00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20100704-TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG-PHẬT TỬ THANH HOÁ

TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG - PHẬT TỬ THANH HÓA

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 04/07/2010

Thời lượng: [2:22:54]

1- HIỂU VỀ PHÁP TÂM BẤT ĐỘNG

Phật tử: Thưa Thầy con xin hỏi theo con nghe hiểu Thầy dạy là nếu bình thường tu theo trình tự theo pháp hướng, trước tiên thì tu pháp tác ý là tâm bất động, với “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” để tu thẳng pháp như vậy thì tu sinh cần phải có điều kiện gì?

(00:32) Trưởng lão: Nói chung là mỗi một cái người tu sinh mà đến mà tu tập thì phải có cái sự quyết tâm, chứ không phải là mình đến đây mình tu chơi một hai tháng, con. Mình phải quyết tâm, cuộc đời của mình mình biết là vô thường, không có người nào mà tránh khỏi sự chết, bệnh tật, sự khổ đau hết. Cho nên mình đã hiểu được Phật pháp thì mình biết: Tất cả các pháp đều vô thường, không có pháp nào là của ta hết. Cho nên vì vậy mình phải có sự quyết tâm. Chứ còn nếu mình đến để mình tu chơi hay hoặc là thăm dò coi pháp môn này. Đối với Thầy không có sự thăm dò, Thầy không dạy đâu. Bởi vì mình tu chơi, mình còn nghi ngờ.

Khi mình ở trong gia đình, mình nghiên cứu tất cả những kinh sách của Phật, coi cái pháp nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Mà không phải làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì không phải là sách Phật. Bởi vì đạo Phật nhắm vào bốn, khi ra bốn cửa thành thấy bốn sự đau khổ là sanh, già, bệnh, chết, có phải không?

(01:39) Cái mục đích đức Phật đi tu là giải quyết bốn chỗ đó. Sau khi giải quyết được, làm chủ được rồi, đức Phật mới đem truyền dạy lại cho mọi người. Con người thì ai cũng có bốn sự đau khổ đó. Mà dạy lại cho chúng ta mà chúng ta lại nghĩ ra cách này, nghĩ ra cách khác làm cho lệch con đường của đạo Phật. Cho nên ở đây mục đích của Thầy không phải Đại thừa, không phải là một tôn giáo nào khác mà nó là chính gốc của đức Phật đã làm chủ bốn sự đau khổ. Mà đến đây tu chơi, làm sao Thầy dạy?

Con thấy họ tu chơi, họ đến đây một tháng hoặc hai tháng rồi đi về. Thôi, chuyện đó họ thấy đời họ còn mê, họ còn thích sân, còn thích ăn, thích uống, thích ngủ nghỉ thì tu vậy tu làm cái gì đến đây? Bỏ hết, dẹp hết! Đời không còn gì là của mình nữa đâu, tất cả đều vô thường, không có pháp nào là của mình hết. Khi hiểu được như vậy thì bỏ hết, quyết tâm đến đây, một là chết hai là chứng đạo. Như vậy Thầy mới dạy chứ, con thấy không?

(02:45) Nhưng mà Thầy rõ ràng là pháp của Phật Thầy dạy, một người bây giờ Thầy nói rất là tầm thường đi nữa, ngay đó họ giữ tâm bất động là họ đã giải thoát rồi. Bây giờ cái thân họ đau nhức cách gì mà giữ tâm bất động, chẳng hề sợ hãi là họ đã giải thoát rồi. Mặc dù nó đau mặc nó chứ. Nó là cái pháp ở ngoài, chứ đâu phải là của mình đâu mình sợ, con thấy rõ không?

Bởi vậy cái câu mà Thầy tóm tắt lại để cho mọi người hiểu, mà họ không chịu tu, họ còn nghĩ pháp khác. Nghĩ pháp khác thì đi tìm đi! “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, một cụm từ đó con thấy đủ giải thoát rồi. Mà họ không chịu giữ, họ không chịu sống, họ không chịu ôm ấp cái đó để đi đến cái cứu cánh cuối cùng. Họ mới sống trong một tuần hay một tháng, nửa tháng, họ tu mà họ nghĩ lung tung, họ viết đủ loại. Trời đất ơi! Vô trong thất đâu phải ngồi đó để phóng dật. Con thấy cái sai là cái sai quá sai.

Chỉ dùng một câu “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” là dẹp hết tất cả bao nhiêu cái đó. Chừng nào mà tất cả những cái niệm kia đều là bị dẹp sạch bằng một cái câu pháp hướng này thì chừng đó ra thất hỏi Thầy. Có phải không? Thầy dạy có một câu thôi, Thầy đâu có dạy nhiều. Đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. “Không có thời gian đến để mà thấy”, nghĩa là không có ôm pháp Phật thôi, ôm pháp Phật thấy giải thoát.

(04:07) Cũng như Thầy dạy con bây giờ giữ “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tất cả các pháp đều vô thường”. Do đó bây giờ đầu đau, hay bệnh tật, hay hoặc là gia đình, vợ con, cha mẹ, mặc! Nó là pháp ở ngoài chứ đâu phải là cái chỗ bất động tâm này. Mấy người làm động tâm đâu có được. Bây giờ cha hay mẹ mình là cái người mà nuôi dưỡng mình, mà phỏng chừng đang hấp hối, đang chết, mình về đó mình có cứu họ được không? Không được. Vậy thì mình phải tu để cho mình làm chủ được, rồi mình về mình tìm họ, mình đền đáp ơn sanh thành. Tại sao lại bỏ đi về? Nói báo hiếu, báo hiếu cái gì? Về còn làm khổ thêm người khác nữa chứ ở đó. Phải không, con thấy rõ không? Mà ở đây nỗ lực gạt bỏ những cái ái kiết sử đó xuống, giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Người quyết tâm như vậy mới chứng đạo chứ.

(04:58) Thầy dạy có một câu mà đơn giản, mà nó cái gốc của giải thoát của đạo Phật: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Con thấy bây nhiêu đủ rồi. Bây giờ thí dụ như cái duyên của con, con đến đây con giúp đỡ cho tất cả những người đến đây, lo xong hết, đó là cái duyên của mình. Sau khi xong rồi, dẹp hết. Đủ duyên tôi đến đây tôi làm, tôi thấy còn một cái gì mà tôi còn muốn làm để giúp đỡ mấy người, tôi làm. Sau khi xong rồi, trong năm tháng, ba tháng, sáu tháng, vô trong thất hoàn toàn tôi giữ tâm bất động. Bảy tháng sau coi tôi ra, tôi như thế nào?

Đâu có phải đạo Phật tu lâu đâu, đâu có lâu, hiểu không? Ăn thua giữ tâm bất động. Mà có cái chỗ bất động của mình biết rõ “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Mà giờ có niệm gì thì ngay đó tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đi! Ở chỗ này chỉ bất động sao lại niệm?”. Con thấy không? Làm sao niệm nào vô, niệm nào vô được? Niệm nào mà xen vô chỗ mà tâm bất động của mình? Xen vô kiểu đó thì nó làm động rồi. Động rồi thì đâu được, đuổi liền. Thì ngay đó cứ giữ gìn cái tâm bất động của mình, thì chứng đạo chứ sao!

Mình không cần đòi hỏi mau, nhưng một phút mà tâm bất động là giải thoát rồi. Rồi hai phút, rồi ba phút, rồi một ngày, rồi hai ngày, ba ngày, bảy ngày thì trời đất ơi! Bây giờ đó, Thầy nói bây giờ con không cần Tứ Thần Túc nó cũng tự có nữa, con không cần luyện tập nó nữa. Tại cái tâm con nó bất động, nó thanh tịnh thì nó phải đủ lực nó chứ. Nó sẵn ở đây nè. Nhưng mà cái tâm tham, sân, si con chưa có ly dục ly ác pháp thì con không làm gì được hết, nó không có gì hết. Mà khi nó thanh tịnh rồi, nó bất động rồi thì nó đủ. Con người của chúng ta nó vi diệu đặc biệt lắm! Thầy tu rồi, Thầy nói thật sự chỉ có con người mới làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Con người mới có đủ cái lực này thôi, ngoài con người không làm được.

(07:07) Cho nên đức Phật thể hiện con người, dạy cho chúng ta những cái phương pháp này quá tuyệt vời. Thầy dạy pháp Như Lý Tác Ý, vậy mà không tu thì rất uổng!

Vô trong thất ngồi, thời gian sau đi ra, Trời ơi! Niệm tùm lum, nói tầm bậy tầm bạ. Đâu phải người đi tu tâm bất động mà còn nghĩ chuyện này chuyện kia thế gian, làm này kia lợi ích cho thế gian, rốt cuộc rồi các pháp đều vô thường. Bây giờ có sáng chế, có hoả tiễn, có những cái gì cho nó văn minh hiện đại cho cách gì, rồi nó cũng tiêu diệt. Bởi vì các pháp vô thường mà, con hiểu không?

Chỉ có cái tâm bất động là thường thôi. Bởi vì cái thân tâm của chúng ta hiện giờ nó biết cái bất động, chứ không phải thân tâm là bất động, con hiểu không? Nó biết cái bất động. Thì bất động nó cả vũ trụ, chứ đâu phải bất động có một chỗ.

Con cứ nhìn không gian của chúng ta, con thấy nó sẽ là bất động. Mà hễ cây lá nó rung động, mây bay, mưa gió thì nó là động. Nhưng mà nó yên lặng phăng phắc, nó không có một cái gì thì nó là bất động. Mà cái mà để biết bất động đó, có phải là thân tâm chúng ta không? Chứ đâu phải thân tâm chúng ta, chúng ta mượn cái vật để mà chúng ta nhận ra được cái hoàn toàn nó không vô thường. Còn tất cả đều vô thường. Có nhiêu đó thôi.

(08:39) Cho nên vì vậy mà trong thất chúng ta ngồi tu thì giữ tâm bất động, có niệm nào gạt ra hết. Không có pháp nào là hơn pháp này hết, nó là cái chân lý của đạo Phật rồi. Bởi vì bài pháp đầu tiên mà đức Phật đã giảng cho năm anh em Kiều Trần Như đó là Tứ Diệu Đế.

Khổ, mấy con thấy rõ ràng đức Phật nói: “Con người là khổ”. Có người nào không khổ không? Đó là cái chân lý rồi. Cái nguyên nhân sanh ra đau khổ thì Tập đế, thì rõ ràng là lòng ham muốn của con người, con thấy có khác không? Ai cũng có ham muốn hết. Nhưng mà diệt cái lòng ham muốn này thì nó là Diệt đế chứ sao, gọi là Diệt đế. Mà diệt cái lòng ham muốn thì nó ở trong tâm bất động chứ sao? Phải đúng không? Tâm bất động, thanh thản thì nó là Diệt đế chứ sao! Chân lý mà, có phải không?

Mà bây giờ mình giữ tâm bất động thì ngay đó Bát Chánh Đạo nó đầy đủ tám lớp học của nó. Có gì đâu khó đâu?

Thầy làm cho mấy con hiểu biết để mấy con đi vào con đường tắt, không cần phải tu từng lớp lang, bằng từ pháp này tới pháp khác, kéo dài cái thời gian quá lâu. Cho nên hiện bây giờ có nhiều người đứng ở trong cái giai đoạn này, có nhiều cụ già sắp chết rồi mà vẫn còn ôm thọ Bát Quan Trai, giữ gìn tám giới. Tu pháp Thân Hành Niệm, rồi ngồi quán thân bất tịnh, quán tâm vô lậu. Ôm ngay tâm bất động! Khi cái tâm mình khởi dục ham muốn điều gì thì ngay đó bất động liền tức khắc.

(10:22) Sắc dục cũng không đòi hỏi được, hễ nó đòi sắc dục thì có động chứ gì. Con thấy không? Đâu cần gì phải quán bất tịnh cho mất công. Chỉ cần nhìn lại tâm mình bất động hay là động mà thôi, đủ rồi. Nó động thì tất cả những cái gì dù cái gì nó cũng động.

Các con thấy chưa? Mau lắm, tu gọn nhẹ, có một pháp duy nhất dẫn vào đạo. Còn bây giờ mấy con phải nào là quán thân bất tịnh nè, quán thực phẩm bất tịnh nè, làm cho nó nhàm chán nè, quán xương trắng. Ôi thôi nó đi lòng vòng, mất thì giờ!

2- GOM LẠI MỘT PHÁP

(11:00) Phật tử: Con thấy mình bị kẹt như vậy, thật ra con có nghe lại cái bộ Chánh Kiến, trong một số bài pháp thì con thấy Thầy dạy mọi người là nhiếp tâm, rồi tu tỉnh thức, …​ con cũng muốn thực hành theo. Một ngày thì con bận làm việc thì buổi khuya con có tu tập, thiệt ra con tập theo cái kiểu con hiểu thôi, có hôm con nghe thầy dạy tâm bất động thì con tu tâm bất động, sau đó thì con lại nghe, giống như con không đủ lập trường thì thỉnh thoảng con cũng tập tỉnh thức, tập nhiếp tâm chút xíu thành ra hơi lung tung, giống như con chưa có hiểu sâu sắc lắm.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Thầy biết, cho nên Thầy gom lại hết. Nếu mà tu từng pháp, từng pháp thì nó bị kẹt. Ôm pháp này còn pháp kia, ôm pháp kia còn pháp nọ.

Như bây giờ thí dụ như con quán thân bất tịnh làm cho cái tâm sắc dục con nó không khởi nữa, nó nhàm chán, nó gớm, nó nhờm gớm. Nhưng mà thực phẩm chưa quán bất tịnh làm sao. Mà hễ con còn ăn còn uống thì tâm sắc dục vẫn còn chứ, đâu có chuyện dễ với nó đâu. Còn nếu mà con quán thực phẩm bất tịnh mà quán nó có đến cái mức độ thôi, chứ con quán hơn con không ăn nữa, thân con chết. Như thời đức Phật có một số Tỳ kheo đã quán thân bất tịnh, đã quán thực phẩm bất tịnh không ăn không uống để chết cả đám, mà trong khi mình tu chưa tới nơi.

Thậm chí có người quán cái thân này vô thường, rồi coi như không ra gì, mướn người ta đâm giết mình. Thì đó là một cái sai, không phải. Dụng nó như mình dụng một con ngựa để mà đi, làm cái phương tiện để mà đi đến cứu cánh bằng cái sức lực nội tâm của mình, nó phải tốt không? Chứ không mà diệt nó làm cái gì? Khi không mà làm cho nó nhàm chán không ăn uống, rồi nó bệnh tật, nó còn khổ đau hơn.

(13:04) Rồi dục không, bây giờ còn gò bó ngồi kiết già cho tréo chân lên xuống đau. Ngồi thoải mái trên ghế vầy dựa lưng giữ tâm bất động không được à? Ông Phật có dạy chúng ta làm điều đó không? Mấy người có theo được Phật ngồi dưới cội bồ đề không? Thấy ông Phật ngồi cách nào? Ông suốt đêm ông ngồi tréo chân như vậy, cho chết ổng luôn cho rồi. Con cứ thử nghĩ đi, bây giờ tréo chân như vậy mà ngồi hai mươi bốn tiếng đồng hồ, nó luộc gân con liền đó.

Con người thì cũng phải cọ kẹ chứ, cũng phải rung động chứ, con người mà ngồi bất động, mà tréo chân kiểu đó, tới chừng đứng dậy đi không được đó chứ đừng nói chuyện, Thầy biết. Lên Chân Không mà Thầy tu với Hoà thượng Thanh Từ. Mới đầu ngồi ba mươi phút, sau tăng dần một giờ đến hai giờ đồng hồ, coi chừng mà bung chân ra, coi ông thầy nào đi cũng xiểng niễng hết. Có phải không? Con người chứ đâu phải, bằng xương bằng thịt chứ đâu phải cây đá sao?

Mấy người cứ tưởng cái tướng ngồi của mấy người. Nhưng mà sự thật ra mấy người, khi nào mấy người ngồi cái đứng dậy mà tự nhiên được thì đó là đúng. Phật pháp đâu có dạy chúng ta gò bó. Đức Phật nói rất rõ: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Đến thì có giải thoát, chứ đến sao lại gò bó thân tâm chúng ta khổ như vậy? Như vậy là mình tu sai Phật mà mình không nhớ mình lời đức Phật dạy. Con thấy, ông Phật ông biết trước, ông dè dặt cẩn thận hết rồi, mà thế mà đời sau vẫn còn vậy. Chấp tướng!

(14:32) Phật tử: Kính thưa Thầy, con suy nghĩ về khổ, vô thường, vô ngã và cái nghiệp lực nhân quả luân hồi, thì con muốn buông bỏ một lần cho sạch để giải thoát. Thì lúc nào nó quay lại, nó tác động lên con làm con cũng muốn buông hết xuống.

Trưởng lão: Buông phải có pháp chứ con. Buông mà không pháp làm sao buông được. Con nói vô thường, vô ngã, nhưng mà con muốn buông nó thì có pháp đàng hoàng, chứ không pháp nói không được đâu.

Phật tử: Tức là khi đó con thấy nghiệp lực nhân quả luân hồi, con nghĩ về luân hồi, mấy chục năm đằng đẵng mình lại phải ấy nữa thì mình muốn buông một lần đi tự tử…​.buông một lần là để cho nó sạch để nó giải thoát

Trưởng lão: Người ta khi biết mình từ cái thân nhân quả luân hồi, do nhân quả mà có, chứ không phải không. Nhưng mà người ta vượt lên nhân quả, đứng trên nhân quả liền tức khắc. “Tâm bất động” Thầy đứng trên nhân quả, Thầy đạp nhào hết nhân quả xuống chứ làm gì tác động Thầy được? Còn con đi từ từ, từ từ, nhân quả nó chụp con còn nát thân hơn, có khi con vượt qua không nổi nó. Người ta dùng pháp ngay liền “tâm bất động” người ta đứng trên nhân quả, không có nhân quả tác động được.

Đầu Thầy đau, mà Thầy ở trên bất động, làm sao Thầy lưu ý cái nhức đầu Thầy? Thành ra có nhân quả, nhưng nhân quả đâu tác động được Thầy. Cho nên từ đó nhân quả bị rút lui, Thầy không đau đầu. Còn mấy con nhát gan thì bị nhân quả, cho nên từ cái đau đầu nhẹ nó lại thành đau đầu nặng. Tại tâm mấy con chú ý vô nó, tức là mấy con bị nhân quả chi phối. Còn Thầy không bị nhân quả, Thầy có tâm bất động, các con thấy hay không?

Cái nhân quả tác động, Thầy biết cái nhân quả ngày đó, giờ đó Thầy bị nhức đầu, phải không? Thì ngày đó nhức đầu thì nhức mặc nhức, chỉ biết tâm bất động, không lưu ý tới mày, chỉ lưu ý cái tâm bất động. Thầy đã tập từng sống trong bất động rồi thì lưu ý cái thứ đó làm cái gì? Tại cái tâm mình khi mà cái đau, nó tự nó lôi cái tâm mình vào, tức là nhân quả nó lôi mình vào rồi.

(16:41) Thầy có thân, Thầy cũng đang ở trong nhân quả, nhưng mà Thầy tu chứng rồi, Thầy vượt ra nhân quả rồi, cho nên không làm gì Thầy được hết. Còn mấy con bị nhân quả chi phối. Mà Thầy có cái pháp thôi tâm bất động, Thầy đem cái đó ra kinh nghiệm bản thân, mà kinh nghiệm của đức Phật dạy cho mấy con giữ gìn cái chân lý giải thoát đó mà cứu mình. Dạy lòng vòng mấy con mất thời giờ quá.

Mà nhiều khi mấy con tu, mấy con bị chấp pháp nữa. Mười chín cái đề mục hơi thở, rồi pháp Quán vô lậu, cái này cái kia đủ thứ, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo người ta mà. Nhưng mà dạy tuần tự vậy chứ người ta nắm một pháp người ta đi vào liền tức khắc, người ta đập liền tức khắc.

Mười hai cửa vào đạo, tức là Mười hai nhân duyên, người ta phá Mười hai nhân duyên, mở banh ra hết cửa. Chỉ có cái người gan dạ nhất, người ta vô cái cửa Cảm Thọ người ta phá luôn, cho mày đau đi. Con thấy người ta vô cửa Cảm Thọ, người ta đánh sập nó xuống làm beng hết. Vô cái cửa mà Vô Minh con thấy mình phải học tập, tri kiến của mình phải thông suốt mình mới phá được Vô minh. Lâu lắm! Vô ngay Cảm Thọ là người có ý chí, là người ta đập nhẹp ngay liền Mười hai cửa, tức là Mười hai nhân duyên tan nát hết.

Bởi vậy cái người nào mà theo Thầy là người ta có ý chí ngút ngàn không sợ gì hết, ôm chặt pháp liền tức khắc, dập!

(18:17) Phật tử: Thưa Thầy là muốn vô cái cửa Cảm Thọ thì mình tu cụ thể cũng là tâm bất động rồi?

Trưởng lão: Tâm bất động đó con. Vô cửa Cảm Thọ đó, là tâm bất động đó. Nó bất động là cửa Cảm Thọ nó đánh dập xuống hết.

Phật tử: Kính thưa Thầy! Khi mà con nghĩ về cái cơ bản vô ngã, tức là không có gì là ta, của ta và cuối cùng tất cả mọi việc đều vô thường. Mà bây giờ mình sống trong luân hồi cứ mãi đằng đẵng ngày nào cũng như thế thì con thấy nó sợ hãi. Nếu mà mình buông bỏ được, mất cái thân này không còn ta nữa thì nó cũng đã là giải thoát rồi, theo Thầy rồi. Trong đầu con nó vẫn còn cái niệm đấy, nó cứ quay đi quẩn lại.

Trưởng lão: Cái niệm đó là tại vì con mắc dính ở trong những cái kinh điển mà con không thấy. Bởi vì nghiệp đi tái sanh luân hồi, mà trong đầu óc con dính cái gì đó cũng là tạo thành cái nghiệp.

Còn tâm Thầy bất động, không có nghiệp gì mà vô chỗ bất động, hễ động là nghiệp. Bởi vì nghiệp nó đi vào trong ba cửa thân, khẩu, ý. Cái ý mình khởi ra một niệm gì đó là nó tạo thành cái nghiệp rồi, con hiểu không? Mà ở đây Thầy bất động, nó đâu có khởi niệm được, thành ra nó không có nghiệp. Tức là ngay đó Thầy chấm dứt tái sanh luân hồi rồi. Còn con cứ nghĩ: Ờ bây giờ ta vậy, nghiệp. Cái niệm của con là cái nghiệp của con, tức là con phải tái sanh chứ sao? Đâu có chạy đâu khỏi đâu.

Bởi vậy Thầy dạy có một pháp thôi, không dạy nhiều. Mà người nào biết thì giải thoát, không biết thì không bao giờ giải thoát. Cho nên mấy con vô trong thất mấy con tu, mấy con viết thơ viết từ, Trời đất ơi! Tâm bất động mà còn viết dữ vậy? Thôi vậy là tiêu rồi. Thôi đi về đi, nấu cơm giúp cha mẹ đi cho rồi, chứ ở đây tu làm chi. Tạo nghiệp quá trời. Đó con thấy chưa? Thầy đơn giản lắm, dạy đơn giản!

(20:12) Phật tử: Thực ra con nghe thì con thấy là con bị kẹt, con bị kẹt vì con nghĩ rằng thật ra các pháp Thầy đã dạy đó, thì tập nhiếp tâm hoặc là tập Định Niệm Hơi Thở con thấy Thầy quá khổ sở, hầu như tuần nào ngày nào Thầy cũng kiểm tra họ, không kiểm tra không được.

Trưởng lão: Mình phải kiểm tra, phải theo dõi, chứ không khéo nó rối loạn hô hấp, rồi cái Thầy chịu trách nhiệm chứ ai.

(20:37) Phật tử: Với điều kiện hiện tại thì con nghĩ điều đó rất khó, có thể là rất nhiều lần mới tập lại được, con bị kẹt bởi chỗ đó. Thành ra buổi tối thì con cũng có tu, con nghĩ không phải nhiệt tâm lắm đâu, nhưng mà con hay bị kẹt lung tung.

Trưởng lão: Bởi vậy thay vì mình giải thoát mà ngược lại mình không để cho tâm mình giải thoát. Mình ôm pháp là bị trói trong đó rồi, con thấy không giải thoát phải không?

Còn bây giờ Thầy nói: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi Thầy ngồi vầy. Thầy có cái gì mà vô làm động tâm, Thầy nhắc nó: “Tâm bất động, không có được”. Nghĩa là Thầy không khởi ham chứng đạo, không khởi làm cái gì. Thầy ngồi chơi, tâm thanh thản, an lạc, vô sự như người vô sự hoàn toàn vậy thôi. Niệm ham muốn thế gian thì cũng không đánh vô đó được, mà niệm Phật pháp vô đó cũng không được, không có một cái niệm nào vô đó được. À, khỏi mày muốn tu cho mau thành Phật thì “Đi ra, chỗ này không có thành Phật thành Tổ gì hết, chỗ này chỉ có bất động”.

Con thấy không? Thầy đơn giản quá đơn giản, mà chính chỗ đó mới là Phật đó. Làm một người bình thường, chứ đâu phải làm một cái người mà tu ngồi đó mà gò bó, lúc nào cũng giữ tâm bất động thì cái chuyện đó còn sai nữa. Không! Không có giữ tâm bất động đâu mà nó bất động, Thầy chỉ cần biết thôi.

(21:57) Phật tử: Tác ý xong như vậy, tác ý như vậy thì tâm mình nó không có đối tượng nào phải không Thầy?

Trưởng lão: Mình tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi chơi, chứ không giữ tâm bất động nào hết.

Phật tử: Mình không nên để ý gì hết?

Trưởng lão: Không có để ý gì hết, thản nhiên hết. Nó nghĩ điều thiện mặc sức nó nghĩ làm cái gì làm, mà điều ác là dừng ngay liền. Tức là Thầy giữ tâm bất động trong pháp Tứ Chánh Cần.

Còn bây giờ nó không còn niệm nữa thì giữ pháp Tâm Bất Động ở trên Tứ Niệm Xứ, cho nên luôn luôn tự nó biết thân Thầy. Mà nó ra ngoài thì lôi nó vô: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì bắt đầu nó vô. Thì nó ở trên thân nó thì nó quán thân nó. Thân, thọ, tâm, pháp thì nó là Tứ Niệm Xứ.

Phật tử: Mình cũng không cần phải tự động là quan sát toàn thân?

Trưởng lão: Không! Mình không cần, tự nó quay vô. Tại vì nó bất động, nó bây giờ nó ở đâu? Thì nó phải ở trên thiện pháp, mà ở ác pháp bị Thầy đuổi, đó là Tứ Chánh Cần.

Cũng như mấy con bây giờ nó bị có niệm đó, nó chưa hết niệm, cho nên vì vậy nó phải ở trên niệm thiện, mà niệm ác thì mấy con cứ đuổi. Rồi do đó khi mà nó không còn niệm nữa thì bắt đầu bây giờ nó bất động thì nó phải ở trên thân con chứ nó làm sao nó ở chỗ khác được? Mà nó ở chỗ khác thì phóng dật, thì nó có niệm. Con thấy tu dễ quá, không có khó đâu.

(23:21) Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi tiếp là, như là những cái mà kiến thức, tri kiến thì con đọc sách, nghe băng Thầy giảng thì nó có kiến thức, giống như nó trang bị cho mình một cái nền tảng để khi mà mình tác ý câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” có niệm tới hoặc có ác pháp tới thì nó có cái lực.

Trưởng lão: Nó hiểu biết, nó xả niệm.

Phật tử: Bản thân câu đó nó đã hiểu rồi. Bình thường chẳng hạn một người mà không có hiểu, chưa có đọc sách nhiều thì con nghĩ có thể là cũng khó.

Trưởng lão: Đó là cái giai đoạn đầu của mấy con mới vào thì mấy con phải đọc sách để triển khai cái tri kiến hiểu biết của mấy con về Phật pháp. Mà khi hiểu biết rồi thì dẹp không đọc nữa, chứ không phải đọc hoài. Ở đây không có nuôi dưỡng cái tri kiến này mà chỉ biết sống bất động tâm thôi, có vậy thôi. Nghĩa là dù con có học bao nhiêu đi nữa, dù cái kiến thức con có dồi dào đi nữa, con chỉ ra con nói, chứ con không giải thoát, con biết không?

Cho nên bây giờ trong cái giai đoạn đầu con phải hiểu, đặng khi một niệm nó khởi ra thì ngay con biết cái niệm đó nó nằm trong cái nhân quả nào rồi. Cái ái kiết sử nào, nó biết liền hà. Tại vì mình học rồi, chứ nếu mình không học thì chắc mình không biết đâu, có phải không?

(24:47) Bây giờ đầu tiên con vô con học hết, con biết rồi, thì bắt đầu giữ tâm bất động. Khởi một cái niệm đó, thì cái kiết sử nào đó con đều biết mặt: “Đi, tao biết mặt mày quá, đâu có gạt tao được”. Đó là cái tri kiến con về Phật pháp nó đã thông suốt. Còn khi mà tri kiến con nó chưa thông suốt thì con phải đọc kỹ lưỡng đàng hoàng những cái điều mà Thầy dạy như: “Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo”, “Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào”, thì con phải đọc những sách mà Thầy viết để nó cô đọng lại. Chứ còn bây giờ mấy con lật cái tạng kinh mấy con đọc mênh mông đó thôi mấy con tóm lược lại để mà mấy con nắm cho vững để mà tu thì mấy con không đủ sức. Không đủ sức mà tóm lược lại, nó mênh mông quá.

Còn bây giờ đọc những cái sách của Thầy nó tóm lại, nó gọn lại để rồi trong lúc đó mấy con chỉ ở trên đó ngay đó thiện. Thì cái niệm khác hiện ra thì mấy con thấy nó biết liền nó, thì nó mới dừng đi, nó chỉ còn để lại cái tâm bất động của con thôi. Có cái pháp tu tập. Thầy giúp mấy con khóa lại, tuyệt vời. Cỡ sức mà Thầy ngày xưa mà có những kinh sách này, Thầy không tu tới 10 năm, cực khổ quá!

3- TU TẬP BỊ ỨC CHẾ HƠI THỞ

(25:57) Phật tử: Kính thưa Thầy, khi con tu mà nó bị ức chế hơi thở, thì con thấy nó hơi thở như chặn lại và tâm mình nó chán nản, nó buông hết tất cả, thì làm sao mình có thể để cho hơi thở nó thông?

Trưởng lão: Đúng rồi! Con thì Thầy thấy bây giờ con xả, ra chứ con không có tu gì nữa hết. Nhìn cái gương mặt con, biết là đã tu sai rồi. Nó vừa xanh mà vừa ốm, không có có một vẻ gì là một con người hoan hỷ ở trên gương mặt hết, nó làm cho con khắc khổ quá. Con cứ nhìn cái gương mặt của con thì con sẽ thấy con khắc khổ. Do con hiểu sai Phật pháp mà con đã trói buộc con quá khổ. Con phải bỏ xuống hết, dẹp hết, dẹp hết thì may ra con mới tu có cởi mở, chứ không khéo con bị vướng ba cái pháp này, con tu không tới.

Đã cuộc đời nó đã trói buộc mình nó đủ loại, hở ra nó lôi bên đây, hở ra nó lôi bên kia. Bây giờ đi vào Phật pháp lại để cho những kinh sách, những lời kiến giải nó lôi con nữa thì chết rồi. Trời đất! Nó dính bên đây, dính bên kia, không biết cái chỗ nào gỡ rối.

(27:12) Buông xuống hết, buông xuống, dẹp hết! Sống thản nhiên, thanh thản. Rồi chừng đó muốn tu pháp nào đến hỏi Thầy. Chứ còn cứ bị pháp kẹt như vầy khó lắm. Giờ kẹt hơi thở, con ôm chặt hơi thở thì trật rồi. Khi nào mà có người dạy hơi thở là người ta đã dạy con.

Thí dụ như bây giờ người ta dạy con, đầu tiên người ta dạy con cách thức thở hơi thở bình thường, hơi thở dài, hơi thở ngắn. Để thử coi cái hơi thở con thở dài có bị rối loạn, thở ngắn có bị rối loạn không, thở bình thường được hay không? Sau khi mà luyện tập ba hơi thở này: thở dài, thở ngắn, thở bình thường không có bị rối loạn thì người ta mới bắt đầu dạy con: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” - Đó là cái giai đoạn đầu của Định Niệm Hơi Thở.

Còn bắt đầu bây giờ dạy, tâm con bây giờ nó vọng tưởng quá, ngồi lại người ta dạy: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Tức là con bị hôn trầm thì người ta dạy phải thở ngay hơi thở chậm liền tức khắc phá ngay hôn trầm.

Mà bây giờ cái loạn tưởng nó cứ lia lịa như thế này, người ta dạy con phải lấy hơi thở ngắn mà dập nó liền tức khắc. Thì con hít vô thở ra, hít vô thở ra, không có niệm nào vô được. Thì như vậy dập ngay liền cái niệm ở trong đầu con liền, chỉ còn biết qua hơi thở. Bởi vì ba hơi thở con thấy: hơi thở bình thường, hơi thở dài, hơi thở ngắn, phải không? Vô đề mục của hơi thở là nắm ba hơi thở đầu tiên. Mà con rối loạn hô hấp, con thở dài cái con mệt quá, thôi rồi, chuyện đó hết phá nổi nó rồi. Hay hoặc con thở lẹ quá như thế này để phá vọng tưởng, mà nó thở hổn hển thì thôi rồi, cũng hết rồi, con hiểu không?

(28:50) Cho nên khi mà dạy hơi thở, người ta dạy bắt đầu con thở hơi thở bình thường: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”. Người ta cho con thở chậm chậm chậm chậm, hít vô hết sức hít, bắt đầu thở ra chậm chậm. Người ta dạy cho con năm hơi thở được rồi, thì tiếp tục người ta thấy một thời gian trong một tuần lễ hay một tháng dạy cho cái hơi thở dài mà không thấy rối loạn hô hấp, người ta dạy tiếp lên tăng mười hơi thở. Mười hơi thở được, người ta hai mươi hơi thở dài chậm chậm vậy, nó không rối loạn hô hấp con hơi thở dài. Gặp mà hôn trầm, thùy miên con chỉ thở mấy hơi thở là nó chạy mất, tỉnh bơ liền, không có gì hết.

Pháp hơi thở hay lắm, nhưng mà có điều kiện là luyện tập hơi thở là nguy hiểm lắm. Bởi vì nó thân hành nội, nó không dễ đâu, nó rối loạn hô hấp là thấy khổ lắm. Cho nên chính Thầy, Thầy cũng sợ mấy con. Dạy mấy con hơi thở, nó lỡ mà có rối loạn hô hấp rồi thì chỉ còn phải dùng cánh tay đưa ra đưa vô thôi, chứ không có cách nào khác nữa hết. Hơi thở thì hay lắm, nhưng mà có điều kiện là cái người phải hợp với hơi thở, có đặc tướng với hơi thở thì mới thở được.

(30:01) Phật tử: Thưa Thầy như con dường như nó bị vướng vào cái hơi thở và nhiều lúc con hít thở thì nó như bị chặn lại và ngực nó cảm thấy nhói.

Trưởng lão: Đó, đó, nó bị rối loạn rồi, đó con, nó bị nhói ngực. Bị nhói ngực, tức là con hít thở rồi con trụ ở trong đó, nó mới đau ngực. Tức là mình hít vô đó rồi mình nín thở, lại. Tức là mình coi như là chu kỳ của nó, nó quá chậm đi. Thay vì hít vô hết rồi đó, bắt đầu thở ra liền cho theo cái nhịp cho kịp. Cái này lại để dừng lại một chút xíu rồi mới thở ra, thì cái dừng một chút đó mà trở thành cái ngực con bị tức. Nó sai một chút thôi, nó bị tức. Chứ không phải là đợi mà mình hít vô, rồi mình nín như mà luyện hơi thở nín thì nó khác đó.

Cho nên vì vậy mà khi mà luyện hơi thở mà nín thở thì người ta hít vô thở ra rồi người ta mới nín, chứ người ta không để nó giữ cái khí ở trong phổi. Mà giữ cái khí ở trong phổi mà nín thì nó sẽ dễ sanh bệnh, dễ sanh bệnh. Bởi vì hít vô cái bắt đầu nín, no ngực lên cái nín lại, đó là dễ sanh bệnh lắm. Nhưng mà thở ra, con nín thở thì không có bệnh. Cho nên phải tập luyện trở lại con chớ để không có được. Nói hơi thở vậy chứ khó lắm, không phải dễ đâu. Bỏ cái hơi thở, tập cánh tay. Nếu mà tập luyện về cái phương pháp hơi thở thì tập cánh tay, bỏ hơi thở.

(31:38) Phật tử: Dường như con tập cả cánh tay thì con vẫn trụ bị vướng về hơi thở, mình vẫn nhìn cảm nhận hơi thở.

Trưởng lão: Cảm giác hơi thở, vẫn biết hơi thở. Đừng có lưu ý hơi thở thì nó không bị dính. Chứ lưu ý hơi thở, thì cũng như mình mượn cái tay đưa ra đưa vô mà mình vẫn biết hơi thở theo với cánh tay, thì coi như là hít vô thì con đưa cánh tay vô, thở ra đưa ra, thì coi như là theo nhịp cái hơi thở mà đưa ra đưa vô chứ không phải là cánh tay đưa ra đưa vô. Nó phải hai cái này nó phải cách lìa nhau. Bị cách lìa nhau ra thì con mới tu được. Chứ còn hít vô đưa vô, thở ra đưa ra, đó thì coi như nó cũng theo hơi thở nó đưa ra đưa vô thì không được, nó sẽ bệnh đó. Phải sửa sang lại.

4- DÙNG TRI KIẾN NHÂN QUẢ ĐỂ XẢ TÂM KHI RA NGOÀI THẤT

(32:21) Phật tử: Thưa Thầy! Nhưng bây giờ con ra ngoài đến cuối tháng Tám con mới xin phép vào. Thì ra ngoài con tu tập như thế nào?

Trưởng lão: À? con ra ngoài tu tập, cách thức dùng tri kiến để xả tâm. Ai nói gì thì mình phải thấy nhân quả, vui vẻ chấp nhận, xả tâm hết, không buồn, không phiền gì ai hết. Ai nói gì nói, xả tâm hết, đó như vậy đó. Cứ ai nói cái gì đó, thí dụ như nói trái ý hoặc là nói lời mà ngọt ngào yêu thương con cách gì thì con thấy đây là nhân quả. Không mừng mà cũng không buồn thì đó là dùng tri kiến nhân quả để xả tâm. Con bao nhiêu đó đủ rồi. Nó hợp rồi.

Đi ra ngoài, thí dụ bây giờ con ra ngoài con nấu cơm hay hoặc làm gì tất cả mọi cái, ai nói gì nói, xả tâm. Nói nay nấu cơm không chín, cơm khét, cơm thiu, cơm sống, cơm nhão gì đó, vui vẻ cười chứ không có nói, không có buồn, không có gì hết. Tất cả những cái gì mà người ta nói: “Bữa nay nấu cơm ngon quá, làm đồ ăn thật ngon” cũng không mừng. Thì đó là cách thức để xả tâm ở trên pháp nhân quả. “Khen không mừng, chê không buồn” con chỉ tu bao nhiêu đó đủ rồi. Chứ còn không, con vô thất mà ngồi trong đó thì bị dính cái khác, cứ bị một mình đó. Một mình thì nó phải làm bạn với cái khác, mà nó không làm bạn với hơi thở thì nó làm bạn với ai? Con thấy không?

Còn mình ra ngoài, thì người này người nọ kêu là bạn hết, nói chuyện với nhau là bạn hà. Cho nên cái tâm nó dễ làm bạn lắm, nó kết bạn với nhau dễ lắm. Lại nói chuyện một hơi, rồi nó nói một hơi, cái nó làm bạn với người đó rồi. Cho nên nó làm quen mau lắm. Còn ở trong thất có một mình mình thì nó không có người làm bạn, cho nên nó sẽ làm bạn với cái thân của nó.

Cho nên nếu mà nó làm bạn với thân nó thì nó làm bạn với hơi thở. Nó làm bạn với những cái rung động trong cơ thể của nó thì không khéo thì nó sẽ bị trật, phải biết cách. Cho nên khi mà vào thất, người ta chỉ cho mình cách thức tu rồi mới dám vào, vào mà ôm bậy bạ là chết. Với nghiên cứu đó con, nghiên cứu rồi mà vào, chưa phải cái kinh nghiệm của người khác dạy mình mà mình nghiên cứu rồi mình vào tu theo cái hiểu của mình, cái kiến giải của mình là người chưa chứng đó, nó không rõ đâu. Rồi nó theo cái hiểu của mình, nó thành ra lệch.

(34:48) Cho nên mấy con thấy như các Tổ mà Trung Quốc, họ qua Việt Nam mình họ dạy cho các thầy ở bên Việt Nam mà tu. Thành ra tu về thiền cứ ức chế ý thức. Thành ra họ hiểu có như vậy thôi, họ kiến giải có nhiêu đó thôi, cho nên họ cứ dạy cho mình, như Hoà thượng Thanh Từ dạy “Biết vọng liền buông” đó, đó là cái Thiền Đông Độ rồi. Còn không thì nó dạy cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, chứ nó có thứ nào nữa. Bởi vì đó là ảnh hưởng, mà như trong sách Thầy nói nó ảnh hưởng của Lão Tử là Vô Vi. Nó buộc nó phải giữ cái tâm nó không niệm gọi là vô vi, đó là Lão Tử. Mà nếu nó đi sang qua Khổng Tử thì nó phải cúng bái, cầu siêu, cầu an chứ, nó bày đặt ra thờ ông bà mà. Thì Khổng Tử này nó vậy thôi.

Mà bây giờ các nhà sư đều nó đã chịu ảnh hưởng từ nó đi học thì nó phải học từ Khổng Tử, nó mới lên Lão Tử rồi mới đi qua Phật giáo chứ, con hiểu không? Thì nó phải chịu một cái lớp văn hoá của đất nước của nó rồi, chồng lên một cái lớp của những cái nhà triết học của dân tộc nó rồi. Thì nó phải hiểu Phật giáo qua cái kiến thức của Khổng Tử, của Lão Tử rồi, không thể nào hơn được. Còn Việt Nam của mình thì chịu ảnh hưởng thôi, chứ đâu có cái gì khác. Chứ ông Lão Tử, Khổng Tử đâu có phải của Việt Nam.

5- THẤY HƠI THỞ ĐI LÒNG VÒNG CÓ ĐÚNG KHÔNG?

(36:16) Phật tử: Thưa Thầy khi con ngồi con, khi nó lặng lặng lên, con thấy hơi thở nó đi thông qua tức là nó đi qua mũi, đi qua chỗ nhân trung dưới này thì nó mát mát ở dưới này, rồi đi qua vòm họng xuống và khi con thở ra nó cũng thấy mát mát ở chỗ dưới nhân trung.

Trưởng lão: Cái đó là con bị tưởng mất rồi. Con sống thường mà con thấy cảm nhận như vậy đó là bị tưởng. Hơi thở thường thường từ phổi ra và ở ngoài hít vô thôi, còn mình thấy mà tưởng tưởng nó đi ra đi vô lòng vòng gì đó là bị tưởng hết rồi. Sống tưởng đó con, cái đó sai pháp.

Phật tử: Tức là lúc con yên lặng thì con thấy nó mát mát.

Trưởng lão: Yên lặng thì thấy nó như nó đi mát mát, đó là sai, bị tưởng, cần dẹp liền: “Tưởng dừng lại, hơi thở thì chỉ biết hít vô từ lỗ mũi vô phổi, từ phổi đi ra, không có được đi lòng vòng, lòng vòng”. Người ta dùng tưởng đó con, người ta nói Chuyển Pháp Luân, người ta dùng tưởng đi vòng vòng cột sống đó con.

Phật tử: Con cảm nhận dường như cái đó con biết nó đi ra đi vào từ qua mũi này, nó đi qua…​

Trưởng lão: Thì nó hoàn toàn là tưởng không. Thí dụ nó đi trật đi, nó đi hoài vậy đi. Thật sự ra thì mình hít vô thì nó theo cái lỗ mũi nó vô phổi thôi, con hiểu không? Vô phổi thôi. Rồi từ phổi mà thở ra thì nó cũng từ phổi đi ra thôi, chứ nó không có đi vòng vòng, vòng vòng cái mặt mình.

Phật tử: Con không có bị nó đi vòng vòng trên mặt, tức là nó hít hơi thở lên vào trong khoan mũi này, xong rồi ở dưới cái vòm họng mình nó có mấy cái lỗ thông hơi, thì nó đi qua đấy rồi nó chui xuống vòm họng rồi vào cổ họng nó đi xuống.

Trưởng lão: Mà con còn tưởng nữa, Trời đất ơi! Chỗ họng nó có hai cái lỗ thật, nhưng mà khi nào nó bị hóc bị gì đó thì hai cái lỗ đó nó mở ra, phải không? Còn nếu mà bình thường thì cũng có hai cái lỗ đó thật sự, nhưng mà nó không phải để thở đâu, cho nên khi bịt lỗ mũi mình thở được là nhờ hai cái lỗ đó mấy con. Hai cái lỗ chỗ họng đó, chỗ dưới này đưa lên cái lỗ mũi đó, cho nên mình bịt ở ngoài thì mình hít vô bằng cái miệng của mình vẫn thở vẫn được, nhưng mà nó không đúng cách của nó đâu. Cho nên vì vậy mà con thấy cảm nhận như vậy nó chưa, bởi vì lỗ mũi là lỗ mũi, không có thở miệng được. Miệng để ăn, chứ không phải để thở. Cùng cực bây giờ cái lỗ mũi nó nghẹt quá mới thở cái lỗ miệng để sống, chứ sự thật ra đâu có ai mà cái miệng mà thở đâu.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói phải luyện tập làm sao, thí dụ cái lỗ mũi con bị nghẹt thì con bảo: “Thở lỗ mũi không được thở cái miệng, phải thông xuống”, thì ngay đó tất cả những cái gì mà nước, nhau gì trong đó nó đổ ra, bắt đầu con thông mũi. Thì con truyền lệnh nó, nó phải thông suốt đó con.

(38:58) Phật tử: Con cũng có tác ý là: “cái hơi thở phải bình thường, thông suốt” nhưng mà có thể cái lực nó chưa đủ như thế nào đấy nên nó vẫn bị.

Trưởng lão: Không phải đâu con, không phải. Cái hơi thở từ nhỏ mà cha mẹ sinh ra đều là nó có cái sự tự nhiên của nó, chứ nếu nó không tự nhiên con đã chết hồi nhỏ mất rồi. Cho nên vì vậy mà khi mà sinh ra mà mình không có khóc được thì bà mụ phải móc miệng mình cho mình khóc, khóc đặng cho thở cho được đó mấy con. Đó cách thức để tạo cho mình thở, mà khi tạo thở được rồi từ đó nó quen đi rồi. Chứ không khéo mà khi mình sinh ra không thở, bà mụ ép ngực mình, rồi làm cái thế cho mình thở cho được. Hồi sinh ra, ở trong bụng mẹ mà vừa ra, nó dứt cái cuống nhao mà thở cái dòng thở của người mẹ đó, nó bứt cái đứa bé nó không còn thở được mấy con. Làm cho nó thở để nó tiếp cái hơi thở bên ngoài tự nó là cả một vấn đề bà mụ phải rành, chứ không rành đứa nhỏ chết. Cách thức con.

Cho nên vì vậy mà hiện giờ mà con bị rối loạn hô hấp rồi đó thì con đừng có tu nó nữa. Đừng có tu hơi thở để rồi cái tưởng của con nó sẽ tưởng bậy bạ, nó sẽ tưởng con. Bởi vì con nhớ nè cái thân của chúng ta đức Phật đã nói có năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Mà nó có ba cái biết của nó.

Cái Sắc nó có cái Sắc thức của nó, cái biết của thức. Mà cái biết của thức thì nó có sáu cái biết: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức. Sáu cái biết.

Mà Tưởng thì nó có một cái thôi, nhưng mà Tưởng nó nguy hiểm vô cùng.

Còn cái Thức uẩn, cái biết này là cái biết của những người chứng Tam Minh nó mới hoạt động, chứ còn không nó không hoạt động đâu, nó nằm nó ngủ.

Còn Hành với Thọ thì đó là hai những cái phần của mấy thằng này làm việc. Con thấy không?

(40:48) Đây là Sắc, rồi Thọ. Thọ này cái cảm thọ của Sắc, cảm thọ của Tưởng, cảm thọ của Thức uẩn, cái biết của uẩn nè. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Hành là sự hoạt động của nó. Thì cái Thọ với cái Hành là cái sự hoạt động của ba cái thằng này. Ba thằng này nó nguy hiểm lắm đó. Hễ thằng này mà nếu mà làm chủ được ý thức, thì ý làm chủ, ý dẫn đầu các pháp thì nó sẽ dẫn mình đi đúng đạo. Mà cái ý thức này bị diệt thì coi chừng trật. Mà để dùng cái tưởng này thì nó dẫn mình đi tùm lùm nữa thì mình chết.

Cho nên từ đây về sau đừng có sử dụng cái tưởng này nữa. Cho nên cái tưởng này nguy hiểm lắm. Hầu các nhà ngoại cảm, đều là những nhà dùng tưởng hết đó con. Mấy cái ông mà lên đồng nhập cốt đều là bị tưởng á, tưởng nhập chứ không phải linh hồn người chết nhập ông đâu. Tưởng của ông hoạt động, thành ra như người khác nhập ông. Cho nên có đồng, có cốt, rồi có thầy bùa, thầy chú đều là bị ba cái tưởng này.

(41:56) Cho nên chúng ta phải dùng ý thức làm việc, nhưng mà ý thức thì nó làm chủ. Cho nên ý thức thì nó có pháp Như Lý Tác Ý. Ý làm chủ, ý tạo tác mà. “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”, đức Phật đã nói trong kinh Lậu Hoặc rõ mà.

Cho nên chúng ta tác ý thì lậu hoặc, ngay đó chúng ta tác ý “tâm bất động, thanh thản” nó không sanh được. Rồi tác ý nữa nó không sanh được; mà nó sanh thì tác ý, nó sẽ bị diệt liền, không có gì lo, con thấy không? Thì chỉ có tác ý thôi. Lậu hoặc là cái sự đau khổ, sự phiền não, sự chướng ngại và các sự tưởng này cũng bị diệt luôn hết, không có cái gì mà nó không diệt. Cái pháp Như Lý Tác Ý nó diệt hết đó. “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” mà, dẫn cả tưởng này đi nữa mà, chứ đâu phải. Ý chúng ta dữ lắm.

(42:52) Phật tử: Thưa Thầy con có suy nghĩ như thế này, bốn cái cửa trong Mười hai nhân duyên, mình phá đó là: cửa Vô Minh, cửa Thọ với cửa Lục Nhập và cửa Sinh; thì riêng cái câu tác ý chân lý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì con nghĩ là nó đã đưa dần mình đi đúng vào ba cửa, tức là cửa Thọ, cửa Sinh và cửa Lục Nhập luôn, câu đó có thể lúc phòng hộ sáu căn là mình có thể sử dụng được?

Trưởng lão: Được con. Bởi vì nó có thể nói rằng, thí dụ như bây giờ cái cửa mà nó phá cảm thọ chứ nó. Nếu mà cái đời sống con nó đi vào cái đời sống, mà nếu đời sống không ba y một bát thì con cũng phá được cái cửa Sanh rồi. Bởi vì Sanh y nó chưa phá, cho nên buộc lòng con phải phá cửa Sanh. Nhưng mà con mà nếu tâm bất động mà nó còn khởi muốn cái này kia thì làm sao mà con phá cửa Sanh? Mà con giữ được tâm bất động thì cửa Sanh con đã phá rồi. Con thấy phá cửa đó rồi, con vô cái cửa đó liền tức khắc, sống đời sống ba y rồi. Cho nên chỉ một cái cửa này thôi, cửa Cảm Thọ thôi mà nó phá hết mấy cửa khác. Vô Minh nó cũng phá luôn, nó đâu cần phải trí tuệ đâu. Nó là minh nhất rồi đó, trí tuệ hạng nhất của nó.

6- CÂU “TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ” CÓ TÁC Ý MỌI LÚC MỌI NƠI ĐƯỢC KHÔNG?

(44:12) Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi cái câu “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì mình có tác ý được mọi lúc mọi nơi không Thầy?

Trưởng lão: Không phải…​ Nếu mình niệm là sai. Mình tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi chơi. Có niệm thì tác ý, không niệm thì ngồi chơi. Không phải niệm cái câu đó đâu, mà niệm câu đó để dùng nó để mà diệt ý thức là sai. Để coi ý thức của chúng ta làm cái gì đây? Cho nên các con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi yên chơi, coi nó bất động hay là nó không bất động? Nó không bất động, nó phải có niệm. Mà người mới tu thì phải có niệm thôi, chứ làm sao không. Mà có niệm thì tác ý nữa, mà không niệm thì thôi. Có vậy, nó lần lượt. Con tu trong vòng chừng một tuần lễ, con thấy mới đầu, từ cái ngày đầu cho đến một tuần sao mà niệm dữ tợn dữ lắm, nó ra dữ lắm. Rồi lần lượt, rồi từ tuần thứ hai, thứ ba, thứ tư, cho tới tuần thứ tư thì thấy nó giảm lần lần, nó thưa lần xuống, tiến tới cái chỗ bất động.

(45:12) Phật tử: Trong cái công việc hằng ngày thì có tác ý được không?

Trưởng lão: Được con! Trong công việc hằng ngày, con làm việc hằng ngày là coi như quét sân cũng dùng nó được, “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi quét, cứ quét thôi. Mà nó động, nó nghĩ: “Phải quét như thế này, thế này nó mới sạch”. - “Mày chết, không được động, tao quét sao kệ tao, tao không cần, tao chỉ biết bất động. Nhưng mà giờ này là giờ tao quét là tao làm”, có vậy thôi. Mình làm chủ nó mà. Chứ bây giờ: “Mày quét như vầy nó không có được, phải quét thôi bắt đầu từ chỗ kia đi lại chỗ này, chứ mày ngang như thế này không được!”. - “Tao quét chỗ nào kệ tao, tao chỉ biết tâm bất động thôi, chứ tao không cần biết mày. Sạch dơ tao không cần biết, nhưng mà giờ này là tao quét”.

Nhưng mà sự thật ra tâm bất động nó vẫn biết rằng con quét dơ, quét sạch, chứ nó không phải không biết đâu. Nhưng mà nó không khởi niệm dơ sạch đâu. Mà nó mà khởi niệm dơ sạch “mày quét như vậy còn dơ” là nó khởi niệm rồi. Còn nó biết dơ sạch thì con quét con cứ quét, mà nó không niệm thì con biết nó không niệm bất động.

Bởi vậy Thầy nói khi nào muốn tu cái này phải hỏi kỹ Thầy rồi mới vô thất tu thì nó mới bảo đảm con. Chứ không khéo, mình sơ sót một chút rồi mình cứ ức chế nó, mình cứ giữ cái tâm mình khư khư bất động, không cho nó niệm nào hết thì mình lại lọt vào cái đường khác rồi. Không được! Cứ để cho nó có niệm, nhưng mà nó có hay là không mặc nó. Nhưng mày có thì tao tác ý, tao dẫn mày về bất động.

7- THƯA HỎI VỀ TU TẬP TÂM BẤT ĐỘNG

(46:45) Phật tử: Như thời gian qua, trước khi con vào thì con cũng được Minh Đức nhắn là Thầy cũng dạy phải dùng tâm bất động. Dùng câu tác ý thì con vào trong đấy, tức là trước mỗi niệm thì con cũng tác ý “tâm bất động”. Nhưng mà, đúng là như con vừa nhận thấy tức là dường như là con ôm mãi cái câu tác ý ấy, con ôm vào, có khi có niệm gì là con cứ ôm vào câu đấy tác ý.

Trưởng lão: Cứ ôm nó mà không để cho tự nhiên, thành mình bị ôm pháp, nó cũng bị dính pháp rồi con. Nghe thì nói đơn giản, chứ mà tu coi chừng mình bị cái thói quen của mình hồi nào tới giờ. Mình đã tập tu, rồi cứ mình nghe tâm bất động, rồi cứ ôm tâm bất động đó là chết với nó, nó trật đường đó. Nó bất động là phải để tự nhiên. Còn mình thì nhắc nó thôi rồi để tự nhiên nó, mà hễ niệm nó cứ câu này: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, tức là niệm để diệt ý thức thì sai, không tác dụng. Mà mình phải tập tỉnh thức.

(47:49) Mình phải lưu ý vấn đề này nè, thí dụ như con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Nhưng có một niệm mà nó khởi lên, nó lôi con một lúc. Tới chừng mà con giật mình nhớ tâm bất động thì nó đã nhớ lại cái chuyện gì ở ngoài Hà Nội, ở đâu nhiều quá. Cái này sức tỉnh thức chưa có. Thì bắt đầu bây giờ đó: “Mày phải tu cái pháp Thân Hành Niệm dùm tao. Chứ mày cái sức tỉnh thức mày chưa có. Cho nên vì vậy mày phải đi kinh hành, mày tác ý từng hành động của mày để cho mày tỉnh thức”, con hiểu không?

Sau khi tỉnh thức rồi nó không dẫn con được, nó khởi niệm mà nó dẫn không được. Chứ không, nó khởi niệm nó làm con quên con, tức là con thiếu tỉnh thức rồi. Bây giờ nó dẫn con nhớ cái này cái kia, nó đi một đoạn đường, nhìn lại năm phút rồi. Nó dẫn mình tới năm phút lận, thì cái này là thiếu tỉnh thức.

Thiếu tỉnh thức thì mình phải ôm ngay cái pháp để tập tỉnh thức; để khi cái niệm nó đến, đặng mình thấy nó liền, đặng cho mình tác ý mình xả nó. Đó như vậy nó mới được. Bởi vì mình đâu có tác ý liên tục đâu, cho nên nó phải có niệm. Mà có niệm là nó dẫn mình lại quên, nó để cho cái niệm nó cứ tư duy trong này, nó miên man, nó có lôi mình đi. Con hiểu không? Đó cũng tại cái bệnh nữa.

(49:07) Phật tử: Con bị cái này gần đây là cái mới rồi, tức là như vừa rồi con nói con có ôm câu tác ý. Nhưng mà gần đây thì tức là có lúc con có ôm có tác ý liên tục hết câu này lại đến câu tác ý khác. Nhưng mà có lúc con quên, không nhớ là con tác ý cái câu gì tiếp theo nữa, cho nó lặng đi thì như thế nó rơi vào cái trạng thái gì?

Trưởng lão: Nó rơi vào cái trạng thái ức chế con. Bởi vì câu tác ý con liên tục đó. Hễ bắt đầu con không nhớ câu tác ý nữa mà nó đã ngầm nó tác ý. Nó kéo con ở trong cái trạng thái bất động của con, mà con mất cái sự tỉnh thức của con. Cái sự tỉnh thức Tâm Bất Động vẫn có sáng suốt, bất động hoàn toàn, biết nắng, biết mưa, biết gió đồ, xảy ra cái gì xung quanh biết hết mà không bị dính mắc mọi cái đó mới gọi là tâm bất động. Còn cái này nó quên mất thì nó không được.

Phật tử: Nói chung là phải có sức tỉnh phải không Thầy?

Trưởng lão: Phải có sức tỉnh.

Phật tử: Thí dụ như bây giờ như trường hợp của con chẳng hạn, con thấy thực ra thì con làm được giống như, tức là nó còn động, ban ngày cũng như ban tối con thấy nó cũng giống nhau, không phải tuôn trào hay tối tuôn trào mà con thấy con cảm giác giống nhau, niệm cũng không nhiều cũng không ít, vừa vừa. Giống như con thì vẫn nên buổi tối, buổi khuya con tu tập thì nên chú trọng tập tỉnh thức, là mình cứ tập đi kinh hành cho nó tỉnh táo.

Trưởng lão: Được đó con. Tu tập rồi đi kinh hành, rồi tu tập. Mình tập từ ít, chứ mình đừng có tập nhiều. Tập nhiều thì nó quá cái thời gian, quá cái sức của mình, rồi mình không đủ sức mình tỉnh thức. Cho nên mình tập vừa đủ sức tỉnh thức của mình, tập cho thành một cái thói quen của mình, rồi lần lượt mình thấy nó được mình tăng lên. Tăng lên là nó theo cái sức tỉnh thức của mình. Cái hôn trầm, cái buồn ngủ, cái ham ngủ của mình nó bớt dần xuống rồi thì mình mới tăng. Chứ còn cái ham ngủ của mình nó còn, cái lười biếng của mình còn là chưa có nên tăng. Mình phải giữ cái thời khoá để cho mình tu với cái sức của mình cho đúng. Chứ còn nếu mà tăng lên nữa, nó quá sức của mình thì nó dập mình hôn trầm, thùy miên nặng nữa, bị mình ráng đó con. Bởi vậy tu này phải thiện xảo và khéo léo.

(51:30) Phật tử: Thưa Thầy! Khi mà xả thì con tập kinh hành và cả pháp hướng thì con có cần phải là lưu ý phải an trú thế này, tâm thế kia, con có cần không?

Trưởng lão: Không! Không cần con. Không cần nhắc, mà chỉ mình nhắc “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi ngồi chơi. Không có an trú cái này, mà cũng không nhắc nó an trú cái kia.

Phật tử: Thường thường là khi con tập đi kinh hành thì đi mười bước rồi con ngồi lại hít thở năm hơi, thì con có cần là phải cố gắng để trong quá trình con đi đó nó không có khởi niệm?

Trưởng lão: Con không có khởi niệm, đó là con đi về cái pháp Thân Hành Niệm. Thì tức là con đi, mỗi bước đi con đều có lưu ý dưới cái bước chân con đi. Rồi mười bước con mới biết con ngồi lại, rồi con hít thở năm hơi thở, rồi cứ đứng dậy con đi. Tức là cái ý thức của con bây giờ nó không có ở trong tâm bất động mà nó đang động. Nó đang động ở trong cái thân hành của con thì đây là một cái pháp khác rồi, để giúp cho con tỉnh thức. Tức là con tu tỉnh thức, chứ không phải là tu tâm bất động.

Phật tử: Thì con từ giờ này thì con không nên tập trung vào đó?

Trưởng lão: Nên tập trung vào đó, chứ không có tập trung qua cái tâm bất động, không có được. Cái đó là cái pháp tỉnh thức. Sau khi mình tập tỉnh thức được rồi thì bắt đầu mình thấy cái sức hôn trầm, thùy miên của mình nó giảm, nó không có lười biếng, nó không có ngồi lừ đừ đó. Thì mình thấy nó giảm rồi đó, thì mình ngồi lại mình tu cái Tâm Bất Động. Hoặc mình đi, mình tu tâm bất động thì mình không có chú ý cái bước chân của mình đâu.

Mình cũng biết bước đi, nhưng mà mình không có chú ý bước đi một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám,…​ mười đâu, mình không có biết cái điều đó đâu. Nó bước bao nhiêu kệ nó mình không biết. Nhưng mình biết thân mình đang đi mình biết, bởi vì tâm bất động nó biết hết. Nhưng mà nó không có phải từng bước đi của mình đếm một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười đó đâu, nó không có biết đếm đó đâu.

(53:16) Phật tử: Đó là một cái giai đoạn khác, giai đoạn đó là giai đoạn khác, con đi con tỉnh rồi thì tới giai đoạn đó?

Trưởng lão: Đúng vậy đó con.

Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi thực tế là khi mà con đi khoảng 5 bước hoặc là 10 bước gì đó, và con thấy chỉ là “tôi đi tôi biết tôi đi”, con đếm “1, 2, 3, 4, 5…​” cũng thỉnh thoảng nó có niệm thì con cũng kệ nó, con cứ đi thoải mái.

Trưởng lão: Kệ nó, không ăn thua gì hết. Cứ đi thoải mái.

Phật tử: Dạ, nhưng mà một khi con quán để xả, là tự nhiên con cảm giác rằng là hơi mất tự nhiên, thì con nên để kệ nó?

Trưởng lão: Kệ nó con, không có được quán nó nghe. Bây giờ con đang đi như vầy, có một cái niệm khởi ra, thì con chỉ nhớ lại bước đi con là đã đủ rồi. Chứ con đừng có quán bị cái niệm nó như vậy như vậy, cũng đi rồi cũng tư duy quán này. Như vậy rõ ràng con đang tu cái pháp này, mà con đang ở trong cái pháp của vô lậu sao? Con quán vậy là trật rồi, không được.

Con chỉ cần tâm quay trở về cái bước đi để mà con đang cái pháp Thân Hành Niệm của con thôi là đủ rồi. Nghĩa là pháp nào con tu ra pháp nấy để tiếp tục cái sức tỉnh thức của con ở trên bước đi. Con chủ động ở trên bước đi, chứ không phải dùng cái pháp mà quán Định Vô Lậu. Chứ không khéo con không hiểu, rồi tới chừng bây giờ có cái niệm đó, mình phải quán để cho nó xả ra. Ở đây không phải là xả niệm đâu, mà ở đây chỉ tỉnh thức.

8- TU TẬP TỈNH THỨC ĐỂ TƯỞNG KHÔNG XEN VÀO

(54:47) Phật tử: Thưa Thầy, thời gian gần đây thì con cũng bắt đầu buông dần cái câu tác ý, kéo giãn cái câu tác ý ra nhưng mà tức là khi mà con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, sau con ngồi con để yên lặng, thì tức là nếu mà nó để yên lặng thì nó lặng lặng đi và đến lúc mình tác ý lại như là tưởng nó chạy vào, tức là đến khi con tác ý tiếp cái câu sau như “tâm bất động” thì cái tiếng nó méo đi, gặp cái tưởng, con không biết cái tưởng nó vào. Cho nên con vẫn bị dính vào cái pháp, tức là ôm vào cái câu tác ý để làm sao cho nó…​, cho nên con bị động như thế.

Trưởng lão: Tức là từ lâu tới giờ con bị cái tưởng nó dễ bị hoạt động rồi. Cho nên con tác ý rồi bắt đầu nó để giữ cái yên lặng của nó. Không ngờ cái sự yên lặng của con, cái ý thức nó không làm việc trong cái sự tỉnh thức, mà cái tưởng thức nó hoạt động. Cho nên con tác ý thứ hai là nó có cái tưởng nó hoạt động vô rồi. Cho nên vì vậy mà bây giờ, theo Thầy thấy cái sức tỉnh thức của con, hiện bây giờ con chỉ cần ôm pháp Thân Hành Niệm để mà con tập cái sức tỉnh thức của mình thôi, để cho cái tưởng nó đừng có xen vô.

Bây giờ con bước đi thì “chân trái bước”, thì con biết rằng cái lệnh ở trên, cái ý thức của con ra lệnh thì chân trái của con bước. “Chân mặt bước” thì con biết cái chân mặt con bước, có như vậy thôi. Mà con nghe ở trong tâm của con mà nó cũng thầm nó nói nói, vậy là con biết cái tưởng nó nói rồi. Thì con bảo: “Mày dừng lại, tao chưa có truyền lệnh mà mày đã truyền lệnh trước tao thì không được”.

(56:22) Phật tử: Con tập cái đi Thân Hành Niệm thế thì con nên tập đi nhanh hay đi chậm, tại bây con đi thì con tác ý là “dở gót lên” thì con bắt đầu mới nhấc gót lên, “dở chân lên” thì con bắt đầu đưa chân lên dần dần, thì con cảm nhận, có thể hơi chú ý vào cái cảm nhận của mình.

Trưởng lão: Con đừng đi nhanh mà con đi chậm theo cái lệnh của mình: “Dở chân lên” thì con dở chân lên, “đưa chân tới” thì con nói rồi con mới đưa tới, “hạ chân xuống” thì con mới hạ xuống. Chứ đừng có đưa một lượt, vừa nói vừa đưa xuống thì coi chừng tưởng nó vô.

Nghĩa là con truyền lệnh với cái ý thức của con hẳn hoi hoàn toàn: “Dở chân lên”, đó con ra lệnh rồi đó bắt đầu con dở chân lên; “đưa chân tới” thì cái chân của con để đây chứ con chưa đưa đâu, rồi bắt đầu cái lệnh con rồi con mới đưa tới; “hạ chân xuống” thì bắt đầu bây giờ con mới hạ chân xuống. Nó như vậy mới được con.

Phật tử: Vậy mình dứt lệnh xong mới hành động?

Trưởng lão: Mới hành động. Cái lệnh của ý thức rồi mới hành động. Chứ không khéo thì mình vừa tác ý mà vừa là cái hành động theo một lượt với nhau đó là không được rồi. Tưởng nó sẽ xen vô đó mà nó làm, nó sai cái thân của mình lúc bấy giờ nó làm loạn xị xà ngầu. Con mất làm chủ cái thân hành của mình mất.

Phật tử: Thưa Thầy tức là bây giờ con về thì con cũng tập được là dậy sớm rồi, bây giờ con ra ngoài như Thầy dạy là con phải xả cái hơi thở.

Trưởng lão: Xả, không có tu hơi thở nữa.

Phật tử: Còn cái tập tỉnh thức Thân Hành Niệm này thì con cũng vẫn phải tập cả chứ không phải ngưng?

Trưởng lão: Coi như con phải tập cái Thân Hành Niệm để cho tập cái sức tỉnh của mình. Coi vậy cái sức tỉnh của mình nó chưa đủ đâu. Tại sao Thầy biết? Là tại vì Thầy biết mấy con còn bị hôn trầm, thùy miên. Còn bị buồn ngủ thì tức là cái sức tỉnh nó chưa có đủ. Nó có đủ rồi, nó không có buồn ngủ con.

(58:19) Phật tử: Con thì vẫn thỉnh thoảng nó vẫn lặng lặng hơi gật đi thì con đi quanh quanh thì nó đỡ rồi.

Trưởng lão: Nhưng mà khi mà nó hết rồi đó, nó hoàn toàn nó không có lặng lặng, nó không có buồn ngủ nữa. Thí dụ như bây giờ cái sức mà con tu tập cái giờ mà làm chủ thì nó không có bị cái trường hợp đó đâu. Mà nó thiếu cái sức làm chủ rồi, trong cái giờ tu nó vẫn bị con. Nó vẫn bị hôn trầm, cái niệm si nó độc lắm. Nó hiện ra cái tướng nó si, nó hôn trầm, thùy miên, tướng lười biếng của nó. Nó khoái đi tìm cái chỗ nào nó ngồi nó ngủ nữa.

Phật tử: Con có một cái tật con cảm nhận như thế này, tức là khi có lần con đứng lại thì con tác ý như thế này: “Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi đang đứng với tâm tỉnh táo, sáng suốt, định tĩnh, nhất tâm”, thì tức là khi con nhìn ở cái khoảng vùng không gian thì…​, nếu con chú ý thì lúc đó con chỉ biết con chú ý cốc này con biết cái cốc này. Nhưng mà tự nhiên có lúc con thấy nó phóng nó rộng ra một khoảng nó rộng hơn và một khoảng trên nữa nó có một khoảng mờ mờ, giống như là mình có một cái vầng chiếu sáng ở đấy mình nhìn.

Trưởng lão: Như vậy là con cũng bị tưởng rồi. Cho nên thí dụ như nhìn cái ly đó thì con biết cái ly thôi, đủ rồi, đừng có thêm nữa. Thêm nữa, con cứ nhìn chăm chăm nó một hơi, cái bắt đầu nó có cái bóng sáng, nó có hình dáng nó bự bự ra thì bị tưởng mất. Cho nên mình biết.

(59:45) Phật tử: Thưa Thầy tức là thế này nhá, thí dụ như bình thường mình nhìn ra ngoài thế này, thì cái vùng không gian của mình như thế này, nhưng mà không biết hết, nó không biết hết. Và khi mình chỉ tập trung vào cái cốc thì mình chỉ biết cái vùng không gian nhỏ nhỏ này thôi. Nhưng mà để con tác ý thì tự nhiên nó phóng nó rộng ra, cái vùng không gian nó rộng ra và con cũng sợ là bị tưởng, thì con tác ý “đây không được tưởng nhé”, xong mắt con đảo một vòng. Thì con nhìn thấy tức là dường như là con nhìn ra chỗ Thầy ngồi, nhưng mà ở chỗ này con vẫn thấy nó rất là rõ ràng cái ghế này.

Trưởng lão: Cái đó là con đã tự tập cho cái tưởng con hoạt động. Con cứ nhìn cái ly là nhìn cái ly, chứ không có nhìn bên đây rồi nhìn bên đây. Cái đó là con tự tập cho nó thành một cái tưởng của con mất rồi.

Bởi vậy thí dụ đây là cái ly, con nhìn cái ly là con biết cái ly thôi, đừng có nhìn mà thấy nó bên đây hay bên đây gì, không có nhìn nữa. Nghĩa là thấy cái ly là cái ly thôi, chứ đừng có một cái bóng dáng một cái gì mà thêm nó vào trong đó nữa hết, thì nó mới được. Con cứ nhìn cái không gian này rồi, thì bắt đầu con thấy bây giờ cái ly này nó nằm trong cái không gian này, cái nó lớn ra thì nó cũng là cái ly đó thôi, nhưng mà nó lớn ra. Thì đó là con tạo cái không gian lớn ra, thì tạo cái tưởng rồi. Mặc dù là cái không gian này nó mênh mông như thế này, cái ly nó nằm ở trong cái lòng này. Nhưng mà con cắt xén cái không gian này bây lớn đây, rồi bây lớn đây, rồi bây lớn nữa, con cắt bao nhiêu cũng được hết. Thì như vậy là mình tạo thành cái tưởng của mình. Không cắt xén không gian nào hết. Ở đây mình nhìn biết cái ly thôi, nó vậy đủ rồi.

(1:01:19) Phật tử: Thưa thầy ý tức là lúc đó con cảm giác như là kiểu con có cái đèn pha, nó ví dụ như là bóng tối đưa đến chỗ đấy. Ở phía đằng xa là bóng tối, còn phía đằng này là chỗ còn sáng thì lúc đấy nó nhìn thấy rõ ràng các cái chi tiết ở xung quanh. Tức là con có thể nhìn ở đây con vẫn biết chi tiết rõ ở đằng kia, chi tiết rõ bên này hoặc dưới này.

Trưởng lão: Thì cái đó là con dùng tưởng đó.

Phật tử: Cũng vẫn bị tưởng?

Trưởng lão: Cũng tưởng con.

Phật tử: Mặc dù con cũng có tác ý: là “ở đây không được tưởng nhé”.

Trưởng lão: Con tác ý vậy mà con thấy sử dụng nó đó, con sử dụng nó. Cho nên vì vậy là coi chừng đó. Mà ý thức của con thì nó biết cái tầm mức của nó thôi, đừng có làm cho nó rộng thêm cái gì hết, hễ càng làm thêm nó thì bị tưởng đó. Cho nên ngay đó con nhìn cái ly là cái ly, như vậy đủ rồi. Nó lớn nó nhỏ không cần biết, biết cái ly. Mà cái ly thì nó đứng y đó cái ly đó, có vậy thôi. Cho nên đừng có thêm, không có gì hết thì con mới dẹp được cái tưởng của con.

Bởi vì cái tưởng nó gần, Sắc nè, rồi Thọ, Tưởng nè, thì cái cảm thọ, cái Tưởng nó kế ở bên với cái Sắc, hai cái này nằm gần với nhau lắm, nó cách nhau có cái cảm thọ của nó thôi. Cho nên cái thọ Tưởng và cái thọ của Sắc, hai cái biết này nó dùng cái Thọ, cái cảm thọ của nó để nó nhận biết cái gì cái gì. Mà hễ nó lọt qua bên tưởng thì nó dễ dàng lắm. Mà bên ý thì rõ ràng là như người bình thường, mà con lọt qua bên tưởng thì con là người điên.

Bây giờ người ta dùng cái chữ điên, sự thật ra là cái người bị tưởng, là cái người đó bị điên, họ nhìn méo mó rồi. Họ biến cái không gian của họ thành ra chỗ này, chỗ kia. Bởi vậy do tưởng mà người ta điên. Cho nên vì vậy đó mình trở về cái ý thức của mình, “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” mà. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy đàng hoàng mà. Không có dùng tưởng.

(1:03:09) Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi một chút xíu là cái thọ của Sắc là trên cái cảm nhận thân hành? Đau nhức về thân hành?

Trưởng lão: Cảm nhận đó con, cái thọ của Sắc. Còn cái thọ của tưởng, cái thân không đau nhức mà nó tưởng đau nhức con. Cái thân không đau nhức chỗ nào mà cái sắc, cái biết của ý thức của chúng ta là cái thân đau nhức, nó biết đau nhức, còn không đau nhức nó biết không đau nhức. Còn cái tưởng không đau nhức nó biết đau nhức, nó tưởng ra đau nhức. Không nhức đầu nó cũng tưởng nó nhức đầu, nó làm cái đầu chúng ta nhức dữ lắm. Cái tưởng đó.

Phật tử: Buồn phiền thì nó thuộc về?

Trưởng lão: Cái buồn phiền nó thuộc về ý thức con. Nó nằm ở trong dục. Buồn phiền giận hờn thì nó thuộc về ý thức, còn cái tưởng thì nó chỉ tưởng ra. Nó tưởng ra rồi nó buồn phiền, chứ sự thật nó không có thật. Nó thuộc về loại điên, nó không thật.

9- CHÂN LÝ GIẢI THOÁT

(1:04:08) Phật tử: Dạ thưa Thầy con hỏi một chút xíu là có một lần con hỏi Thầy, thôi để con hỏi xem có đúng phép không, con hỏi Thầy là con đường tu của con sau này thế nào? Chứ là không khéo thì con chỉ có cái phước cũng thấp thôi, con thấy như thế, con rất là suy nghĩ. Thật sự ra thời gian con thấy là nhận ra chân lý rồi nhưng mà có thể do hoàn cảnh gia đình chưa thuận tiện này nọ, Thầy nói như thế nên con nghĩ có thể sao nhãng hoặc là gì đó, đó là Sanh y, bị cuốn theo cái gì đó.

Chúng con không biết bao giờ mới được như Thầy?

Trưởng lão: Thiệt ra thì Thầy dạy mấy con là cái chân lý rồi, cái sự giải thoát rồi. Mà các con còn cái nghiệp nặng thì cho nên các con không vượt ra được cái nghiệp, nó trói buộc nó lôi mấy con trở lại. Chứ thật ra Thầy dạy “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” đó là cái sự giải thoát thật sự của mấy con rồi. Các con thấy nó từng giây, từng phút cái sự giải thoát đó. Khi mà bất động rồi mấy con thấy giải thoát thật sự. Nhưng mà trong đó mấy con dùng tưởng là mấy con bị kẹt ở trong tưởng trong đó thì nguy hiểm cho mấy con. Còn mấy con dùng ý thức thì rõ ràng nó giải thoát rồi.

(1:05:25) Mà ngay đây bây giờ mình cứ sống trong ý thức mình bằng cái tâm bất động này thì hoàn toàn là mình giải thoát như Phật rồi. Đâu cần gì, đời có gì đâu, vô thường, tất cả bỏ hết xuống, không cần nữa. Nghĩa là bây giờ con làm tất cả những công việc, nhưng mà con giữ được tâm bất động. Ai nói gì không buồn, không giận, không hờn, không phiền thì đó là giải thoát rồi, có gì đâu, đâu cần phải vô thất đâu. Ngay chỗ mà con giữ được tâm bất động là ở trong thất. Trong thất tu đó, cái chỗ đó đó.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói chỉ một câu thôi là giải thoát rồi. Chỉ một câu mà giải thoát!

“Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, đức Phật nói như vậy. Nó đâu có thời gian, ngay liền là giải thoát rồi. Mà giải thoát rồi, các con có tự thắp đuốc lên mà đi hay là không thắp đuốc? Quyền đó là quyền của các con, chứ đâu phải là quyền của Phật của Thầy đâu. Bây giờ mấy con biết rồi thì mấy con tự thắp đuốc lên đi thì mấy con giải thoát từng phút, từng giây cho đến khi rốt ráo thôi, chứ có cái gì đâu? Các con thấy Phật pháp đâu có gì đâu khó. Thầy nói không có khó, chỉ biết rồi ngồi đó mà cười thôi.

Cho nên ngày xưa khi mà các quan đến để mời đức Phật về để gặp Vua cha chớ gì? Nhưng mà đức Phật thuyết giảng xong rồi, mấy ông này bỏ sạch theo Phật hết. Chỉ đi xin ăn thôi, đời không còn gì nữa hết, bỏ hết. Đó là giải thoát liền tức khắc. Sao Phật thuyết giảng buổi sáng, chiều thành Phật hết vậy? Đâu còn gì đâu, đời có gì đâu? Chỉ có “bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự” thôi, chỉ mình sống bao nhiêu đủ rồi.

Áo, y áo mà rách thì vá lại mà mặc, chứ cần gì đòi hỏi. Có người cúng dường, tất cả những cái rách rưới này, cái duyên phước của mình thì người ta sẽ cúng dường thì làm gì mà mình đói rách. Thầy nói thật sự ra bây giờ mấy con làm gì đi nữa mà cái phước của mấy con đầy đủ thì mấy con không bao giờ đói. Mà phước mấy con thiếu, bây giờ mấy con về mấy con làm đi, mấy con vẫn thiếu hụt, vẫn đói khổ. Đó là cái phước mà, phước hữu lậu mà, cần gì. Người tu hành không cần, không cần cái phước hữu lậu đâu. Chỉ biết được cái chỗ giải thoát là chúng ta sống giải thoát. Đời sống không có gì hết. Thầy khuyến khích các con đến mức độ đó.

(1:07:45) Phật tử: Thưa Thầy, con cũng suy tư về vô thường thì con hiểu là tất cả các việc cuối cùng rồi nó không còn, tất cả mọi việc đều vô nghĩa, không còn cái gì cả. Và con nghĩ về luân hồi là con cũng thấy là cứ ngày này qua ngày khác con cũng cứ sống như thế, cũng ấy như thế, thà mình bỏ một lần luôn. Tức là mình buông bỏ hết một lần luôn thì có phải là cái thân này mình được giải thoát không? Cho nên thỉnh thoảng con bị cái niệm nó cứ quanh đi quẩn lại cái niệm, tức là mình buông một lần cho mình chết đi là coi như cái thân này là xong, không còn gì là ta, là của ta. Tất cả mọi việc đều vô thường cũng hết, hết sạch không còn gì.

Trưởng lão: Thì con nói vậy, chứ nhưng mà sự thật con không bỏ nó được. Còn bây giờ Thầy giữ tâm bất động thì Thầy đã bỏ nó rồi đó con. Bây giờ nó vẫn sống nhăn, nó vẫn ăn vẫn uống, nhưng mà Thầy đâu có phục vụ nó đâu. Bây giờ đòi ăn ngon Thầy đâu có cho. Có gì người ta cúng dường cứ ăn, chứ còn không có đòi đâu. Tức là tâm Thầy bất động rồi, Thầy không thèm khát một cái gì nữa hết, tức là Thầy bỏ hết. Cái phương pháp nó rõ.

Còn bây giờ con biết thân vô thường con bỏ, nhưng mà nó cứ đeo đẳng con hoài, nó không bỏ được. Con hiểu không?

Cho nên vì vậy khi biết rồi thì chỉ có giữ tâm bất động của mình là mình bỏ nó à. Đừng có nhớ nó thế này, thậm chí như nó đau con còn không sợ kia mà. Đau mặc, chết bỏ, tao đâu có sợ đâu, “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Bây nhiêu đó con thấy rõ ràng là con bỏ thân con rồi. Ngay cả cái chỗ đó con thấy bỏ rồi, nhưng mà sự thật nhân quả nó chưa hết không bao giờ nó chết. Nó sống, nó hết bệnh nó sống trở lại liền tức khắc. Còn nó chết mặc nó, mình ở chỗ bất động, chứ đâu phải mình ở chỗ cái thân của mình đâu. Cho nên mình đâu có tái sanh nữa, hết, chấm dứt. Thầy nói nội một cái câu “Tâm bất động, thanh thản…​” mấy con không tái sanh nữa. Mà không khéo mấy con rên một tiếng là mấy con tái sanh. Thấy đau quá, đi tái sanh liền.

Bởi vậy Thầy dạy mau, ngắn, gọn, ai sống được thì người đó ngay đó là làm Phật giải thoát rồi. Không còn tái sanh luân hồi, không còn đau khổ, không còn một niệm ác, một ác pháp nào tác động vào tâm mấy con được hết. Nó giải thoát hoàn toàn, hạnh phúc vô cùng.

Phật pháp đâu có gì đâu khó! Thầy nói đúng, Thầy tu rồi Thầy thấy quá dễ. Bởi vậy Thầy nói ngay bây giờ Thầy dạy mà mấy con không chịu sống như vậy thì tại mấy con, tự thắp đuốc lên mà đi. Còn bây giờ mấy con chịu thắp đuốc lên mà đi thì từng phút, từng giây mấy con thấy rõ ràng là mình giải thoát, không thua Thầy chút nào, không thua Phật đâu, y như Phật như Thầy. Không ai làm động được mình.

10- HIỂU VỀ TÂM BẤT ĐỘNG BẢY NGÀY ĐÊM VÀ TÂM BẤT ĐỘNG MƯỜI HAI TIẾNG

(1:10:20) Phật tử: Thưa Thầy xin phép cho con hỏi thêm một điều, ngày trước con nghe giảng thường nói là mình giữ tâm bất động, thanh thản trong bảy ngày đêm, và con nghe giảng thêm nữa là về mười hai tiếng đồng hồ, thì giữa hai cái đó thì con không hiểu?

Trưởng lão: À, con thấy bảy ngày đêm là nói cái thời gian xác định của đạo Phật, đức Phật nói: “bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”. Nghĩa là tu theo đạo Phật bắt đầu con mới khởi sự biết Phật pháp, con vào xin tu thì tính từ cái ngày đó cho đến bây giờ là bảy năm, thí dụ vậy đi. Từ cái chỗ mà con hiểu Phật pháp, là tính từ cái chỗ mà hiểu Phật pháp cho đến, thì suốt bảy năm.

Sau bảy năm, thì bảy tháng con đã tìm hiểu cách thức này nọ kia, con gom lại, con nắm được cái pháp. Mà trong khi bảy tháng thì con sẽ tu bảy ngày, nỗ lực tu là bảy ngày thôi, chứ không có nhiều. Mà sau khi tu bảy ngày thì một đêm mười hai tiếng đồng hồ con chứng đạo. Con nắm được pháp. Bởi vì con giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó đâu phải là, con giữ được mười hai tiếng đồng hồ là bảy ngày đêm nó giữ được. Con giữ một tiếng, hai tiếng mà rồi nhiều nữa, con giữ không được thì kể như là không. Con giữ được một giờ, hai giờ mà mười hai tiếng đồng hồ là một ngày rồi. Một ngày được thì ngày đêm được, mà ngày đêm được thì bảy ngày đêm được, chứ đâu có gì khó. Có phải không mấy con?

(1:11:53) Phật tử: Tức là mười hai tiếng đồng hồ là khởi đầu cho cuộc bảy ngày đêm?

Trưởng lão: Cho một cuộc bảy ngày đêm, nó xác định được. Nghĩa là bây giờ một tiếng, hai tiếng thì khoảng thời gian con giữ một tiếng, hai tiếng coi chừng con bị ức chế, chứ chưa phải là con đúng pháp. Con giữ một tiếng, hai tiếng cho nó không vọng tưởng chứ gì? Nhưng mà xét lại thì con không phải là “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Con thấy chưa?

Bây giờ xét cuối cùng mà nếu mà con giữ được một tiếng đồng hồ. Thì cho đến mười hai tiếng đồng hồ, thì con mới giữ được cái tâm bất động đó, thì nó mới được mười hai tiếng đồng hồ. Chứ sai khác thì con không tu tới được mười hai tiếng đồng hồ. Nghĩa là con có ức chế tâm con cách gì cũng được mười hai tiếng đồng hồ. Nghĩa là con tu pháp khác thì không đạt được mười hai tiếng đồng hồ.

11- THƯA HỎI VỀ CÁC LOẠI ĐỊNH

(1:12:40) Phật tử: Thưa Thầy có người nói là đã nhập được Diệt Thọ Tưởng Định, thì chắc bây giờ chắc là chưa có ai làm được?

Trưởng lão: Diệt Thọ Tưởng Định là của ngoại đạo mà lo gì, đâu phải của Phật giáo. Cho nên Diệt Thọ Tưởng Định nhập vô đó để làm cái gì? Con thấy không, từ Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ nè, nhập Diệt Thọ Tưởng Định để làm gì? Đức Phật khi nhập Niết Bàn đâu phải nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Con nghe rõ không?

Con đọc lại cái chỗ đức Phật nhập Niết Bàn: Nhập Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở, rồi vào Niết Bàn vào tâm bất động mới bỏ thân, chứ đâu có nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Nhập đó để làm gì?

Ngoại đạo ca ngợi cho cao, nhưng mà sự giải thoát đâu phải chỗ đó. Cho nên con phải biết pháp nào là của ngoại đạo, pháp nào của Phật.

Phật chỉ có Tứ Thiền, mà Tứ Thiền là cái pháp để nhập chứ không phải cái pháp để tu. Con tu Tứ Niệm Xứ, khi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự trên Tứ Niệm Xứ bảy ngày đêm thì nó đủ Tức Thần Túc, thì nó có Định Như Ý Túc. Định Như Ý Túc thì con mới nhập được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, chứ chưa có Định Như Ý Túc làm sao nhập được? Đó con thấy! Chứ bây giờ con tập nhập Sơ Thiền, con phải “ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, rồi con mới nhập Nhị Thiền, rồi Tam Thiền, Tứ Thiền. Đạo Phật không có dạy cái kiểu mà nhập kỳ cục như vậy hết.

Đạo Phật dạy các con vô Tứ Chánh Cần “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp”, kế đó Tứ Niệm Xứ, pháp rõ ràng.

Tứ Niệm Xứ xong thì nó đã thực hiện được Tứ Thần Túc. Mà Tứ Thần Túc nó có thì Tam Minh nó phải có thôi, nó không có gì hết. Thì Định Như Ý Túc, Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc nè, nó đủ Tứ Thần Túc người ta rồi. Mà ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ nó đâu phải ở pháp khác được.

(1:14:31) Phật tử: Con đọc về cái bài Thức Ăn Cho Các Pháp con không biết theo thứ tự từng mức từng mức một như thế nào nữa. Con thấy cái kia, con nghe người ta nói tuyên bố như thế thì con muốn hỏi xem nó như thế nào? (Dò Đến Đây).

Trưởng lão: Con thấy khi mà đức Phật đến với ngoại đạo, đức Phật đã tu nhập tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nhưng mà nhập rồi thấy không có giải thoát, bỏ liền tức khắc. Tất cả những cái định tưởng này coi như bỏ sạch. Cho nên đức Phật về mới nhớ lại hồi nhỏ mình đi theo vua cha, rồi ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền như thế nào. Nhưng mà cuối cùng đức Phật truy tìm ra cái phương pháp của mình ly dục ly ác pháp bằng cách Tứ Chánh Cần mới có pháp Tứ Chánh Cần. Chứ nếu mà theo ngoại đạo thì ly dục ly ác pháp để nhập Sơ thiền thì rõ ràng đi ngang xương, không đúng; làm sao có pháp Tứ Chánh Cần?

Rồi cho đến khi mà Tứ Chánh Cần “ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp”, sống toàn thiện không còn ác pháp nữa, thì thấy tâm mình nó bất động rõ ràng, cho nên ở trên Tứ Niệm Xứ, có phải không? Do đó mới đạo Phật mới có Tứ Niệm Xứ, chứ không khéo đâu có Tứ Niệm Xứ được. Con thấy ngoại đạo có dạy Tứ Niệm Xứ, có dạy Tứ Chánh Cần đâu? Chỉ có đạo Phật.

Mà Tứ Niệm Xứ tức là Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo. Đó con thấy rõ. Cho nên Chánh Định: thì Tứ Niệm Xứ nó đã thực hiện Tứ Thần Túc rồi, Định Như Ý Túc rồi. Thì ở trong cái Chánh Niệm của nó đã có Định Như Ý Túc thì bây giờ nó nhập định, thì tức là nó sẽ từ ở trong cái chánh niệm của nó, nó dụng ra nó nhập chứ nó đâu có tu đâu? Con thấy nó đâu có tu.

(1:16:10) Phật tử: Thưa Thầy ví dụ như khi mình tác ý nhập Sơ Thiền rồi thì về sau là do cái lực của như ý túc là tự nó xuất Sơ thiền ra hay là sao?

Trưởng lão: Không phải. Bây giờ đó con tác ý đi, rồi con bảo: “Ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền”. Nhưng mà không ngờ con ức chế, con vô cái Sơ Thiền của ngoại đạo, nó không thật. Cho nên vì vậy mà đức Phật suy ngẫm tìm ra cái chánh pháp để “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp”, cho nên nó có Tứ Chánh Cần. Cho nên đức Phật không có ly dục bằng cách này được, mà ly dục bằng ác pháp trước để còn thiện pháp.

Sau khi thiện pháp toàn diện thì nó thanh tịnh rồi, thì nó không có niệm nữa. Cho nên nó ở trên Tứ Niệm Xứ của nó, nó biết thân nó. Nó biết bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của nó, nó biết luôn luôn nó ở đây, chứ nó không quay ra nữa. Tại vì nó không còn ác niệm nữa thì làm sao mà nó quay ra; nó còn niệm thiện thì nó quay vô.

Nó quay vô thì ở trên Tứ Niệm Xứ, mà suốt bảy ngày đêm thì đức Phật thấy mình đủ Tứ Thần Túc rồi. Nó hiện ra, thì lúc bấy giờ bảo: “nhập Sơ Thiền”, nó nhập; mà: “nhập Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở”, nó theo cái lệnh của ý thức rồi. Mà trong khi đức Phật mà rèn luyện được ngăn ác, diệt ác của nó đó, là ý thức phải làm việc hằng phút, hằng giây. Cũng như bây giờ mấy con ngồi đây chứ niệm khởi ra, niệm khởi ra thì phải dùng pháp Như Lý Tác Ý, cho nên đức Phật phải dùng ý thức tác ý. Chứ không dùng ý thức làm sao?

Cho nên đức Phật mới biết “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Nếu mà không phải kinh nghiệm của ông Phật thì làm sao chúng ta có những cái bài pháp này? Kinh nghiệm ông Phật tu mà nói ra rất là rõ ràng: “Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Chỉ cần tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì làm sao mà có niệm nào mà xen vô. Mà bây giờ Thầy ngồi đây thì có một niệm xen vô, thì tác ý thì niệm này phải diệt thôi, chứ làm sao mà hơn được? Cho nên Thầy cứ siêng năng tác ý hoài. Cho nên cuối cùng nó thành Ý Như Ý Túc, có gì đâu? Tại siêng năng tác ý, nội ở trên Tứ Chánh Cần không đã là đủ lực rồi đó. Bởi vì mình tác ý, mình diệt hết các ác pháp. Tâm mình nó là cái nghiệp tham, sân, si, mạn, nghi, mà ngồi đây mà quét cho sạch bằng cái Pháp Như Lý Tác Ý thì không phải thành lực sao? Mà nó thành lực rồi thì nó bất động, thanh thản, an lạc, nó ở trên Tứ Niệm Xứ nó rồi. Thì bây giờ muốn nhập định nào lại không được.

(1:18:43) Còn ngoại đạo không kinh nghiệm, không biết cứ dạy vô phải “ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền”. Rồi diệt Tầm Tứ để nhập Nhị thiền, diệt ý thức hết để nhập Nhị Thiền, mấy ông điên. Người ta chỉ ra lệnh nó vô chớ, chớ đâu phải. Người ta dùng ý nó vô, chớ không phải là dùng ức chế nó mà vô được. Cho nên ngoại đạo tu sai.

Còn mấy ông dùng tưởng, mấy ông vô tưởng, mấy ông dùng Không Vô Biên Xứ Tưởng. Ngồi đây giữ cái tâm ý thức không có niệm thì nó lọt trong Không chứ sao? Thì thường thường là ngoại đạo tu làm sao? Là đừng có cho cái ý của mình khởi niệm, dùng mọi cách niệm thần chú nè, hay hoặc là dùng câu niệm Phật nè, đặng cho cái ý thức đừng có niệm. Mà khi ý thức nó không niệm thì ổng phải lọt trong Không chứ sao? Thì ông lọt trong Không thì cái Không đó là Không tưởng chứ sao? Chứ làm sao khác hơn được? Cái niệm là cái ý thức, mà cái niệm nó không còn thì ý thức sẽ không còn. Thì cái Không mà hiện anh nhập là anh nhập vào tưởng Không chứ sao? Chứ đâu phải anh ngồi đây anh tưởng. Anh dụng công, anh cũng tu dữ lắm chứ đâu phải dễ đâu. Ý thức mà dừng không niệm là cả một vấn đề người ta tu.

Đó bây giờ Thầy nói Hoà thượng Thanh Từ dạy người ta tu “Biết vọng liền buông” đó. Buông hoài mà tới bây giờ người nào đã hết vọng? Đâu phải chuyện dễ buông vọng sao? Còn ở đây thì mình dùng vọng để mình trở thành lực, có phải không? Bởi vì cái niệm vọng khởi lên thì “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mày đi không được ở đây”. Mà mỗi lần vậy thì tác ý, mỗi lần vậy tác ý, tác ý riết thành cái lực, cuối cùng thì ảnh không niệm nữa.

(1:20:24) Còn cái kia cứ biết vọng liền buông, biết vọng liền buông, khởi niệm buông xuống, khởi niệm buông xuống, không có dùng cái lực, lực của ý thức thành ra đâu có lực được. Cho nên cuối cùng thì anh không có thực hiện được. Cái đường tu đó không có ông nào mà thực hiện được, làm chủ đâu được, cách thức mà làm chủ. Con thấy chưa? Tu hành nó phải

(1:20:48) Phật tử: Thưa Thầy trước kia con nói chuyện với cô Trang, cô Trang nói như Thầy dạy cái lực của ý thức, cái lực của thanh tịnh nó mạnh hơn cái lực ý thức, ví dụ như con đang tham thèm muốn như thế này con bảo: “Không được thèm muốn, không được tham muốn”, thì con so với cái lực thanh tịnh với cái lực của tâm bất động, thì cái lực của tâm bất động nó mạnh hơn?

Trưởng lão: Thì cái đó là con phân biệt, chứ cái ý thức mà nó thanh tịnh thì nó không còn niệm, thì nó là thanh tịnh, tâm thanh tịnh chứ gì? Chứ đâu có cái gì mà ngoài cái tâm con mà thanh tịnh được, con hiểu không? Mà mình chưa có thanh tịnh thì mình phải tác ý để tạo thành cái lực. Mà khi mà nó thanh tịnh thì nó trọn vẹn cái lực của nó chứ sao?

Bây giờ Thầy nói cái tâm của Thầy, nó khởi niệm này niệm kia là do cái dục của trong thân Thầy tham, sân, si, mạn, nghi chứ gì, nó mới có những cái niệm này ra. Bây giờ Thầy ly dục ly ác pháp nó bằng cái pháp Như Lý Tác Ý, mà bằng cái câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, cho nên Thầy giữ gìn cái tâm bất động. Mỗi niệm nào, giữ gìn đây có nghĩa là không ôm chặt cái pháp đó mà ức chế ý thức, mà để ý thức khởi niệm. Ý thức khởi niệm thì dùng câu này đuổi, ý thức khởi niệm dùng câu này đuổi. Ngồi chơi chứ không có gì hết. Phải không?

Nhưng mà đuổi mà cho hết cái tham, sân, si ở trong tâm của Thầy tham, sân, si, mạn, nghi thì cái tác ý này nó trở thành cái lực của nó, gọi là ý thức lực. Thì như vậy là cái thanh tịnh này là cái ý thức lực chứ sao? Con thấy không? Cái tâm mà thanh tịnh này không còn tham, sân, si nữa thì nhờ cái câu tác ý. Mà nếu không tác ý thì cái tâm này không thanh tịnh. Mà tác ý thì cái tâm này thanh tịnh, thì cái tác ý này nó trở thành cái lực thanh tịnh đó chớ. Thì cho nên nói là tại danh từ mình nói, chứ sự thật ra đó do tác ý mà cái tâm mới thanh tịnh. Mà tâm thanh tịnh thì nó mới có cái lực chứ. Tâm chưa thanh tịnh tức là còn tham, sân, si, làm sao có lực được? Tức là còn tu mà làm sao có lực? Con hiểu chưa?

Phật tử: Trước hay con cứ hiểu là mình đã bị nhầm.

Trưởng lão: Tức là con hiểu là có cái lực thanh tịnh nó riêng ra, không phải đâu. Nó là một khối của nó.

12- THẦY DẶN DÒ VÀ SÁCH TẤN

(1:23:02) Trưởng lão: Rồi bây giờ mấy cô muốn hỏi Thầy gì đi. Đến đây thăm Thầy cho biết phải không? Thầy như mấy cô vậy thôi, về giữ tâm bất động thì Thầy nói người nào cũng thành Phật hết, không có người nào không thành Phật. Phải không? Cứ ráng về bao nhiêu đó thôi, lớn tuổi rồi không còn tu lâu nữa. Cái này cái thơ phải không con? Cái thơ con gởi Thầy hả con? Cái thơ trong này, bắt Thầy mà trả lời thơ, Thầy mệt lắm. Mấy con mà viết thơ, Thầy nói Trời đất ơi! Tràng giang đại hải, tóm tắt dùm Thầy.

Phật tử: Dạ con không dám viết nhiều đâu ạ!

Trưởng lão: Con cứ ở lại đây mà nỗ lực, đã sắp xếp xong thì cứ ở lại đây mà tu hành cho tới nơi tới chốn. Cứ nghe đúng những cái gì mà Thầy dạy, hay hoặc Thầy cho cái người nào mà đến dạy con thì con ôm chặt cái pháp đó mà tu cho đúng thì nó phải cho kịp. Chứ còn tuổi đời nó cũng lớn lắm rồi con.

(1:24:49) Nghĩa là khi mà ở đây thì các con đừng có sợ bệnh tật đau ốm gì, chết bỏ. Chết Thầy chôn, chứ không có sợ đau ốm gì, cứ tác ý: “Thọ là vô thường, các bệnh này phải đi ra khỏi thân. Một là chết tao chôn, hai là mạnh khoẻ ở đây giải thoát. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đó, mấy con tác ý cho mạnh mẽ vậy đó, thì vậy tu mới biết giải thoát chứ. Có như vậy thôi, đủ rồi. Cho nên vì vậy mấy con nghe Thầy dạy một cái câu tác ý rất là ngắn gọn để giúp cho mấy con được giải thoát ngay liền ở trên cuộc sống: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thì người ta chửi mình, mình giận là mình động, phải không? Mình buồn phiền là động. Còn mình không giận, không buồn phiền ai hết, ai khen mình không mừng, ai chê mình cũng không giận, thì đó là giải thoát chứ sao?

Không phải Phật ở chỗ đó hay là Phật ngồi ở trên bàn? Phật ngồi trên bàn là Phật xi măng, còn Phật mà như mấy con ngồi đây mới là Phật thật, biết không? Phật này là không giận không hờn, chứ Phật kia đâu có ruột gan đâu mà giận hờn, có phải không? Cho nên vì vậy mà nghe lời Thầy dạy: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, ai chửi mắng ai làm gì cũng không sợ. Thậm chí ngay cả cái thân của mấy con đau nhức, đau nhức như là cắt ruột cắt gan, mấy con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thọ là vô thường. Hôm qua không đau, bữa nay đau, mặc mày, tao không sợ”, thì nó phải rút gói nó đi. Còn nó không đi thì nó bịt lỗ mũi mình cho mình chết đi, chôn nó cho rồi, thân này đâu phải của mình đâu mình sợ. Có phải không mấy con? Mà mình bỏ cái thân này mà ở trong tâm bất động, không phải thành Phật sao? Đâu phải ông Phật là không bỏ thân sao? Ông Phật ổng cũng chết, cũng đem thiêu đốt chứ bộ để, có phải không? Cho nên “Tao cầu cho mày chết đi, đặng tao đi về Phật cho sớm, để ở đây cực”. Mắc công ăn cũng nhai cũng nuốt, có phải không? Mấy con thấy cực không? Mất công ngủ cũng phải lên giường, lên ván nằm, chứ nằm dưới đất được à? Cho nên vì vậy: “mày chết là tao mừng lắm!”, phải không? “Trong khi đó tao chỉ cần có tâm bất động thôi”. Thì mấy con chỉ ôm cái tâm bất động đó, “mà cái thân này có chết, sống thì tao cũng ôm bất động, mà chết tao cũng ôm bất động”. Thì cuối cùng mà sống thì mình cũng là Phật, mà chết mình cũng là Phật. Có gì đâu? Chứ đâu phải cái thân của mình đâu. Cho nên mấy con yên tâm mấy con. Tu như vậy mới là tu chứ.

(1:27:08) Nghe Thầy dạy rồi về, như vậy là đủ giải thoát rồi mấy con. Gan dạ chút đi! Bởi vậy Thầy nói dân Việt Nam thì gan lắm mấy con. Trời đất ơi! Quân Tàu đông lắm mà bao đời nó luôn luôn đánh Việt Nam mình, mà Việt Nam mình cứ đuổi nó đi, có phải là Việt Nam mình gan không? Tây đến đây cả trăm năm cai trị, đuổi Tây cũng chạy bù; trong khi mình tầm vông vạc nhọn, nó súng đồng đại bác mà nó cũng phải chạy. Vậy dân tộc Việt Nam mình cũng đuổi giặc sinh tử như vậy chứ. “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” đuổi giặc sinh tử đó mấy con. Mình làm chủ giặc sanh tử, chứ đâu phải sanh tử làm chủ mình đâu. Cho nên mình đau, “Kệ mày, tao đâu có cần, tao chỉ tâm bất động là tao chiến thắng”, có phải không?

Mình giương cao ngọn cờ của Việt Nam mình lên mấy con. Phật giáo của Việt Nam mình là Phật Giáo Bất Động Tâm. Phật giáo của Trung Quốc là diệt ý thức của mình, không niệm. Chứ Phật giáo của Việt Nam là luôn luôn Tâm Bất Động, không dao động, không giận hờn, phiền não ai hết. Đó là sự giải thoát, mấy con phải hạnh phúc, phải ca ngợi dân tộc Việt Nam. Thầy là người Việt Nam chớ bộ người Trung Quốc sao! Mấy con theo Thầy tu là người Việt Nam theo người Việt Nam, chứ không theo người Trung Quốc, không chịu ảnh hưởng văn hoá của người Trung Quốc đâu. Phải không?

Mình bây giờ chữ Việt mình rõ ràng, đâu phải Tây u mới viết chữ này được đâu, phải không? Mà người Trung Quốc có viết chữ này được đâu. Chữ Việt là chữ Việt, của tiếng Việt của mình rồi. Vậy thì người Việt có tiếng Việt, có tinh thần của dân tộc Việt Nam, phải có pháp tu của Việt Nam, không có tu cái pháp khác. Phật cũng Việt Nam, phải không? Mấy con theo. Ông Phật nói, Hoà Thượng Minh Châu dịch tạng kinh của Phật ra. Bây giờ những cái pháp mà Hoà Thượng dịch ra, Thầy là người tu để chứng, bây giờ dạy mấy con, không phải là Phật của Việt Nam sao? Có lai căn của ai đâu.

(1:29:00) Cho nên mình hãnh diện là mình phải ráng tu để xứng đáng công lao của những người đi trước. Hòa thượng Minh Châu chịu khó học tập đỗ tiến sĩ, dịch từ tiếng Pali sang Việt ngữ của mình, cả một công trình học tập. Mà mình không phụ ơn của Người thì mình nỗ lực mình tu. Bây giờ mình hiểu đúng Phật pháp là do cái công của người dịch, có phải không? Cỡ không dịch, mình biết ở đâu mà mình tu. Có phải không? Bây giờ mấy con không phụ lòng Thầy, mấy con nỗ lực giữ tâm bất động thì như vậy mấy con giải thoát hoàn toàn là không phụ người Việt của mình rồi. Phải không?

Ráng đi mấy con! Cứ nỗ lực tu như vậy là sẽ được giải thoát. Nhớ “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Ai chửi, nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhân quả, đời trước mày chửi người ta, đời nay người ta chửi mày mày giận hả. Không có giận nghe”. Giận nó vậy, mình nói nhân quả đời trước chửi người ta, bây giờ người ta chửi lại mày giận sao? Phải không? Trả mà. Có vay phải có trả chứ, trả sao buồn? Trả nợ mà buồn sao được? Khi mình hiểu được như vậy, cái tâm mình nó thấy nó thanh thản, an lạc, vô sự, có đúng không? Cho nên một câu này nhắc là mình đã được giải thoát rồi.

Cứ ôm câu đó đi, mấy con tu một thời gian sau chứng đạo hết. Chứng đạo ngay ở trong những cái phút giây ngay liền bây giờ, chứ không phải đợi tu năm tháng, mười tháng nữa. Đức Phật đã nói mà: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Mình không tu thôi, mà vào tu thì thấy giải thoát liền.

Bây giờ mấy con ngồi đây, mấy con nghĩ nè: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Có cái gì phiền não trong lòng của mình đâu, có phải là bất động không? Nó như vậy là giải thoát rồi. Cho nên đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Đâu cần phải tu, biết là đã thấy giải thoát rồi. Sướng quá! Mình là người Việt Nam mà có pháp tu giải thoát, thiệt là hạnh phúc vô cùng. Phải không, mấy con thấy không?

Thầy dạy mấy con cứ về ôm pháp tu đi. Khi nào mà muốn tu mà cho đến mà…​, bởi vì ở trong gia đình của mình, mình sợ nào là duyên con cái, rồi cháu, chít, chắt gì đủ thứ, nó làm cho mình động, mình khó tu chứ gì? Vô đây Thầy cho cái thất, không ai làm động đâu. Cơm ăn thì có đầy đủ. Trưa mình ăn một bữa cơm, ai biểu mình ăn chi cho nhiều. Mình đâu có cần phải sống cho nhiều đâu, mình chỉ cần cái tâm bất động, bỏ thân này là khoẻ rồi. Có phải không? Thì vậy mấy con cứ yên tâm đi, ở ngoài đó sắp xếp.

Bây giờ con cái lớn khôn rồi, “Mấy con cứ lo làm ăn đi để mẹ đi tu làm Phật. Chứ bây giờ mẹ đi tu mà làm Phật thì nó phải đỡ hơn là mẹ chết đi xuống địa ngục, phải không? Địa ngục thì Diêm vương nó hành hạ mẹ thì mấy con có chịu được không? Phải không? Bây giờ mẹ đi tu, mẹ làm chủ được bệnh mình thì mẹ không ở trong địa ngục. Mà giờ mẹ ở nhà với mấy con, đau bệnh thì mẹ rên, thì mấy con chịu được không? Mẹ đang ở địa ngục thì mấy con cũng khổ. Cho nên bây giờ mẹ đi vào tu để mẹ làm chủ được bệnh. Khi bệnh đến mẹ không có rên la chút nào đâu. Bởi vì cái thân này đâu phải thân của mẹ đâu, nó chết bỏ nó chứ, phải không? Mẹ chỉ ở chỗ bất động được. Có phải hạnh phúc không? Mấy con đâu có nghe mẹ rên đâu mà sợ, mà đau khổ”. Đó thì Thầy nói như vậy, mấy con lo tu đi.

(1:32:16) Yên tâm mà ôm một pháp mà đi, đừng có tu lung tung nhiều pháp cực lắm. Cái pháp này là cái pháp nó dạy cho mọi người đi tắt để mà chứng đạo liền tức khắc. Còn những pháp nào hít thở, nào tu an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành bằng cách này, cách kia, nó lòng vòng. Trời đất ơi! Đi tu hết ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ba mươi bảy pháp này chắc là tui chết, cái đời tôi chưa thành Phật nổi. Bởi vì pháp nhiều quá mà tu. Tu mỗi pháp mà cho nhuần nhuyễn, mấy con biết không, phải ra ít ra có khi một năm mới nhuần nhuyễn, có phải không? Còn có pháp phải tu ba năm mà Trời đất ơi! Tuổi tôi cỡ này mà tôi tu ba bốn năm là chết mất rồi còn gì. Cho nên ôm ngay pháp này là giải thoát liền tức khắc.

(1:33:00) Đúng là lời đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, ngay đó ôm vô pháp là giải thoát rồi. Thì như vậy là chết bỏ thân này là giải thoát chứ sao? Tâm bất động còn đi đâu nữa mà tái sanh luân hồi? Chứ không phải còn thương, còn ghét, còn giận hờn thì tiếp tục tái sanh luân hồi chứ sao? Hiểu rồi há? Mấy con hiểu rồi cứ về lo tu, đừng có lo cái gì nữa hết, chỉ ráng lo mà tu.

Đời không có gì hết. Thầy nói thật sự nhà cửa, lầu đài, tiền bạc cho nhiều rồi rút cuộc rồi chết không mang theo thứ gì hết. Cha mẹ mình thương yêu, mà khi cha mẹ chết mình cũng không làm sao cứu khổ được. Mà mình chết, cha mẹ có thương mình đi nữa cũng không chết thế mình được. Vậy có thương cũng không làm gì được thì thương làm chi? Chỉ bây giờ mình thương mình cái đã, cứu khổ mình cái đã. Thì mấy con ráng thương mình đi.

Nghe lời Thầy rất thương mình, để độ mình cái đã. Độ mình, mai mốt cha mẹ mà có đau bệnh thì cha mẹ nhớ: “Bệnh này nó không phải của cha mẹ đâu, đừng có nghĩ đến nó mà nghĩ đến cái tâm bất động này đó. Cứ nghĩ giùm con đi, thì cứ nghĩ dùm con đi. Mai mốt cha mẹ lên Niết Bàn gặp con, con cũng ở chỗ đó đó”. Có phải không, mấy con thấy không? Mà nghĩ ngay tâm bất động thì không thấy đau đớn nữa. Thì cha mẹ mình đâu có còn rên, đâu cần phải uống thuốc.

Cho nên Thầy, mấy con thấy không? Tám mươi mấy tuổi rồi, Thầy đâu cần uống thuốc đâu. Mỗi lần mà thân vô thường thì nó có sự thay đổi. Nhưng mà mỗi lần thay đổi thì nó đau nhức chỗ này: “Thọ là vô thường, đi, chỗ này không phải là chỗ mày đau”. Nói vậy mà sao nó quẩy gói nó đi mấy con. Trời đất ơi! Nó quẩy bị, nó đi cả bầy với nhau, nó sợ Thầy. Cho nên Thầy không đau bệnh gì hết. Luôn luôn lúc nào Thầy cũng hân hoan vui vẻ, bởi vì có thằng nào làm khổ Thầy đâu mà buồn. Có phải không? Mấy con thấy Thầy không có buồn.

Vậy thì mấy con là đệ tử của Thầy, muốn làm đệ tử của Thầy phải sống giống như Thầy, phải giống như Phật, luôn luôn lúc nào cũng vui vẻ không sợ thằng nào hết, không làm gì được mình hết.

13- LÀM CHỦ NHÂN QUẢ

(1:35:12) Rồi bắt đầu bây giờ mấy con mà sắp xếp được, thì vô đây tu tập. Thì Thầy nói với mấy người quản lý ở đây họ sắp xếp cho một cái thất để tu. Có vậy thôi. Ráng nỗ lực tu. Rồi khi mà thân của mấy con, tu mà mấy con làm chủ được còn sống nè. Bây giờ muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, bệnh đau đuổi đi nè, thì rõ ràng mình làm chủ được rồi. Hiện giờ đâu cần tu nữa, ngồi chơi.

Chứ không lẽ bây giờ tu rồi, thì mình dùng cái tuệ của mình quan sát coi người nào có duyên thì mình về mình dạy họ tu. Mà không có duyên mình ngồi chơi, chơi ít hôm đó nhập diệt bỏ thân này, chứ bộ ngồi đây ăn uống bộ sung sướng lắm sao? Các con cứ nghĩ, mình ăn nè cơm phải nhai nuốt, chứ không nhai nuốt, nuốt trọng mắc cổ chết. Cho nên mỗi mỗi cái đều là cực khổ hết. Muốn ăn cũng phải khổ nữa, mà chưa nói làm ra thực phẩm. Muốn ăn đâu có lấy gạo ra, lấy lúa ra ăn được như con gà đâu. Cũng phải xay, giã rồi nấu lên. Con người ta sao mà cực khổ quá vậy nè? Con thấy không? Rồi ăn đâu phải tự nó chạy vô trong, Trời đất ơi! Nhai nuốt, không nuốt thì nó mắc cổ. Đó thì mấy con thấy khổ như vậy mà tại sao mình ham sống? Vậy mà không chịu ở trong tâm bất động. Đó, thì nỗ lực tu đi mấy con. Thầy nói vậy, chứ sự thật là vậy đó mấy con.

(1:36:43) Đừng có chấp cái giả mà làm cái thật cho nên mình khổ. Bởi vì cái thân của mình là thân giả, mấy con duyên hợp giả để tạo cái nhân quả để trả. Cho nên vì vậy mà một người biết Phật pháp rồi “Tao không có trả nhân quả nữa đâu. Tao ở chỗ tâm bất động, làm sao mà tác động được trên thân tao”. Cho nên mình đâu còn đang đau khổ đó nữa, hết rồi. Không giận, không hờn, không phiền não thì làm sao mà nhân quả tác động? Lúc bây giờ mình làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả thì mấy con thấy sao? Muốn chết hồi nào, bảo: “Thân này tịnh chỉ hơi thở nằm xuống chết đi!”, nó nằm xuống chết. Còn mình bảo nó không chịu nằm xuống chết, nó không chịu tịnh chỉ hơi thở thì lúc bấy giờ nhân quả làm chủ mình, chứ mình đâu có làm chủ nó được.

Cho nên người tu người ta làm chủ được nhân quả. Người ta làm chủ được thân là làm chủ được nhân quả của mình, nhân quả không có làm chủ người ta được. Thì vậy mấy con có nhân quả, người nào có thân là có nhân quả. Vậy thì mấy con muốn làm chủ hay là muốn nó làm chủ? Muốn làm chủ thì phải tu rồi, tâm bất động. Từ đây về sau giữ tâm bất động rồi mấy con sẽ làm chủ được. Khi mà bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mấy con tu đúng rồi, nó đủ cái lực rồi, mấy con bảo “tịnh chỉ hơi thở nằm xuống”.

Cho nên Thầy nói khi mà Thầy tịch rồi, Thầy nói với mấy chú trẻ trẻ đào dùm Thầy cái hầm. Đào cái huyệt vậy đó, Thầy trải chiếu, Thầy xuống dưới nằm nhe, ở trên này sẵn sàng cuốc nhe. Thầy bảo Thầy không thở là ở trên lấp xuống liền, khỏi cần mua rương hàng tốn. Con biết không? Bây giờ đó thí dụ Thầy bảo Thầy tịnh chỉ hơi thở, thì ngưng thở rồi, lấp đất xuống đi. Không tin thì mấy cháu cứ xuống rờ lỗ mũi coi còn thở hay không? Không thở thì lấp. Lấp rồi đó, đem cái cây xoài hay cái bụi chuối trồng đi cho Thầy. Sau này có trái, hái chia cho người trái trái ăn. Có phải lợi không mấy con? Đừng có xây mồ xây mả, đừng có làm tháp, uổng tiền bạc. Ai có nói, cái mả của Thầy tôi đây. Cây xoài này là cây xoài của mả Thầy tui. Có gì đâu. Mỗi năm nó cho trái mình hái mình chia ra. Ai có duyên tới mùa đó về thăm cây xoài cái có trái ăn. Đó mấy con thấy, cái đó là cái đẹp đẽ nhất, cái làm chủ nhất mà.

(1:39:02) Thầy nữa Thầy đào hầm Thầy xuống Thầy nằm. Thầy bảo “Tịnh chỉ hơi thở, ở trên lấp xuống đi”, ở dưới này Thầy không thở nữa, ở trên lấp, chứ không có đợi bệnh đau, mình mà nằm lê la rồi chôn, không có đâu. Không có cần đi nhà thương, cực mấy con, đã cực mình mà còn cực người nuôi nữa. Còn ở đây “Mày muốn chết tao cho mày chết, tao xuống hầm tao tịnh chỉ hơi thở cho mày chết”, nó làm sao đau được? Mấy con tu được như Thầy hạnh phúc lắm mấy con. Làm chủ được như Thầy, bây giờ Thầy muốn chết hồi nào chết cũng dễ dàng, cho nên Thầy hạnh phúc lắm. Còn mấy con về bảo thử “tịnh chỉ hơi thở” nó có ngưng không? Nó chưa có ngưng đâu, tức là mấy con chưa làm chủ nó đó. Như vậy mấy con còn phải tu chứ, phải không? Mấy con biết mà mấy con sai nó chưa nghe. Còn Thầy bảo, Thầy nằm xuống Thầy bảo: “tịnh chỉ hơi thở, chôn đi”, thì nó tịnh chỉ hơi thở, nó không thở nữa. Cái thân này chứ nó cũng biết nghe lắm.

Ráng tu đi mấy con. Thầy nói vậy chứ mấy con phải ráng, tu cũng nhiều công phu lắm. Nếu mà không công phu, không thức khuya dậy sớm thì nó không đạt đâu. Chứ ngủ không thì làm sao mà thành đạo được? Cho nên Thầy thức khuya dậy sớm, rồi tu tập giờ giấc, thời khoá phải nghiêm chỉnh, để cho mình theo cái thời khoá đó mình làm chủ. Rồi lần lượt mình tăng lên, tới chừng mà nó tỉnh thức hoàn toàn, nó không ngủ thì lúc bây giờ suốt ngày đêm mình tu không. Lúc bấy giờ sắp chứng rồi đó mấy con. Nó không ngủ là mấy con hết si rồi. Mà hết si rồi thì tức là tham, sân nó sẽ bị diệt rồi, là mấy con sắp chứng đạo rồi. Khi nào mấy con thấy mấy con không còn buồn ngủ, mấy con không còn lười biếng nữa thì lúc bấy giờ mấy con sắp chứng đạo. Chứ bây giờ lười biếng, giờ này mà không nằm ngủ mỏi lưng quá chịu không nổi, thì đó là mấy con còn lười biếng. Chưa, phải tập. Ráng đi con, mấy con sẽ thấy không có gì đâu, không có khó đâu.

(1:41:10) Còn mấy con mà sắp xếp được, cứ vô Thầy. Thầy sẽ cho cái thất tu. Thầy cất thất là để dành cho mấy con, chứ để dành cho ai đây? Mấy con suy nghĩ đi, thất như vầy là cái nhà của mấy con đó, đứa nào mà quyết tâm tu thì đó là cái nhà của mấy con. Còn đứa nào không quyết tâm tu mấy con vô đây mấy con sợ. Ở cái nhà gì mà buồn khổ quá không ai nói chuyện hết, mà không có tivi nữa chứ mới chết tui. Thôi, rồi bây giờ mấy con còn hỏi điều gì thêm không? Về có bây nhiêu đó thôi.

14- THƯA HỎI Ý NGHĨA TÊN PHÁP DANH

(1:41:46) Phật tử 2: Mô Phật! Là con được về để Thầy quy y cho, Thầy đặt tên con là pháp danh Diệu Liên, con xin Thầy giảng cái ý nghĩa của cái tên Diệu Liên.

Trưởng lão: Diệu Liên, hả con? Liên là sen, mà cây sen nó mềm mại, nó ôn tồn, nó nhã nhặn, cho nên con phải giống như cây sen từ trong bùn mà lên. Từ trong dơ bẩn, từ trong hôi thúi mà vượt lên mà không hôi thúi. Con hiểu chỗ hoa sen chưa? Và cây sen nó có sự mềm mại, chữ Diệu là mềm mại, ôn tồn. Lúc nào con cũng phải giữ cái hạnh của con ôn tồn, không bao giờ to tiếng với một người nào? Không bao giờ có một hành động thô tháo với ai, thì đó là xứng đáng với cái pháp danh của con. Hiểu chưa? Pháp danh đẹp quá, Diệu Liên. Mấy con nghe cái tên Diệu Liên đẹp quá. Nhưng mà Liên là cái nghĩa của nó là sen, con hiểu không? Cái nghĩa của nó là hoa sen. Diệu là hiền dịu, mềm mại, ôn tồn, nhã nhặn. Bởi vậy Thầy đặt cái pháp danh của con để cho con phải giữ gìn được cái con người của con là con người đức hạnh mà. Đức của hoa sen mà, đâu có thường, đức giải thoát.

(1:42:59) Phật tử 3: Con Bạch Thầy! Thầy đã đặt cái pháp danh cho con là Diệu Tâm, xin Thầy giải thích.

Trưởng lão: Diệu Tâm tức là cái tâm hiền lành con, cái tâm không có làm ác. Hiểu chưa?

Phật tử 4: Bạch Thầy, Thầy đặt tên cho con là Diệu Hạnh.

Trưởng lão: Diệu Hạnh tức là cái hạnh, cái hạnh là cái hành động con. Diệu Hạnh, luôn luôn lúc nào cái hành động của con cũng êm dịu, ôn tồn đối với mọi người, không nên thô tháo.

Phật tử 2: Bạch Thầy, pháp danh của con là Diệu Liên rồi thì bây giờ Thầy cho con cái pháp hành để con ôm thực hành?

Trưởng lão: Ờ! Pháp hành thì Thầy nãy giờ, Thầy dạy chung cho các con, trong cái giai đoạn này thì mấy con chỉ cần ôm tâm bất động, thanh thản. Dù sống trong mọi người xung quanh con, nhưng mà vẫn ôm tâm bất động. Đó là cái pháp hành của mấy con đó.

Đó là Thầy cho mấy con cái pháp trước đó. Rồi tùy theo cái tên của mấy con, cái pháp danh đó mà giữ cái pháp đó để mà thực hiện được cái pháp danh của con cho nó tốt lên. Cho nên Thầy đặt mấy con _ khi mà làm đệ tử của Thầy _ nó có cái ý nghĩ của nó, để nó giúp cho mấy con từ đó mà vượt lên khỏi những cái sự đau khổ của cuộc đời. Đời khổ lắm mấy con, không có thường đâu. Nay chuyện này, mai chuyện khác, nó không bình thường. Mà chỉ có đệ tử của Thầy mới dám vượt lên nó, chứ không thì nó cuốn trôi vô trông cái dòng của nó rồi cứ rên, cứ la, cứ than thở, không cách nào hết. Thôi rồi há mấy con. Còn gì nữa không? Con cứ hỏi đi.

(1:44:47) Phật tử 5: Đầu năm này Thầy cho con cái pháp danh là…​ và cái pháp hành Ly Dục Ly Ác Pháp, tác ý cái câu là: “quán ly tham, ly sân, ly si”, với lại Thầy bảo con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” nhiều thì con thấy là con thích tác ý câu đó nhiều hơn là con đưa cánh tay ra. Thế thì bây giờ con chỉ tập một hay cả hai pháp đấy ạ?

Trưởng lão: Không, một pháp thôi. Nghĩa là con không cần, con chỉ nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì con ngồi con để yên, để cho nó tự nhiên thôi, chứ khỏi cần phải đưa tay ra vô. Bởi vì đưa tay ra vô là cái người mà mới tu tập, và cái người mà chưa hiểu biết Phật pháp để tập nhiếp tâm thôi. Còn khi mấy con đã biết Phật pháp rồi thì ngay vô cái chân lý của Phật mà ôm chặt cái chân lý để mà vào đạo tốt nhất.

Nó mau, nó ngắn, nó gọn. Nó giúp cho mấy con, khi mà cái tâm mình nó khởi những ác pháp, nó buồn phiền, lo lắng, sợ hãi hoặc ham muốn đều là tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các pháp thế gian đều là nhân quả, xả xuống hết”. Con chỉ cần nhắc vậy thì nó xả xuống hết, nó chỉ còn có tâm bất động mà thôi, có vậy thôi đủ rồi. Mấy con nhớ đó là cái pháp để giải thoát, mà là cái chân lý để khi mà mấy con chết mấy con ở đó. Mấy con ở chỗ tâm bất động đó, chứ không có ở chỗ khác được.

15- THƯA HỎI VỀ TÂM BẤT ĐỘNG

(1:46:12) Phật tử 5: Dạ kính bạch Thầy, con cũng thực hành như thế. Có một số điều con muốn trình Thầy, Thầy kiểm tra cho con ạ?

Trưởng lão: Con cứ trình cho Thầy đi, Thầy sẽ nghe.

Phật tử 5: Vâng, bạch Thầy là khi mà con nhắc sau cái câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì con không có để ý vào cái gì hết, con cũng không để ý trong đầu có niệm khởi hay không. Như vậy là đúng rồi chứ ạ?

Trưởng lão: Đúng!

Phật tử 5: Bạch Thầy, thế thì sau khi con nhắc sau cái tâm đó thì cái đối tượng quan sát của con là, cái đối tượng quan sát tiếp theo mà sau cái câu nhắc đó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp, có đúng không ạ?

Trưởng lão: Thân, Thọ, Tâm, Pháp tức là nó quay vô. Đúng!

(1:46:52) Phật tử 5: Bạch Thầy, đôi khi thì sau khi con tác ý xong, nhưng mà con không bám trụ vào cái gì cả, nên có khi con quên câu tác ý, có khi thì con rơi vào trạng thái là không niệm và có khi rơi vào hôn trầm, thì xin Thầy chỉ cho con phải đối trị như thế nào?

Trưởng lão: Con phải tu pháp Thân Hành Niệm, tại vì con thiếu sức tỉnh giác, tỉnh thức đó. Phải ôm pháp Thân Hành Niệm tập một thời gian sau nó mới tỉnh thức đủ sức. Cho nên con ngồi yên lặng vậy lát nó quên mất, hoặc là nó rơi vào hôn trầm. Cho nên đó là con thiếu sức tỉnh thức. Tức là phải tu pháp Thân Hành Niệm cho nó tỉnh thức đủ. Rồi, con còn gì nữa trình thêm.

(1:47:36) Phật tử 5: Bạch Thầy! Con hiểu cái từ “Tâm Bất Động” là có phải là tâm bất động là con biết mọi thứ xung quanh, nhưng có điều là tâm con không động, không vướng mắc theo những cái gì xung quanh không ạ?

Trưởng lão: Đúng!

Phật tử 5: Bạch Thầy! Trong cuộc sống có những lúc đang làm việc, đang làm việc làm sao để tu tập được Tâm Bất Động, hay là chỉ để lúc nghỉ ngơi thư giãn ta mới tu tập tâm bất động?

Trưởng lão: Nghĩa là tâm bất động, lúc nào làm việc cũng là tâm bất động. Nghĩa là con làm việc, cái đầu óc con suy nghĩ, con biết cái này cái kia. Nhưng mà con thấy nó đâu có làm cho con giận hờn, phiền não hay hoặc sợ hãi. Nghĩa là tâm bất động có nghĩa là chúng ta không giận hờn, phiền não, sợ hãi, không khởi lòng ham muốn này kia, chứ đâu phải cái nghĩa là nó không có suy nghĩ. Con phân biệt cho rõ, khi mà cái tâm con suy nghĩ, con làm việc, con viết một cái bài thơ, con viết một cái bài văn, con viết một cái câu chuyện gì. Thí dụ con viết thì cái đầu óc con phải suy nghĩ chứ, đó là cái ý thức của con mà. Nhưng mà cái biết đó nó có làm cho con giận hờn, buồn phiền, đau khổ không? Không! Thì đó là được thôi.

Bởi vậy tâm bất động có nghĩa là không giận hờn, buồn phiền, đau khổ gì hết, không lo lắng, không ham muốn gì hết. Hễ con làm việc là điều tốt thôi. Đầu óc con suy tư, con biết cái này mình phải làm sổ sách như thế nào thế nào, số này cộng số này số này, con làm cũng như là một kế toán vậy, đâu có gì đâu. Nó không trái đạo chút nào hết. Con ngồi trong văn phòng con làm việc, nhưng mà tâm con bất động. Có người nói: “Mày ngồi đây không phải cái bàn của mày ngồi, mày đi chỗ khác đi, chỗ này không phải”. Mình sẵn sàng đi chỗ khác mà không hề giận hờn người đó thì đó là tâm bất động. Chứ “Bàn này là bàn của tôi ngồi, chứ bộ của anh sao? Anh lại đây anh nói bậy bạ” đó thì mình bị động rồi, con hiểu chưa?

(1:49:33) Phật tử 5: Bạch Thầy là, theo cái con tu tập thì thường khi con nhắc “tâm bất động” thì mắt con hay nhìn ngang, nhìn xuống chứ thường không nhìn lên, thường thì hay nhìn một điểm. Như vậy là cái điều con làm như thế có đúng hay bị lệch?

Trưởng lão: Sai! Bởi vì con nhắc tâm bất động chứ đâu phải con nhắc con mắt con nhìn một chỗ. Nghĩa là tâm bất động con muốn nhìn đâu nhìn, nó không động là thôi. Chứ không phải là nhắc nó để rồi con nhìn, đâu phải con nhắc con mắt con nhìn chỗ đó, con hiểu không? Cho nên con sai. Con nhắc tâm con, chứ đâu phải nhắc con mắt mà con phải nhìn một chỗ. Nhìn một chỗ tức là con gom tâm con lại đó. Trật! Trật không đúng.

Phật tử 5: Thưa Thầy, như vậy cái đối tượng quan sát của sau cái câu nhắc “tâm bất động” đó chính là cái Tứ Niệm Xứ à?

Trưởng lão: Thường thường thì nó quay vô thì nó tiếp Tứ Niệm Xứ, nhưng mà nó quay ra thì nó cả cái không gian này. Nhưng mà nó không phải bám ở trên Tứ Niệm Xứ đâu. Có lúc nó quay vô nó thấy thân, thọ, tâm, pháp của nó, nhưng mà có lúc thì nó mênh mông. Nhưng mà nó không có thương ghét, nó không có thấy cây đó đẹp, cái bông đó đẹp, cái hoa kia làm sao, nó không có khen chê ai nữa hết, nó bất động mà. Con hiểu chưa? Nhưng mà nó thấy toàn diện hết, chứ không phải riêng có cái thân nó không. Mà riêng có thân, coi chừng con thấy sao mà nó cứ quay vô đây, coi chừng mình nhiếp vô Tứ Niệm Xứ đó.

Nó chưa phải lúc nhiếp vô Tức Niệm Xứ. Mình thấy rõ mà, cái tâm của mình nó còn tham, sân, si nó chưa hết mà tại sao nó quay vô đây? Nó quay vô đây mà nó chưa hết tham, sân, si, chắc chắn mình bắt nó vô đây, coi chừng đó. Tức là mình bắt nó quay vô đó, coi kỹ ức chế nó không được.

Con phải xét con, nó quay vô mà tâm con hoàn toàn không còn tham, sân, si, mạn, nghi gì nữa hết. Con không còn danh, còn lợi; ai khen, ai chê gì không giận hờn hết thì nó quay vô vậy là đúng. Mà mình, hoàn cảnh của mình chưa phải vậy, tâm mình nó còn chứ chưa phải hết mà tại sao nó quay? Như vậy là rõ ràng là nó nghe pháp Tứ Niệm Xứ đây, bắt đầu nó quay vô đây, nó ức chế nó đó. Trật! Tâm Bất Động không phải là chỉ có thân Tứ Niệm Xứ này bất động đâu, nó nhìn cả trời đất vũ trụ kia kìa, mà nó bất động nó không bị dính mắc chỗ nào hết. Con biết phân biệt cái chỗ đó thì nó mới đúng bất động.

(1:52:00) Phật tử 5: Con thấy là nếu không cẩn thận là có thể bị ức chế đó.

Trưởng lão: Bị ức chế đó con. Con nhìn một chỗ như vậy là nó gom lại cái bất động của nó, nó bị ức chế rồi. Con gồm vô thân con, Tứ Niệm Xứ nó cũng bị ức chế nó rồi. Nó mênh mông đại hải, nó ngồi như người vô sự, nó thấy cái này cái kia vậy chứ mà nó bất động, nó không có dính mắc cái gì hết.

Ai đi qua nó cũng thấy, ai đi lại nó cũng thấy, nó không khen cái người này già cả, cái người này ốm yếu, cái người này mặt nhăn, người này thì thế này người kia…​ Nó thấy ai đi biết nó biết, con chó, con mèo, con gà gì nó cũng biết hết, mà nó không dính mắc con gì hết, thì đó là bất động. Cha, nó thấy con mèo: “Trời ơi! Con mèo này mà nó ở nhà mình bắt chuột, chắc mê luôn”, thì đó là dính con mèo rồi. Con hiểu chưa?

Phật tử 5: Như vậy là tâm bất động nhưng mà là ý thức luôn luôn làm chủ?

Trưởng lão: Làm chủ đó con, bởi vậy nói tâm bất động là tâm ý thức, sáng suốt đó.

(1:53:01) Phật tử 5: Kính bạch Thầy! Khi mà con nhắc cái tâm: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nhưng mà thật ra thì con chưa vô sự. Như vậy nếu như con tác ý không đúng như thế thì lần sau cái tâm con nó có nghe theo con nữa không?

Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ con tác ý nó nhưng mà nó không nghe theo thì nó hữu sự rồi. Mà nó nghe theo thì nó vô sự. Nó nghe theo thì nó bất động mà nó mênh mông, chỗ nào nó không dính mắc hết, nó không bị cái gì mà trói buộc nó hết thì đó là nó nghe theo. Mà con nhắc nó mà nó không nghe theo thì nó hữu sự rồi, mà nó nghe theo thì nó vô sự.

Cho nên cái câu mà “vô sự” nó cuối cùng đó con. Nó xét nó coi nó còn, khi mà bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, mà vô sự mà thấy ờ rõ ràng là nó vô sự thật sự, nó không dính vào cái chỗ nào hết là nó vô sự rồi.

Chứ còn nó sanh cái sự của nó. Bây giờ nó đang ở trên thân nó, nó biết thân nó có sự rồi. Nó thấy cái điểm ở trước mặt nó, mặc dù bất động rồi, nhưng mà nó thấy ở trước mặt, đây là hữu sự rồi. “Không được, mày hữu sự, rõ ràng mày đang nhìn cái ly này là hữu sự rồi. Ai bảo mày nhìn cái ly làm chi”? Nó nhìn vô một vật gì đó, nó dính vô vật đó là nó hữu sự, nó có sự với cái vật đó rồi. Không có cho nó dính với cái vật gì hết nó mới vô sự. Không khéo cái chỗ này, mấy con dính đó chứ.

(1:54:26) Phật tử 5: Như vậy lúc đấy con không tác ý vô sự, tác ý tâm bất động thôi có được không ạ?

Trưởng lão: Mới đầu thì con tác ý tâm bất động, nhưng mà phải giữ gìn được tâm bất động. Rồi sau đó phải đi lần lượt hết câu của người ta, nó mới đầy đủ cái nghĩa của nó. Mới đầu tâm mình còn nhiều quá cho nên mình bảo: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” nhưng mà mình bỏ chữ “vô sự” đi. Cái vô sự, thật sự bây giờ thì hữu sự chứ không thể. Nhưng mà con bỏ cái chữ “vô sự” coi chừng nó sẽ hữu sự. Con bỏ chữ “vô sự”, sau đó thì bắt buộc cái tâm con nó gom ở điểm nào đó, nó thành cái sự của nó. Cho nên vì vậy nó phải nó ngay vô sự luôn, chứ không khéo nó hữu sự.

Bây giờ nó bất động mà nó cứ chăm chăm nó gom cái tâm nó vào một cái đối tượng nào đó thì nó hữu sự chứ sao. Nó đang làm việc gì đó, không có cho nó làm gì hết thì nó mới là người vô sự. Chứ còn bắt nó nhìn cái ghế, hay 1 cái ly, hay cái điểm nào đó để cho nó bất động thì nó là hữu sự rồi. Cũng như con nhìn hơi thở thấy hơi thở ra, biết hơi thở ra vô, đó là hữu sự ở trên hơi thở rồi.

(1:55:36) Phật tử 5: Như vậy rõ ràng là không dính mắc vào bất kỳ một cái gì.

Trưởng lão: Không dính mắc cái gì hết, cái pháp nào hết. Cái câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” nó đầy đủ cái nghĩa của nó, nó không còn dính mắc cái pháp nào hết. Chứ còn dính mắc thì không được.

Phật tử 5: Bạch Thầy! Thế đối với một người hay quên mà bị vọng tưởng dẫn đi thì ta phải tu tập pháp môn gì?

Trưởng lão: Tu tập pháp Thân Hành Niệm, Chánh Niệm Tỉnh Giác mà con. Tại vì hay quên thì tức là cái tâm còn chưa có tỉnh, còn mê, phải tập pháp Thân Hành Niệm. Ở đâu có pháp nào có pháp nấy hết con.

(1:56:12) Phật tử 5: Bạch Thầy cho con hỏi, nếu như mà chúng con, Thầy nói là Phật giáo làm chủ không có khó lắm, khó là ở chỗ buông xả. Vậy như chúng con đang còn nhân quả nhiều thì chúng con mà thu xếp được bảy tháng đến một năm vào tu thì liệu có giữ được cái tâm bất động được không ạ?

Trưởng lão: Được chứ, một ngày cũng bất động rồi. Nhưng mà một ngày mà mới vào tu thì con phải siêng năng tác ý để giữ gìn cái tâm bất động. Bởi vì tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi im lặng cái nó có, im lặng có, im lặng có. Cho nên mỗi lần có niệm là tác ý, không niệm thì không tác ý. Như vậy là từ một tháng cho đến một năm, mà suốt cái thời gian tu như vậy thì kết quả của suốt một thời gian một năm sau thì con sẽ thấy cái tâm bất động của con nó sẽ hiện ra rõ ràng. Siêng năng đó, khép mình đó, chứ còn con tu mà nửa tháng một tháng cái con về cái con huân vô cũng như là cái ao mình tát nước nó mới có dựt có chút cái về, cái nước chảy vô nó đầy lại rồi, tát hoài không cạn. Phải tát, tát cho đến cạn kìa, mới được.

Phật tử 5: Thế con đội ơn Thầy ạ!

Trưởng lão: Rồi ráng về tu đi. Mấy con giữ gìn tâm bất động dùm Thầy đi. Nếu các con mà không phụ lòng Thầy thì người đó giữ được tâm bất động, mà phụ lòng Thầy là không giữ được tâm bất động. Để cho động là phụ lòng Thầy chứ sao? Ở đây Thầy nói nhắc Tâm Bất Động là giải thoát, mà phụ lòng Thầy cứ để tâm mình động, giận hờn, phiền não, lo lắng, chuyện con chuyện cái, nhà cửa, tiền bạc. Thôi mấy con còn mấy chuyện đó thôi, không phải đệ tử Thầy rồi. Hiểu không? Cho nên vì vậy muốn làm đệ tử Thầy phải giữ tâm bất động. Thầy giải thoát, đệ tử cũng giải thoát, chứ không lẽ Thầy mà giải thoát mà đệ tử Thầy không giải thoát thì muốn làm đệ tử Thầy sao được?

Đệ tử Thầy đâu có tụng kinh gõ mõ đâu mà hoặc Trời Phật đâu có phù hộ đâu. Chỉ có mình thắp đuốc lên đi thôi. Mà mình không phù hộ mình, mình không độ mình thì ai độ cho mình? Phải không? Mấy con thấy Thầy có dạy mấy con cầu khẩn Phật Quan Âm, Thế Chí, Bồ tát hay Di Lặc gì phù hộ mấy con đâu, mà ở đây chỉ dạy con giữ tâm bất động. Chỗ Tâm Bất Động phù hộ mấy con, chứ không ai phù hộ. Có nhiêu đó đủ rồi. Thôi bây giờ mấy con cứ về nỗ lực tu đi, thôi rồi, không có gì đâu.

(1:58:38) Phật tử 5: Bạch Thầy con còn câu hỏi nữa, con thấy các bác, các cô, các dì lớn tuổi rồi, thế thì bây giờ ở nhà thì con thấy mọi người hay tụ tập thọ Bát Quan Trai, thế thì bây giờ vào đây là buông bỏ hết ạ, chỉ giữ tâm bất động thôi ạ?

Trưởng lão: Bây giờ về ngay nhà cũng bỏ thọ Bát Quan Trai, không có đến đó mà tập trung mà nói chuyện này chuyện kia tùm lum tà la thì làm sao mà bất động, có phải không? Giữ tâm bất động có một giờ hà, mà đến thọ Bát Quan Trai nói chuyện um sùm hết. Vô thọ Bát Quan Trai giữ tám giới, còn ở nhà của mình không giữ à? Mình tu bất động rồi thì đừng có ăn uống phi thời cũng như thọ Bát Quan Trai, coi như là không thọ Bát Quan Trai mà thọ Bát Quan Trai. Phải nỗ lực tu cho thật sự chứ, chứ đâu phải đợi đến đó, tập trung đến đó mười người hai chục người mới thọ Bát Quan Trai. Rồi hết giờ thọ Bát Quan Trai ra rồi nói chuyện này, chuyện kia um sùm. Con làm động thêm không hà. Như vậy là bất động chỗ nào?

Cho nên vì vậy mà vô thọ Bát Quan Trai chỉ mấy người chưa có Thầy dạy, chưa biết cách để tu thì phải tập như vậy cho nó từ từ thôi. Chứ bây giờ đã Thầy dạy rồi, thì về dẹp hết không có đi thọ Bát Quan Trai đâu nữa hết. “Tôi chỉ giữ tâm bất động, không đi đâu nữa hết”. Có vậy thôi!

Bởi vì Tâm Bất Động là giải thoát, mà thọ Bát Quan Trai chưa chắc giải thoát. Bởi vì tôi còn đi đến chuyện đó là động. Đã nói bất động mà tôi còn đến cái chỗ đó để tôi thọ Bát Quan Trai thì động. Cái đầu mấy con nghĩ chuyện đó là mấy con bị động rồi, mấy con hiểu chưa?

Cho nên cái đầu mấy con khởi nghĩ cái gì thì: “Tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự. Dừng lại”, thì như vậy là con thọ Bát Quan Trai. Mà ở đây là chỗ bất động tâm, như vậy là giải thoát rồi.

(2:00:18) Phật tử: Bạch Thầy! Mấy cái niệm nó khởi lên mình lại nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, cái niệm đó chỉ là cái niệm ác thôi chứ hay là cả niệm thiện mình cũng tác ý luôn ạ?

Trưởng lão: Cái niệm đó là cái niệm chân lý, nhưng mà không khéo thì nó trở thành cái niệm của mấy con ức chế ý thức. Cho nên cái niệm đó chỉ nhắc cho cái tâm bất động của chúng ta thôi, chứ không phải cái niệm đó để cho mấy con sử dụng nó để mà ức chế ý thức, con phân biệt cho được. Cái niệm đó nó chỉ nhắc cho mấy con nhớ thôi để tập cho mấy con bất động. Chứ không phải mấy con dùng cái niệm đó làm cái phương pháp ức chế cái tâm của con là sai.

Cũng giống như người ta niệm Phật: “Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật” thì cái kiểu đó sao Thầy không dạy? Thì bây giờ niệm “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự…​”, cứ niệm như vậy thì thôi rồi. Nó bất động thật nhưng mà nó ức chế cái ý thức của mấy con. Trật, đi sai đường.

Phật tử: Thầy ơi cảm thấy niệm con còn nhiều quá!

Trưởng lão: Đừng có sợ! Con đừng có sợ nó con, không có sợ niệm. Mà chỉ mình biết cái tâm bất động vậy thôi, chứ còn không có sợ niệm. Mình chỉ biết bây giờ tâm mình còn niệm, chưa bất động, phải bất động. Cứ vậy, mình chỉ cần biết thôi, biết niệm. Nó biết cái niệm của nó, “tâm mình nó còn niệm”. Nhưng mà mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả niệm phải đi”. Mình chỉ cần biết nó, rồi mình đuổi, cứ đuổi, rồi mặc dù bao nhiêu niệm kệ nó. Tao cho mày năm này tới năm khác, mười năm tao cũng đuổi thôi, để coi mày lì bực nào cho biết. Mười năm tao đuổi cũng chạy hết, tao bền chí lắm!

(2:01:59) Phật tử: Bạch Thầy! Con muốn hỏi cái si của con nó còn nhiều, con dậy hai giờ hoặc ba giờ. Cái si nó đuổi rất là khó, cho nên con đi Thân Hành Niệm, cái niệm si nhiều thì có lẽ con phải tập cái xả tâm rồi đi tiếp?

Trưởng lão: Không có lo cái niệm si. Mà đừng có thức cái thời gian buổi khuya thức dậy nhiều quá thì không có tốt. Hễ si nhiều quá thì bốn giờ con dậy, con hiểu không? Bốn giờ con dậy. Mà bốn giờ con dậy, con tu tới năm giờ thì nó xong rồi, đâu có gì đâu, thức luôn. Ai biểu con thức hai giờ, mà thức ba giờ làm chi? Bốn giờ dậy thức một tiếng đồng hồ. Còn không năm giờ thức dậy tu nửa tiếng đồng hồ, sáng bét rồi…​ không có gì hết.

Đừng có chấp chặt ở trên cái thờ khóa. Mình thấy rằng cái sức của mình nó chưa đủ, mà cái sự buồn ngủ, cái sự lười biếng của mình nó chưa thể mình khắc phục nó. Thì mình dùng cái thời gian ngắn để làm chủ thời gian đó đã, thì con sẽ lấy từ bốn giờ, năm giờ con tu thôi. Chứ con đừng có thức theo cái kiểu nghe người ta nói tôi thức hai giờ, con cũng bắt chước thức theo hai giờ. Tùy theo cái khả năng của mình mà tu tập.

Mình chỉ ăn thua cái chỗ mình tu ít mà mình làm chủ, tu ít mà làm chủ. Nghĩa là tôi dậy năm giờ, bốn giờ tôi tu, hoặc là bốn giờ rưỡi tôi tu đến năm giờ là tôi tu ba mươi phút. Trong 30 phút đó tôi tu tập, tôi tỉnh táo hẳn hòi hoàn toàn, tôi không có bị gục. Còn bây giờ con thức hai giờ con thức dậy, nghe nói tôi tu hai giờ. Nhưng mà cứ ngồi gục tới gục lui như vầy thì cái chuyện đó thôi thức chi cho mất công, thức để lấy giờ đặng Thầy cho điểm, đâu có chuyện đó đâu.

(2:04:03) Phật tử: Con theo cái thời khoá Thầy dạy nhưng không được.

Trưởng lão: Không có theo. Bởi vậy Thầy nói tùy theo khả năng của mình, chứ đừng có theo thời khoá. Theo thời khoá là của người khác tu như vậy, nhưng mà cái khả năng của mình nó chưa tới với cái thời đó thì mình lui lại. Lui lại cho cái thời gian tu tập mình có chất lượng, thì không trật. Có vậy thôi. Mấy con biết. Bởi vì mình tu là mình tu một phút nó có chất lượng, giữ “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, mà trong vòng chừng một phút thôi. Chứ đừng nói “ Tôi tu nay được một giờ”, mà một giờ tôi cũng bảo tốt thôi, thì cũng bất động mà bất động cái kiểu đó không được. Mà bất động tôi biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tôi ngồi yên phăng phắc, tôi biết rất rõ trời mưa, trời gió, trời gì tất cả những cái này trí tuệ tôi đều thông suốt hết, mặc thời tiết, tôi thanh thản, đó là tôi tu đúng. Mà bây giờ có được nửa tiếng hay hoặc được một phút đi nữa mà có cũng quý rồi. Bây giờ tôi nói một, hai giờ, hay năm, ba giờ hoặc giữ một ngày mà tâm bất động phải có, khi có lúc quên, có lúc nhớ thì không được. Các con tu hay quên lắm. Cái đó không được.

(2:05:17) Phật tử: Nếu như hay quên thì những lúc con mới dậy con hay còn hơi gật gù nên con tập Thân Hành Niệm là được chứ ạ?

Trưởng lão: Đúng đó con. Cứ ôm pháp Thân Hành Niệm mà đi.

Phật tử: Thế những lúc cái câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” con tập được một thời gian, có những lúc con lại quên mất thì thế nào?

Trưởng lão: Cái đó thì phải bỏ ngay cái pháp tâm bất động đó mà ôm ngay pháp Thân Hành Niệm phá cho hết si. Phá cho hết cái buồn ngủ rồi mới tu tâm bất động được. Chứ còn buồn ngủ mà con tu bất động, nó cứ ngồi gục không à. Nó lúc quên lúc nhớ, lúc quên lúc nhớ, cứ đi, thì nó phí cái thời gian của mình. Ôm pháp Thân Hành Niệm tác ý cho nó tỉnh thức trở lại.

Phật tử: Bạch Thầy có lúc con rơi vào cái trạng thái như thế này, tức là cái tâm bất động lúc đầu thì con ba mươi giây con tác ý, một phút con tác ý, rồi lâu dài dài hơn một tí con tác ý, có những lúc là bắt đầu con cũng tác ý thế mà con thấy cái niệm nó thưa dần ra thì con lại rơi vô hôn trầm, thì đó là sai?

Trưởng lão: Sai, cái đó là không đúng. Nó thưa ra, nó lặng. Nó lặng, nó quên đó, là sai. Con mất tỉnh thức để nó đi vào hôn trầm, thùy miên, không được, trở lại. Rồi bắt đầu con đi kinh hành, không cho lười biếng mà ngồi nữa. Khi nào mà tỉnh thức thì mấy con hoàn toàn tỉnh thức thì lúc bây giờ mới tu tâm bất động. Còn nó hơi buồn ngủ là nhất định không ngồi tu. Cho nên vì vậy mà vừa thức dậy mà ngồi tu là mấy con lười biếng, phải tập Thân Hành Niệm đi kinh hành hết. Thật sự tỉnh thức rồi mới tu; mà tu mà nghe nó hơi quên một chút là đứng dậy đi kinh hành. Có như vậy thì mấy con mới thật sự là tu tâm bất động. Chứ nói bất động rồi cái ngồi yên. Trong đó, thôi nó bất động thật sự, thì thôi tiêu rồi. Thầy nói có bấy nhiêu đó mà, mấy con cứ về có một câu tu dễ mà, có một câu một pháp mà đâu có nhiều.

(2:07:33) Phật tử: Dạ con bạch Thầy! Tu tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì mình ngồi theo tư thế nào?

Trưởng lão: Ngồi tu tâm bất động là con ngồi con nhìn lên trời vậy nè, chứ không có quay vô tường. Quay vô tường là tránh né, tối lắm, ức chế tâm đó con. Ngồi đây mà nhìn cả bầu trời mà tâm mình bất động, không có bị dính mắc vào một cái pháp nào hết, đó là thật sự bất động.

Phật tử: Con thưa Thầy, ngồi theo tư thế kiết già hay ngồi theo tư thế bán già?

Trưởng lão: Ngồi thế nào mà con ngồi thấy an ổn nhất thì con ngồi, chứ không có được gò bó. Con ngồi thế kiết già là con trói con, con làm cho con khổ thêm, nó không có giải thoát đâu.

Phật tử 5: Bạch Thầy cái “tâm bất động” là lúc đầu mình nhắc bằng tiếng, nhưng sau này con thử bằng ý nghĩ.

Trưởng lão: Được con. Nói chung là Thầy nói cho mấy con nghe chứ thường thường mình nhắc ở trong ý của mình. “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” mà, ý chúng ta dẫn.

Phật tử: Dạ con bạch Thầy, là con vào đây không biết thế nào xin quy y Phật, Pháp, Tăng có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con. Ở đây là hai người đến xin quy y phải không con?

Phật tử: Dạ vâng ạ.

Trưởng lão: Rồi, được rồi, Thầy sẽ quy y. Tạo một cái duyên quy y, có nghĩa là mình tạo duyên với Phật pháp đó, để rồi sau này nó có duyên mới tu được. Không tạo duyên là không có duyên với Phật pháp, quy y với Phật - Pháp - Tăng mà. Nương theo Phật - Pháp - Tăng để mà tu học, cho nên quy y là cái hàng đầu, nhưng mà tạo cái duyên. Sau khi mà tạo được cái duyên rồi đó, mấy con đã quy y Phật - Pháp - Tăng rồi thì thọ Ngũ giới. Mấy con giữ gìn được năm giới rồi thì người ta sẽ trao cho mấy con một cái thẻ, cái thẻ giữ gìn giới. Còn mấy con chưa có giữ giới trọn vẹn thì người ta chưa có trao cái thẻ. Chứ còn đầu tiên thì người ta quy y, người ta cho một cái điệp phái thôi, một cái điệp phái để gieo một cái duyên thôi. Rồi thôi bây giờ, có gì không?

(2:10:09) Phật tử: Con kính bạch Thầy, con là Lê Thị Thanh, pháp danh là Ngọc Châu, con vào đây hai bữa nữa là được ba tháng. Trước tiên là con chào Thầy, thứ hai là con xin thưa hỏi. Cái thứ nhất là khi con vào đây thì con tu theo hai pháp Thân Hành Niệm và Tâm Bất Động, nhưng sau khi Thầy bảo không hôn trầm thì không cần tu Thân Hành Niệm, con chỉ tu tâm bất động. Con tu theo Thầy 30 giây thì con tác ý, lần lần con tăng lên giờ con tăng lên 60 giây và thậm chí có lúc con tăng lên một tiếng 80 giây, nhưng những lúc tăng thì nó mệt. Thưa Thầy con tu như vậy có đúng không?

Trưởng lão: Con đừng có tăng. Con đừng có tăng mà con tu theo đúng cái sức khoẻ của con thôi. Con tu mà con tăng lên con thấy mệt là không hợp rồi, con lui lại. Mà hễ con tăng lên mà con thấy con tu mà nó thầy nó thanh thản, thân tâm con nó không bị chướng ngại gì hết, thì con giữ cái mức đó con tập. Con tập rồi, con tu tập một thời gian sau con lại tăng lên nữa. Cứ như vậy mà con chiếm hết cái thời gian của nó bằng cách là con tập cho cái thân của con nó thích nghi với cái pháp. Cái tâm với cái thân của con nó sẽ lần lượt thích nghi là do cái sự mà tăng lên đó. Mà nếu mà tăng lên mà con tăng lên quá thì nó không thích nghi, nó làm cho cái cơ thể của con bị mệt, bị thế này thế khác thì con lui lại. Lui lại cho mình thấy tu mà thích thú, chứ tu mà nghe ngán quá, thì đó là sai. Con hiểu không?

Phật tử: Con nhứt trí, coi như con thường tu như thế này: cứ năm phút thì con lại đầu tiên 35 giây, xong đến năm phút sau con lại nâng lên 40 giây, sau năm phút sau nữa thì con lại nâng lên 45, 50 giây, cứ dần dần thế, thường đến 50 giây thì con thấy bình thường, cho đến 60 giây thì không tăng.

Trưởng lão: Như vậy là không có được.

Phật tử: Con nghĩ là phải đúng một thời gian thích nghi.

Trưởng lão: Phải tu tập từ từ để cho cái cơ thể nó thích nghi với cái pháp. Chứ còn con tăng quá thì nó không thích nghi được, nó làm rối loạn.

Phật tử: Thế tăng dần cho nó quen, con vẫn chỉ tu một cái pháp?

Trưởng lão: Giữ cái pháp Tâm Bất Động đó thôi, không tu pháp khác. Còn hễ mà có buồn ngủ, hôn trầm thì con đi Thân Hành Niệm thôi, có như vậy thôi.

Phật tử: Giờ con ngưng được độ 50 giây thì con cũng như thế đó?

Trưởng lão: Chứ đừng có tăng lên.

(2:12:51) Phật tử: Bạch Thầy cái tâm bất động đấy mình không để ý vào hơi thở hay sao?

Trưởng lão: Không để ý. Để ý thì nó bị cột vô hơi thở.

Phật tử: Nhưng mà thường khi con giữ tâm bất động con không để ý nhưng con vẫn biết nó ạ.

Trưởng lão: Biết, nhưng mà nó biết cái hơi thở rồi nó lại biết cái khác. Mà nếu mà nó biết hơi thở mà nó cứ chăm chú vào hơi thở thì nó bị cột trong hơi thở là sai. Nó bất động trong hơi thở, chứ không phải là bất động ở trong cái tâm bất động. Còn cái tâm bất động của con thì nó thấy cái bàn, cái cửa sổ, cái này, cái kia, cái nọ, nó biết luôn cả hơi thở, nó biết luôn thân. Nhưng nó biết rồi cái nó biết cái ngoài. Nó biết, nó đi tùm lum tà la rồi nó trở về nó biết nữa, nó biết đi tùm lum hết, đó là bất động. Phải lưu ý chỗ đó, mà nó trụ ở chỗ đó thì trật đó.

Rồi bây giờ thì mấy con coi bớt mưa, mấy con về đi rồi chỉnh, không có gì hết. Coi không ấy thì mượn dù mượn nón, chứ không khéo trời mưa ướt.

Phật Tử: Chúng con đội ơn Thầy.

Trưởng lão: Rồi ráng tu tập mấy con. Ráng tu tập. Nếu mà trời có mưa thì mấy con đi vô trong cái thất đó mà đục mưa, đâu có gì đâu mà sợ, nhà ở đây thiếu gì.

(2:14:41) Phật tử: Con muốn xin Thầy giải thích cái cái Pháp danh của con

Trưởng lão: Con tên pháp danh là gì con?

Phật tử: Dạ Tịnh Hiền.

Trưởng lão: Tịnh Hiền hả con. Chữ Hiền là chữ thiện đó con, Tịnh là thanh tịnh, mà khi mà tâm thanh tịnh thì con luôn luôn sống trong thiện pháp, chữ Hiền là thiện pháp. Cái pháp danh của con tức là con phải luôn sống trong thiện pháp, Tịnh Hiền nó mới thanh tịnh được thân tâm con.

Phật tử: Thầy nói bị loạn tưởng hay hôn trầm thì đi Thân Hành Niệm. Con đi Thân Hành Niệm là tác ý từng hành động luôn hay là?

Trưởng lão: Tác ý cái hành động bước đi của con đó con, “chân bước”, tác ý chân bước đó con.

Phật tử: Không cần tập từ pháp đầu tiên?

Trưởng lão: Không cần con, chỉ cần mình phá hôn trầm thôi, rồi sau đó mình giữ tâm bất động là được rồi.

Phật tử: Nhưng mà khi con đi Thân Hành Niệm mà nó có xẹt niệm thì như thế nào?

Trưởng lão: Không có sao hết, đi Thân Hành Niệm có xẹt niệm không có sao hết không cần. Bởi vì niệm mình không có lo, mình chỉ lo mình biết được cái bước chân của mình. Có niệm xẹt cái mình biết cái bước chân của mình thì cái niệm đó nó dừng lại, con hiểu không? Còn mình tu cái tâm bất động cũng vậy, khi nó có niệm mình cũng không cần, mình giữ cái tâm bất động của mình. Chỉ có vậy thôi thì thành tựu.

(2:15:55) Phật tử: Thầy ơi! Sao con cứ thấy con ngu, con đọc sách con cũng không nhớ nhập tâm được thì con làm cách nào để con nhập tâm được?

Trưởng lão: Con phải tập tỉnh thức đó con. Con đi con biết bước chân con đi. Nếu mà con tập từ một giờ đến hai giờ hay ba giờ, thì cái sức tỉnh thức của con luôn luôn biết dưới bước chân con đi thì con sẽ nhớ. Tại cái tâm của con nó không nhớ là nó bị chất chứa nhiều quá rồi, nó không tỉnh thức đâu. Bây giờ con tập tỉnh thức lại, nó bắt đầu nó nhớ lại.

Phật tử: Kính bạch Thầy, ở gia đình con cũng có một cháu, nếu bình thường thì cháu nó bị cái bệnh Down, ở nhà thì cháu nó cũng siêng lễ Phật, thật ra con cũng muốn hướng cho cháu tu lắm.

Trưởng lão: Con sẽ cho nó giữ gìn năm giới của Phật, nhất là cái giới ăn chay con.

Phật tử: Bạch Thầy! Thật ra cậu bé đó cũng có duyên, ở nhà có hai em nhỏ nữa, bố có thương thì mua tí thịt nhưng cháu không được ăn thịt.

Trưởng lão: Như vậy là tốt rồi đó con. Rồi bắt đầu cái duyên nghiệp nó còn. Cho nên vì vậy nó bắt đầu nó sống được cái duyên mà không ăn thịt chúng sanh rồi, thì bắt đầu nó phải tu tập về cái sức tỉnh tâm, tỉnh giác của nó. Tập đi kinh hành nó tỉnh để nó phá bớt cái si của nó, mà nó phá bớt cái si thì những cái nghiệp của nó nó chuyển. Mà nó thông minh nó học giỏi lắm đó. Còn nếu mà nó không tập tỉnh thức, nó học dở lắm, nó quên. Có vậy thôi. Phật pháp mà, nó hay lắm. Nhưng mà tại người ta không chịu tu tập thôi. Thôi rồi.

Mấy con ra, đi coi chừng, coi chừng nước trơn. Lớn tuổi rồi.

(2:17:56) Phật tử: Bạch Thầy! Con tu đến bây giờ, con đi như thế là đi cái Thân hành niệm, mà con xem trong cái quyển Pháp Hành tu ấy, dạy là nếu mà cái chân của con tự đi được, thì tức là con được một Niệm Giác Chi rồi có phải không ạ?

Trưởng lão: Nó tự nó đi, tự nó nó bước nó đi.

Phật tử: Tự tức là con chỉ cần nhắc là…​

Trưởng lão: Nó là Tinh Tấn Giác Chi đó. Con nhắc nó là nó đi.

Phật tử: Ví dụ con đứng như thế này, con nói là: “Một, chân trái nhón gót lên” thì nó tự nhón; “Dơ chân lên” là nó tự nó đưa lên thế này.

Trưởng lão: Nó là Tinh Tấn Giác Chi rồi. Tốt rồi.

Phật tử: Vâng. Thế phần nữa là con tu Tâm Bất Động, con làm việc con cũng tác ý, ví dụ con đang đi ở trên đường con cũng tác ý tâm bất động cũng được chứ Thầy?

Trưởng lão: Cũng được, bởi vì tỉnh thức mà, sức tỉnh thức của con nó đầy đủ.

Phật tử: Vâng, ví dụ như đang giảng thế này con cũng tác ý thế này: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thế được một lúc thì con lại tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Trưởng lão: Con đi con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nó hoàn toàn nó biết tất cả, xe chạy tới chạy lui, nó biết tránh qua tránh lại hết, thì đó là Bất động tâm. Chứ không phải là cứ đi mà lủi lủi vậy đó thì đó là không phải bất động mà là tập trung.

(2:19:16) Phật tử: Thưa Thầy, ví dụ con lên giường nằm nghỉ, mà chưa ngủ được vẫn tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” được?

Trưởng lão: Được chứ.

Phật tử: Vẫn tác ý được Tâm bất động…​?

Trưởng lão: Chưa ngủ được, thì Tâm bất động…​, được chứ, để cho giữ cái tâm bất động mình, tốt chứ đâu có sao. Tu bốn oai nghi mà.

Phật tử: Vâng, con xin cám ơn Thầy.

Phật tử: Thưa Thầy, con tu ở chùa Chi Đông, chính là con tu ở chùa Chi Đông được một năm, tức là con vừa tu con vừa nấu cơm. Con bạch Thầy là con vừa tu con vừa nấu cơm, thì con ở chùa Chi Đông được một năm, con xin về đây con tu. Con về đây là được bốn tháng rồi.

Trưởng lão: Vậy tốt rồi. Không có gì đâu.

Phật tử: Con giữ cái hạnh độc cư, con thưa với Thầy là con giữ được trọn vẹn.

Trưởng lão: Thôi, tốt rồi.

(2:20:08) Phật tử B: Để cho cô Phú về làm giấy tờ, nó không chịu Thầy ơi. Cô Phú ở bốn tháng rồi. Nhưng mà đúng ra ba tháng thì nó không có chấp nhận. Chứ đăng ký thì bây giờ cô muốn ở luôn thì cô phải xin về làm giấy tờ.

Trưởng lão: Về làm giấy tờ hả con?

Phật tử: Con bạch với Thầy là ở trên con, công an họ bảo là con photo cái sổ hộ tịch rồi, họ bảo chỉ cần cái sổ hộ tịch, sổ hộ tịch photo đấy ạ, cứ nộp vào là ở đây sẽ được.

Trưởng lão: Ở đây nó không chịu.

Phật tử B: Ở đây nó làm theo cái mẫu của người ta, còn như cổ photo cho con sổ hộ khẩu, giấy chứng minh, rồi photo thị thực thôi, đâu có làm được cái gì đâu.

Phật tử: Thế thì, nếu phải làm cái sơ yếu lý lịch thế nào thì cô xin hướng dẫn cho con làm.

Phật tử B: Thì con đưa cho cô, cô ghi, rồi cô về đó cô phải ký tên tại phường nữa đó, chứ nó đâu có làm được hết, cái kia cũng vậy Thầy, bắt về dưới làm

Phật tử: Nhưng mà trên chỗ con ở thì công an họ bảo là chỉ cần…​

Trưởng lão: Thì họ nói vậy đó con. Nhưng mà mình phải làm theo thủ tục ở trong này thì họ mới chấp nhận cho.

Phật tử B: Thì Cô ở đâu, thì Cô phải chấp nhận theo thủ tục trong này.

Phật tử: Vâng, thì xin cô kiểm tra hướng dẫn cho con.

Trưởng lão: Thì sẽ hướng dẫn con.

Phật tử B: Con cho cô sống khi nào cô thu xếp được thì cô về nhà cô làm.

Phật tử: Vâng. Con thì nhà con, bạch với Thầy là nhà của con tính ra phải tới 2000 cây số, nhà con ở cách Hà Nội hai trăm cây cơ, chứ mà con cách Chi Đông hai trăm cây, con về chùa Chi Đông con tu là một năm, thế từ ở nhà con đến chùa Chi Đông đã hai trăm cây rồi, lại từ chùa Chi Đông về đây nữa tất cả cũng phải tới là 2000 cây, xa quá.

Trưởng lão: Thì bây giờ nó bao nhiêu cũng phải về con, nhưng mà phải chấp nhận chính quyền đó con. Chính quyền nó không cho ở lại.

Phật tử: Vâng, Cô ơi con xin phép cô là con sẽ đưa cô cái hộ tịch photo, cô nói với người ta xem người ta có đồng ý không?

Phật tử B: Không! Cái này con đưa nó rồi, con đưa hộ tịch luôn mà nó không chấp nhận.

Phật tử: Cô có hộ tịch photo.

Phật tử B: Bây giờ cô có đưa con, không có lý lịch thì xã nó không có trả.

Phật tử: Phải có cái sơ yếu lý lịch nữa? Vâng, cô hướng dẫn cho con cách làm sơ yếu lý lịch luôn ạ.

Phật tử B: Cái thứ hai nữa là cô cố gắng cô tu, cô đừng có nói thành tiếng. Bên nhà con với Mật Hạnh đi về vẫn nghe cô nói lầm thầm hoài thì cô sẽ bị ức chế.

Trưởng lão: Bởi vì nói ra tiếng đó con. Mình tác ý thầm chứ không được tác ý ra tiếng, tác ý lớn làm động.

Cô Phú: Dạ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy