00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 006B - TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC - ĐỊNH VÔ LẬU - ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH-GIÁC - SÁCH TẤN DỰNG LẠI PHẬT GIÁO

CK 006B - TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC - ĐỊNH VÔ LẬU - ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - SÁCH TẤN DỰNG LẠI PHẬT GIÁO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 11/2005

Thời lượng: [51:28]

1. ĐẶC CÁCH TRONG LỚP HỌC

(00:00) Trưởng lão: riêng bài của Diệu Đức, con cố gắng. Thầy khuyên con là khéo nhắc nhở, thật sự ra Thầy đã chuẩn bị, hãy cố gắng. Trong các con những người nào tu hành mà có những đặc cách thì Thầy sẽ chú ý theo dõi, để Thầy giúp đỡ những người đó. Thay vì bây giờ lớp chúng ta học một năm, thì tất cả các con đều có thể là chứng quả A La Hán hết; nhưng mà điều kiện người đặc cách, người ta có thể ba tháng, hai tháng hay là năm tháng người ta sẽ đi trước. Bởi vì không bắt buộc người ta phải đứng lại chờ mấy con.

Đối với cái lớp học này, người nào đạt được thì Thầy sẽ nâng cho họ cứ lên dần để đến khi mà họ tu xong, để rồi họ giúp đỡ Thầy được nhiều công việc, để mà hướng dẫn đem lại cái sự tu tập cho người khác, còn nhiều người đang chờ đợi chúng ta. Cho nên nó được sự đặc cách, bởi vì trong các con sai, thì những người mà tu sai thì Thầy sửa, mà tu đúng tốt thì Thầy đặc cách cho lên.

Thí dụ như bây giờ các con làm bài luận này, các con chưa làm xong mà người khác người ta đã làm xong thì Thầy cho một đề tài khác cho người khác chứ không phải đợi, để cho các con làm đồng đều hết, hiểu biết hết rồi Thầy mới cho đề tài khác, không phải đâu.

Tùy theo mỗi bài ở trong này, mỗi bài mà Thầy đọc, Thầy thấy là bài này tạm được, Thầy sẽ cho họ đề tài khác, Thầy sẽ ghi dưới này, thì họ cứ nộp bài cho Thầy thôi. Còn mấy con không được thì mấy con cứ làm lại cái bài cũ hoài, lặp đi lặp lại chừng nào mà Thầy thấy được thôi.

Nói đặc cách là tại vì người ta đã làm được, người ta đã thông suốt được cái đó rồi, buộc lòng phải đưa người ta đi qua một đề tài khác, để triển khai tri kiến người ta. Cho nên có thể nói rằng trong một khoảng thời gian ba năm, ví dụ ba năm học của chúng ta thì người có đặc cách, người ta có thể một năm thì người ta tốt nghiệp, người ta ra trường, tức là người ta đã chứng đạt được sự giải thoát hoàn toàn.

(2:03) Chứ không phải là bắt buộc người ta phải suốt ba năm theo như chương trình giáo dục của Bộ giáo dục. Nó không phải vậy, nó không phải bắt buộc như vậy. Mà ở đây là lớp học của chúng ta để nhắm vào chỗ giải thoát, cho nên thời gian ngắn thì chúng ta phải cho cái người đó ngắn; mà thời gian dài thì chúng ta phải chịu cho người đó thời gian dài.

Tại vì con người của chúng ta là nhân quả, mà cái nhân quả thì nó không phải đồng đều. Các con thấy như một cái hạt, một cái quả, thì trong cái quả đó nó có nhiều cái nhân, có nhiều cái hạt, mà những cái hạt đó thì có những hạt lép, có những hạt tốt, có những hạt màu mỡ, có những hạt rất mạnh, mà có những hạt rất yếu. Do đó tất cả những cái này, nếu mà cái hạt yếu thì chúng ta phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Cái hạt mạnh chúng ta bỏ xuống thì nó vươn lên liền, nó mạnh hơn. Cho nên trong các con, mỗi con người của các con đều là có nhân quả trong đó hết, và cái nhân quả tốt thì bao giờ nó cũng phát triển mạnh hơn.

Do những bài làm của nó, nó phát triển tri kiến đó, nó hơn, nó đi nhanh hơn thì cứ cho nó vươn lên; thì những cái cây đó nó sẽ ra hoa, ra quả trái sớm hơn. Còn mấy con chậm hơn, yếu hơn; mấy con lần lượt được sự chăm sóc của Thầy thì mấy con cũng trở thành cây có hoa, có quả, có trái; nhưng nó chậm hơn, nó cũng vậy thôi nhưng mà nó chậm hơn một chút. Cho nên các con đừng vì chỗ đó mà mình xấu hổ; chỉ vì chỗ giải thoát của mình chậm mà mình đạt được kết quả tốt hơn.

Còn những bạn bè của mình họ có đi trước thì đó là cái duyên đặc cách của họ tức là cái hạt, nhân của họ tốt; họ đã gieo cái mầm đó nó từ lâu rồi, cho nên bây giờ họ gặp được phân, gặp được đất ẩm, đúng cái chỗ của nó, nó lên. Còn mấy con khi mà gặp được đất phân ẩm, nhưng mà cái hạt của mấy con yếu ớt hơn, cho nên nó phải chậm chạp hơn một chút, chứ đâu có sao, miễn nó đừng lép thôi.

(4:00) Khi mà trong lớp này chứ nó có những cái hạt lép. Tại sao? Tại vì cuối cùng rồi thì mấy con cũng có người phải bỏ, tu không nổi rồi thì cái đó là hạt lép, nó không lên đâu, chứ làm sao mà nó tròn vẹn được. Nhưng mà Thầy ước ao rằng trong lớp chúng ta là bốn mươi mấy người, vừa nam vừa nữ, bốn mươi mấy người, hôm nay là 45, 46 người rồi. Như vậy Thầy mong rằng lớp chúng ta không có cái hạt cái lép, mà hạt nào cũng tốt được, cũng lên thành cây, cũng ra quả hết. Đó là ước mong của Thầy mà.

Bao giờ mấy con cũng là con của Thầy thì Thầy có muốn bỏ đứa nào đâu, nhưng mà tại vì duyên của mấy con, tức là nhân duyên của mấy con tu không được, mà đành đặng mấy con không tu học được thì Thầy đành chịu thôi. Chứ Thầy muốn mấy con không có người nào là tu học theo Thầy mà không giải thoát.

Thầy tin rằng mấy con không giải thoát nhiều, ít ra mấy con cũng giải thoát ít, bởi vì không tu thôi, tu thì mấy con có sự giải thoát. Bởi vì pháp Phật nói mà: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy", người nào có duyên mà đến với Phật pháp ít nhiều ra thì họ cũng có sự giải thoát trong tâm hồn của họ rồi, chứ không phải không đâu mấy con.

Nhưng mà cái rốt ráo cuối cùng nó không phải dễ, nó không phải dễ cho mấy người rốt ráo cuối cùng, người đó nó phải có cái duyên rất là sâu dày rồi. Thật sự ra ở đây Thầy muốn nói rằng mấy con có duyên gặp Phật pháp, nhưng nghiệp của mấy con nặng nề thì mấy con phải thua người mà cái nghiệp người ta nhẹ hơn. Các con hiểu điều đó? Người ta nhẹ hơn thì người ta đi trước, nhưng mà mình nặng nề, nhưng mà mình bền chí mấy con.

2. TU TẬP PHẢI BỀN CHÍ GAN DẠ VÀ NHIỆT TÂM

(5:38) Đạo Phật chỉ có bền chí và gan dạ thì sẽ tới nơi, không có người nào mà không tới nơi. Dốt như ông Châu Lợi Bàn Đặc, nghĩa là ông học không thuộc. Như Thầy cho con cái bài ở trong lớp của chúng ta, bên nam vậy Thầy cũng biết, bên nữ thì Thầy chưa biết, chứ bên nam có người viết không được mấy con. Họ dốt quá dốt, họ viết bài không được, họ viết cái chữ quá lớn bằng vốc tay Thầy vậy. Bây giờ một trang giấy vậy mọi người người ta viết hai ba tờ vậy, ông viết sao giờ? Ông có năm, ba chữ, ông viết năm, ba chữ, mà ông phải viết chữ lớn để cho ông cũng được hai, ba tờ như vậy, chứ để không thì ông cũng thấy mặc cảm, mà rất tội.

Thầy thấy, như vậy là Thầy đã nhìn thấy những người như vậy, mà Thầy biết rằng đó là cái đặc tướng, gọi đó là cái đặc tướng của ông ta và ông ta không có được duyên ông ta đi học như chúng ta, được đi học từ trường lớp. Nhưng mà ông cũng cố gắng tu tập lắm, cho nên Thầy quyết định là Thầy cũng sẽ hướng dẫn nghiêm chỉnh như Tỳ kheo.

Vì vậy Thầy không có lo lắng người ta chê là giáo đoàn Thầy cụt tay, cụt chân, Thầy không có. Mà Thầy đem hết Phật pháp đến với họ, với tình thương an ủi họ. Họ là những người bất hạnh, họ rất mặc cảm với bản thân họ, vậy mà chúng ta không an ủi họ thì còn ai an ủi họ, còn ai làm cho họ được an ổn hơn là Phật pháp.

Cho nên chúng ta phải đem đạo đức Phật pháp an ủi những người bất hạnh trong xã hội của chúng ta, chúng ta làm cho họ sống như chúng ta, bình an như chúng ta, thì như vậy mới gọi là Phật pháp. Cho nên chúng ta nói Phật pháp là trí tuệ, chứ không phải Phật pháp bằng cái cơ thể cụt tay cụt chân. Thầy nói thật sự với mấy con.

(7:13) Qua đọc giới luật của Phật mà Thầy thấy các Tổ viết những bộ giới, nghĩa là người cụt tay, cụt chân không cho họ thọ Tỳ kheo, không có cho họ xuất gia, nghĩa là họ kém khuyết. Thầy nói không phải, họ sinh làm con người nhưng mà họ bất hạnh trong cái giai đoạn, cái nhân quả của họ thì chúng ta cũng an ủi sự bất hạnh của họ. Để họ trở thành con người thật sự như con người của chúng ta, và họ sống rất bình an, họ không còn đau khổ nữa, đó là điều mà chúng ta cần phải giúp đỡ.

Cho nên đối với Thầy thì tất cả những điều kiện mà các con quyết tâm tu tập, dù là đức Phật có nói: "Bệnh là một điều khổ trong năm điều khổ, bệnh là một điều khó tu trong năm điều khó tu". Nhưng các con đến với Thầy, dù bệnh đau Thầy cũng vẫn giúp mấy con bình an để mấy con yên tâm, mấy con nỗ lực mấy con tu, mấy con gan dạ vượt qua những cái nghiệp khổ đau của mấy con. Chứ không phải nghe đức Phật nói bệnh là khó tu mà bỏ mấy con, không cho mấy con tu, mà chính mấy con đang bị nghiệp bệnh đau. Như có nhiều người ở đây người ta có nhiều bệnh ngặt nghèo lắm mấy con, nhưng đến đây nhờ pháp Phật rồi người ta giữ gìn tâm bất động, dùng Tứ Niệm Xứ người ta đẩy lui tất cả những chướng ngại, những bệnh ngặt nghèo đó, người ta vượt qua được và đồng thời mình cũng giúp người ta bình an được.

Bởi vì pháp Phật làm chủ bệnh, mình biết cách giúp người ta ở trên pháp, người ta chuyển, tâm người ta bất động. Vì nếu mà người ta không biết pháp Phật, tâm người ta dao động, người ta sợ hãi, người ta lo, người ta sợ chết.

Còn ở đây chúng ta không sợ chết bởi vì sự sanh diệt là một sự bình thường, sự chết là một sự bình thường, cho nên chúng ta giúp họ tinh thần an ổn, để từ đó họ ở trên tâm thanh thản, tức là Tứ Niệm Xứ họ sẽ khắc phục được những tham ưu trên thân của họ, tức là bệnh đau, mặc dù là bệnh ngặt nghèo. Nói như vậy, Thầy đã giúp đỡ biết bao nhiêu người, trong khi họ bệnh đau.

(08:58) Nếu mà cứ dựa vào một bài kinh nói rằng "Bệnh là khó tu" thì điều này lại làm chúng ta bất mãn trong sự tu hành. Vì thấy mình bị bệnh rồi, mình không thể tu theo Phật được. Không phải, Thầy thấy không phải, điều đó không phải đâu mấy con. Chỉ sợ, ở trong đạo Phật có nói người không trí tuệ cũng tu không được. Đó là một điều khó, chứ không phải là tu không được. Một người bệnh là khó tu, chứ không phải là tu không được, các con hiểu bài kinh của Phật nói mà. Cho nên chỉ chúng ta có bền gan hay không, là chúng ta sẽ tu được mấy con.

Vì vậy mà Thầy hướng dẫn cho những người bệnh vẫn tu được, và những người mà không có đủ trí thông minh vẫn tu được. Vì vậy mà trong kinh Phật có ông Châu Lợi Bàn Đặc, ông không thông minh lắm, mà ông vẫn tu chứng quả A La Hán. Điều đó là điều chứng minh đạo Phật không bỏ một người nào hết.

Vì vậy mà hôm nay mấy con được học lớp này, là Thầy nghĩ rằng mấy con có duyên phước, vì vậy dù nghiệp mấy con có nặng đến mức nào đi nữa, các con hãy bền gan, một là chúng ta chết trên pháp của Phật, hai là chúng ta chứng đạo.

Cuộc đời chúng ta quyết định là như vậy, đời còn có gì đâu mấy con, có gì hết đâu, các pháp đều vô thường, không có một vật gì là của mấy con nữa. Thì mấy con hãy chuyên cần, siêng năng chỉ còn một hướng đi tới, đừng đi lui thì Thầy sẽ dẫn mấy con tới nơi tới chốn, các con cố gắng nhớ những lời Thầy nói.

(10:24) Bây giờ Thầy sẽ trả bài này cho Nguyệt Cảo, và trả bài này cho Diệu Đức, còn tập này thì trả cho Diệu Vân. Đây là các con nhớ tu tập như Diệu Vân, mà ghi chép trong này, đó là rất kỹ lưỡng. Mỗi ngày mình tu, mỗi giờ mình tu, mình đều ghi lại để cho mình quan sát lại sự tiến bộ của mình ở mức độ nào. Sự ghi chép như vậy đều là giúp chúng ta siêng năng tu tập.

Cho nên những gì Thầy khích lệ, khuyến khích mấy con, mấy con cố gắng mà làm, để rồi trên bước đường tu mấy con sẽ tới nơi tới chốn. Còn nếu mấy con tu rồi mấy con không ghi chép, mấy con viết chung chung. Viết chung chung cho nên nó không cụ thể rõ ràng, còn mình ghi chép lại thì nó sẽ kết quả rất tốt trên con đường tu của mấy con.

Bởi vì mình tu tập kỹ, mình nhiệt tâm mình mới làm được chuyện này, còn mình tu tập không kỹ, mình tu lấy có, mình tu lơ mơ thì coi như thiếu sự nhiệt tâm thì kết quả của mình nó sẽ ít, không được lớn, nhiều. Và mình nhiệt tâm, từng phút giây của mình bỏ ra, cuộc đời mình cũng hết rồi, mà mình không có nhiệt tâm trên sự tu tập, không ghi chép kỹ thì khi nó qua rồi, mình nghĩ lại nó lan man, nó không cụ thể rõ ràng. Cái nào lớn thì chúng ta còn nhớ, mà những chi tiết nhỏ nhỏ thì chúng ta khó nhớ lắm, còn mình ghi chép vậy làm sao nó quên được.

(11:50) Thầy sẽ trợ duyên giúp đỡ cho mấy con, khi mấy con cần giấy thì Thầy cũng giúp đỡ, cần bút Thầy cũng giúp đỡ cho mấy con, Thầy cho mấy con để các con viết, mấy con ghi chép, để hằng ngày mấy con kiểm điểm lại cái sự tu tập của mình, coi nó được những gì, nó chưa được những gì, điều đó là điều quan trọng mấy con.

Nhớ những điều mà Thầy nhắc nhở mấy con là những điều thật, kinh nghiệm bản thân của Thầy đã làm, đã tu tập mà đến hôm nay Thầy thấy mình được bình an, và Thầy cũng muốn cho mấy con cũng được bình an như Thầy.

Cho nên Thầy chỉ mong làm sao mấy con siêng năng làm cho đúng, những gì mà các bạn các con đồng tu mà các bạn con làm được, mà Thầy thấy hay, thì Thầy khích lệ cho mấy con cố gắng làm theo. Đừng vì một lý do gì mà các con bỏ cái thời gian của các con, phí mà ngồi chơi một cách rất là tầm thường thì không hay. Bởi vì mình tập trung hết sự tu tập, tất cả thời gian của mình vào sự tu tập.

Cho đến hôm nay mấy con ngồi trong lớp này mà để nghe Thầy cũng là một cái thời gian để chúng ta học tu tập, chứ đâu phải là chúng ta ngồi đây để mà chơi đâu. Cho nên tất cả những điều này, các con phải cố gắng, và cố gắng làm đúng, những gì các bạn mình làm hay thì mình sẽ làm.

3. VẤN ĐỀ ĐỘC CƯ TRONG LỚP HỌC VÀ KHI VỀ THẤT

(12:58) Và đồng thời Thầy xin nhắc lại cho mấy con nghe là mấy con đến lớp học này, thì trong lớp học khi gặp nhau, mấy con được quyền nói chuyện với nhau; nhưng khi về thất rồi thì mấy con sống độc cư, không được thất này qua thất kia nói chuyện mấy con.

Trong thời gian mấy con về thất là mấy con phải sống độc cư trọn vẹn, để cho mình tu, để cho mình lắng nghe từng tâm niệm trong tâm hồn của mình, nó nói gì, để cho mình ngăn và diệt tất cả những ác pháp. Chứ còn nếu mình nói chuyện là mình mất cái thì giờ, và mình không phòng hộ được ý căn của mình, do đó nó không thanh tịnh, và vì vậy mình sống ra ngoài mà mình sống không đúng cách.

Vì vậy thứ nhất là mình làm cho người khác thấy kỷ luật của Tu viện mình nó không nghiêm chỉnh. Và đồng thời khi mấy con đến thời giờ mà mấy con đến đây được nghe pháp, thì lúc bấy giờ mấy con được gặp nhau mấy con sẽ hỏi thăm nhau, mấy con sẽ trao đổi những kinh nghiệm của mình, thì điều đó là điều tốt.

Nhưng mà khi mà rời khỏi giảng đường này rồi, mà mấy con trở về thất của mình thì giữ gìn độc cư trọn vẹn, không được nói chuyện với nhau, không được người này qua thất người kia, sống giới luật nghiêm chỉnh hoàn toàn, sống độc cư trọn vẹn đừng nói chuyện với nhau trong khi mình về thất.

Tại vì mình về thất là mình nhập thất rồi, mình phải sống đúng hạnh của người nhập thất. Còn mình đến đây mình học là mình được trao đổi, mình hiểu biết mình trao đổi để mình hiểu biết người bạn mình tu như thế nào, như thế nào để giúp đỡ nhau, hoặc là những điều mà mình thân thương nhau.

(14:27) Cũng như bây giờ có chị em giúp nhau, bây giờ mình tu được vậy mà mình gặp không biết người bạn mình tu được không, mình hỏi thăm: "Hôm rày chị tu như thế nào? Được không? Tôi tu được như vậy, như vậy, mà tôi viết bài tôi thấy cái tâm tôi nó thấm nhuần được như vậy".

Qua kinh nghiệm đặc tướng của mình, mình nói lại cho người bạn, biết đâu chừng đó cũng là rút tỉa những kinh nghiệm của bản thân mình đối với người bạn của mình rút tỉa đó mà tu tập cho tốt thì được.

Trong giờ phút mấy con đến đây, trước khi gặp Thầy thì mấy con có được quyền nói chuyện nhau, chứ không khéo không biết là độc cư như thế nào đây? Nếu mà mình cứ nói mình gặp nhau, mình hỏi nói chuyện thì không biết chừng là Thầy thấy thì coi như mình bị phá độc cư. Do đó nó không tự nhiên mấy con, nó không tự nhiên vì trong bụng mình nó cứ nơm nớp nó sợ. Nhưng mà mấy con về thất mà mấy con nói chuyện, là mấy con phải sợ Thầy, đó là cái không đúng. Bởi vì mình về thất là mình tu, mình tu cho riêng mình, độc cư, độc bộ, độc hành mà mấy con.

Còn mình đến đây là mình học, để mình còn những cái phút mà mình hỏi Thầy, thưa Thầy và đồng thời mình cũng có sự trao đổi với huynh đệ của mình, chị em đồng tu của mình. Và đồng thời mình đâu phải là con người như cây, như đá, cho nên mình cũng có tình đối với cái người này thì mình thấy mình cũng có cái tình với họ chứ đâu phải là không. Bạn bè, đối với chung như lớp này, các con phải sống như là chị em với nhau, có tình thương nhau, thật sự thương nhau, không có ghét người nào hết, không có chia ra nhóm này, nhóm kia mấy con.

Mà mình sống người nào cũng như người nào, cũng thương nhau. Bởi vì mình đứng trong nhân quả mình nhìn mà. Cái mắt của mình nhìn nhân quả thì người nào cũng như người nào, người nào cũng đáng thương, người nào cũng đáng chị, đáng anh, đáng em, đáng những người thân của mình hết.

(16:11) Bởi vì các con thấy nhân quả nó trùng trùng duyên khởi, vì mình có biết người đó là ai đâu. Từ nhân quả của mình mà mình sinh ra, mình có biết không? Thì chính nhân quả đều là sinh ra, thì nó là anh chị em nhau trong một cha mẹ của nhân quả mà. Chúng ta phải thương nhau chứ? Sao lại chúng ta lại có sự nghi kỵ ghét nhau? Điều đó không tốt mấy con.

Cho nên ở đây Thầy khuyên mấy con tu cùng một Thầy, sống trong một chùa thì chúng ta như con một cha. Và đồng thời chúng ta nhìn sâu hơn nữa thì chúng ta là con của một cha của nhân quả, làm sao chúng ta có những sự mà không ưa nhau, ghét nhau? Mà chúng ta nên thương nhau, mỗi lỗi lầm chúng ta đều chia sẻ và giúp đỡ nhau.

Cho nên khi mà vào buổi học hỏi như thế này, thì chúng ta có quyền biết nhau, nói chuyện với nhau, để chúng ta trao đổi nhau có sự tâm tình với nhau, tình chị tình em với nhau, thì Thầy thấy rất là tuyệt vời. Nhưng khi về thất chúng ta phải cố gắng giữ gìn độc cư, độc bộ, độc hành. Bởi con đường đi của chúng ta là tự thắp đuốc lên đi rồi không ai thắp đuốc giúp cho mình được. Phật còn không giúp mình thì chị em làm sao giúp được, phải không mấy con?

Nhưng chúng ta có nhờ sách tấn, người chị mình thức tu, thì người em cố gắng. Người em thức tu thì sách tấn cho người chị cố gắng, đó là tình chúng ta trong đồng đạo, trong sự tu tập. Nhìn qua thất giờ này mà người đó còn ngủ thì thấy tội quá, mình thương em mình, mình thương chị mình, tại sao còn si mê.

Ngày nào đó đến Tổ đường để gặp, để học hỏi thì mình lại khuyên "Em hãy cố gắng", hay hoặc là "Chị hãy cố gắng, ráng chiến đấu, đừng có giờ này mà còn nằm, ráng nằm lại nguy hiểm lắm, mình là người tu mình phải tỉnh giác". Mình sách tấn, mình khuyên người bạn của mình, khuyên người đồng tu với mình, bạn bè mình thì điều đó điều tốt. Cho nên ở đây, Thầy nói khi về thất thì các con sẽ giữ gìn cho đúng, không có nói chuyện nhau.

4. OAI NGHI TẾ HẠNH

(18:10) Khi đi khất thực mấy con đừng đi vội vàng, nhiều khi mấy con đi như là mình gặp một cái chuyện gì thì nó không hay. Mình đi như là mình đi kinh hành tự nhiên, thanh thản, nhẹ nhàng, không chậm quá, cũng không nhanh quá. Phải tập hạnh đi mấy con, như thế nào mấy con cũng phải tập được oai nghi tốt đẹp của một người đi với tâm bình an.

Còn với tâm mà không bình an nó sẽ đi nhanh, nó sẽ không có đúng cái hạnh của nó. Cho nên vì vậy mà chúng ta đừng đi nhanh quá, đi ào ào thì không tốt mấy con, đừng có vội vàng, người tu chúng ta không có gì mà vội vàng cả. Cho nên chúng ta đi nhẹ nhàng, khoan thai, tập làm sao cho đúng cách.

Ngày nào mà Thầy dạy oai nghi tế hạnh, Thầy bắt mấy con phải đi cho Thầy xem và Thầy hướng dẫn cho mấy con cách thức đi đúng cách. Để sau khi mấy con ôm bát mấy con xin, thì cái oai nghi tế hạnh của mấy con đã nhiếp phục được, đặng lấy thân giáo mà dạy người mà. Tướng đi của người đó đẹp đẽ vô cùng, khoan thai, nhẹ nhàng. Do người tu tập như vậy thì mấy con sẽ thấy tâm hồn của mình nó thoải mái dễ chịu, nhớ cố gắng.

5. NHÂN QUẢ THẢO MỘC TRÙNG TRÙNG

(19:27) THiện giờ, mấy con sẽ nộp bài cho Thầy, Thầy sẽ về Thầy chấm những bài này cho mấy con và Thầy ghi cho mấy con nhớ. Đó là những điều mà Thầy nhắc nhở cho mấy con trong đó. Bài nào Thầy cũng ghi, để cho mấy con biết cái đúng, cái sai của mấy con. Như bài này, mặc dù mấy con viết đúng, nhưng mà Thầy để viết đúng ở đây, đúng chứ không sai, nhưng mà chỗ nhân quả duyên Sanh trùng trùng, tức là cái đoạn mà Thầy gạch một cái lằn rồi để cái chữ ở ngoài đó thì các con biết đây là cái nhân quả duyên Sanh trùng trùng của nó. Tức là từ cái những cái nhân này nó sanh ra cái quả, từ cái quả nó có nhiều cái nhân ở trong đó, cho nên nhân quả nó trùng trùng. Tức là mấy con nói về nhân quả trùng trùng của nó, nhân quả duyên Sanh trùng trùng. Rồi nhân quả chuyển biến thì Thầy cũng ghi nó nhân quả chuyển biến. Còn cái chỗ nào mà Thầy thấy nhân quả thảo mộc thì cái chỗ đó là cái nhân quả con đã ghi đúng.

Nó thiếu. Thí dụ như nó thiếu nhân quả trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên tan của nó. Nó thiếu thì Thầy ghi thêm để cho mấy con tiếp tục biết cái chỗ đó để sau bài kế mấy con sẽ làm cho nó đúng, nó đúng cái bài, nó đúng ý của nó. Cho nên những điều mà Thầy ghi, Thầy gợi ý thôi, Thầy gợi ý một vài chữ, thì mấy con sẽ đọc trong cái gợi ý đó, mấy con sẽ làm bài thứ hai, nó trọn vẹn đầy đủ hơn và nó xoáy vào cái đề tài của nó đang làm thì nó rất tốt.

6. MỤC ĐÍCH CỦA NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ LÀ ĐẨY LUI BỆNH VÀ PHÁ HÔN TRẦM THÙY MIÊN

(20:56) Còn về giờ giấc tu hành thì các con cẩn thận, khi mình ghi rồi thì mình phải giữ bám cho chặt như hồi nãy Thầy đã nói. Còn phần này thì Thầy sẽ giữ giùm để Thầy về Thầy sẽ đọc rồi Thầy sẽ ghi lại, và các con sẽ tiếp tục trong Định Vô Lậu. Ở trong đây mấy con tu về Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành, đối với mấy con, người nào mà tu 1 phút thì mấy con phải giữ gìn tu 1 phút cho nó có chất lượng.

Về sự tu cho có chất lượng, thì nó phải nhiếp tâm cho được, cho được 1 phút và an trú cho được. Nghĩa là đôi khi mấy con lưu ý về cái phần, cái người mà nhiếp tâm và an trú trong 1 phút, lần lượt mấy con sẽ tăng lên cho đến khi mà Thầy xét tới cái giờ nào, cái phút nào mà dừng lại, không được cho mấy con tăng lên nữa thì mấy con sẽ không bị tưởng. Còn nếu không mấy con tăng dài lên nữa, mấy con ức chế ý thức của mấy con nó không làm việc, có thời gian nó ngưng, nó không có niệm thiện, niệm ác đâu.

Bởi vì mình nhiếp tâm và an trú thì nó không bao giờ có niệm rồi, mà thời gian nó dài hơn cái sức của nó thì nó sẽ bị lọt vào trong tưởng, nó sanh ra những cái trạng thái tưởng. Do đó Thầy biết nhiếp tâm, an trú để làm gì? Mục đích của chúng ta nhiếp tâm, an trú để chúng ta trú vào được cái thân hành của chúng ta, để chúng ta đẩy lui bệnh mà thôi. Mục đích của chúng ta để đẩy lui bệnh và đẩy lui hôn trầm thùy miên thôi. Chứ không phải chúng ta nhiếp tâm, luôn luôn để cho nó hoàn toàn ở trên thân hành chúng ta, mà kéo dài cái thời gian ức chế tâm của mình đến tối đa của nó thì các con sẽ bị lọt trong tưởng.

Ví dụ như Thầy Chơn Thành, cái giờ giấc của thầy Chơn Thành, các con biết Thầy chỉ ngủ có buổi trưa thôi, hầu như ở trong lớp của chúng ta thì bên nam có thầy Chơn Thành. Vừa rồi thì có một thầy xin Thầy, để được giữ gìn giờ giấc như thầy Chơn Thành, nghĩa là 7 giờ tối thầy Chơn Thành tu tới 5 giờ sáng, nghĩa là tu suốt đêm. Nghĩa là như vậy thì các con cứ nghĩ rằng thầy Chơn Thành ôm một pháp phải không? Không, thầy không có ôm một pháp đâu mấy con.

(23:17) Giờ thứ nhất thì thầy tu cái pháp này, giờ thứ hai thầy tu pháp khác, ví dụ như giờ thứ nhất thầy tu Tứ Niệm Xứ, thầy giữ tâm thanh thản an lạc vô sự của mình, thầy để tự nhiên, thầy thấy mình không có buồn ngủ, không hề buồn ngủ. Nhưng mà những giờ nào mà buồn ngủ thầy ôm pháp Thân Hành Niệm thầy tu. Do đó mà cái buồn ngủ nó không đánh thầy được, cho nên thầy thức suốt đêm mà rất là bình an, và đồng thời thầy cũng khoẻ khoắn, bình ổn, bình an mà không thấy mệt nhọc, không thấy bệnh đau, không thấy gì hết.

Nghĩa là trưa thầy đi ăn cơm trưa, thầy chỉ nghỉ 30 phút thôi, xong rồi thầy tiếp tục thầy tu, thầy tu cho tới chiều. Chiều thì thầy đi giặt rửa trong 30 phút, rồi bắt đầu thầy tiếp tục thầy tu, thầy tu cho tới suốt đêm tới 5 giờ sáng. Rồi 5 giờ sáng thì thầy xả ra thầy đi một chút xíu, thầy mới đi quét dọn phụ với chúng, ở trong cái khu vực của thầy ở và đến cái Tổ đường này thầy quét dọn phụ với chúng ở đây. Khi mà đúng 7 giờ thầy sẽ đi vào thầy tu tập trở lại, tức là 7 giờ sáng thầy tu tập trở lại.

Giờ giấc của thầy thì hiện giờ thì ít có người mà có thể tu tập được. Và có một thầy cũng quyết tâm theo nhưng mà thầy đó lại bị tưởng, mà bị tưởng theo cái giữ giờ đó, cho nên vì vậy ức chế không có niệm khởi, không có niệm khởi thì lọt vô trong tưởng. Cho nên thầy ngồi mà hai cái chân của thầy nó quạt lên, quạt xuống, nó động và cái thân thầy nó lúc lắc, nó không ngồi yên, nó lúc lắc. Nghĩa là cái bị hành tưởng, nó lúc lắc cái thân thầy, nghĩa là thầy phải lúc lắc chứ không được. Nhưng mà bây giờ thì được Thầy hướng dẫn về cách thức phá nó không có.

Để xem xét cái thời gian của thầy. Khi mà mình ra khỏi cái tưởng, thì nó lại buồn ngủ mấy con, nó bị hôn trầm, nghĩa là mình ở bình thường với ý thức của mình thì mình bị hôn trầm. Cho nên mình phải có những pháp tu như thế nào để phá được hôn trầm. Do đó có pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác tức là đi kinh hành.

7. PHÁ DỤC LẬU, HỮU LẬU, VÔ MINH LẬU

(25:21) Vậy hôm nay mấy con thấy rằng, trong chúng, về phần mà Chánh Niệm Tỉnh Giác để đẩy lui Vô Minh Lậu. Như Thầy nói các con tu Định Vô Lậu, nghĩa là các con làm bài này đó là tu Định Vô Lậu, làm khai triển tri kiến. Vốn Định Vô Lậu nó sẽ diệt tâm tham và sân. Tâm tham, sân gọi là Dục Lậu, Hữu Lậu. Cái danh từ của Phật pháp có ba lậu hoặc: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu.

Một người mà tu tập hết ba lậu hoặc này gọi là Bất Động Tâm, Bất Động Tâm Định, cái định mà Bất Động Tâm hay là Vô Tướng Tâm, nó không có ba cái tướng lậu hoặc này gọi là Vô Tướng Tâm. Cho nên trong kinh sách chúng ta thường nghe danh từ Vô Tướng Tâm Định, hoặc là Bất Động Tâm. Đó là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của chúng ta, nó không động, mà nó không động là nó không phải các pháp ở bên ngoài động, mà đây là cái dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Mà do sự tu tập thì chúng ta mới biết được điều kiện, pháp nào để diệt cái lậu hoặc đó.

(26:31) Như pháp Định Vô Lậu là chúng ta ngồi tư duy, suy nghĩ để triển khai tri kiến của mình, nó sẽ quét Dục Lậu và Hữu Lậu. Còn Chánh Niệm Tỉnh Giác mà đi kinh hành để biết từng bước đi, và đồng thời nó có bốn giai đoạn để mà tu đi kinh hành, bốn giai đoạn này mục đích của nó là quét Vô Minh Lậu.

Hiện tướng của Vô Minh Lậu là cái ham ngủ, cái buồn ngủ, cái thuỳ miên, cái hôn trầm, vô ký tất cả những cái trạng thái mà nó quên, nó vô ký, thì đó là cái Vô Minh Lậu. Cái tướng của Vô Minh Lậu là những cái mình không hiểu, do không hiểu cho nên vì vậy mình cố chấp, vì vậy mà mình cũng là bị lậu hoặc của cái vô minh.

Mình tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác làm cho Vô Minh Lậu nó không còn có, cho nên mọi pháp đều là mình có thể thấy rõ và biết rõ. Và đồng thời mình triển khai tri kiến của mình đúng ở trên chánh pháp của Phật, cái như thật của Phật, do đó những pháp khác nó không làm cho mình lầm lạc, gọi là mình không còn Vô Minh nữa. Nó cộng hai bên, một bên Định Vô Lậu và một bên Chánh Niệm Tỉnh Giác nó giúp chúng ta phá đi ba cái lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

Khi người tu chứng quả A La Hán thì Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu không còn nữa. Mà không còn nữa bằng tri kiến giải thoát, không còn nữa bằng sức tỉnh giác. Như thầy Chơn Thành hiện giờ thầy thức suốt đêm mà thầy đi như vậy thầy không thấy nó buồn ngủ, không thấy mỏi mệt, không thấy gì hết, hoàn toàn an trú.

Đó là thầy đã dùng Chánh Niệm Tỉnh Giác, thầy phá cái Vô Minh Lậu, nhưng nếu thầy không có triển khai tri kiến của thầy trong Định Vô Lậu thì thầy sẽ còn bị dính mắc, chưa phải hết, cho nên cái Dục Lậu, Hữu Lậu thầy còn, chưa hết.

Hiện giờ thầy xuyên qua sự hướng dẫn về Định Vô Lậu, thầy làm bài, thầy tư duy, thầy suy nghĩ để làm cho tri kiến nó lớn lên, từ đó nó sẽ quét sạch cái Dục Lậu và cái Hữu Lậu của thầy. Và đồng thời cộng với sự tỉnh giác của thầy đã tu có, cái Vô Minh Lậu của thầy, thì coi như là thầy hoàn tất con đường tu của mình.

(28:37) Như vậy, khoảng trong thời gian không lâu nữa thì chúng ta sẽ có những người có thể nói rằng chứng đạt được chân lý chứ không phải không. Bởi vì các con thấy thức suốt đêm như vậy mà người ta không mệt mỏi, người ta không gì, bây giờ phỏng chừng chúng ta làm được chưa? Chưa, nó khó chứ đâu phải dễ, phải không?

Nó không phải đơn giản, cho nên chúng ta thức suốt đêm mà không bị lọt trong tưởng, vẫn ở ý thức của chúng ta là một điều khó chứ không phải dễ. Nhưng mà người ta đã làm được rồi, thì chắc chắn là cái Vô Minh Lậu người ta đã thắng được.

Và bây giờ Dục Lậu, Hữu Lậu còn một phần nữa, thì chúng ta khai triển tri kiến mà chúng ta hoàn tất con đường tu của chúng ta. Đó là cái hướng chúng ta thấy rõ, kết quả của chúng ta cụ thể mà. Cho nên một người bình thường chúng ta không thể nào mà sống mà không ngủ được đâu. Và không ngủ thì mình tập, mình cố gắng mình chịu đựng không ngủ trong vòng một đêm, một ngày một đêm, hai ngày hai đêm thì chúng ta đã thấy ngồi đâu nó gục, hoàn toàn chúng ta không làm chủ được đâu, rất là khó.

(29:34) Cho nên trên con đường tu chúng ta nhờ có phương pháp hẳn hoi chúng ta làm chủ được mình, tất cả cái ăn, cái ngủ chúng ta làm chủ. Bây giờ không muốn cho nó ngủ nó vẫn không ngủ, nó rất dễ dàng không khó khăn. Đó là bằng chứng chúng ta đã thấy trong huynh đệ chúng ta đã tu đạt được những kết quả đó. Vì vậy mà cũng là cái sách tấn cho chúng ta rất lớn, và chúng ta cũng sẽ làm được những điều đó chứ không phải không.

Do chỗ mà chúng ta thấy là vì cái Vô Minh Lậu của chúng ta, cái lậu hoặc vô minh của nó, cái tướng trạng của nó. Thí dụ như bây giờ các con thức từ 7 giờ cho đến 11, 12 giờ có thể dễ lắm, các con chiến đấu có thể con tới đó được. Nhưng mà khi mà các con nằm ngủ lại, thì 12 giờ, hoặc 1 giờ hoặc là 3 giờ các con dậy là khó lắm.

Các con biết trường hợp xảy ra như trước đây thầy Chơn Thành cũng nói với Thầy: 2 giờ thức dậy, chuông reo đúng 2 giờ, mình cài chuông đồng hồ nó reo đúng 2 giờ để thức dậy, mà nó thọc tay nó tắt đồng hồ đi rồi tiếp tục nó ngủ nữa. Thì các con biết cái bệnh đó là cái bệnh của rất nhiều người chứ không phải là một người. Thầy Mật Hạnh hồi đó ở đây cũng vậy, chuông reo nó dậy nó không chịu dậy, nó tắt rồi tiếp tục nó ngủ, nó lười biếng cách đó, nó si ghê lắm chứ không phải không đâu. Mà hầu hết nhiều người chứ không phải một người, tức là nó biết mà tại sao nó mê ngủ cách gì đâu không biết, nó tắt đồng hồ để nó nằm lại, 30 phút, một chút xíu là thấy 30 phút rồi, nó ngủ lại ngon lắm.

Cho nên vì vậy mà cảnh giác khi chuông reo là bật dậy liền, đừng có để dây dưa. Cho nên thầy Chơn Thành nói không được để đồng hồ ở trên đầu, không có được, nó thọc nó tắt; để nó ngoài kia, nó ra ngoài buộc lòng mình nó phải thức dậy thôi. Cho nên cài đồng hồ cho reo lớn, chứ còn nhỏ nhỏ nó ngủ luôn đó, nó cũng không cần nữa. Cho nên vì vậy mà cái đồng hồ cài cho lớn tiếng ra, mà để xa chứ còn để gần không được, đó là những cái kinh nghiệm mấy con.

(31:25) Thật sự ra đó là những điều kiện rất khó, đầu hôm mình thức khuya được, mình ráng cố gắng mình đi kinh hành mình phá được, nó không ngủ được. Nhưng mà dậy không phải dễ, dậy nó không có dễ đâu, nó dậy rất khó, cho nên nó tắt đồng hồ là nó ngủ thêm.

Vì vậy mà chúng ta rút tỉa từ kinh nghiệm đó, mà chúng ta biết giờ thức dậy, giờ ngủ và giờ thức dậy, tức là phải chủ động chứ không thể được.

Và hơn nữa là tự kỷ ám thị tức là tác ý nó đó: "2 giờ phải thức dậy nha, mà không thức dậy là chết mày đó", thì mình nhắc nó vậy, nhưng mà mình cũng phải gan dạ lắm mình mới thắng được nó, rồi sau đó nó quen, tới giờ đó mình, chuông không reo nó cũng dậy. Mà nó dậy được nó lại tỉnh táo, nó bật dậy nó quen thành cái thói quen mà, nó bật dậy nó đi kinh hành hoặc là nó đi rửa mặt, đi rồi nó vô nó thấy tỉnh táo, nó ngồi nó tu.

Đó là cách thức mình tập cho nó thói quen tốt mấy con. Con người của mình nó cũng dễ lắm, đó là một chuyển biến nhân quả đấy chứ không phải gì hết, mình chuyển biến cái nhân quả tức là do mình cố gắng, mình tập tức là mình chuyển biến nó, nó trở thành tốt.

8. GIÁ TRỊ CỦA KINH NGHIỆM TU TẬP

(32:28) Đó, cái lợi nhất là mấy con tu học ở đây là mình rút tỉa từng kinh nghiệm của các bạn, có người đi trước, có người đi sau, nó sẽ sách tấn chúng ta, chúng ta sẽ tu tập tốt. Nếu mà ở đây có được vài người tu chứng quả A La Hán, thì cái kinh nghiệm chúng ta rất rõ ràng rồi, vì những người bạn mình họ đi trước, họ có nhiều kinh nghiệm lắm mấy con, nó có nhiều kinh nghiệm.

Do những kinh nghiệm đó sau này thì các thầy, họ nói với Thầy: "Con sẽ viết ra những kinh nghiệm trong suốt thời gian mà con tu, nó có nhiều cái mà con gặp, nó rất nhiều cái khó khăn, con sẽ viết ra những kinh nghiệm đó, con để lại cho đời sau. Mặc dù con không có duyên độ chúng sanh như Thầy, con không có duyên thì con tu xong là con nhập diệt con ra đi. Nhưng con để lại kinh nghiệm của con bằng một cuốn nhật ký, hoặc là bằng những kinh nghiệm của con viết ra bằng một tập sách nào đó, con để lại để cho người ta đọc cái đó người ta thấy kinh nghiệm, và nếu người đó có trường hợp giống như con thì họ biết cách đó để họ phá, họ phá để cho họ bình an trên con đường tu. Là con chỉ đền đáp ơn Phật, ơn Thầy là chỗ con tu xong, làm chủ xong cho con, và đồng thời thì con viết ra, con để lại cho đời sau con đền đáp cái công ơn của đàn na thí chủ".

Cái ý của quý thầy họ nói vậy đó, thì Thầy mong rằng mấy con sau này, đời sau mà có được những kinh nghiệm đó thì rất quý giá.

(33:53) Chúng ta đọc lại trong kinh sách của Phật, chúng ta thấy các vị A La Hán ngày xưa họ không để lại những kinh nghiệm đó. Cho nên nhiều khi chúng ta đọc chúng ta không biết, chỉ nói họ chứng quả A La Hán rồi thôi, như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên.

Nhưng mà ông Mục Kiền Liên thì chúng ta thấy đức Phật còn có nhắc nhở khi ông bị hôn trầm, thuỳ miên đó, đức Phật nhắc nhở ông. Hoặc khi ông ngồi mà ông tu tốt, ông thấy mình tu tốt, ông khởi niệm ra đó, thì ông Phật bảo: "Im lặng như Thánh" đó.

Tất cả những điều này là những kinh nghiệm nho nhỏ đó thôi, còn hoàn toàn những khó khăn trong cuộc đời tu hành thì chúng ta không có thấy bài kinh nào mà nói cho rõ ràng. Nhưng mà trong đời tu hành của chúng ta, chúng ta gặp nhiều cái khó lắm mấy con, chứ không phải dễ. Qua những cái khó đó mà để lại kinh nghiệm cho đời sau thì người ta sẽ dễ dàng tu tập lắm, bởi vì người ta đọc người ta biết rõ.

Người ta biết rõ, người ta cũng là một con người thì nó phải có những sự giống nhau, nó có những cái đặc tướng giống nhau, có những kinh nghiệm nó gần như giống nhau. Cho nên họ rút tỉa, từ đó mà họ vượt qua những khó khăn đó. Còn hiện giờ thì chúng ta thấy rằng kinh sách Phật thì có cũng nhiều nhưng mà đọc kinh nghiệm mà đi sâu, nhiều khi chúng ta không rõ, nó khó khăn quá.

(35:06) Cho nên Thầy nghĩ rằng khi mà chúng ta Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng. Mà Niệm Phật tức là chúng ta phải nói về đời sống của đức Phật, phải viết một lịch sử đời sống về đức Phật, cách thức sống của Phật như thế nào, trong thời gian tu rồi cho đến khi thời gian mà đức Phật dạy đạo, cách thức oai nghi tế hạnh sống của Phật như thế nào đều viết ra. Đến khi mà chúng ta học vào lớp Chánh Kiến, chúng ta phải được học những gương hạnh đó, gọi là Niệm Phật.

Còn Niệm Tăng thì những vị Thánh Tăng trong thời đức Phật, chúng ta phải truy tìm ra những hạnh, và sự tu tập, kinh nghiệm tu tập của họ để mà chúng ta ghi lại thành giáo trình để cho người sau người ta học lớp Chánh Kiến người ta hiểu được. Vì vậy mà gọi là người ta Niệm Tăng.

Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới đó là Tứ Bất Hoại Tịnh, bốn pháp đầu tiên mà học lớp Chánh Kiến thì phải học được những điều này. Do học được những điều này nó lợi ích cho chúng ta rất lớn, rất lớn vì chúng ta biết được kinh nghiệm tu tập. Còn nếu không học được điều này thì rất khó.

Nhưng mà người mà soạn thảo được điều này thì chắc chắn là không thể ngoài Thầy. Các con biết, bởi vì muốn hiểu được đời sống của các vị Thánh Tăng, hoặc của đức Phật thì mình phải có trí Tam Minh, mình mới trở về mình mới nghiên cứu lại trong thời điểm đó. Bởi vì thời gian quá khứ nó còn lưu lại những hình ảnh, những nếp sống đó nó còn, đâu có mất.

Chúng ta chỉ cần chịu khó trở lại thấy lúc bấy giờ đức Phật sống ở tại Tịnh xá Kỳ Hoàn như thế nào, rồi lúc mà đức Phật tu khổ hạnh như thế nào, mình trở lại, hình ảnh đó nó còn lưu lại cách thức sống của đức Phật tu hành lúc bấy giờ ra sao, rồi mình ghi chép lại những lịch sử đó. Mặc dù là mình ghi chép nhưng mà nó phải có bảo chứng rằng ở trong bài kinh nào đó, nó có những hành động, tuy rằng nó không được rộng, nhưng mà mình phải lấy chứng cứ đó để mình nói ra thì người ta mới tin.

Hoặc là Thầy ít ra phải có mười người hay là năm người chứng quả A La Hán, đồng thời chúng ta phải quan sát bằng Tam Minh thì chúng ta viết ra lại. Người nào cũng viết riêng một bài hết, khi thấy hành động sống của đức Phật, người đó về viết, Thầy về viết và người kia về viết, chứ không có gộp chung nhau mà viết thì không được.

(37:37) Rồi sau khi mà chúng ta hợp lại đây là chúng ta đều thấy đúng, do đó đây là xác định là năm người chứng quả A La Hán đều thấy lúc đức Phật sống như vậy, tu như vậy, rõ ràng là người nào cũng thấy viết ra y như vậy.

Đó là chúng ta hợp lại để làm một bảo chứng cho người sau người ta biết rằng trong thời điểm đó đức Phật đang tu như vậy, hoặc đang sống như vậy để làm cho người ta thấy được gương hạnh của đức Phật tu tập. Và chúng Thánh Tăng như vậy, để làm thành một giáo trình cho người ta tu tập. Chứ không khéo mình tự đặt ra là làm sao, nó không đúng.

Buộc lòng phải có những chứng minh cụ thể, năm người, ba người còn nếu không thì phải dựa vào trong một bài kinh nào đó rồi chúng ta mới nói ra thì như vậy mới có bảo chứng người ta tin. Chứ còn không khéo người ta đâu có dễ gì tin mình sao, cho nên đây là một cái chuyện rất khó chứ không phải là chuyện dễ.

9. SÁCH TẤN DỰNG LẠI PHẬT GIÁO

(38:16) Nhưng mà Thầy mong rằng mấy con sẽ là những người tu chứng được, có đủ Tam Minh, mấy con sẽ trợ giúp làm cho rõ vấn đề này để dựng lại Phật giáo mấy con. Nếu không dựng lại Phật giáo thì sẽ mất đi, mà mất đi là loài người rất là thiệt thòi, bởi vì đạo Phật là một nền đạo đức không làm khổ mình, khổ người, đạo đức nhân bản – nhân quả, cho nên nó rất là tuyệt vời.

Như các con đã học, từ buổi đầu tiên cho đến giờ thì mấy con học về Định Vô Lậu, các con thấy là nhân quả, mà đạo đức của đạo Phật là đạo đức nhân bản – nhân quả.

Nhân bản là cái gốc của con người, nhân quả là cái hành động nhân quả của nó, hành động của nó. Cho nên nó rất là căn bản, nó rất là thực, nó không có còn mơ hồ nữa. Bởi vì vậy mà chúng ta càng đi sâu vào đạo Phật thì chúng ta thấy càng thực, càng thực tế hơn.

Cố gắng mà tu tập, không biết gì hơn là mấy con phải nỗ lực, siêng năng. Bởi vì mấy con bỏ hết công sức, dù mấy con tuổi lớn, tuổi già mấy con cũng về đây tu tập thì mấy con biết rằng những thời gian các con, cơ thể các con yếu đuối, sức khoẻ các con gầy ốm.

Nhưng mà tinh thần vẫn lớn, vẫn đi tìm sự giải thoát. Lẽ ra trong giờ phút này các con tuổi già mấy con sẽ ở nhà nghỉ ngơi, con cháu cung phụng mấy con khoẻ hơn, nhưng mà mấy con không có dừng bước, không có dừng bước.

(39:49) Ngày xưa có một nhà bác học, họ già rồi mà họ vẫn học sinh ngữ mấy con, rồi những người khác khuyên họ: “Sao già rồi mà còn học làm chi vậy? ” Cho nên sự thật ra thì theo Thầy thiết nghĩ, cái học của chúng ta là gieo cái duyên thông minh, mà cái nhân thông minh thì chúng ta phải học, mà chúng ta không học làm sao chúng ta thông minh, cho nên ông ta già mà ông ta vẫn học. Nghĩa là mình học rồi có lợi ích gì, ít bữa mình chết rồi, nhưng mà ông thấy rằng cái đời ông chết thì cái đời sau ông hưởng cái thông minh đó chứ sao.

Còn bây giờ chúng ta lớn tuổi rồi, chúng ta tu tập thì lỡ mà chúng ta không được làm chủ sanh tử, thì ít ra chúng ta cũng giữ được cái tâm bất động của chúng ta thì chúng ta cũng vào Niết Bàn có gì đâu, mà chúng ta mất mát đâu mà chúng ta phải sợ, cho nên ông không mất phần đâu mà sợ.

Còn bây giờ chúng ta không tu tập, chúng ta nằm nghỉ ngơi, chúng ta coi như một người mà hưởng dục lạc của thế gian này, con cái bây giờ lớn khôn nó lo lắng cho mình rồi, thì mấy con chỉ là nằm đó mà đau khổ, mà chờ chết. Cái thân của mấy con nó không để cho mấy con yên đâu, nghĩa là không đau nhức chỗ này cũng đau nhức chỗ khác.

Cho nên mấy con tu tập là mấy con có phước lớn. Do đó bây giờ mấy con lớn tuổi rồi nhưng mà mấy con còn hữu duyên, mấy con dự được cái lớp học này, mà dự lớp học này là buộc lòng mấy con phải đi tới nơi tới chốn. Tức là phải đến sự rốt ráo hẳn hoi hoàn toàn, chứ không phải là tu mà chơi được, nghĩa là một là chết, hai là chứng đạo có vậy thôi, chứ không có gì hết.

(41:08) Còn người trẻ, mấy con còn có trách nhiệm, nhiệm vụ rất lớn là mấy con còn gánh vác Phật pháp, mấy con còn cái công sức của mấy con phải dựng lại những gì cho đời sau, cho con cháu của chúng ta nữa mấy con. Bởi vì tiếp tục nhân quả nó diễn biến, nó sinh diệt, nó sanh mãi. Cho nên con người chưa bao giờ mà tận diệt đâu, chưa bao giờ mà cái hành tinh này nó tận diệt, nó không còn có nữa đâu, nó vẫn mãi mãi nó không bao giờ hết đâu.

Cho nên vì vậy mà các con phải nỗ lực tu để đem lại, để dựng lại Chánh Pháp của Phật để giúp cho con cháu, để giúp cho những người sau, bao nhiêu thế hệ sau chúng ta. Nó có một đường lối nó sống, nó có một đường lối nó đi, nó có một đạo đức nó sống, nó không làm khổ mình, khổ người. Nó biến cõi thế gian của chúng ta thành ra Cực Lạc thiên đàng, đừng để cho biến cõi thế gian chúng ta thành địa ngục mấy con.

Hiện giờ là Thầy nói thực sự là cõi thế gian chúng ta đang ở trong địa ngục chứ chưa phải là Thiên đàng. Người ta giết nhau, người ta cướp giật nhau toàn là chúng ta thấy, rồi người ta sống trong ô nhiễm của môi trường, lại gây bao nhiêu sự ô nhiễm thêm nữa. Đó là người ta biến cuộc sống của con người, của loài vật ở trên hành tinh này trở thành Địa ngục thật sự.

Vì vậy mà chúng ta hãy cố gắng mấy con, đừng nên để những sự sống trên hành tinh chúng ta trở thành sự u ám đau khổ, chúng ta hãy cố gắng, cố gắng tu, không phải riêng lợi ích cho mình mà còn lợi ích cho mọi người nữa mấy con, phải ráng, phải ráng!

(42:38) Ngày hôm nay mấy con đem công sức của mấy con là không phải riêng cho mấy con mà còn có nhiều người, người hiện tại đang sống với mấy con và người sắp sửa tương lai thừa kế sự sống ở trên hành tinh này. Cho nên sự tu tập của chúng ta là sự lợi ích rất lớn, chúng ta không phân biệt quốc gia, chúng ta không phân biệt màu da thứ tóc, chỉ là sự sống trên hành tinh này thôi mấy con, cho nên phải cố gắng.

Đạo Phật nó không có ranh giới, không có ranh giới con người Ấn Độ hoặc là con người Việt Nam, hoặc là con người nào, chỉ là con người là phải có sự sống nó như vậy, nó đem lại hạnh phúc cho con người. Cho nên chúng ta biến không còn cái ranh giới của quốc gia, biến không còn ranh giới của màu da, chủng tộc, tiếng nói mà tất cả con người đều thọ hưởng được sự giải thoát, sự an ổn này, đạo đức này. Cho nên chúng ta phải ráng cố gắng đem hết sức lực mình mấy con.

Bởi vì Thầy đem hết đời của Thầy mà Thầy nỗ lực Thầy tu, Thầy nghĩ rằng công sức của Thầy mà đem hết để làm sáng lại Phật pháp như ngày hôm nay, thì Thầy mong rằng mấy con là những người thừa kế nối tiếp. Đem công sức của mấy con không uổng đâu, vì một mình mấy con mà bao nhiêu hàng vạn người trên hành tinh này lợi ích lắm.

Một mình Thầy đã làm sáng tỏ, hôm nay mấy con được ngồi đây nghe được Chánh Pháp, học được Đạo Đức Làm Người, không làm khổ mình khổ người. Đối với Thầy thì nó rất nhỏ, đối với mấy con hiện giờ mà học được Thầy thì quá ít, quá nhỏ. Nhưng các con làm được thì cả thế gian này quá nhiều mấy con, một người nó chưa đủ mà nhiều người thì nó sẽ phủ trùm cả không gian đem lại hạnh phúc cho hành tinh của chúng ta, hành tinh sống.

Khó lắm mấy con, có được một hành tinh sống như hành tinh chúng ta không phải dễ đâu mấy con, rất khó đó mấy con. Chúng ta yêu thương nó lắm mấy con, đừng để nó tan hoại, đừng để nó tận diệt mấy con, nó tận diệt biết bao nhiêu sự đau khổ trên hành tinh này không?

(44:33) Cho nên con phải ráng, Thầy biết tu là khó, tu là khó là cực, mấy con phải thức đêm, thức khuya hơn là những người học sinh mấy con. Những người học sinh người ta học để lấy cấp bằng, người ta đi ra người ta làm để sống. Còn chúng ta học không những riêng để giải thoát cho chúng ta mà giải thoát cho muôn người, đem lại sự bình an hành tinh sống của chúng ta.

Chúng ta yêu từng tấc đất, từng cây cỏ của sự sống trên hành tinh này, cho nên chúng ta phải thương yêu, thương yêu, rất thương yêu! Nhờ đó mà chúng ta thương yêu mọi người, chính Thầy thương yêu mà Thầy còn ngồi đây nói chuyện với mấy con, chứ nếu mà Thầy không thương yêu chắc chắn là Thầy đã đi lâu rồi mấy con.

(45:08) Cho nên vì vậy mà mỗi lần gặp Thầy là mỗi lần sách tấn để khích lệ mấy con rất lớn trên con đường, bởi vì Thầy biết tu là khổ. Tu là gặp nhiều cái khó khăn chướng ngại của nghiệp thân của mình, của nghiệp tâm của mình, nó sẽ là con đường cản trở cái bước đi tiến tới của chúng ta. Cho nên mỗi lần có gặp khó khăn thì mấy con hãy gọi Thầy, lúc nào Thầy cũng có bên các con để giúp cho các con vượt qua những khó khăn đó, làm cho niềm tin của các con vững chắc, lòng các con không dao động trước những sự khó khăn đó. Chính Thầy là người hỗ trợ những niềm tin đó giúp mấy con vượt qua những nghiệp lực của mấy con. Ngày mai mới có tạo thành sự bình an trên hành tinh sống của chúng ta, đó là chúng ta thương yêu nhau mấy con.

Đến đây thì mấy con có hỏi Thầy gì nữa không mấy con? Để rồi mấy con sẽ tiếp tục, tiếp tục tu, về thất mà nỗ lực tu.

Giờ làm Định Vô Lậu thì mấy con ngồi tư duy cầm bút mà suy tư mà viết; giờ tu Chánh Niệm Tỉnh Giác thì tập chín chắn từng bước đi mấy con, nhiệt tâm từng bước đi, đừng tu lơ mơ mấy con, đừng tu lấy có mà tu thật tình, tu thật sự, tu để được giải thoát, tu để làm sống lại sự sống yên ổn, bình an trên hành tinh của chúng ta.

Đó là mục đích Thầy gợi ý cho mấy con, tu không phải vì mình đâu mấy con, mà vì nhiều người khác nữa, trong đó có mình. Phải nỗ lực mấy con, đừng có lười biếng nữa, phải siêng năng, mỗi lần mà có lười biếng thì mấy con nhớ lời Thầy thì mấy con sẽ không lười biếng đâu mấy con, nhớ kỹ điều đó. Thầy tin rằng những lời khích lệ, sách tấn của Thầy, nó là sức mạnh, cái sức mạnh vô giá, cái sức mạnh thần lực giúp cho mấy con vượt qua những cái khó khăn của bản thân của mấy con.

Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không? Để rồi chúng ta tiếp tục để mà tu tập.

Con cứ hỏi.

10. HƯỚNG DẪN TU HỌC CHO NGƯỜI VÀO LỚP MUỘN

(47:03) Tu sinh: Xin kính thưa Thầy là chúng con thì vào lớp muộn ạ.

Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con, con ngồi xuống nói.

Những ngày qua, lẽ ra thì mấy con phải được dự vào cái ngày đầu tiên để những lời Thầy nói các con đã nghe cho nó đầy đủ. Nhưng mà vì các con đến trễ, nhưng mà đến trễ nó chưa phải trễ đâu mấy con. Nó còn tiếp tục học và trong khi mấy con đang học nhân quả thảo mộc, thì do đó nó còn đang ở trong sự diễn biến của nhân quả thảo mộc, chưa phải đi đến cái kết cuộc của nhân quả thảo mộc.

Nếu khoảng chừng 1 tháng hoặc là 2 tháng, thì tất cả chúng ở đây đã học hoàn toàn cái chương trình của nhân quả thảo mộc xong rồi, thì mấy con đến là mấy con không học được nữa. Thầy sẽ giảng qua cái khác rồi, thì coi như là lớp này sẽ đóng cửa không nhận nữa.

Còn bây giờ nó còn đang học cho nên Thầy nhận thêm mấy con, nhưng mà mấy con muốn nghe lại, ở những cuộn băng thì những người khác người ta đã thu băng. Rồi mấy con nghe lại những buổi đầu Thầy nói chuyện, để cho lớp học của chúng ta nó trọn vẹn sự hiểu biết thì tất cả những cái cuộn băng này còn được thu lại.

Do như vậy thì con chưa phải trễ đâu, bây giờ con cứ tiếp tục làm bài như mọi người khác, để rồi Thầy sẽ giúp cho con cách thức để mà xoáy vào đề tài của cái bài của mình cho nó rõ ràng cụ thể hơn. Con cứ làm theo sự hiểu biết của con, để rồi lần lượt Thầy sẽ hướng dẫn, chỉ cho con cách thức để mà con quán, tức là con quán vô lậu đó, giúp đỡ cho con có khai triển được cái tri kiến của con như mấy người khác.

Nhưng mà những người khác người ta đang làm, bởi vì Thầy nói, ví dụ như một người bạn của con hiện giờ, người ta làm cái bài này đúng thì Thầy sẽ đặc cách ngay liền, Thầy không cần phải bắt họ phải chờ đợi mấy con, mà Thầy cho họ cái bài khác. Còn con chưa làm được thì con cứ ở lại con làm, mà nếu mà con làm được thì Thầy sẽ cho con lên những cái lớp khác, tức là con làm cái bài khác.

(49:13) Ở đây không phải là chương trình học của ngoài đời, mà là chương trình đào tạo giáo dục trở thành người có tri kiến vô lậu.

Cho nên người nào được, người đó sẽ học những bài kế, mà người nào chưa được thì ở lại học đi học lại, rốt cuộc rồi đi lên. Cái lớp đang làm được thì các con phấn đấu để lên lớp kế tiếp. Cái người mà tự mấy con, mấy con không hiểu thì tức là mấy con viết nó chưa được thì bắt buộc mấy con ở lại mấy con phải làm bài đó lại hoàn toàn, chừng nào mà được thì mấy con mới được lên lớp, còn nếu không thì mấy con chưa có làm bài mới được. Coi như là người ta làm xong ba bài mà con chỉ có một bài là con ở lại. Dù là cái người mới dự đầu cái khoá mà vào đây được nghe, mà làm bài không được thì người đó cũng vẫn ở lại, cứ làm mãi hoài.

Thầy sẽ cố gắng, Thầy bền chí, Thầy phê vào đó để cho biết cách thức, Thầy gợi ý cho họ làm, để cho họ làm cho đúng. Còn người nào làm được, trọn vẹn rồi thì Thầy cho bài khác để cho họ kết hợp được bài nhân quả của họ như là tổng thể nhân quả. Còn bây giờ đi vào những phần chi tiết của nhân quả chứ không phải tổng thể nhân quả. Cho nên khi mà kết hợp lại tất cả nó sẽ là tổng thể. Khi bài tổng thể nhân quả mà được rồi thì coi như là mấy con không có còn học được nữa.

(50:31) Mấy con thấy chưa? Cho nên mấy con yên tâm. Bây giờ từ đây cho đến 10 ngày, 20 ngày nữa tức là cuối tháng này, mà nếu còn thì thôi, chứ qua cái bài này mà Thầy thấy đến đề tài khác rồi, thì thôi đương nhiên là Thầy không nhận nữa, không nhận vô đây. Chờ những khoá khác sau, chứ còn khoá này Thầy không dạy nữa, bởi vì Thầy đủ rồi.

Lẽ ra Thầy nghĩ rằng Thầy sẽ dẫn dắt 10 người, 20 người thôi, 10 người nam, 10 người nữ, đó là cái sức của Thầy, Thầy biết. Cho nên các con thấy, Thầy bị nói nhiều đó, ho là bị nói nhiều chứ không phải gì. Cho nên Thầy phải phục hồi lại, tức là phải nghỉ ngơi, ít nói lại để cho cái Thần khí của mình nó không bị hao, chứ Thầy nói nhiều nó hao, tức là cái phổi của Thầy nó sẽ bị ảnh hưởng đó. Các con thấy Thầy mấy bữa rày Thầy không ho, nhưng hôm nay Thầy ho nhiều lắm! Các con thấy không? Đó là Thầy nói quá nhiều, nhưng mà vì mấy con mà phải nói, chứ không nói mấy con biết làm sao.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy