ngoài nhanh như cắt, hai tay bịt cổ Mực cho vào bao chở ra quán kiêm bán thịt chó. Gọi Mực lùn không thấy cô Út định tâm quán các căn duyên, cô ra đi và đụng gặp người thanh niên lúc đó đang đút tiền trong túi, chễm chệ ngồi trong quán uống cà phê. Nói ngọt nghẽ dịu dàng hết lời người thanh niên mới chịu chỉ nơi để cô Út ra chuộc tiền cứu chó. Cô vừa cất tiếng nói với chú Sáu chủ quán, thì ở trong vỏ bao phân hóa học, Mực nhận ra tiếng cô Út, Mực cựa rẫy và ú ớ kêu. Đúng là tiếng kêu của kẻ trong cơn tuyệt vọng kề cửa tử đang hết sức bình sinh, và kêu thảm thiết, tiếng kêu nghe xót thương đến não lòng. Cô Út hết lời nói với chủ quán xin chuộc gấp hai số tiền người đã bán. Chú Sáu hầm hầm nét mặt, nói ngắn gọn, giọng lạnh lùng như lưỡi dao. Về tìm hai thằng bán chó ra, sẽ cho chuộc, cô Út vừa tạt quay đi, cô làm tất cả để cứu Mực, cô vừa bước chân, thì đằng sau mấy tiếng liền ịch ịch, chát. Cô quay người lại khúc gỗ trong tay chú Sáu cũng vừa lúc ngừng chạm xuống tới vỏ bao phân hóa học, hằn lõm một góc thanh củi, vỏ bao nằm đưỡn đườn im thít. Chú sáu thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, mặt tỉnh bơ vứt khúc gỗ vào xó cửa.

(42:27) Đấy là chuyện con Mực lùn. Chuyện vật và người, người và vật. Mực lùn mang thân chó nhưng nết của Mực thì không chó một chút nào. Thấy hai con chó con tuy là hàng xóm, không ruột thịt máu mủ gì nhưng vì nạn cùng là chó với nhau, Mực biết tìm người đến cứu. Khi chủ gặp khó khăn, giếng hẹp tối tăm lại sâu. Chủ của Mực đã gần 70 tuổi, lại nhảy thẳng đứng, như nhảy dù xuống giếng, mãi mà chưa lên được. Mực biết lo lắng hoảng hốt chạy đến nhà bếp tìm người. Rồi thử nếu không phải là Mực, nếu là người lúc đó ta cũng làm được gì hơn thế. Trong khi là người đàng hoàng, nhưng bên trong lần áo hai thanh niên là chiếc bao đã phủ sẵn, bộ óc của họ đặc sệt sự độc ác, tham lam. Từng tế bào lúc nào cũng nhấp nháy loang loang ra những mưu mẹo, sự tinh khôn ma quái, cũng đen tối, bẩn thỉu như chiếc bao bắt chó. Thật ghê tởm khi nghĩ về khuôn mặt lầm lì của chú Sáu và thanh gỗ. Chỉ một bước chân mà toàn bộ lòng dạ đã phơi bày. Khi biết chủ đến xin, sợ mất miếng mồi, chú im lặng thủ thế gây khó khăn, ra điều kiện để đối phương không thể nào ngờ.

(43:53) Thấy đối phương làm được, quyết tâm làm, thì bằng mọi giá trắng trợn cướp mồi trước, đập chết chó luôn, chó chết hết chuyện. Chú sống không thật lòng, chú sống bằng dùi đục, dao và thanh gỗ. Trả tiền gấp hai lần chú không chơi, chú nhẩm nhanh trong đầu, nó vẫn chưa bằng cái giá thực trên thị trường hiện tại. Khi đã ngậm được miếng mồi lời, đời nào chú nhả, chú không cần biết đến tình thương loài vật, thương chú đã chẳng làm nghề này. Chú cũng chẳng cần tình người, mà trong chú không nói đến tình người, tình người là cái gì? chú đâu phải là Mực lùn, chú đã quen sống chỉ cần chó, chú không cần biết chuyện về con chó. Nhưng trong Tu viện nơi ấy, có những con chó tối rét chúng đều được trải nệm rách để nằm, có con nằm riêng, có con ngủ chung với nhau như anh em một nhà quây quần quanh cô Út, chúng bảo vệ cô Út, chúng yêu quý chăm sóc không rời nửa bước, đúng như tình con cái đối với cha mẹ.

Chúng tự giác răm rắp, thay nhau 24/24 tiếng đi khắp sáu vạn mét vuông để lùng sục. Hai chục con, nhưng nghe con nào cắn dù ở xa tít cô cũng gọi ra đúng tên, và biết nó cắn về việc gì. Ai đó đều có thể mở cổng sắt ra vào, nhưng nếu ngó tay cầm thứ đồ gì của nhà bếp thì lập tức sẽ bị khiếp sợ, tái mặt. Còn đừng dại mà gọi quát tháo hung hãn đụng vào cô Út thì hãy coi chừng hậu quả. Có hôm, buổi tối Cô Út đi lại công việc, cô thấy con rắn cạp nong bằng cổ tay nằm ngay mặt đường. Một con chó lao tới cắn quần níu chặt không để cô đi. Chó là vậy đó.

Nói đến rắn, Tu viện rất rộng cây cối rậm rạp có rào bao quanh không người qua lại, ai ở thất nào biết thất ấy, yên tĩnh và vắng vẻ nên trước đây rắn rất nhiều. Buổi tối chúng bò đi kiếm ăn nghe bước chân tu sinh đi kinh hành trên những lối mòn, rắn nằm nép mình đợi người qua mới bò ra đường. Rắn nhiều thế nên nhiều cũng kẻ đêm ngày rình rập giăng lưới bắt trộm. Có một hôm, cô Út gặp một thanh niên mang cái lồng trong nhốt con cạp nong rất to. Thấy cô đi qua, rắn bật lên kêu thành tiếng khẹt khẹt như gọi kêu cô Út cứu. Cô quay lại người thanh niên nói là anh mua, cô trả anh gấp hai số tiền anh mua. Nhưng nghĩ sao anh chỉ dám cầm một nửa rồi thả rắn ngay tại chỗ. Tối hôm ấy cô gặp hai con rắn chúa to cùng một dạng, nhiều con nhỏ chúng đi theo cô ở đoạn gần đầu đường, có cả Trưởng lão cùng đi, đến lúc cô phải dịu dàng bảo chúng thôi chúng mày đi đi, trông chúng mày tao sợ lắm. Bấy giờ chúng mới sang lối khác.

(47:10) Không những rắn mà ở đây, bò cạp hằng đêm cũng nhan nhản xung quanh thất, chúng ngược xuôi tự do bò cả vào y áo treo trên thiếc. Buổi tối bật đèn đọc thạch sùng bám đầy trên vách, chúng xông cả vào trang sách đang đọc để bắt mồi. Thọ thực, ngọ trai, rắn, thằn lằn đến tận sát chỗ người ngồi mắt trân trân nhìn ngóng, trực mẩu bánh vụn. Dưới tán tràm cao ba bốn chục mét, lúc ríu ran, lúc thánh thót tiếng chim rừng từ xa về đậu. Sớm chiều Tu sinh ở trong thất ngồi tịnh, chim sẻ quạt nhảy nhót xung quanh thất liền. Nếu có ai trông ắt hẳn chim nuôi, nhiều khi buổi trưa nằm tịnh chỉ chim còn nhảy cả qua người, nhảy đầu gót chân. Nếu ta thương yêu tôn trọng sự sống của loài vật thì loài vật trở nên gần gũi sống tự nhiên, chan hòa với chúng ta kể cả rắn độc và bò cạp, chúng không còn sợ sệt, mà phải đối phó nên thành thiện lành dễ thương, chúng nhận biết con người không còn là sự đe dọa nguy hiểm, ngược lại trìu mến thương yêu chúng, nên chúng lân la kéo theo đến cạnh bên, dạn dĩ. Như gặp các loài khác trong thiên nhiên xưa nay không phải ít.

Nếu người và vật sống chan hòa hiểu biết, thông cảm, thương xót nhau, cuộc sống trở nên an vui, ấm áp, tâm hồn thư thái thảnh thơi không còn phải nơm nớp sợ nhau, gây khổ cho nhau thì ngay đó là hạnh phúc. Anh em trong nhà hay gây gỗ. Em yếu hẳn thì phải bảo em đứng ở chỗ ngọn, anh lớn anh nhận lấy phần gốc nặng hơn. Con người khôn ngoan trí tuệ vượt lên đứng đầu tất cả muôn loài. Con người phải yêu thương chở che bảo vệ sự sống cho tất thảy. Như vậy mới là Đức Hiếu Sinh, là Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả. Sống không có Đức Hiếu Sinh thì không còn là con người nữa đó là chỗ đặc thù để người khác vật.

6. LUẬT NHÂN QUẢ

(49:22) Thế mà, không biết từ khi nào và từ đâu lại có người phát ngôn một câu, câu đó lại là ngôn từ của người có học, có chữ nghĩa hẳn hoi, "Nhân dưỡng vật, vật dưỡng nhân" Quan điểm của họ nói toạc ra là nuôi vật để mà ăn thịt. Nhân dưỡng vật thì tốt rồi, nhưng sao lại vật dưỡng nhân, vật là tất cả các loài sinh ra là phải để cho người ăn thịt hay sao? Bởi con người khôn ngoan và mạnh hơn thứ gì. Nếu đó là cái lý tất nhiên, vậy thì hổ ăn thịt người là đúng, sao người không đứng lặng im, vui vẻ để cho nó ăn thịt mà lại chạy. Không thể có cái lý vật dưỡng nhân được đâu. Dưỡng vật tính mạng kẻ khác lấy máu xương kẻ khác bồi đắp cho thân mình thì đến lúc máu thịt mình sẽ phải rút ra trả nợ lại những gì mình đã nợ.

Luật nhân quả công bằng tuyệt đối không bao giờ quên xót dù việc nhỏ tí xíu trên đời. Trước dòng máu thịt của kẻ khác, đúng là có tăng cân nhanh thật. Nhưng từ 50kg đến 60kg thì 10kg ấy là cái gì? là thịt của ta ư? vậy của ta ở đâu lại tự có, đó là thịt của chó, gà, bò, thỏ, lợn, dê, cá, lươn, ếch đấy chứ. Những thứ ấy vào mới thành 10kg kia.

Thân xác lúc này đâu còn là sự thuần khiết thanh tịnh ta nữa, dòng máu trong ta đã bị pha, ta đã là chính những thứ ấy. Cái cơ thể cha mẹ cho ta không còn là sản phẩm của cha mẹ như xưa nữa, nó đã thành độc ác, hôi hám, uế tạc, thân ta đã thành nghĩa địa nơi chôn xác của đủ loại. Nghĩa địa thế gian chỉ có xác người, nghĩa địa thân ta chôn đủ loại, từ con chuột, con chim, cho đến đặc sản rắn rùa, cua nhái. Ta khinh loài vật ăn tạp nhưng chính trên trái đất này chưa có một loài nào ăn tạp đủ loại như người. Còn là ăn toàn rau không có thịt, sẽ thiếu chất, sẽ yếu, nói sai, đó là tưởng tượng mà nói, hoặc chưa nhìn chưa thấy hết mà đã nói.

(51:47) Đức Thầy Thích Thông Lạc tu chứng quả A La Hán, quả Thánh cao nhất đã đạt đến chỗ toàn giác của đạo Phật. Thầy ăn rau liền chín tháng không hề trong ngày không có nửa cơm hoặc chất bột gì, năm nay Thầy sắp đến lúc 80 tuổi đi lại như thanh niên, không có chuyện ốm đau làm việc liên tục suốt ngày đêm, khi cao điểm nhất 23/24 giờ đồng hồ trong ngày, với khối lượng và chất lượng công việc mà hiện tại không ai có thể làm được.

Thôi! xin hãy nói nhưng người bình thường như Tu sinh ở Tu viện Chơn Như, mấy chục con người đều ăn chay tuyệt đối, ngày chỉ một ngọ trai chứ không phải hai, ba, bốn bữa. Họ tu tập hoạt động liên tục trên 14 giờ đồng hồ trong ngày. Đêm từ 02 giờ đã vào tập cho đến sáng. Có lúc người đã đạt đến chỗ thức đêm họ không còn ngủ nữa, liên tục đi kinh hành, tu và tu tập đầu óc họ tỉnh táo sáng suốt, người khỏe mạnh không bao giờ chịu cầm viên thuốc hoặc phải nằm vì mệt vì đau. Còn ăn thịt các loài thấy ngon miệng hơn ăn rau ư? có thể đúng. Nhưng xin thưa các bạn do thói quen mà nên cả. Đẻ ra đã cho dùng cà phê, thì lớn lên đến lúc cuộc sống không thể thiếu cà phê, khi đã thiếu nó thì mọi thứ khác đều thành tầm thường, không cái gì ngon bằng cà phê.

Mọi sinh hoạt cá nhân và cộng đồng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen, thành tập quán. Mà tập quán thì khó bỏ, hạt nhân của tập quán là thói quen, mà thói quen thì các bạn nhìn người nghiện xem ma lực của nó thế nào. Thật ra ngon là thứ gì, phải đâu là sơn hào hải vị, phải đâu thứ đắt tiền mới là ngon. Ngon là cái lạ miệng là cái ta thích nhất thời. Ăn thịt mãi ngấy lên về thịt thì đến lúc đĩa dưa, ngọn rau lang luộc lại đặc biệt. Những năm gần đây người ta gọi con ốc, con cua, con ếch là đặc sản vì người ta đã quá ê chề, no say trong thịt. Những thứ ấy ngày xưa chỉ được các cụ xem là đồ cua ốc, tức thứ tầm phào, thấm đậm quan điểm vật dưỡng nhân.

(54:11) Đời sống vật chất ngày càng khấm khá nên hôm nay quán ăn chỗ nào cũng mọc lên như nấm mới sinh ra những quán ăn thật sang trọng dành cho những khách đặc biệt đến đấy uống rượu tây và ăn tiết canh chim sẻ. Nghĩa là cắt cổ cả từ con chim vừa bằng ngón tay cái nặn từng giọt máu để dưỡng ông nhân cái vòng đai bụng như cái thùng phi nặng bảy tám chục ký thật đau lòng thay. Khi con người ta say sưa khen những tay chế biến tài ba, xào xáo thịt cầy bảy món, lấy tiêu máu hồng, máu đen, kỹ thuật vô vàn.

Những con vật hàng ngày lúc nào cũng gắn bó tận tụy bên nhà. Chúng sẵn sàng liều mình cứu chủ trung thành, nhẫn nại đến chết vì người. Những con vật trong đời sống không thể thiếu nó. Ai cũng cần con vật để trong nhà. Đêm hôm mưa rét, ta trên chăn dưới nệm, nó thâu đêm nằm đầu hè canh cổng. Người mâm cao cỗ đầy nó chầu chực gặm miếng quăng ra. Ta đi vắng năm mười ngày chúng biết nhớ, khi về chúng mừng quýnh chạy ra tận ngoài đường đón, quấn quýt vòng quanh. Có những trường hợp chủ chết nó bỏ cả ăn nhiều ngày thương nhớ nằm lặng một chỗ, buồn bã khác thường.

Vậy mà chỉ một bữa ăn con người liền đem ra cắt cổ, phanh thây, khen ngon, khen béo. Chao ôi, nghĩ mà ghê tởm. Loài vật còn biết nghĩa tình như thế sao ta chỉ vì miếng ăn nhất thời mà quên nghĩa quên tình. Một thành phố 4 triệu dân, mỗi người mỗi ngày chỉ cần ăn nửa lạng thịt cá thì một ngày đã hết hai trăm tấn thịt. Nếu trừ số ở diện còn đói nghèo không có tiền mua thịt, số còn lại khoảng 75 triệu người, một ngày sẽ tiêu thụ bao nhiêu thịt. Một ngày sự chết chóc trên hành tinh này sẽ là bao nhiêu. Đụng là xương cao như núi, máu chảy thành sông. Sự luân hồi sáu ngả hàng ngày sẽ vần vũ mịt mùng, từ trường ác thải ra đen ngòm nồng nặc máu, ngùn ngụt ác khí, bầm tím, căm uất hận thù trùm khắp vũ trụ.

(56:30) Xin mọi người hãy dừng lại phút giây mà suy ngẫm. Hãy nương tay để từng phút máu bớt đổ. Hãy lắng nghe quan sát sự sống của các loài. Hãy khép nhẹ mi mắt, gắng mà nghe những tiếng kêu thét, những tiếng rên thảm thiết của loài vật vào lúc 4 giờ sáng trước mũi dao nhọn sáng loáng và những dòng máu nóng vọt ra đỏ tươi, sàu bọt.

Các bạn hãy cố gắng nghe đi để trái tim ta tỉnh táo dần, nó ngày một trong sáng cao đẹp ngời Đức Hiếu Sinh. Ta sẽ biết cần phải làm gì khi ta sống. Chúng ta không thể thiếu các loài vật ở bên. Rồi thử hỏi, đời hoàn toàn không có nó chúng ta sẽ ra sao, nhưng xin nhớ rằng, có nó và nó sinh ra không phải là để vật dưỡng nhân.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy