00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 050C (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - CẢM THỌ - SÁM HỐI

CK 050C - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - CẢM THỌ - TÁC Ý DIỆT CÁC VỌNG TƯỞNG - SÁM HỐI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 08/01/2006

Thời lượng: [52:52]

1- THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ TRÊN BỐN OAI NGHI.

(00:00) Trưởng lão: Rồi, con hỏi!

Tu sinh: Thầy! con xin phép! Thầy cho con đứng lên trên.

Trưởng lão: Được mà con, Thầy cho phép! Rồi, con cứ lên đi! con cứ lên đi! Rồi, con hỏi đi con!

Tu sinh: Thưa Thầy! Hôm trước Thầy dạy con một ngày tu một giờ ngồi kiết già trên Tứ Niệm Xứ; rồi một giờ đi kinh hành trên Tứ Niệm Xứ, rồi một giờ ngồi chơi trên Tứ Niệm Xứ; tất cả mọi thời trên Tứ Niệm Xứ. Bây giờ Thầy dạy con ngồi, con chưa có được, Thầy chưa có dạy đi tướng Tứ Niệm Xứ mà con thỉnh thoảng cứ quay vô; cái oai nghi thân con vậy thì có đúng hay không?

Trưởng lão: Đúng con! Mặc dù chưa dạy, nhưng mà con tu như vậy đúng rồi, con cứ tu đi! Rồi Thầy dạy đúng cách nữa thì nó lại càng hay chứ không có gì đâu!

Càng tu, thì khi mà Thầy dạy đến, cái đúng thì mấy con cũng dễ biết, mà cái sai mấy con cũng dễ biết cho nên mấy con dễ sửa.

Còn khi mà mấy con chưa tu, nói thì mấy con còn về phải tu tập áp dụng vào, rồi nó còn trật tới trật lui. Chứ khi mấy con tu rồi thì khi mà Thầy dạy, thí dụ chưa có dạy mấy con đi - tu pháp Tứ Niệm Xứ - nhưng mà các con đã tập cách thức quay vô trong khi ngồi (rồi) đó, bây giờ tu (lúc) đi, mấy con cũng nhận xét qua cái trạng thái ở trên Thân - Thọ - Tâm của mấy con; thì đi nó cũng vậy, rồi đứng cũng vậy.

Mấy con tu được bốn oai nghi rồi, do đó Thầy dạy mấy con nhanh lắm; mấy con dễ nhận ra lắm.

Cho nên mấy con tu thấy nó an trú được một cách rất là tuyệt vời. Các cái niệm khác, chướng ngại pháp nó đến với tâm con trong đi, đứng, nằm, ngồi các con đều có cách thức đẩy lui bằng Định Vô Lậu hết rồi. Thì bắt đầu bây giờ một người mà người ta nghe được cái lời nói, người ta tu luôn bốn oai nghi.

Còn Thầy sợ mấy con tu cái oai nghi này chưa xong, chưa có nhiếp tâm, chưa có nhìn được cái tâm của mình mà vội tu cách thức đi, sợ nó lạc.

Còn bây giờ nếu được thì mấy con tu được càng tốt, không có gì đâu. Nỗ lực tu đi!

Thầy thấy cái trình bài qua cái nói của con đó, thì con đã ngồi con đã nhìn được bốn chỗ, cảm nhận được bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của con. Thì con đi, con ráng giữ gìn được như vậy, rồi con ngồi cái tư thế khác hoặc con nghỉ con cũng thấy cái trạng thái tâm quay vô để mà quan sát bốn chỗ thì đó là con tu đúng! đừng sợ! Không có sao đâu!

(02:29) Tu sinh: Thưa Thầy! (02:33)con tu an trú mỗi cái đưa tay ra con đều tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”, đưa vô con cũng tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Con làm như vậy một phút là con đưa tay ra vô năm lần. Thì tác ý vậy có đúng không Thầy?

Trưởng lão: Đúng con! Không có sai đâu, đó là đúng phương pháp.

Tu sinh: Con sợ chỉ là tác ý một lần thôi chưa được.

Trưởng lão: Không, chưa! Bây giờ con còn đang ở trên cái chỗ mà “an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành…​” thì con tu vậy là đúng không có sai đâu. Chừng nào mà Thầy dạy con đưa tay ra, đưa tay vô như thế này để nương vào đó mà quay vô Tứ Niệm Xứ nó lại khác. Con hiểu không? Rồi con!

Cái hay nhất là mấy con khi mà nghe rồi, về mấy con tu, rồi mấy con chiêm nghiệm lại cái phương pháp tu để thấy nó thực tế như thế nào! Để thấy nó đạt được kết quả thực tế như thế nào! Cái cách thức quan sát của mình rõ như thế nào! Mình thấy rõ rồi, thì bắt đầu đó mình cứ ở trong thất nỗ lực tu.

Mau lắm, nó nhanh lắm mấy con! Mỗi niệm, mỗi ác pháp đến mấy con cứ dùng cái tri kiến, mấy con quét ra; và cái nhiếp tâm an trú, mấy con quét cảm thọ của mấy con thì nó sẽ hết.

2- CÓ THỂ XEN KẼ TU ĐỊNH VÔ LẬU TRONG THỜI GIAN XẢ NGHỈ TỨ NIỆM XỨ

(03:52) Trưởng lão: Rồi con trình bày!

Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con tu trong một thời có hai trường hợp như thế này xảy ra. Thứ nhất là, cái thời mà con tu về nhiếp tâm an trú trong một phút; trong một phút thì con rất là tỉnh, nhưng còn tìm mọi cách. Xong đến cái thời, ví dụ còn bốn phút còn lại con ngồi giải lao, giải lao mà làm sao con cứ toàn tu Định Vô Lậu thôi, con quán xét tư duy xong bắt đầu là…​ với lại Tứ Vô Lượng Tâm mà lúc bấy giờ là thông rất là thông.

Con bạch Thầy! Nếu thế con bảo - coi như là đang tu nhiếp tâm an trú - “Không được! Giờ này không phải là giờ (tu Định Vô Lậu), phải dừng!” Thế nhưng mà nó cứ đến, nó cứ sát sao. Thế con bạch Thầy! như thế phải làm như thế nào? Phương pháp nào dừng như thế nào?

Trưởng lão: bây giờ nó sai hay đúng!

Tu sinh: con không biết phải như thế nào!

Trưởng lão: bây giờ con mới so sánh lại như thế này! Sau khi mà xả nghỉ bốn phút này, nó lại ở trên Định Vô Lậu nó tư duy nó suy nghĩ, có phải không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Rồi bắt đầu được rồi! Vậy thì tới cái giờ mà tu cái phút kế thứ 2 của nó, xem con nhiếp tâm an trú được không?

Tu sinh: Dạ, con vẫn an trú vẫn bình thường rất là sáng luôn, bạch Thầy!

Trưởng lão: Vậy thì tốt rồi, mặc sức cho nó quán càng tốt! Vậy thì thay vì nghỉ mà nó lo nó làm việc nữa, nó siêng năng quá thì phải ca ngợi tán thán nó chứ! Con phải làm bằng khen cho nó chứ, sao lại con chê nó!

Tốt, không có sao đâu!

Tu sinh: Con bạch Thầy! Là xong hết Định Vô Lậu rồi xong bắt đầu con lại sang quán Từ Bi, Từ Bi con rất thông khi mà con xả ra cái giờ thứ hai đấy ạ, thời thứ hai. Thời thứ ba là con viết viết. Thế nhưng mà rất là sáng, khi xả ra mà đến xả nghỉ, ví dụ 5 giờ nghỉ là vẫn cứ thấy thân tâm an lạc, nó sáng rất là sáng. Thì con sợ là con có sai pháp không.

Trưởng lão: Không sai đâu con! Bởi vì nó không có bỏ cái thời gian, thay vì con nhiếp tâm an trú một phút phải không? Con nghỉ bốn phút phải không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Mà trong bốn phút này nó lại tu Định Vô Lậu chứ gì, nó ngồi tư duy từ cái tâm này đến cái tâm khác. Nó hoàn toàn nó ở trong thiện pháp chứ đâu, mà nó ở trong chánh pháp nữa! Không có sao đâu!

Nhưng tới cái giai đoạn mà con tu cái phút thứ hai - cái phút thứ nhất rồi, hết bốn phút rồi con trở lại con tu phút thứ hai - con nhiếp tâm con thấy an trú được, là tốt chứ sao! Cho nên con tu vậy tốt! Khỏi cần, coi như con không phí thì giờ!

(06:06) Tu sinh: Con bạch Thầy! Là coi như tu rất là sáng, mà con lúc bấy giờ con tu Định Vô Lậu con lại tập trung; thế thì là nó làm sao rất sáng hay là đấy là tưởng? Thì con cứ mang cái chỗ này con gặp Thầy để trình Thầy.

Trưởng lão: Được rồi con, không phải tưởng đâu! Con bây giờ quán, thí dụ như quán từ bi; mà nó khởi sự nó quán cái tâm từ của nó, nó quán; xem thử nó có thông suốt không. Rồi bắt đầu hỏi: “*mình quán như vậy là đủ chưa, để tới cái Định Vô Lậu tao bắt mày làm cái tâm từ để cho mày nói về cái hạnh từ bi của mày; coi thử mày nói có ra không*!”. Nói ra được là nó thông suốt, mà nói ra không được thì nó chưa thông suốt!

Cho nên vì vậy những cái thời gian mà thay vì nghỉ - con ngồi không - thay vì người ta để dụng cái sức đó để mà người ta tu tới cái phút thứ hai; còn con thì bắt đầu con vận dụng cái sức của con, con lại tu cái Định Vô Lậu, con triển khai cái tri kiến của con về sự hiểu biết.

Nhưng khi mà con tu cái phút thứ hai nó vẫn tốt; thì như vậy rõ ràng là con có đủ lực để mà tu tập. Không có sao, tốt không có gì đâu!

Tu sinh: Con bạch Thầy nữa là, con về rồi thì thời thứ hai nữa là con bạch Thầy thời thứ hai tiếp cũng là trong cái phần tập thứ nhất là con nhiếp tâm an trú, nhiếp tâm an trú là trong thời thứ nhất. Xong đến thời thứ hai là con, con tu…​

Trưởng lão: Tu một phút, nhiếp tâm an trú một phút, rồi bốn phút sau nghỉ.

3- TU TỨ NIỆM XỨ LÀ TRIỂN KHAI CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÃ HỌC ĐỂ BẢO VỆ TÂM THANH THẢN - AN LẠC - VÔ SỰ

(07:28) Tu sinh: Về Tứ Niệm Xứ ạ, Tứ Niệm Xứ là coi như là giờ cuối cùng đó, bạch Thầy! Tức là có hôm con tu xong 30 phút đấy thì con rất là tỉnh, mà con quán Thân - Thọ - Tâm - Pháp trên tất cả bốn nơi này rất là tỉnh, khi mà có niệm khởi hoặc khi mà có ác pháp đến thì con đuổi từng thứ một. Nhưng mà nó không xuất hiện nhiều, không khởi nhiều.

Thí dụ có hôm thì nó đánh con rất là tới tấp, con bạch Thầy! Khi bắt đầu vào là nửa tiếng thì coi như vào tu thì bắt đầu là thọ đến tới tấp, đến hình như là xếp lớp á! Thế con bảo việc này con chưa bao giờ rơi vào cái trường hợp thọ đánh như thế, có khi chân con là cứng đơ không duỗi được. Thế con ngồi kiết già con phải xả ra, con bắt đầu con đứng lên đi Thân Hành Niệm.

Thế trong khi, bắt đầu xong bắt đầu vào thì hết cái nọ cái kia; con đi Thân Hành Niệm con vào thấy an an một tí thì bắt đầu con phải dùng như người đánh trận ấy! Bên ngoài con thì con thu dọn chiến trường, thu dọn chiến trường xong rồi bắt đầu an trú lại ngay từ đầu, đấy lại tu Thân Hành Niệm đấy, thì bắt đầu lại tới tấp lại. Lại niệm khác lại khởi lên, bắt đầu lại thọ, toàn cảm thọ đánh con thôi. Thế con bạch Thầy! Đánh liên tiếp, hình như là trong cái thời ba mươi phút đó con chẳng nhiếp được, chẳng quán được chút nào cả về Tứ Niệm Xứ con cảm thấy là dùng phương tiện đánh nó như vậy, thì con xin bạch Thầy, con như thế nào.

(08:50) Trưởng lão: Thì cái đó là giặc sanh tử nó tấn công thì con phải sử dụng các pháp con đánh; chứ con ngồi không mà con quán sao được. Cho nên vì vậy mà nó tới tấp, nó đánh con càng cảm thọ thì con phải dùng cái phương pháp con đẩy lui nó. Thì tất cả đều là có cái phương pháp đẩy lui hết thì con áp dụng vô, không có sao đâu!

Nó tới tấp thì kệ nó! Bây giờ là coi như cái mặt trận của mấy con là mặt trận đang chiến tranh, đang đấu đá chứ chưa phải là mặt trận thanh bình. Cho nên nó vô bao nhiêu kệ nó không có lo! Có niệm là cứ đánh dẹp thôi!

Tu sinh: Con kính bạch Thầy, như kỳ trước con nghĩ cái niệm thọ này đối với con như không có; thế sao mà giờ nó lại dữ tợn với con thế.

Trưởng lão: Ờ, bây giờ đã Thầy nói mà! Khi mà cái thân con sắp sửa thanh tịnh thì nó phải đánh đủ thứ hết. Nói sao mà “hồi đó không có mà bây giờ tui tu sao (lại) có”. Thì có càng tốt chứ gì đâu: “Để cho mày thay đổi càng thanh tịnh càng tốt!

Hồi nãy giờ Thầy nói mấy con nghe: khi mình không tu (thì) thôi, mà tu (thì bây) giờ sao mà nó đổ nghiệp ra; trời ơi! Nó đau giữ vậy?

Không phải! Nó thay đổi mà! Cầu cho nó thay đổi; nó đau nhiều chừng nào nó thay đổi tốt chừng nấy chứ sao! Nó mau thanh tịnh chứ gì! Phải không? Để không (thôi) nó bất tịnh ở trong (đó) không hà! Con hiểu chưa?

Tu sinh: Con kính bạch Thầy, thế thì cứ cái lớp như vậy, thí dụ cứ đánh như thế, khi nào nó mãn mãn thì lúc bây giờ mới ngồi được (mà) quán, thưa Thầy?

Trưởng lão: nó vậy đó

Tu sinh: Còn đâu thì cứ giặc đến coi như là mình cứ đánh.

Trưởng lão: Cứ giặc đến là đánh.

Tu sinh: Thế thì con bạch Thầy! Hôm qua buổi đêm đầu thì nó lại đi; như vậy con không thể tu được. Con bảo thế này con chẳng quán, chẳng tu được Tứ Niệm Xứ làm sao toàn đuổi giặc.

Trưởng lão: Đâu có cần phải tu Tứ Niệm Xứ nữa! Mà đây, bây giờ đánh giặc!

Tu sinh: Con nghĩ như vậy, thế con nghĩ con cứ lại tiếp, lại cứ ham pháp lại tiếp. Thế con bảo là, con mới đến buổi sáng này - thời khuya - là con tu, đại khái coi như là thấy nó khác hơn ạ!

Trưởng lão: Các con cứ nghĩ rằng bây giờ ngồi thanh thản được là mới tu Tứ Niệm Xứ chứ gì? Không phải!

Chính trên Tứ Niệm Xứ mà đấu đá nó là tu Tứ Niệm Xứ “bây giờ thọ nó đến là tôi đánh, tôi đánh cho văng cái thọ này ra”. Mà không văng, từ một giờ, hai giờ không văng, ba giờ không văng, ngày nay không văng, ngày mai phải đi. Đánh riết, đánh hoài - như vậy là con tu Tứ Niệm Xứ đó. Chứ đâu phải là đợi thanh thản mới tu Tứ Niệm Xứ đâu.

Tu sinh: Thế con lại cứ nghĩ bây giờ là chẳng tu được tí nào, chẳng quán được trên Thân-Thọ.

Trưởng lão: Thì bởi vậy con mới lầm đó! Con lầm, cái đó hiểu lầm.

Tu sinh: Con quay ra, vừa mới quay ra đánh, đánh xong quay vào thu dọn chiến trường xong, nó lại bắt đầu nó tiếp, nó đến nữa.

Trưởng lão: Chứ trời đất ơi! Người ta đang nổ súng người ta đánh quá trời mà!

Tu sinh: Thế là con nghĩ, con bảo: “hay là cái chỗ đó như thế nào? ” con nghĩ, lúc đó con hơi nản tâm. Con lại bảo: “không được nản tâm, phải vượt lên chứ không được ngồi, ngồi là, ngồi là”.

Trưởng lão: Con cứ nghĩ rằng từ hồi nãy tới giờ mình có tu Tứ Niệm Xứ gì được đâu, ba cái thọ không hà. Chính con đang tu Tứ Niệm Xứ là đuổi cái thọ đó. Con hiểu không? Vậy là tu Tứ Niệm Xứ chứ tu Tứ Niệm Xứ gì!

Tu sinh: Dạ! Thế giờ con cứ như vậy thôi.

Trưởng lão: Cứ như vậy thôi. Bởi Thầy nói ở trên cái thân, tâm con mà nó đánh đá thì cứ đánh hoài đó là tu Tứ Niệm Xứ chứ không có gì hết.

À, bây giờ mấy con hiểu Tứ Niệm Xứ rồi chưa? Để không, mấy con lúc bây giờ thọ (tới) mình, mình dùng hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an…​”.

Trời ơi! Nãy giờ tui tu hơi thở, chứ tui có tu Tứ Niệm Xứ đâu” - chính tui sử dụng Định Niệm Hơi Thở mà tui quét để tui bảo vệ Tứ Niệm Xứ đó.

Tu sinh: Thưa Thầy con xin hỏi tí nữa ạ, thưa Thầy thế con tu 30 phút trong một thời hay là tu hơn nữa bạch Thầy?

Trưởng lão: Con hả con?

Tu sinh: Vâng ạ.

Trưởng lão: À, con tu 30 phút để cho nó được cái chất lượng cao. Hiểu không? Chứ không có gì đâu, con!

4- PHƯƠNG PHÁP TÁC Ý LÀ CÂY SÚNG ĐẠI LIÊN DIỆT CÁC VỌNG NIỆM KHỞI LIÊN TỤC

(12:17) Tu sinh: Bạch Thầy! Khi mà con ngồi hành pháp Tứ Niệm Xứ, giặc đánh gắt con không hà Thầy ơi, chịu không nỗi!

Trưởng lão: Giặc đánh nhiều phải không?

Tu sinh: Nó dồn dập quá Thầy ơi, con buông luôn con để cho nó vô luôn,

Trưởng lão: trời ơi! Để cho nó vô nó cướp thành là sao? Mình phải nỗ lực mình đánh bay ra chứ ở đó mà, có phải không?

Tu sinh: con đi kinh hành thì những vọng niệm nó khởi từ từ, còn lúc mà con ngồi thì nó khởi dồn dập quá, con quán vô lậu chưa kịp này xong thì nó tới cái khác nữa.

Trưởng lão: Ờ thì vậy cho nhiều cho tốt chớ…​ thì bắt đầu đó con cứ rẹt thôi, bây giờ dùng pháp tác ý: “Đi!”. Mà nó vô nữa thì “đi!”, chứ con không còn quán kịp nữa.

Thay vì con quán Định Vô Lậu thì đưa từng cái đề tài, phải không? Mình quán. Còn bây giờ tốp này mình dẹp nó chưa hết, tác ý bảo: “Đi! Tất cả ác pháp ra khỏi đây, đây thanh thản, an lạc, vô sự; phải đi!”.

Thì mình nói vừa rồi (vừa xong) nó vô cái niệm khác; “đi!” - cứ tác ý đánh hoài. Con hiểu không?

"Đây là nhân quả!" - luôn luôn cứ cái pháp tác ý. Con là cây súng cao xạ mà! Xạ nó, nổ cho nó! Còn không, nó là đại liên quét cho nó bay ra chứ nó không có được vô - tác ý hoài!

Cũng như bây giờ Thầy nói cái thân con, là cái thọ nó đánh đau nhức nè, thì tác ý hoài. Cũng như bây giờ người ta hát radio nó cứ đập trong lỗ tai mình hoài, thì (mình) tác ý hoài. Nó nổ bao nhiêu thì mình nổ bấy nhiêu! Nó không có thắng mình đâu!

Cái pháp tác ý - cho nên bây giờ cái niệm mà nó khởi ra, nó tuôn trào, nó khởi ra - tác ý! Không có còn mà ngồi ở đây tư duy suy nghĩ nó nữa, (đánh) từng thằng lính nữa, từng cái thằng nữa. Mà ở đây chỉ còn tác ý thôi - cái pháp tác ý thôi! Hễ nó nhiều thì mình tác ý không (thôi).

Tu sinh: Khi nó đánh dồn dập thì mình không có quán nữa; mình tác ý?

Trưởng lão: Ờ, không có quán nữa mà tác ý không (thôi).

Tu sinh: Quán không kịp.

Trưởng lão: Mà tác ý không (thôi); nghĩa là tác ý cho nó không vô, con tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự; Tâm thanh thản, an lạc, vô sự- đi!; Ở chỗ này là tâm thanh thản, an lạc, vô sự- đi!; Tâm thanh thản, an lạc…​” Con cứ tác ý hoài, tác ý lia lịa cũng như mà niệm Phật vậy, thì làm sao nó vô được!

(14:17) Tu sinh: Thầy nói “đi”, cũng như Tứ Niệm Xứ có thể thể hiện qua hành động đi kinh hành đó Thầy. Nhưng mà đi kinh hành thì thực hành pháp Tứ Niệm Xứ thì mình đâu có lưu ý dưới bước chân phải không Thầy?

Trưởng lão: À không! Nó, coi như là con bước đi đó thì con nương vào cái bước đi mà con quan sát Tứ Niệm Xứ, tức là quan sát từ thân con. Mỗi bước đi, chứ cái hành động đi nó có cái tỉnh thức trên cái bước đi đó, nhưng mà không chú ý cái đi mà chú ý cái Tứ Niệm Xứ ở trên thân con, chú ý cái thân con. Nó quay vô cái thân.

Tu sinh: Vậy trước khi mình đi mình có tác ý gì không Thầy?

Trưởng lão: À, mình cũng tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”; đó, mình tác ý nó vậy đó! Rồi mình nương vào cái bước đi, mình nhìn lại cái Thân -Thọ - Tâm - Pháp của mình, cái Tứ Niệm Xứ của mình, tức là nhìn lại cái thân của mình. Tức là mình đi mà mình nhìn lại cái thân chứ không phải nhìn bước đi. Quan sát!

Nhưng mà cái bước đi, con bước như vầy chứ nó làm cho con thấy từ cái giở chân lên, thấy nó cảm nhận tới trên đầu; cái chân này bước đi thấy từ trên đầu này cảm nhận tới dưới chân. Nó y giống như cái hơi thở vậy, tập như vậy nó mới quen để mà Tứ Niệm Xứ ở trên cái bước đi.

Tu sinh: Dạ! Khi mình đi kinh hành như có những vọng niệm này kia thì…​

Trưởng lão: Tác ý!

Tu sinh: Vẫn đi bình thường hay là mình ngưng lại Thầy?

Trưởng lão: Đi như vậy đó mà có vọng niệm thì con chuyển qua liền cái Định Vô Lậu, liền quét ra, tức là tư duy cái niệm đó. Xả!

Còn nếu không có, mà nó ồ ạt nó vô nhiều quá - tác ý không (thôi). Tác ý một câu nào (đó; chẳng hạn): “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”; “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự chỗ này không phải chỗ các niệm mày vô”. Chừng nào cái tụi này nó không tuôn trào nữa, nó lâu lâu có một hai cái niệm vô thì vô cái Định Vô Lậu liền chứ không còn ở trên Tứ Niệm Xứ.

Mà sau khi cái niệm đó quán xét rồi thì trở về Tứ Niệm Xứ; thì Thầy đã nhắc, bữa đó Thầy đã nhắc mà muốn trở về Tứ Niệm Xứ thì phải tác ý: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết, tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi bắt đầu nương vào cái bước đi trở về với quan sát lại Tứ Niệm Xứ, trở lại bắt đầu. Mà đuổi một cái gì rồi đó, cái đó nó yên rồi thì trở lại bắt đầu. Bắt đầu trở lại, chứ không phải là ngay đó là mình nhìn lại như xưa thì không được, con đi tắt ngang không được đâu.

Rồi con, con hỏi Thầy.

(16:39) Tu sinh: Ví dụ như nó nhiều quá mình quán không kịp, mình cứ.

Trưởng lão: Tác ý không (thôi), con!

Tu sinh: Mình cứ nghĩ nó là không phải của mình, mà,

Trưởng lão: Ờ, rồi! Mình nghĩ không phải của mình; tác ý nghĩ ngay: "nó không phải là ta, không phải của ta - mày đi!”. Ngay đó con tác ý cái câu tác ý đó; “đây là nhân quả, đi!”. Con hiểu không? “Đây là vô thường, các pháp đều vô thường, đi! Không có ở đây!”.

Con không cần phải tư duy suy nghĩ như mình quán xét, như quán nữa con. Mà chỉ còn tác ý, cái câu tác ý nó có cái nghĩa của nó đó. Chứ không phải là tác ý…​Thí dụ như bây giờ, tác ý: “Thanh thản, an lạc, vô sự” thì tức là giữ cái trạng thái đó bất động thôi. Còn cái nghĩa của nó là mấy con tác ý: “Đây là nhân quả, đi!”; “Đây là ái kiết sử, đi!”. Mình tóm tắt - tác ý của mình - tóm tắt cái nghĩa: “Đây là các pháp vô thường, đi! Không có được ở đây”. Nó cũng đầy đủ ý nghĩa để mà đuổi nó ra, con!

Mà tác ý liên tục, nó cứ vô liên tục thì tác ý liên tục. Coi như cái pháp tác ý của mình là cái phương pháp đấu tranh với nó, đấu đá với nó.

Thí dụ như bây giờ Thầy đem một cái thí dụ cho mấy con thấy nè. Bây giờ cái đầu Thầy nhức nè, Thầy tác ý nè: “Thọ là vô thường, cái đầu nhức này, đi!” phải không? Nhưng mà rồi Thầy thấy nó còn đau: “Thọ là vô thường, đi!”; “Thọ là vô thường, đi!”. Thầy tác ý riết, tại vì tác ý riết nó đi mất. Nó đang đau quá rồi, bây giờ còn có nước tác ý để mà chống lại nó thôi, để mà. Rồi! Bây giờ mấy con còn hỏi gì nữa không? Lo về tu đi!

Rồi con hỏi đi!

(18:05) Tu sinh Diệu Vân: Sư ông ơi! Con muốn sám hối.

Trưởng lão: Rồi, con sám hối đi con! Bây giờ sám hối thì - điều kiện sám hối thì nó có cái lỗi - bây giờ mấy con ra hết để cho Diệu Vân ở đây sám hối.

Ở đây Thầy thấy bữa nay là không có Nguyên Thanh, chắc có lẽ Nguyên Thanh ở trong thất tu rồi. Bởi vì khi mà nắm được pháp là tu, con! Người ta không ra đâu; ra nó động lắm chứ không phải không đâu! Mấy con ra hỏi là mấy con bị động đó nha!

Tu sinh Diệu Vân: Vậy con chờ đây!

Trưởng lão: Chờ con, chờ cho mấy người về hết! Bởi vì sám hối mà con! Rồi mấy con về đi!

Tu sinh: Dạ bạch Thầy, bây giờ con cứ theo cái hơi thở để mà biết…​

Trưởng lão: Đúng vậy con, con cứ theo đó mà tập tu con.

Có gì không con?

Tu sinh: con hỏi quán vô thường.

Trưởng lão: con tiếp tục quán vô thường

5- DÙNG PHÁP TÁC Ý ĐẨY LUI BUỒN NGỦ VÀ CẢM THỌ

(19:12) Tu sinh: Thưa Thầy, cứ cách ổn định ba cái bước ám thị trước khi vô tu, con có làm như Thầy hướng dẫn; nhưng mà có một điều con hỏi Thầy là khi con ngồi con tác ý, cái (con) buồn ngủ, mà cái ý nó không có lại nó (không thắng được cái buồn ngủ) thì con có đứng lên không? Hay là con đưa tay ra, con đuổi - cách khác được không?

Trưởng lão: Được con! Con đi, không đi thì con đưa tay ra hoặc là con ngồi đó con đưa tay ra: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi đưa tay ra, với tâm định tỉnh tôi biết tôi đưa tay vô”. Nội cái tác ý đó, (rồi) con đưa (tay) ra vô, nó định tỉnh, không buồn ngủ.

Tu sinh: Dạ! Con có làm nhưng mà không biết có đúng không? Thầy kêu ngồi cố định; con đang mắc kẹt cái chỗ đó đó!

Trưởng lão: Được rồi, con cứ làm như vậy là nó sẽ hết! Nghĩa là bền chí, mới đầu thì nó hơi khó chút sau đó nó quen rồi bắt đầu con tác ý - mà con đưa tay ra vô vầy, thay vì con đi kinh hành thì con đưa tay ra vô - con tác ý: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi đưa tay ra, với tâm định tỉnh tôi biết tôi đưa tay vô”. Con tác ý hoài thành ra nó ngủ không được đâu! Con làm riết (một) hơi là nó tỉnh bơ hà!

Tu sinh: Con còn bị cái tình trạng mỏi; như con thường nói Thầy là trong người nó đau nhức nó hay mỏi. Nó mỏi mỏi mà con ráng ghê lắm; mà nó rùng mình, nó giống như nó phản xạ, nó hất cái chân ra vậy đó Thầy.

Trưởng lão: Ờ, cái đó là con cũng tác ý nữa, cũng tác ý nữa! Hễ có cảm thọ nào là tác ý: “Thọ là vô thường, phải bình thường lại, không có được đau, không có nhức, không có mỏi” con tác ý như vậy riết nó hết hà!

Tu sinh: Tức là phải ráng ráng.

Trưởng lão: Đó, vậy đó cứ ráng cứ giữ! Bây giờ đó, con cứ đưa tay ra vô vầy; con không dùng hơi thở thì con đưa tay ra vô; còn con dùng hơi thở thì con nương hơi thở. Rồi con tác ý, rồi con đưa tay ra vô vầy; con cứ chú ý trong cái bàn tay đưa ra vô. Và mỗi bàn tay con cứ tưởng là đưa ra vầy con thấy tất cả cái cảm thọ đau nhức cái thân tâm con sẽ theo đó mà ra hết.

Con có cái sự quyết định, quyết định với nó: “Đi ra, theo cái tay mà đi ra, không được ở đây!”. Thì cái sự quyết định đó nó có cái lực mạnh ghê gớm lắm! Nó sẽ đẩy ra bệnh hết.

Tu sinh: Dạ con sẽ cố gắng, nhưng con không biết, (con) suy nghĩ cái đó tu cái thời nào? Còn năm, mười phút sau là con cứ bị nó, nó rùng mình, nó quá mỏi vậy đó! Nên con mới hỏi Thầy: là ngoài giờ con tập con đuổi nó hay là ngay lúc đó.

Trưởng lão: Ngay lúc đó, con! ngay lúc đó đó! Ngay lúc đó là đuổi nó. Có giặc mà! Ngay lúc đó là mới có hiệu quả; còn ngoài giờ là con không có đau bệnh thì con tập nó không có hiệu quả bằng đâu. Hiểu không?

Tu sinh: Rồi trường hợp tâm động thì con cũng: “An tịnh tâm hành…​

Trưởng lão: Rồi, được rồi! Áp dụng theo Định Niệm Hơi Thở thì con sẽ kết quả lắm con.

Cô Trang: Con cố gắng! Thưa Thầy, con muốn điện thoại cho Thầy được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con, không sao đâu cứ gọi, rồi Thầy trả lời.

Cô Trang: Con gọi lúc sáng đó Thầy, khoảng 5 giờ sáng.

Trưởng lão: À, 5 giờ sáng lúc mà Mật Hạnh về nó có cái điện thoại con gọi Thầy được.

6- TÁC Ý GIỮ KHÔNG MẤT Ý THỨC VÀ ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP

(22:03) Cô Trang: (22:03 -22:05). Có những lúc con cần quyết tử mà con ra thì con không thể nào! Mà con phải chờ thì nó mất thời gian của con.

Thưa Thầy! Giống như là mấy bữa nay con tu, chính con (22: 18) an tịnh hình như nó không có còn là ở trên hơi thở, hình như nó ở trên cái đỉnh chỉ còn cái biết thôi, mà nó rất là trong suốt.

Trưởng lão: Trong suốt! Nó có cảm nhận được. Tức là nó đi qua một cái giai đoạn sâu rồi đó con.

Cô Trang: Mà khi con nhìn thấy thì con thấy hơi thở nhưng mà thấy hơi thở nó hơi có cái chỗ gián đoạn, chỉ có cái đầu với cái đuôi thôi. Nhưng mà con giống như là mình ở trên đó mình chỉ còn "trong suốt".

Mà con (có) nói với Thầy là không bao giờ làm sao mà "trong suốt" được!

Thầy nói khi mà vô Định rồi thì nó sẽ làm hàng rào con sẽ "trong suốt".

Thì bây giờ con mới thấy được "trong suốt" - cái chỗ này - con mới cảm nhận được chỗ này quá là tốt, an ổn! Nhưng mà nó chỉ kéo được 30 phút là tự động nó bung, thưa Thầy!

Nó bung là nó sẽ - con ngồi - cái tay con nó giật ra. Hoặc là con cũng biết nó sắp tới nhưng mà con không làm chủ được nó.

Trưởng lão: Trước khi như vậy, con biết như vậy là con phải tác ý; trước khi mà con vào tu con tác ý, để cho cái trường hợp này đừng có xảy ra nữa, con hiểu không? Tác ý trước! Chủ động điều khiển trước! Trước cái phản xạ của nó để tới đó nó đừng bị giật.

Cô Trang: Khi mà bị hôn trầm nó đến trong người con, nó từng cơn, nó có cảm giác con cũng biết nữa! Mà nó vừa lên, con nói "đi" liền là nó đi. Nhưng mà con chỉ cần sơ xuất một chút là cái thân con nó bị giật.

Trưởng lão: Đúng rồi, cái này phải dùng pháp tác ý để chặn đứng nó lại hết. Nhớ phải tác ý trước!

Nhớ cái phương pháp tác ý là cái phương pháp để đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp hết đó con, phải tập nó mới được con.

Cô Trang: Nhưng mà nó tỉnh, giờ con đi thì giống như là bình thường mà khi con vô con tu là không có niệm gì hết, mà con không có niệm làm sao mà xả. Mà lúc ở trong cái trạng thái.

Trưởng lão: Nó không có niệm thì tức là nó thanh thản, nó an trú đó con.

Cô Trang: Mà nó ở trong cái trạng thái nó an vậy hoài, con sợ mình mê.

Trưởng lão: Coi như là mình khéo tác ý, con! Khéo tác ý, để giữ ý thức mình còn, để không nó lọt trong tưởng.

Cô Trang: Thì trong đó con tỉnh dữ lắm. Nhưng mà có cái khi mà con quên tác ý thì nó sẽ lọt qua bên cái động thân của con.

Trưởng lão: Bây giờ thì phải ôm cái pháp tác ý để giữ cái ý thức của mình hoàn toàn đừng để mất. Bởi vì cái trạng thái mà nó hết niệm rồi, nó không còn cái chướng ngại rồi thì nó dễ rớt ở trong cái "không tưởng".

Cô Trang: Làm như trên thân con nó không có cảm giác nữa. Mà con chỉ còn cái biết duy nhất thôi, biết rất là tỉnh táo. Mà nó nhẹ dữ lắm Thầy.

Trưởng lão: Con cứ lúc bấy giờ đó, thỉnh thoảng con tác ý để xem cái ý thức mình còn hay không! Con tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, khi mà tác ý như vậy thì mình nhận xét qua cái sự thanh thản, an lạc, vô sự bằng cái ý thức của mình thì mình biết rằng mình không bị tưởng.

Khéo léo ở trong cái lúc mà đi sâu đó, con! Lúc mà đi sâu phải khéo léo chỗ đó, để cho mình đi tới nữa chứ không khéo nó tới đó nó bung ra. Nó không có chịu ở đó đâu.

Cô Trang: Còn con đi kinh hành - con tu xong - con đi, đi nó cũng nín thinh, nó đi hoài; con không biết mình có bị mê không đây? Mà sao nó đi, nó nín thinh!

Trưởng lão: Bởi vậy con mới tác ý! Thử coi nó còn. Mà nếu cái ý thức còn thì không phải đâu.

Cô Trang: Dạ mình biết hết đó Thầy.

Trưởng lão: Biết hết! Thử cái ý thức của mình, mình tác ý là mình biết cái ý thức mình còn. Còn không khéo thì mình cứ đi, lặng lẽ mình đi hoài - không ngơ đó - thì coi chừng cái tưởng xen vô mà cái ý thức bị chìm rồi.

Cho nên cái phương pháp tác ý là cái phương pháp thỉnh thoảng mình tác ý để cho mình canh chừng. Chừng nào thật sự mình thấy rằng hoàn toàn là nó sung mãn được như vậy mà kéo dài suốt 12 tiếng đồng hồ thì mình để kéo dài 12 tiếng đồng hồ. Thì khi đó mình thấy cái nội lực của mình nó rất hay; nó rất hay là vì mình tác ý một cái gì đó nó đều đi hết. Ví dụ như thân con có đau nhức cái gì đó, con tác ý là nó đi.

(25:53) Cô Trang: Giống như Thầy hồi đó, Thầy dạy cái chuyện ho đó, con nào giờ con ho thì con ho chứ con không có biết dừng. Hai đêm nay con ho thì con tác ý thử không ngờ nó hết. Nhưng mà cái ho của con nó không phải bình thường; mà nó ho một lần là muốn ói ra mật xanh luôn vậy đó Thầy. Mà con tác ý nó hết, nó hết thì giọt nước mắt giống như là vẫn còn đọng trong mắt; giống như là nó bị phản ứng đó Thầy - kêu là mình chống lại được, nó vẫn ra nước mắt một chút.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con, nó chống lại đó!

Cô Trang: Nhưng mà con thấy là con làm được hai trận rồi; con thấy rất là hay! Hồi nào giờ mình không có biết áp dụng cái này; con nói cái gì trị được mà tại sao cái ho con không trị được!

Mà bữa này con dùng thì con thấy được, con thấy mình có cái lực đủ đó Thầy! Đủ trị được nó rồi.

Trưởng lão: Đó là mình trị được nó rồi. Thì do đó lần lượt rồi nó thành cái phản xạ tự nhiên; khi nó có cái điều kiện gì các con tác ý là nó lui.

Cô Trang: Thấy nó hay quá Thầy!

Trưởng lão: Ừm, bởi vì mình tu nó có lực, con! Lần lượt cái lực nó thanh tịnh nó có lực lớn lắm. Ráng cố gắng!

Cô Trang: Con bạch Thầy! Mẹ con về chuyến này thì dì ba với bạn dì ba gửi cúng dường Tu Viện mình đó.

Trưởng lão: Vậy hả con?

Cô Trang: Bây giờ con giữ đây ha Thầy.

Trưởng lão: Ừm, con giữ đến khi in kinh sách

Cô Trang: (27:02 - 27:07) sáu trăm đô

Trưởng lão: Ừm, con giữ đó đi con.

Cô Trang: Dạ con đi!

(27:22) Tu sinh: Dạ Thầy! Hồi tối con ngồi, con ngồi thường thường là con ngồi kiết già, con ngồi một tiếng. Thí dụ như mà nó tê chân thì con cũng cứ để cho nó tê; rồi tới một tiếng con xả. Rồi hồi tối này con nghe lời Thầy, con tác ý để cho nó hết tê, con làm sao để cho nó hết tê cái chân con. Mà sao con tác ý tới một tiếng rưỡi mà nó không hết? Thưa Thầy!

Trưởng lão: À, không con! Bây giờ như thế này, con đã quyết định ngồi 1 giờ - thì 1 giờ - trong 1 giờ đó mà thí dụ như (được) 50 phút mà còn 10 phút nữa nó mới là 60 phút; còn 10 phút nữa mà nó có tê thì con tác ý, con tác ý liên tục để cho nó át đi cái tê của con thôi; chứ chưa hết đâu, con chưa có đủ lực.

Cái đạo lực con về phương pháp tác ý nó chưa đủ. Chứ một khi mà nó đủ lực con tác ý (một) cái nó đi mất, nó không có tê đâu, nó không có đau nhức đâu! Bởi vậy con tu một thời gian sau là con thanh tịnh rồi nó mới có đủ lực.

Thí dụ như cháu Trang hồi nãy đó, Trang hồi nãy đứng hỏi Thầy đó. Thì khi mà cái cơn ho - nó khó lắm - nhưng khi nghe nó muốn ho, mà làm sao cho nó hết ho đây? Không khéo nó phải ho, nó động! Do đó bây giờ tác ý, nó hết ho được. Tức là cái cơn ho đó nó sẽ dừng ngay liền, thế tức là người ta tu nó có lực. Còn con thì chưa ngăn được đâu.

Cũng như bây giờ ngồi tréo hai chân, mà hai chân nó tê hay hoặc nó đau - thì con, cái lực chưa đủ - con tác ý: “Thọ là vô thường, hai cái chân này không đau!” nó vẫn đau như thường. Nhưng mà người tu có lực, người ta bảo: “Thọ là vô thường, hai cái chân này không đau, phải bớt đau!”; bắt đầu nghe từ từ nó giãn xuống, nó không đau; thì tức là cái lực người ta có. Còn con chưa có, con chưa được đâu! Con tập nữa, tu nữa nó thanh tịnh.

Tu sinh: Thầy nhìn giùm con coi con ngồi vầy đúng không nghe Thầy, con kéo cái chân như vầy nè, con khép khép vô như vầy nó đúng hay là con để.

Trưởng lão: Vầy được rồi con, vầy được rồi.

tu sinh: Khép khép vô vầy chỗ này con nó bị hổng.

Trưởng lão: Nó hổng chút nữa, mai mốt nó xuống chứ không gì đâu! Con cứ ngồi thẳng lưng đi rồi từ từ nó hổng rồi sau đó nó mềm cái chân con rồi nó xuống, nó xuống liền chứ không gì đâu.

Mới đầu - tại vì mới đầu con ngồi nó mới cứng thôi, con cứ ngồi (một) hơi đi, nó mềm nó cũng xuống nữa.

(29:39) Tu sinh: (Thưa) Thầy! Như vậy được hả Thầy? Hay là con để cho cái giò nó lài lài ra.

Trưởng lão: Được con! Đó, vậy được con! đừng có kéo lơi lơi hoài. Lơi lơi hoài tuy rằng nó xuống, nó lại không có đau, (nhưng) mà con kéo lên sát vầy đi!

Tu sinh: Kéo sát lên hà Thầy?

Trưởng lão: Rồi! Ngay đó nó sẽ dịu cái chân con sau này lại.

Tu sinh: Hồi tối đó Thầy, con ngồi một hơi tới một tiếng rưỡi, tự dưng con muốn xỉu luôn. Cái lực con không đủ hả Thầy?

Trưởng lão: Tại con chịu đau; cái lực con chưa đủ đâu! Con nói là Thầy biết rồi.

(30:05) Tu sinh: (Thưa) Thầy! Con có cái này nữa. Giống như - con cũng có trường hợp giống như cái chị hồi nãy đó - nhưng mà ở nhà lúc con hỏi má con, con đi. Thì má con nói không có cho đi, tại nói là con đi học thi đó Thầy. Hôm rày, thì con một tháng là con ở ngoài Tu viện Bát Nhã đặng con học. Nhưng mà khi con vô đây thì con mới thấy có những cái sai của con; con muốn theo Thầy để con chỉnh những cái sai của con lại đó Thầy.

Mà con hỏi má con đi có một tháng hà! Tới ngày mùng 9 là tới ngày con về. Mà sao con thấy những cái bài của Thầy, bỏ qua một bài sao con thấy con tiếc!

Trưởng lão: À, bây giờ đó! Cái duyên của con vậy, con đã nói một tháng về là một tháng về; chứ không có được để cho mẹ con ở nhà - những người thân mình - trông. Không có được!

Tu sinh: Dạ, vậy thôi để con về rồi sau này con hỏi tiếp nữa hả Thầy.

Trưởng lão: Hỏi tiếp nữa! Vậy nó mới đúng đạo đức.

Tu sinh: Dạ, vậy thôi con đi! Vậy bữa mùng 9 này con về; nếu mà con hỏi được nữa thì con trở lên con học tiếp.

Trưởng lão: Hỏi được nữa thì lên, tiếp tục tu! Còn hồi nãy cháu kia, đó là đã bàn bạc với gia đình đã thông cảm hết rồi. Mà giờ ái kiết sử, nghe bà mẹ nói nhớ nó, (bà) khóc.

Thì bắt đầu nó động lòng, chứ nó đã giải quyết xong! Bây giờ bà nhớ là tại bà chứ tui đã giải quyết xong rồi, bà đồng ý rồi. Còn con hẹn về mà giờ con không về là không được, con làm sai! Đã mình nói về mà! phải không? Mà giờ ở lại thì không được, phải về!

Tu sinh: Thôi! Con thấy là con mong gặp lại Thầy nữa, nghe Thầy!

Trưởng lão: Rồi, rồi! Gặp lại thì tu chứ gặp lại mà không tu thì uổng!

Tu sinh: Dạ!

7- TIẾP DUYÊN KHI ĐANG ĐỘC CƯ

(32:15) Trưởng lão: Rồi! Mấy con sám hối đi, có (chuyện) gì đâu? Nói đi!

Tu sinh Diệu Vân: Con kính bạch sư ông! Con không nhớ từ cái hôm thứ tư đó, thưa sư ông! Con hỏi sư ông xong con về thì buổi chiều đó cô Út có xuống; cô Út buồn lắm! Cô Út tâm sự với tụi con; thấy cô Út buồn tụi con ráng ngồi nghe hết. Tụi con nghe xong rồi; tụi con nghe tới 7 giờ luôn! Rồi tụi con viết một bài thơ tặng cho cô Út, khuyên cô Út.

Nhưng mà tụi con cảm thấy tụi con phá hạnh độc cư. Nhưng mà giờ không biết làm sao hết, tại cô Út buồn lắm! Cô Út trút hết tất cả từ xưa đến giờ, từ mấy chục năm, từ nhỏ, từ cha, từ mẹ gì cô Út trút hết vô tụi con! Rồi tụi con phải ngồi bàn bạc nhau làm một cái thư. Nhưng mà tụi con phá hạnh độc cư; nhưng mà lúc đó thì không có ai ở đó hết, tụi con ra cái ghế đá ngồi đó.

Như vậy thứ nhất là con hỏi sư ông là con sám hối là con đã phá hạnh độc cư. Thứ hai con muốn hỏi sư ông nếu mà tụi con có những cái trường hợp mà tâm từ nó khởi lên muốn làm điều giúp, cứu giúp đó thì tụi con phải như thế nào mà vừa giữ được hạnh độc cư, vừa giúp được người khác? Tụi con cũng khó xử lắm! Đó là việc thứ nhất con sám hối sư ông.

Lâu sau đó cô Út đọc bài thơ cô Út cười vui lắm. Thì con không biết con nghe Diệu Hiền nói thì cô Út thoải mái lại rồi hết còn buồn nữa rồi. Rồi con nói: “cô Út ơi! Cô Út vui cho tụi con vui”. Bài thơ tụi con cũng dễ thương; chị Diệu Hiền có công làm, con có công ghi. Rồi thì phải hai đứa hợp lại chứ một mình con, con cũng nghe hoài, thương cô Út hoài con cũng không có giúp được. Thì hai đứa quyết tâm làm bài thơ tặng cô Út.

Xong rồi, ngày hôm qua má chị Diệu Hiền lên, đáng lẽ là con cũng không dính líu gì - mà chị nói duyên của con, tại chị lên không trúng ngày sư ông dạy - rồi tự nhiên bây giờ con phải ra con nói.

Tại vì chị nói, con ở chùa Hoằng Pháp niệm Phật, niêm Phật giống má chị, (nên con) nói; chứ chị không biết gì chị nói, chị nói hoài từ sáng giờ má chị không có lay chuyển. Con thấy chị pass (chuyển) qua con; con nói (nghĩ) duyên con, con ngồi con cũng nói suốt tới bảy giờ.

Con nói xong - con mới nghe chị nói lại - lúc đầu thì má chị không có thích gì hết nhưng mà sau khi nghe con nói bây giờ quyết định thứ hai quay lên lại; về ba bữa sau lên lại hoặc là tuần sau gì đó; không biết thứ hai này hay thứ hai sau sẽ quay lên để nghe rồi về. Về, nói thích quá! Thấy con tu thì hay quá, con chỉ ngồi con kể chuyện tu của con, kể về đời tu của con thôi.

Trưởng lão: Ừ, khéo, con khéo đó!

(35:33) Tu sinh Diệu Vân: Con không có động chạm gì hết, con chỉ nói là đời tu con; đi tu con bị vậy vậy vậy vậy đó, rồi hai bà thích quá đi, giờ mới nói vậy đó!

Thì con nói: “Nhưng mà dù gì thì em cũng phải sám hối. Tại vì em không biết sao em thương người mà em toàn là khó xử; trong lúc em nói em cũng thao thao bất tuyệt” - con cũng không biết con có phạm khẩu nghiệp chỗ nào không mà con nói giống như con dụ dỗ người ta vậy đó, thưa sư ông!

Rồi cái thứ ba nữa, hồi nãy chị lên chị học, chị kêu con về kêu mẹ con. Con kêu mẹ con, kêu Tuệ Hạnh lên luôn. Tuệ Hạnh lên thấy không (có) học, (Tuệ Hạnh) la con.

Con thấy làm điều tốt sao con cứ thấy phiền bận rộn hoài, thưa sư ông! Con tưởng là lên học, con thấy đông quá - ai biết ngồi này, con tính đi lên sám hối thôi - con thấy đông quá chừng, con kêu lên. Rồi Tuệ Hạnh ra nói chuyện với má con, nhăn mặt nhìn con. Má con nói, con nói chuyện nhiều!

Nhưng mà con đâu có gì đâu; con ý tốt không hà; nào là la con, nói: “đâu phải học! Đang hỏi mà kêu chi!”. Con khó xử quá, con nói : “Thì tại chị Diệu Hiền nói, (tôi) đâu có biết gì đâu, thôi xin lỗi!”.

Rồi cái hồi nãy con vẽ hai bức tranh con tặng cho Nguyệt Cảo, con khuyên cố gắng lên, bức tranh sen. Với con tặng cho Tuệ Hạnh con xin lỗi.

Nhưng mà con cũng không biết, con làm nãy con cũng động quá hà, con cũng không biết là…​ Bây giờ sư ông chỉ cho con làm sao con gặp mấy trường hợp này con phải làm cái gì. Trước hết con (xin) sám hối, (thưa) sư ông!

(37:08) Trưởng lão: Mấy con thấy, khi mà cuộc đời của mình đều là cái duyên nhân quả. Cho nên tại sao người đó họ không đem cái nỗi khổ, cái tâm tình của họ nói cho người kia mà họ nói với mình? Tức là mình có duyên!

Mà mình có duyên đó, thì nếu mà khi người khác để (mình) ngồi nghe - người ta trút hết cái tâm tình thôi; mình chỉ lắng nghe thôi. Cái người mà họ có cái duyên với mình, họ nói hết; chứ (vậy) họ cũng đỡ lắm mấy con.

Các con thấy, khi mình có cái gì buồn phiền được người ngồi nghe nỗi buồn phiền của mình, mình nói ra hết; mình thấy khi mình nói ra xong rồi mình thấy nhẹ lắm. Coi như có một người gánh phụ với mình thêm những nỗi khổ.

Còn bây giờ mấy con đứng ở trong cái vị trí duyên nhân quả như vậy thì mình không thể làm ngơ mấy con. Do đó mấy con không thể làm ngơ, hai con hợp lại để mà giúp đỡ cái duyên nhân quả. Vì cái nhân quả mà cái người đó đôi khi người ta không thấy được cái nhân quả cho nên người ta không có xả, cho nên người ta mới buồn phiền. Chứ còn người ta thấy được nhân quả thì người ta đâu có buồn phiền, mấy con! người ta không thấy, người ta chưa có thấy!

Vì vậy mà trong khi đó, đứng ở trong vị trí có nhân có quả nó mới có gặp mình, mình là cái đối tượng để người ta trao đổi cái nỗi niềm của người ta, thì cái đó là cái duyên nhân quả rồi. Thì mình đừng có nói rằng tôi mắc (bận) độc cư, đừng có làm động như vậy. Thì coi như là cái duyên nhân quả, mình đã không có trả hết cái duyên nhân quả mà mình lại cắt đứt cái duyên nhân quả đó thì mình sẽ còn những cái chuyện khác bị động, mấy con!

(38:39) Tu sinh Diệu Vân: Nhưng mà sư ông nói chỉ còn có năm tháng nữa mà tụi con cứ loay hoay giúp hết người này đến người kia sao tụi con tu được Sư ông?

Trưởng lão: Không sao đâu con, tại cái duyên.

Tu sinh Diệu Hiền: Tại vì tụi con sợ Thầy buồn.

Trưởng lão: Không có đâu! Thầy không có buồn đâu, Thầy hiểu biết! Tại cái duyên nhân quả do đó những cái điều từ mấy con viết những cái quán ở trong cái nhân quả của mấy con mà, Thầy biết cái duyên của mấy con có. Dù là cái duyên thuận hay duyên nghịch. Mấy con có cái lòng tốt chứ không có lòng xấu, nhưng mà người ta vẫn có cái nghịch duyên.

Cũng như vừa rồi thì con thấy con có cái duyên con gọi cái người đó đến đây để nghe, dù là nghe người khác hỏi thôi nhưng mà nó cũng có lợi ích mình chớ! Con hiểu chưa? Cho nên cái tốt của mình có! Nhưng mà rồi người ta nghĩ - như vậy là không được, không phải là cái ngày học - người ta nói. Thì các con chấp nhận, vui vẻ, bởi vì mình nghĩ tốt chứ đâu phải mình nghĩ xấu, các con hiểu không? Đó là cái duyên, tại sao trong lớp này mấy người có cái duyên như mấy con?

Cũng như mẹ con đến làm sao mà Diệu Vân lại có cái việc như vậy? Và khi mà đến thuật lại cái đời tu của mình thôi, mà làm cho mẹ con tỉnh táo lại. Con thấy không? Cái đó là cái duyên mà con! Cho nên cái nhân duyên đó thì mấy con không nên từ chối.

Nhưng mà cái duyên đó thì mấy con nghĩ rằng, thay vì theo đạo Phật thì mình tu rồi mình mới độ người, nhưng mà tại cái duyên của mình, con! Còn mình tu chưa được gì mà lúc nào mình cũng muốn đi thuyết giảng, mình nói này, kia. Đó là cái sai - cái danh đó con!

Còn cái này cái duyên nó đến: “Tui không phải cầu cái này đâu, nhưng mà tại (nó) đến. Trước cái cảnh khổ (của) người khác, tui làm sao đây? Là con người tui làm ngơ được không?

Cũng như Thầy ngồi tu đây, mà rõ ràng là Thầy thực hiện cái tâm từ của Thầy mặc dù là Thầy tu Tứ Niệm Xứ; nhưng mà trong Tứ Niệm Xứ Thầy đang kết hợp Tứ Vô Lượng Tâm mà! Chứ đâu phải Thầy rời bỏ Tứ Vô Lượng Tâm - Thầy nghe con rắn bắt con nhái là Thầy không an tâm rồi - mà Tứ Vô Lượng Tâm Thầy làm gì đây?

Mặc dù là Thầy cố gắng Thầy giữ tâm thanh thản đừng cho phóng dật chứ gì? Nhưng mà Tứ Vô Lượng Tâm trỗi dậy; Thầy phải giải quyết liền cái này, để xả cái tâm của mình để trở về thanh thản. Thì Thầy phải đến đó Thầy đập bụi cây, bụi cỏ để làm cho con rắn nó sợ nó nhả con nhái ra đi, nó không có giết con nhái.

Trước nhất là Thầy làm cho con rắn không có tội sát sanh. Con hiểu không? Thứ hai là Thầy cứu được con nhái thoát cái sức mạnh của con rắn. Hai cái Thầy đều là tốt hết, con rắn không tội, mà con nhái không chết. Con thấy không?

(41:01) Rõ ràng là Thầy tu Tứ Niệm Xứ lợi ích cho Thầy thay vì Thầy bỏ thì con rắn sẽ làm tội ác, mà con nhái thì liền trả quả. Con thấy chưa? Một hành động của Thầy mà làm điều tốt, mà đem lại cho Thầy có cái niềm vui Tứ Niệm Xứ mấy con. Cái này mới chính là cái chỗ tu mà con!

Cho nên sáng suốt, linh động, thiện xảo trên mọi bước đường tu. Cho nên Thầy bảo độc cư mà cái duyên của mấy con chưa phải lúc độc cư vì có những cái sai, có những cái duyên nhân quả. Nếu mà duyên nó đến thì mình cứu độ có gì đâu mà Thầy rầy, độc cư đâu nghĩa là độc câm mấy con.

(41:35) Tu sinh Diệu Hiền: Tụi con vừa làm mà tụi con cứ sợ Thầy buồn. Thầy dặn dò: “độc cư, độc cư” mà sao cứ đi ra nói chuyện hoài, mà tụi con thì…​

Tu sinh Diệu Vân: Áy náy trong lòng! Tại vì má con cũng khó, tụi con cũng cố gắng giữ - má con nhăn mặt, má con nói tụi bây nói chuyện - rồi con cũng không biết sao.

Trưởng lão: Đúng rồi! Bởi vì thật sự ra chỉ có Thầy mới hiểu được cái này. Tại sao mà Thầy nhắc nhở? Tại vì có nhiều người họ tập trung họ nói chuyện bậy bạ, họ nói chuyện không đúng. Họ bàn cái chuyện mà làm không đúng. Họ cứ học pháp của Thầy rồi, họ nghĩ họ muốn chống đối người khác cái đó là nói chuyện không đúng. Rồi quý thầy nói chuyện này, chuyện kia; (như) vậy Thầy thấy không đúng!

Mà trong khi đó cái duyên của mấy con đến để mà cứu độ. Còn cái duyên của người khác nó không phải vậy, họ lại tìm cách để mà họ nói chuyện thì lại không được.

Tu sinh Diệu Vân: Ba con la con: “lo tu đi không lo!”. Con không biết tu sao nữa?

Trưởng lão: Bây giờ thì chính những cái điều kiện đó ba con, mẹ con nói thì con vui vẻ, làm sao người ta hiểu được nhân quả. Con hiểu chỗ đó không? Chỉ có Thầy là người hiểu nhân quả.

Cho nên Thầy biết mấy con nói chuyện, Thầy biết buổi chiều đó cô Út nói chuyện với mấy con ngoài đó.

Tu sinh: Thưa, Thầy biết!

Trưởng lão: Thầy biết chứ sao không biết! Bởi vậy Thầy nói giờ này mà sao cô Út lại không có ở nhà? Thường thường là …​ Và sư Pháp Châu đi khóa cửa!? Thầy nói: “trời ơi! Khóa cửa làm sao? Mà cô Út đi đâu?

Thì ít ra nói chuyện với ai, thì phải nói chuyện với mấy con ở đằng trước chứ làm sao! Ở đằng sau này Thầy thấy mấy cô đi vô, thì trong cái giờ đó Thầy nghĩ, Thầy đến nói với cô Út để đi khóa cái cửa ở đằng sau này đừng có cho đi tới đi lui nữa.

Thầy biết liền mà, chứ còn…​

Tu sinh Diệu Hiền: Mà bữa đó thấy thương cô Út lắm, Thầy ơi! Cô Út buồn thấy tội!

Tu sinh Diệu Vân: Cô Út khóc, tụi con cũng khóc tới khóc lui, cô Út cứ nói, tụi con cứ khóc. Xong rồi tụi con không biết làm cái gì hết cứ ngồi nghe rồi khóc, ngồi nghe rồi khóc.

Trưởng lão: Bởi vì mấy con phải biết rằng cô Út là một người rất tốt; cô muốn bảo vệ, bảo vệ Thầy, bảo vệ Tu viện, chứ không phải gì!

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ! Cô Út thương Thầy dữ lắm.

Trưởng lão: À, Thầy biết điều đó chứ! Chứ không phải không! Nhưng mà điều kiện là tại vì cái tánh cô Út, cô thấy cái gì cô nói ào ào vậy thôi chứ không phải là cô không tốt đâu. Nhưng mà Thầy hiểu!

Tu sinh Diệu Vân: Tụi con cũng biết cô tốt cho nên tụi con mới làm một bài thơ dành tặng cô, chứ còn nếu mà không thì đâu có động lòng tụi con đến mức đó.

Trưởng lão: Ừ, Thầy biết, Thầy hiểu! Bởi vậy con biết cô lo tất cả mọi mặt, vừa đối nội vừa đối ngoại. Phải không? Mọi mặt!

(43:53) Phật tử: Thưa Thầy đây là một ít tập giấy trắng, tuy rằng nó cũ nhưng mà nó trắng, tại tập của cháu con nó học còn dư đó. Con đem cúng dường các vị tu, vị nào thiếu thì lấy xài.

Trưởng lão: Ờ thôi, Thầy cảm ơn con, con! Thầy sẽ gửi cho quý thầy.

Phật tử: Mô Phật! Dạ, hồi nãy con không gặp cô Út cho nên con chạy thẳng vô ba con lấy cái máy về, mà cái ông ở đây ông chưa có về; chắc thứ hai con trở lại nữa.

Trưởng lão: Chắc vậy! in là (hình như) chú Hoàng chú về rồi mà con!

Phật tử: Ba con nói chưa về!

Tu sinh Diệu Hiền: Chú Hoàng vừa mới đây nè, vừa mới đi ra nè!

Phật tử: Vậy con trở vô, con nói ba con vô lấy nha Thầy!

Trưởng lão: Ờ, rồi rồi! Con ra nói ông vô; chú Hoàng về rồi! Ba con vô gặp ông, ông đưa cho, con!

8- LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT LỒ SÁM HỐI

(44:42) Tu sinh Diệu Hiền: Mà hồi nãy con có nghĩ vầy nè Thầy. Con có nói với Diệu vân là “đi sám hối hoài xấu hổ quá!”.

Con định không có sám hối với Thầy mà để tự con, rồi con sẽ khắc phục con hay là con tự sửa con thôi.

Con nói sám hối là phải bỏ (hẳn); chứ sám hối mà cứ phạm tới phạm lui hoài mặt mũi nào mà lên sám hối nữa. Con nghĩ như vậy, nhưng mà Diệu Vân thì nói chị phải lên nói để Thầy chỉ dạy cho chị cái cách để những lần sau có bị cái gì thì mình biết cách mình đối phó.

Dạ, con nghĩ như vậy đúng không Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này, Sám Hối là một điều lợi! Là tại vì khi mà sám hối với một vị Thầy đó, vị Thầy đó sẽ triển khai cái hiểu biết cái lỗi lầm của mình đúng sai, từng đó nó không ray rứt cho mình, nó không có hối hận, nó không có trạo hối nữa con. Chứ không mình cứ mình thấy mình lỗi đó, nó trạo hối dữ lắm.

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ! Mà con nghĩ gì đâu mà cứ sám hối hoài, mới bữa hôm sám hối bữa nay lên nữa!

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là…​

Tu sinh Diệu Vân: Mỗi ngày đều có lỗi…​

Trưởng lão: Nó đều có lỗi hết. Mà chính sám hối để mà sửa lỗi. Và nhờ cái vị Thầy đó người ta hướng dẫn cái lỗi của mình nó như thế này để cho mình xả, như thế kia để cho nó xả. Chừng đó rồi mình sửa nó lại cho nó tốt lại. Nhiều khi những cái lỗi đó đâu phải lỗi mà nó là duyên nhân quả các con đâu biết.

Tu sinh Diệu Hiền: Hôm nay tụi con cứ nói tụi con bị lỗi hoài.

Tu sinh Diệu Vân: Tụi con không có lỗi; (còn) đối với con tu không được, Sư Ông! tuần này con không có tu được gì hết!

Trưởng lão: Bởi vậy cứ bị Trạo Hối; Trạo hối, bị thấy mình có lỗi đó, nó trạo hối!

Tu sinh Diệu Hiền: Nhưng mà con nghĩ: “Là thôi! Để mình tự sửa sai đi chứ mình nói…​

Tu sinh Diệu Vân: Tự sao được!

Trưởng lão: Khó lắm con! Bởi vì cái pháp phát lồ, sám hối của đức Phật chế ra là đức Phật đã nghiên cứu hết rồi. Chứ mình tự sửa lỗi, mình cố gắng khắc phục mình là mình bị ức chế. Đó! Cho nên con thấy không? Bị ức chế!

Cho nên vì vậy mà cái pháp phát lồ đó - mình nói, nói những cái lỗi lầm của mình; làm bất kỳ một cái lỗi nào - mình nói hết, rồi chừng đó, cái vị thầy đó người ta phân tích cái lỗi của mình, cái này con phải chừa, phải ráng khắc phục; cái này là cái duyên nhân quả của con, con phải làm như vậy mới đúng để mà con trả cái nhân quả của con; con có tiền kiếp gặp nhau trong cái duyên nào đó kiếp này con gặp để mà người ta mới tâm sự (với) con.

Cũng như Thầy mà ngồi Thầy lắng nghe những cái chuyện gia đình của thiên hạ. Con hiểu không? Chứ Thầy đâu có thì giờ, nhưng Thầy biết rằng đây là cái nhân quả để cho mình lắng nghe, để giải quyết cho tâm hồn người ta nó an ổn. Mình chịu khó, nghe! Con cũng vậy, thì cái duyên nhân quả mà con từ chối nó sao được! Phải không? Nhưng mà cái này có lỗi hay không?

(47:03) Cái hình tướng, cái đặc tướng của nó là mình có lỗi bởi vì cái tướng mình nói chuyện. Con hiểu không, ai cũng thấy mà. Nhưng mà cái tính nó nó không lỗi mấy con.

Tu sinh Diệu Vân: Vậy bây giờ sao Thầy?

Trưởng lão: Nó có tướng, có tính trong đó chớ! Bởi vậy Thầy dạy mấy con mà tại mấy con không xét cái này.

Tu sinh Diệu Vân: Nhưng mà tụi con viết ra như vậy, rồi tụi con phải làm sao là đúng, thưa Thầy?

Trưởng lão: À! Bây giờ mấy con làm sao đúng? Biết tướng, biết tính nó rồi, thì bắt đầu bây giờ các con giải quyết; rồi thì các con thấy từ đây về sau nếu có thì phải nhìn nó cái tướng cái tính của nó, xem nó (ra) sao.

Mặc dù bây giờ trên con đường này về cái hạnh độc cư thì mấy con vẫn nói rằng mình sẽ còn phạm; nhưng cố gắng khắc phục để không phạm. Nhưng mà nếu cái duyên nó đến chúng tôi chấp nhận phạm, phạm để mà đem lại sự bình an cho mình cho người. Thì các con phải thấy được cái chỗ nhân quả, học nhân quả là vậy mà.

Tu sinh Diệu Vân: Hôm bữa chị bàn với con, con cũng bàn với chị, mai mốt cô Út tới, mình nói: “em còn nhiều bài phải làm lắm, để thôi Sư Ông lên trách”. Thì đâu có được, phải không, thưa sư ông?

Trưởng lão: Không phải con, không phải vậy!

Tu sinh Diệu Vân: Tụi con bàn là để giảm bớt đó, giảm bớt thì không được!

Trưởng lão: Để giảm bớt! Mấy con cứ sẵn sàng để cứu một người khác là tâm hồn mình nó thoải mái. Và đồng thời cái hạnh độc cư của mình phá mà không phá đó con!

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ mà con cũng nghĩ như Thầy nói! Khi mà con có chuyện buồn thì con lên, con nói với Thầy nghe, vậy con về con thoải mái con không có gì (hết) trơn!

Trưởng lão: Đúng đó con, ai cũng (vậy) thôi! Mà có cái người để mà người ta nói, nó mới thoải mái. Còn có người nói không thoải mái đâu con.

Tu sinh Diệu Hiền: Mà cứ vừa nói, vừa nghĩ là có lỗi với Thầy! Vừa nghe đây là cứ nghĩ vậy!

Tu sinh Diệu Vân: Thấy khó xử quá Thầy!

Trưởng lão: Là tại vì mình không có thông suốt, cho nên nó làm cho mình khổ tâm lắm.

Tu sinh Diệu Vân: Vậy là lần sau mà có gặp trường hợp tụi con cũng không từ chối.

Trưởng lão: Không từ chối đâu con! Bởi vì Thầy đặt ra cái hạnh độc cư không phải là cái hạnh độc câm. Không phải câm! Nhưng mà chúng ta nói đúng lúc, chúng ta lắng nghe đúng lúc, chứ không phải!

Cho nên những cái chúng ta lắng nghe được đúng lúc chúng ta thấy vừa lợi ích cho mình mà vừa lợi ích cho người. Chứ không phải là.

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ! Mà Thầy cũng có nhìn tụi con được thì biết tụi con cũng không dám phạm giới đâu Thầy ơi! Con cũng ráng giữ lắm!

Trưởng lão: Thầy biết chứ! Đã Thầy tha thứ (cho) mấy con; chứ cỡ mà một cái người không có trí tuệ, người ta bắt phạt mấy con đó. Có phải không? Mấy con nghĩ đi, mấy con nói chuyện suốt.

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ cứ nói chuyện hoài!

Trưởng lão: Trời ơi! Từ xế mà tới tối cô Út mới vô, thì mấy con nói chuyện dữ lắm chứ bộ!

Tu sinh: Cô Út nói, tụi con có nghe; (tụi con) cũng đâu có nói gì đâu.

Trưởng lão: Đúng rồi!

Tu sinh Diệu Vân: Cô nói đủ chuyện, từ hồi bị cô bắt tới thời gì, gì. Tụi con ngồi nghe xong, mà tụi con ân hận lắm: vừa có lỗi với Thầy mà vừa ráng nghe; phần thương cô Út, phần thương Thầy.

Trưởng lão: Đúng rồi, Thầy thấy cái đó mấy con đúng đó!

Tu sinh Diệu Vân: Không biết giờ làm sao thương cho cả hai mà trọn vẹn, mà thương con không tu được nữa.

Trưởng lão: Không phải đâu con. Sau khi mình thực hiện những cái lòng như vậy, rồi mình ngồi lại mình nhiếp tâm tu mình thấy nó thanh tịnh lắm con. Dễ lắm con!

Chớ không phải là nó dễ đâu, bởi vì cái nhân quả của mình, cái duyên nhân quả. Các con yên tâm đi Thầy nói.

Tu sinh Diệu Vân: Nhưng mà nó động á Thầy, nó có động!

Trưởng lão: Nó có động chứ sao, lẽ đương nhiên là.

Tu sinh Diệu Hiền: Nó động là tại vì tụi con nghĩ tụi con có lỗi với Thầy. Là nó động vậy đó.

Tu sinh Diệu Vân: Hai đứa cứ viết thư trao đổi: “giờ phải xin lỗi sao? Giờ ai tới phải từ chối thế nào?”. Nó mới động kiểu đó, đó Thầy!

Trưởng lão: Không có sao đâu con, Thầy hiểu biết mà! Thầy biết hết mà đâu có chạy đi đâu khỏi. Mấy con sám hối vầy là mấy con hay đấy! Để nhờ Thầy cởi mở; chứ không khéo mà mấy con không sám hối là mấy con cứ ôm ấp đó.

(50:25) Tu sinh Diệu Vân: Vụ sám hối này, con nói thôi để con sám hối một mình, kỳ trước chị sám hối kỳ này em sám hối.

Tu sinh Diệu Hiền: Tại con nghĩ mình phải tự sửa chứ mình cứ.

Trưởng lão: Sám hối là tự sửa đó con, sám hối là tự sửa! Tức là Thầy nói, rồi Thầy tha thứ cái lỗi lầm, rồi con sửa. Còn con cứ ôm ấp mà con tự sửa, sửa không nổi!

Tu sinh Diệu Vân: Biết gì đâu mà sửa!

Trưởng lão: Mình thấy mình có cái lỗi rồi mình cứ tự sửa để cho mình đừng phạm lỗi, cứ trạo hối nó hoài, con! Nó không có thanh thản được.

Tu sinh Diệu Vân: Lúc nào cũng cảm thấy bị lỗi.

Trưởng lão: Bị lỗi đó!

Tu sinh Diệu Hiền: Vậy là con không có lỗi!

Trưởng lão: Phải không, con thấy không? Bởi vì tại sao mà đức Phật lại chế cái Phát lồ, Sám hối ? Phải chế ra vậy, đức Phật biết hết!

Tu sinh Diệu Hiền: Bữa nay Thầy dạy tụi con hiểu rồi!

Tu sinh Diệu Vân: Con cám ơn sư ông chỉ dạy!

Tu sinh Diệu Vân: Vậy sau này không có từ chối nữa! Má chị lên, em tính từ chối - lần sau á! Nhưng mà thôi, Thầy dạy vậy, má chị lên đủ duyên!

Tu sinh Diệu Hiền: Không! Má con biết chuyện lắm, bạch Thầy! Má con nói là không có lên thăm con nữa, là tại vì biết lên như vậy là phá con. Má con nói tao không có lên nữa đâu. Nhưng mà con nói là người ta ở bên Mỹ người ta muốn dự cái lớp dự thính người ta dự còn chưa được, còn mình ở đây thì má chịu khó đường xa má tốn tiền má đi chút. Thầy nói là người nào có phước duyên lắm mới dự được, mà tới một người Thầy cũng mừng nữa. Thôi má ráng đi!

Trưởng lão: Đúng rồi. Khích lệ cho mẹ con vậy là đúng đó con.

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ! Thành ra má con nói thôi để tao về tao ráng coi cái thứ hai này được không, không ấy thì thứ hai sau. Con mong muốn cho má con quay về đây lắm; chứ để má con theo niệm Phật hoài, (mà) con cũng không có duyên để con nói.

Trưởng lão: Cũng nhờ Diệu Vân nói.

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ! Diệu Vân nói má con chịu.

Trưởng lão: Mới chịu, chứ không kiến chấp đó, nó cũng ghê lắm không phải dễ đâu!

Tu sinh Diệu Vân: Câu hỏi đầu tiên má chị hỏi em: “Thấy rõ ràng Phật, không tin là có, tại sao bên đây nói là không có Phật Di Đà! Thầy Thông Lạc nói không có Phật Di Đà, Quán Âm là sai! Kinh sách Liên Hoa nói vậy!”.

Em nói: “bây giờ con không biết kinh sách gì hết, con nói đời tu con cho nghe”.

Tu sinh Diệu Hiền: Trời ơi! Mười giờ rồi. Bạch Thầy đi ra trước.

Trưởng lão: Rồi mấy con ra, con!

Tu sinh Diệu Vân: Thầy ra trước, con ôm cái này cho Thầy.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy